Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sự tương thích của pháp luật việt nam với công ước lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.6 KB, 10 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã
trở thành vấn đề nhân đạo mang tính toàn cầu và đã được thể chế hóa trong pháp luật
quốc tế và pháp luật trong nước của nhiều quốc gia. Vấn đề này cũng được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm sâu sắc, biểu hiện cụ thể ở việc quốc hội ban hành Luật nuôi
con nuôi 2010 và việc Việt Nam gia nhập công ước Lahay 2010.
Trong bài viết dưới đây, xin được làm rõ vấn đề “Sự tương thích của pháp luật
Việt Nam với Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực
nuôi con nuôi quốc tế”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm về chế định nuôi con nuôi
1.1 Nuôi con nuôi
Với ý nghĩa là một chế định pháp luật, nuôi con nuôi là hệ thống tổng hợp các
qui phạm pháp luật, do nhà nước ban hành điều chỉnh việc xác lập, thực hiện, thay
đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể có liên quan trong việc
cho nhận con nuôi, trên cơ sở hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận
nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi ghi nhận khái niệm nuôi con nuôi như
sau: “nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con
nuôi và người được nhận làm con nuôi”.
1.2 Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Trong Luật Nuôi con nuôi, tại Khoản 5 Điều 3 có qui định: “Nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt
Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài”.
Từ đó ta có thể hiểu nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là:
- Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở nước ngoài;
1



- Việc nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
- Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên
định cư ở nước ngoài.
1.3

Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Trước năm 2000, Việt Nam chưa tham gia một điều ước quốc tế nào về lĩnh vực
nuôi con nuôi. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam chưa có cơ sở pháp lí mang
tính chính thức điều chỉnh hoạt động này. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, pháp luật
Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi có những bước tiến lớn, trong đó phải kể đến việc
Quốc hội ban hành Luật Nuôi con nuôi vào ngày 17/6/2010 và ngày 17/12/2010 Việt
Nam đã kí công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
2. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay 1993 về bảo vệ
trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
2.1 Những vấn đề đã phù hợp
2.1.1 Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi
phù hợp với các nguyên tắc của Công ước Lahay. Các nguyên tắc này đều hướng đến
mục đích chung nhất là bảo vệ trẻ và đảm bảo cho trẻ em có một gia đình tốt nhất cho
sự phát triển.
Khi chưa có Luật Nuôi con nuôi, tinh thần của một số nguyên tắc của Công
ước Lahay mới chỉ được thể hiện chung chung chưa rõ ràng, cụ thể trong các văn bản
pháp luật Việt Nam như Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em, Nghị định số 68/2002/ NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (Nghị định 69/2006/NĐ-Cp ngày
20/7/2006 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68) như
nguyên tắc tôn trọng quyền ưu tiên của trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc, nguyên
tắc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, hiện nay,

2


với sự ra đời của Luật Nuôi con nuôi, vấn đề này đã được giải quyết. Điều 4 luật
Nuôi con nuôi ghi nhận nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi như sau:
“1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống
trong môi trường gia đình gốc.
2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận
làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam
nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế
ở trong nước.”
Sở dĩ có sự phù hợp giữa các nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi của pháp luật
Việt Nam và Công ước Lahay là bởi luật nước ta cũng như luật quốc tế đều nhìn nhận
trẻ em là đối tượng cần ược quan tâm đặc biệt, đây là lứa tuổi dễ bị tổn thương nhất vì
nhận thức của các em còn non dại, việc để các em sống trong những môi trường
không phù hợp có thể dẫn đến việc các em có nhận thức lệch lạc về cuộc sống, cái
đúng, cái sai mà từ đó dẫn đến sa ngã. Mặt khác, Việt Nam cũng như các quốc gia
đang phát triển khác đang tiến hành nội luật hóa pháp luật quốc tế do vậy việc xây
dựng, sửa đổi pháp luật quốc gia phải phù hợp với pháp luật quốc tế là điều hiển
nhiên.
2.1.2 Điều kiện người nhận nuôi con nuôi
Xuất phát từ bản chất của việc cho – nhận con nuôi là xác lập quan hệ cha mẹ
và con giữa người nhận nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi nên việc nuôi con
nuôi phải đáp ứng được các điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Các điều kiện
đó vừa phải đảm bảo việc cho – nhận con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, đồng
thời đảm bảo tạo ra môi trường gia đình tốt nhất cho việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em
được nhận làm con nuôi.
Điều 21 Luật Nuôi con nuôi quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi:
“ 1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được

nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi
dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả
3


cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định
được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09
tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này phải được Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền,
nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau
khi người đó được nhận làm con nuôi.
3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe
dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật
chất khác.
4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít
nhất 15 ngày ».
Điều 14 Luật nuôi con nuôi quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi:
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ

chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp
người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng
làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp
dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này”.
4


