Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập nhóm 2 luật hải quan phân tích các phương pháp xác định trị giá hải quan hiện hành tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.69 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về trị giá hải quan
1. Khái niệm
2. Nguyên tắc và phương pháp xác định
3. Thời điểm xác định trị giá hải quan
II. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
III. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Phương pháp trị giá giao dịch
2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt
3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự
4. Phương pháp trị giá khấu trừ
5. Phương pháp trị giá tính toán
6. Phương pháp trị giá suy luận
IV. Thực tiễn và việc xác định trị giá hải quan và những phương hướng
hoàn thiện
1. Thực tiễn
2. Phương hướng
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

0


MỞ ĐẦU
Trị giá hải quan nói chung và trị giá tính thuế nói riêng là một vấn đề quan
trọng với vai trò phục vụ mục tiêu quản lý và xây dựng chính sách xuất nhập khẩu
hàng hoá trong nền kinh tế và là cơ sở để thực thi các chính sách quản lý hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu. Có tổng thể sáu phương pháp tính trị giá tính thuế áp dụng
đối với từng đối tượng cụ thể và cách tính riêng biệt. Với mục đích nghiên cứu các


phương pháp xác định trị giá hải quan hiện nay, trong phạm vi bài tập nhóm tháng,
chúng em xin giới hạn phạm vi bài làm chỉ nghiên cứu, phân tích về trị giá tính
thuế. Bài viết dưới đây xin làm rõ đề tài: “Phân tích các phương pháp xác định trị
giá hải quan hiện hành tại Việt Nam”.

NỘI DUNG
I. Tổng quan về trị giá hải quan:
1. Khái niệm:
Theo quy định tại Điều 71 Luật Hải quan thì trị giá hải quan “ được sử dụng
làm cơ sở cho việc tính thuế và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”
Trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là phần số liệu về trị
giá của hàng hoá được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ hải quan do cơ quan hải quan
quản lý và sử dụng phục vụ cho các mục tiêu quản lý Nhà nước về hải quan.
Quan niệm giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu theo Hiệp định trị giá hải
quan ( ACV)- Hiệp định thực hiện điều VII của GATT năm 1994 thì“Trị giá tính
thuế là trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế. Xác định trị giá hải quan là xác
định trị giá làm cơ sở tính thuế” hay trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là
trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu đó phục vụ mục đích tính thuế
2. Nguyên tắc và phương pháp xác định:
2.1 Mục đích thuế (Điều 4 Nghị định 40/2007/NĐ-CP):
- Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá
FOB, giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải (F).
- Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến
cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định theo các phương pháp xác định trị giá tính

1


thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này, bằng cách áp dụng tuần tự
từng phương pháp và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.

Trường hợp người khai hải quan có văn bản đề nghị thì trình tự áp dụng các
phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định
này có thể thay đổi cho nhau.
2.2. Mục đích thống kê (Điều 5 Nghị định 40/2007/NĐ-CP):
- Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê được xác định
dựa trên trị giá tính thuế đã được xác định theo các nguyên tắc và phương pháp quy
định tại Điều 4 Nghị định này;
- Đối với hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế, xét miễn thuế hoặc
không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trị
giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:
- Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu nhập
đầu tiên (giá CIF);
- Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá
FOB, giá DAF).
3. Thời điểm xác định trị giá hải quan:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010
hướng dẫn thi hành Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ
quy đinh về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
thì thời điểm xác định trị giá hải quan được quy định cụ thể như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì thời điểm xác định trị giá hải
quan là ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Đối với trường hợp phải trì hoãn việc xác định trị giá tính thuê, thì thời điểm
xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là ngày cơ quan hải quan hoặc
người khai hải quan xác định được trị giá tính thuế theo quy định của Thông tư.
II. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu:
Trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán thực tế tại cửa khẩu
xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế phù hợp với các
chứng từ có liên quan.

2



Việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện dựa
trên hai phương pháp, được quy định cụ thể tại Điều 10 Thông tư 205/2010/TTBTC hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP về việc xác định trị giá hải quan đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:
- Trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán ghi trên hợp đồng
mua bán hàng hoá hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng, hoá
đơn thương mại và các chứng từ có liên quan của lô hàng phù hợp với hàng hoá
thực xuất khẩu.
- Trường hợp hồ sơ không hợp pháp hoặc nội dung giữa các chứng từ có mâu
thuẫn thì cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế căn cứ vào trình tự các nguồn
thông tin quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư này và các chứng từ, tài liệu kèm
theo như:
+ Tờ khai hải quan của hàng hoá xuất khẩu giống hệt, hàng hoá xuất khẩu
tương tự làm cơ sở xác định trị giá tính thuế; hoặc/và
+ Hoá đơn bán hàng của hàng hoá xuất khẩu giống hệt, hàng hoá xuất khẩu
tương tự do Bộ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử dụng; hoặc/và
+ Các chứng từ dùng để quy đổi về giá FOB, giá DAF sử dụng để xác định trị
giá tính thuế.
Ngoài ra quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư 205/2010/TT-BTC như sau:
+ Giá FOB, giá DAF của hàng hoá xuất khẩu giống hệt, hàng hoá xuất khẩu
tương tự;
+ Giá bán tại thị trường nội địa của hàng hoá xuất khẩu giống hệt, hàng hoá
xuất khẩu tương tự sau khi trừ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
và các chi phí hợp pháp phát sinh trước khi xuất khẩu hàng hoá tại cửa khẩu xuất.
+ Các thông tin khác do cơ quan hải quan thu thập được sau khi quy đổi về giá
FOB, giá DAF.
III. Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu:
1. Phương pháp trị giá giao dịch:
Theo quy định tại điều 7 Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm

