Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

phân tích khái niệm, đặc điểm văn bản pháp luật (9 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.14 KB, 4 trang )

Bài tập cá nhân môn Xây dựng văn bản pháp luật

ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn bản pháp luật vừa là phương tiện vừa là sản phẩm của quá trình quản lí trong hoạt
động quản lí nhà nước, nó tạo lập và giữ gìn mối quan hệ hai chiều giữa chủ thể quản lí
và đối tượng quản lí để cùng giải quyết các công việc chung. Nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề
này, tôi xin chọn đề bài “ phân tích khái niệm, đặc điểm văn bản pháp luật” làm bài tập
cá nhân tuần môn Xây dựng văn bản pháp luật.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm văn bản pháp luật
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu nội hàm của khái niệm văn
bản pháp luật, như quan điểm thứ nhất thì coi đó là khái niệm đồng nghĩa với khái niệm
văn bản quy phạm pháp luật, quan điểm thứ hai thì cho rằng văn bản pháp luật bao hàm
hai nhóm là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật, còn quan điểm
thứ ba thì rộng hơn, văn bản pháp luật gồm ba nhóm văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Theo quan điểm của cá nhân, tôi đồng tình
với quan điểm ba, bởi lẽ quan điểm này được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lí, lí luận và
thực tiễn đúng đắn. Củ thể:
Về cơ sở pháp lí, pháp luật hiện hành đều quy định cho ba loại văn bản trên các trường
hợp sử dụng, hình thức văn bản, thẩm quyền, thủ tục ban hành; Về cơ sở lí luận, cả ba
loại trên đều được cơ quan nhà nước sử dụng là phương tiện quản lí để tác động, điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí nhà nước; đều mang tính bắt
buộc ở những mức độ khác nhau đối với đối tượng quản lí và đều được bảo đảm thực
hiện bằng quyền lực nhà nước; Về cơ sở thực tiễn, trong quản lí hành chính nhà nước, để
điều hành hoặc hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới, cơ quan cấp trên
có thể sử dụng một số văn bản hành chính mà không sử dụng văn bản áp dụng pháp luật
hay văn bản quy phạm pháp luật.
Từ các cơ sở nêu trên, có thể hiểu “ văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý chí
của chủ thể có thẩm quyền dưới dạng ngôn ngữ viết, được ban hành theo hình thức,
thủ tục do pháp luật quy định, nhằm đạt được những mục tiêu quản lí đã đã đặt ra”.
2. Đặc điểm văn bản pháp luật


1

Sinh viên: – Lớp N05. Nhóm 6


Bài tập cá nhân môn Xây dựng văn bản pháp luật

Với khái niệm nêu trên thì văn bản pháp luật có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, văn bản pháp luật được xác lập bằng ngôn ngữ viết
Trong hoạt động quản lí nhà nước, chủ thể có thẩm quyền có thể sử dụng nhiều cách
thức truyền đạt khác nhau để truyền đạt nội dung quản lí đến đối tượng quản lí như đưa
ra các mệnh lệnh bằng lời nói, hoạt động tổ chức trực tiếp,… Tuy nhiên để đạt được hiểu
quả quản lí cao thì việc ban hành văn bản pháp luật được xác lập bằng ngôn ngữ viết là
lựa chọn tối ưu nhất, đặc biệt những vấn đề quan trọng mà pháp luật có quy định củ thể
về việc này thì chủ thể có thẩm quyền bắt buộc phải tuân theo, tức là sử dụng ngôn ngữ
viết. Cách thức này giúp cho chủ thể quản lí thể hiện một cách đầy đủ, mạch lạc nội dung
quản lí cần chuyển tải, đồng thời giúp cho đối tượng quản lí nắm bắt được rõ ràng các
mệnh lệnh của cấp trên. Bên cạnh đó, nó còn tạo thuận lợi cho việc tiếp cận, khai thác,
lưu giữ thông tin phục vụ cho hoạt động quản lí.
Thứ hai, văn bản pháp luật được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền
Mỗi cơ quan khác nhau, ở các cấp chính quyền khác nhau được pháp luật quy định
nhiệm vụ, chức năng khác nhau và chỉ được thực hiện hoạt động quản lí nhà nước ở một
giới hạn, phạm vi nhất định. Giới hạn, phạm vi đó chính là thẩm quyền mà pháp luật quy
định cho mỗi cơ quan. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành văn bản
pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực mà mình quản ly do pháp luật quy định. Bên cạnh
nhóm chủ thể là các cơ quan nhà nước, pháp luật còn quy định cho một số chủ thể khác
cũng có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật như người đứng đầu cơ quan nhà
nước( chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ,…), thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc các cơ
quan nhà nước( Giám đốc Sở, Trưởng phòng,…) và một số công chức khác của cơ quan
nhà nước( Kiểm sát viên, Thanh tra viên,…).