Các điều kiện của pháp luật Việt Nam đã cụ thể hóa hai yêu cầu: “đủ tư cách”
và “thích hợp” của Công ước Lahay đối với người xin con nuôi. Như vậy, ta thấy các
điều kiện đối với người xin nhận con nuôi theo pháp luật Việt Nam đã tương thích với
Công ước Lahay. Cả công ước Lahay và pháp luật Việt Nam đều ghi nhận điều kiện
đối với người nhận nuôi con nuôi do pháp luật nước người đó thường trú quy định và
người nhận nuôi con nuôi phải có đủ khả năng nuôi dưỡng các em.
2.1.3 Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi
Các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài được quy định cụ thể từ Điều 31 đến Điều 37 Luật nuôi con nuôi. Về cơ bản,
các quy định này đã phù hợp với Công ước Lahay:
+ Trình tự, thủ tục để nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: Sở Tư pháp
kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan bằng văn bản trong 20 ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì Sở
Tư pháp đề nghị công an tỉnh xác minh và trả lời bằng băn bản trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp. Khi xác minh đủ điều kiện thì
Sở tư pháp xác nhận và gửi Bộ tư pháp.
Bộ tư pháp kiểm tra và xử lý hồ sơ trong 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Thời hạn nhận nuôi con nuôi đích danh Bộ tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở tư pháp, nơi
giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xé quyết
định.
+ Trình tự, thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi: Trong thời hạn 30 ngày, kể
từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi, Sở tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ

em làm con nuôi và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
đồng ý thì thông báo cho Sở tư pháp để làm thủ tục chuyển sồ sơ cho Bộ tư pháp.
Trường hợp không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em
làm con nuôi, Bộ tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nếu hợp lệ thì
lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện để làm con nuôi nước ngoài và
thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.
5


Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm
quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của
người nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập
cảnh thường trú tại nước mà trẻ em đó được nhận là con nuôi, Bộ tư pháp thông báo
cho Sở tư pháp.
Người nhận con nuôi không được có bất kỳ sự tiếp xúc nào với cha mẹ, người
giám hộ hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trước khi nhận thông báo giới thiệu trẻ em làm
con nuôi, trừ trường hợp nhận nuôi con nuôi đích danh.
Trường hợp người nhận nuôi con nuôi từ chối nhận trẻ em được giới thiệu là
con nuôi mà không có lý do chính đáng thì việc giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi
của người đó chấm dứt.
Sau khi nhận được thông báo của Bộ tư pháp, Sở tư pháp trình UBND cấp tỉnh
quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận được hồ sơ do Sở tư pháp trình, UBND cấp tỉnh cho trẻ em làm con nuôi nước
ngoài.
Sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của UBND cấp tỉnh,
Sở tư pháp thông báo cho người nhận nuôi con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.
Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời
hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở tư pháp, trường hợp vì lý do
khách quan mà vợ chồng xin nhận con nuôi không thể có mặt tại lễ giao nhận con

nuôi thì phải có ủy quyền cho người kí. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn
có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày. Hết thời hạn nêu trên nếu người nhận con
nuôi không đến nhận con nuôi thì UBND cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con
nuôi nước ngoài.
Sở tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký
hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi đại diện cơ sở nuôi dưỡng
đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ,
người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ gia đình.
Sau khi giao nhận con nuôi, Sở tư pháp có trách nhiệm gửi đến Bộ tư pháp
quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của UBND cấp tỉnh, lập biên bản giao
6


nhận con nuôi đồng thời gửi UBND cấp xã nơi thường trú của trẻ em được cho làm
con nuôi nước ngoài.
Bộ tư pháp gửi quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho Bộ ngoại
giao để thống báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em
được nhận làm con nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trẻ em trong trường hợp cần
thiết.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định rất chi tiết về trình tự, thủ tục cho
nhận con nuôi. Ta thấy các quy định này cơ bản đã phù hợp với các quy định của
Công ước Lahay về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi.
2.2 Những điểm chưa phù hợp
2.2.1 Về điều kiện người được nhận nuôi
Theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi, người được nhận làm con nuôi là:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 3 Công ước Lahay như sau:
Công ước không được áp dụng nếu các thỏa thuận được đề cập trong Điều
17,điểm c, đã không được đưa ra trước khi trẻ em đạt đến tuổi 18.
(Article 3: The Convention ceases to apply if the agreements mentioned in
Article 17, sub-paragraph c, have not been given before the child attains the age
of eighteen years.)
Có thể thấy, giữa pháp luật Việt Nam và Công ước Lahay có sự “chênh nhau”
về độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi. Theo đó, Luật Nuôi con nuôi quy định
chỉ nhận trẻ em dưới 16 tuổi tuổi hoặc từ 16 – 18 tuổi với những trẻ em thỏa mãn
điều kiện mà pháp luật quy định; trong khi theo Lahay, độ tuổi là dưới 18. Như vậy
phạm vi đối tượng trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật Việt
Nam hẹp hơn so với quy định tại Công ước Lahay. Liệu điều này có làm hạn chế số
7