2007 Trị giá giao dịch” là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải

3


thanh toán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Namkhi đã tính đến các
khoản điều chỉnh ( điều chỉnh cộng hoặc điều chỉnh trừ)
Trị giá giao dịch gồm:
- Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại
- Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi
trên hóa đơn thương mại
- Các khoản điều chỉnh
Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá giao dịch bao gồm:
- Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi
nhập khẩu, trừ các trường hợp:
+ Hạn chế về việc mua bán, sử dụng hàng hóa theo quy định của pháp luật
+ Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa sau khi nhập khẩu
+ Những hạn chế khác nhưng không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa
- Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các
khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác
định giá trị thuế
- Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, người
mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định
đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại, không kể khoản điều chỉnh cộng
- Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì
mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch
Nguyên tắc điều chỉnh đối với phương pháp là đối với các khoản phải cộng,
chỉ điều chỉnh khi có các điều kiện các khoản này do người mua thanh toán và chưa
được tính trong giá thực tế đã trả hay sẽ phải trả hoặc khoản phải cộng phải liên
quan trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu.Đối với các khoản được trừ, chỉ điều chỉnh

khi có các số liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tách khỏi giá bán và có sẵn tại thời
điểm xác định giá tính thuế
2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt:
Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16
tháng3 2007 quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu,nhập khẩu

và khoản 8 Điều 2Thông tư số 205 /2010/TT-BTC ngày

4


15/12/2010 Thông tư Hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3
năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩuthì “Hàng hoá nhập khẩu giống hệt là những hàng hoá
giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng;
được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác
theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam” Những hàng
hoá nhập khẩu về cơ bản đáp ứng các điều kiện là hàng hoá nhập khẩu giống hệt
nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu
dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hoá thì vẫn được coi là hàng
hoá nhập khẩu giống hệt.
Ví dụ : Ô tô cùng nhãn hiệu, cùng nhà sản xuất, seri nhưng khác màu ; áo sơ
mi Dior và Pie Cardin cùng chất liệu, cùng màu sắc
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt được quy
định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 40/2007/NĐ-CP và Điều 16 Thông tư
205/2010/TT-BTC với điều kiện hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải
quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và có
cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hoá nhập
khẩu đang xác định trị giá tính thuế.Khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều

này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt trở
lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá
về cùng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 40/2007/NĐ-CP
3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự:
Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP và khoản 9 Điều
2 Thông tư 205/2010 hướng dẫn thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì
“Hàng hoá nhập khẩu tương tự” là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về
mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các
nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong
giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất
hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào
Việt Nam.”

5


Ví dụ : Đèn chiếu sáng cùng kích cỡ, kiểu dáng,độ sáng, khác lượng tiêu thụ
điện; Cao su cùng chất lượng, tiêu chuẩn và phương thức chế biến, nhập khẩu để
sản xuất săm ô tô, cùng nước xuất khẩu, khác nhãn hiệu.
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự được áp dụng
khi thực hiện 2 phương pháp trên nhưng không xác định được trị giá tính thuế của
hàng hóa nhập khẩu. Trình tự, thủ tục thực hiện phương pháp này tương tự với trình
tự, thủ tục thực hiện phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống
hết.
4. Phương pháp trị giá khấu trừ:
Trị giá khấu trừ trị giá được từ giá bán hàng nhập khẩu, hàng nhập khẩu giống
hệt hoặc tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý,
lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu. Phương pháp trị giá khấu trừ khi
không xác định được trị giá tính thuế theo 2 phương pháp đã trình bầy ở trên.
Công thức tính trị giá khấu trừ: Trị giá khấu trừ = giá bán lại hàng hóa – chi

phí chung và lợi nhuận + chi phí vẩn tải và bảo hiểm nội địa + thuế hải quan phải
nộp.
Đối với phương pháp này điều kiện áp dụng được quy định như sau:
- Phải có hoạt động bán hàng nhập khẩu hoặc hàng nhập khẩu tương tự hàng
nhập khẩu giống hệt.
- Hàng nhập khẩu, hang nhập khẩu tương tự, hàng nhập khẩu giống hệt phải
được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu.
- Người bán, người mua trong nước phải không có quan hệ đặc biệt với người
nhập khẩu hàng hóa.
- Mức giá được dung để làm cơ sở trị giá khấu trừ được tính trên số lượng đơn
nhất và được hình thành đơn giá.
- Hàng nhập khẩu, hàng nhập khẩu tương tự, hàng nhập khẩu giống hệt phải
được bán lại hoặc cùng với hàng nhập khẩu xác định trị giá.
- Không được sử dụng đơn giá bán lẻ tại Việt Nam…
5. Phương pháp trị giá tính toán:
Phương pháp này xác định giá tính thuế bằng giá thành để sản xuất ra loại
hàng hóa đang cần tính thuế cộng với một khoản lợi nhuận và các chi phí chung (ở