Như vậy, chỉ những văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành mới là văn bản pháp
luật, những văn bản do các cá nhân hay tổ chức mà pháp luật không quy định về thẩm
quyền ban hành thì văn bản đó không có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba, văn bản pháp luật có hình thức do pháp luật quy định:
Hình thức của văn bản bao gồm hai yếu tố cấu thành là tên gọi và thể thức của văn
bản. Về tên gọi, hiện nay pháp luật quy định nhiều loại văn bản pháp luật có tên gọi khác
nhau như Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư, công văn,…. Về thể thức, văn bản pháp
2

Sinh viên: – Lớp N05. Nhóm 6


Bài tập cá nhân môn Xây dựng văn bản pháp luật

luật phải tuân thủ cách thức trình bày theo một kết cấu, khuôn mẫu mà pháp luật quy định
đối với từng loại văn bản khác nhau, nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hình thức với
nội dung của văn bản.
Các chủ thể có thẩm quyền khi ban hành văn bản pháp luật phải căn cứ vào quy định
của pháp luật, nội dung tính chất công việc để lựa chọn đúng loại văn bản sao cho vừa
thuộc phạm vi thẩm quyền, vừa phù hợp với nội dung văn bản, đồng thời khi trình bày
phải theo đúng thể thức luật định. Việc văn bản pháp luật được ban hành theo hình thức
mà pháp luật quy định sẽ đảm bảo được sự thống nhất cho toàn hệ thống văn bản pháp
luật, cũng như trong hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước.
Thứ tư, văn bản pháp luật được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định
Pháp luật hiện hành quy định về thủ tục ban hành đối với mỗi loại văn bản pháp luật củ
thể, theo đó khi ban hành bất kì một loại văn bản pháp luật nào thì chủ thể có thẩm quyền
phải tuân thủ các trình tự, thủ tục tương ứng mà pháp luật đã quy định cho loại văn bản
đó. Các quy định này nhìn chung đều bao gồm các hoạt động mang tính chuyên môn,
nghiệp vụ có vai trò trợ giúp cho các chủ thể trong quá trình soạn thảo, ban hành cũng
như trong việc phối hợp, kiểm tra, giám sát của những cơ quan có thẩm quyền đối với

hoạt động ban hành văn bản pháp luật, nhằm tránh sự tùy tiện, thiếu trách nhiệm của chủ
thể quản lí nhà nước.
Thứ năm, văn bản pháp luật có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt
được mục tiêu quản lí.
Văn bản pháp luật là một công cụ quản lí của nhà nước, bởi vậy khi ban hành pháp luật
để tác động, điều chỉnh đến một đối tượng nào đó, chủ thể ban hành với tư cách là chủ
thể mang quyền lực nhà nước bao giờ cũng đưa ý chí của mình vào đó, nhằm đạt được
mục tiêu quản lí nhất định. Ý chí này được thể hiện thành nội dung của văn bản pháp
luật.
Thứ sáu, văn bản pháp luật được nhà nước đảm bảo thức hiện
Xuất phát từ đặc điểm văn bản pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, do đó chúng
được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước, đặc điểm này thể hiện mối quan
hệ mật thiết, tác động qua lại giữa nhà nước và pháp luật. Nhà nước quy định nhiều biện
pháp khác nhau nhằm bảo đảm cho các văn bản pháp luật do mình ban hành sẽ phát huy
3

Sinh viên: – Lớp N05. Nhóm 6


Bài tập cá nhân môn Xây dựng văn bản pháp luật

hiệu lực trên thực tế, như tuyên truyền, giáo dục,các biện pháp kinh tế, đặc biệt là biện
pháp cưỡng chế. Theo đó các đối tượng có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành các
quy định được phản ánh trong văn bản pháp luật, việc không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng các quy định đó có thể buộc họ phải chịu những trách nhiệm pháp lí nhất
định.
KẾT BÀI
Việc tìm hiểu khái niệm cũng như các đặc điểm của văn bản pháp luật như trên giúp
chúng ta có thể hiểu rõ vấn đề này cũng như căn cứ vào đấy giúp phân biệt văn bản pháp
luật với các loại văn bản khác.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đh Luật Hà Nội, Gt Xây dựng văn bản pháp luật. Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội 2008;
2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008;

4

Sinh viên: – Lớp N05. Nhóm 6



×