lượng trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi? Mặc dù quy định trên có thể tương
thích với một số luật khác của Việt Nam như Luật Bảo vệ quyền lợi, chăm sóc và
giáo dục trẻ em 2004, Luật lao động Việt Nam quy định trẻ em từ 15 tuổi trở lên có
thể tham gia quan hệ lao động, có tài sản riêng…nhưng với độ tuổi này các em vẫn
chưa là người thành niên, vẫn cần sự chở che, chăm sóc, giáo dục từ phía cha mẹ.
Theo nhóm chúng em, nên mở rộng phạm vi trẻ em có thể được nhận làm con nuôi
theo pháp luật Việt Nam cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác, việc quy định
trẻ em từ 16 đến 18 tuổi có thể được làm con nuôi sẽ mang đến nhiều cơ hội cho trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn bởi phần lớn trẻ em trong độ tuổi này ở nước ta khó có thể
tìm được một công việc ổn định để tự nuôi sống bản thân, việc phải bươn chải kiếm
soogns quá sớm khiến các em dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào con đường phạm pháp.
2.2.2 Về thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi
Theo pháp luật Việt Nam, thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, UBND Tỉnh thành phố trực thuộc trung
ương.

UBND Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, nơi thường trú của người được
nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi, trường hợp trẻ em ở cơ sở
nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi thì UBND cấp Tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi
dưỡng trẻ em đó quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi.
Sở Tư pháp thực hiện đăng kí việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sau khi có
Quyết định của UBND cấp tỉnh.
Bộ Tư pháp là đầu mối trong việc bảo đảm thực thi, tạo điều kiện trao đổi thông
tin giữa các nước.
Có thể nhận thấy ở Việt Nam có quá nhiều cơ quan tham gia vào việc giải quyết
việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Cục nuôi con nuôi thuộc Bộ Tư pháp với tư
cách là cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của Việt Nam chưa phát huy được
chức năng của mình, chưa có đầy đủ khả năng về thẩm quyền cần thiết giống như các
nước thành viên Công ước Lahay.
8


2.2.3 Hệ quả pháp ly
Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định hệ quả của việc nuôi con nuôi. Ta thấy
đối với vấn đề này thì pháp luật Việt nam vẫn chưa tương thích với các quy định của
Công ước Lahaye. Pháp luật Việt Nam không quy định rõ ràng và đầy đủ về các hình
thức nuôi con nuôi (đơn giản và trọn vẹn), về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi
(chấm dứt hay vẫn còn tồn tại quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em đã được cho
làm con nuôi) và không quy định về chuyển đổi hình thức nuôi con nuôi.
3. Một số kiến nghị để Việt Nam thực hiện hiệu quả Công ước Lahay
Thứ nhất, mặc dù Công ước đã quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc
nuôi con nuôi có thể áp dụng trực tiếp nhưng để đảm bảo thuận tiện cho việc thi hành
Công ước, Việt Nam cần “nội luật hóa” vào các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết
thi hành Luật Nuôi con nuôi.
Thứ hai, pháp luật cần có quy định cụ thể về hình thức nuôi con nuôi để đáp
ứng nguyện vọng của cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi;

đồng thời tạo ra tương đồng giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước, tránh
trường hợp người nước ngoài phải chuyển đổi hình thức nuôi con nuôi đơn giản sang
hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn.
Thứ ba, về việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Có
thể thấy, pháp luật Việt Nam chỉ tỏ rõ hiệu lực của mình chủ yếu ở phần đầu của quá
trình cho nhận con nuôi – về điều kiện của người nhận nuôi, của con nuôi và thủ tục
cho nhận. Còn đối với phần sau của quá trình nuôi con nuôi quốc tế sau khi trẻ em
Việt Nam đã được giao cho cha mẹ nuôi thì hầu như pháp luật Việt Nam chưa phát
huy giá trị hiệu lực. Do đó cần tăng cường khả năng bảo vệ trẻ em sau khi trẻ em
sang làm con nuôi ỏ nước ngoài.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một chế định pháp luật quan trọng
vì vậy trong thời gian tới, cần có những sửa đổi trong hệ thống pháp luật Việt Nam để
tương thích với pháp luật quốc tế về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con
9


nuôi quốc tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em Việt Nam trong quan hệ nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài.

MỤC LỤC
A.

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................................1

B.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................................................................1

1.


Khái niệm về chế định nuôi con nuôi.........................................................................................................1

1.1 Nuôi con nuôi...................................................................................................................................................1
1.2

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài......................................................................................................1

1.3

Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài..........................................................2

2. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác
trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế..............................................................................................................2
2.1 Những vấn đề đã phù hợp..........................................................................................................................2
2.1.1 Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi....................................................................................................2
2.1.2

Điều kiện người nhận nuôi con nuôi............................................................................................3

2.1.3

Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi...........................................................................5

2.2

Những điểm chưa phù hợp...............................................................................................................7

2.2.1 Về điều kiện người được nhận nuôi........................................................................................................7
2.2.2 Về thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi.................................................................................................8

2.2.3 Hệ quả pháp ly............................................................................................................................................9
3. Một số kiến nghị để Việt Nam thực hiện hiệu quả Công ước Lahay..........................................................9
C.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................9

10



×