6


mức tương đương với lợi nhuận và chi phí chung thường tính trong giá bán của các
măt hàng cùng loại được sản xuất để xuất khẩu bởi cùng một nhà sản xuất ở nước
xuất khẩu).
Trị giá tính toán của hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể tại Khoản 1
Điều 18 Thông tư 205/2010/TT-BTC bao gồm các khoản như: chi phí trực tiếp để
sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu, chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt
động bán hàng hoá cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hoá nhập khẩu
đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam,
các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hoá

nhập khẩu.
Căn cứ để xác định trị giá tính toán là số liệu được ghi chép và phản ánh
trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này không phù
hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những
số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá nhập khẩu cùng
phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để
xuất khẩu đến Việt Nam.
Công thức tính theo trị giá tính toán: giá tính thuế = giá thành sản xuất ra
hàng hóa đó + lợi nhuận + chi phí chung.
Bên cạnh đó, lưu ý đối với phương pháp này là việc xác định trị giá tính
toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp phù hợp với các nguyên
tắc kế toán của nước sản xuất hàng hóa, trừ khi số liệu này không phù hợp với các
số liệu thu thấp được ở việt nam.
Tóm lại, việc sử dụng phương pháp tính thuế theo trị giá tính toán khi
không thể xác định được trị giá hải quan theo phương pháp trị giá khấu trừ. Trong
trường hợp người nhập khẩu có văn bản yêu cầu thì mới áp dụng phương pháp trị
giá tính toán trước khi thử áp dụng phương phương pháp trị giá khấu trừ.
6. Phương pháp suy luận:
Có thể nói phương pháp này chỉ được sử dụng khi đã áp dụng tất cả các
phương pháp trên và theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 205 /2010/TTBTC nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn

7


trên thì trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vào các
tài liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.
Trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng
tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn trên và
dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
Một vấn đề lưu ý khi áp dụng phương pháp này là không được sử dụng các trị

giá sau để xác định trị giá tính thuế: Một là, Giá bán trên thị trường nội địa của mặt
hàng cùng loại đã được sản xuất tại Việt Nam. Hai là, Giá bán hàng hoá ở thị
trường nội địa nước xuất khẩu. Ba là, Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến một nước
khá. Bốn là, Chi phí sản xuất hàng hoá, trừ chi phí sản xuất của hàng hoá nhập
khẩu quy định tại Điều 11 Nghị định này. Năm là, Giá tính thuế tối thiểu. Sáu là,
Các loại giá giả định. Bảy là, Hệ thống xác định trị giá cho phép sử dụng trị giá cao
hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá tính thuế.
III. Thực tiễn việc xác định trị giá hải quan và những phương hướng
hoàn thiện:
1. Thực tiễn:
Có thể nói, quy định của pháp luật hiện nay về trị giá hải quan đã tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và phù hợp với quy
định của hiệp định trị giá GATT. Tuy nhiên, với những quy định này sẽ không tránh
khỏi gian lận thương mại qua trị giá bằng nhiều hình thức khác nhau, các thủ đoạn
tinh vi và rất khó kiểm soát. Tham vấn để xác định giá trị thực của mặt hàng nhập
khẩu là biện pháp hữu hiệu mà ngành hải quan áp dụng nhằm tránh thất thu ngân
sách Nhà nước. Tuy nhiên, tiến hành tham vấn tràn lan dễ dẫn tới việc gây phiền hà
cho doanh nghiệp, cản trở quá trình cải cách thủ tục hành chính đang được ngành
hải quan triển khai mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, việc áp dụng trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu theo GATT là
một vấn đề mới và phức tạp, triển khai và quản lý còn thiếu kinh nghiệm, đã xuất
hiện hiện tượng gian lận thương mại về hàng hoá nhập khẩu khá đa dạng, tinh vi
nhất là những mặt hàng có thuế suất cao, giá trị lớn. Bên cạnh hành vi gian lận
thương mại trong ký kết các hợp đồng kinh tế ngoại thương thì gian lận hoàn thuế
đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ở khu kinh tế thương mại tự do cũng là vấn đề cần

8


phải có biện pháp quản lý chặt chẽ. Khó khăn của các cơ quan quản lý thuế hiện

nay vẫn là việc xác minh các khoản tiền thực tế giao dich và thanh toán các hợp
đồng, mua bán qua mạng và thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Có thể nói gian
lận thương mại trong lĩnh vực hải quan ở nước ta hiện nay đang diễn ra hết sức
phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi, hình thức gian lận thường thấy nhất là gian lận
qua giá nhằm mục đích trốn thuế hải quan.
Ngoài ra, công tác xác định trị giá tính thuế còn nhiều tồn tại, chưa tương
xứng với thực tế công việc và yêu cầu của Ngành đặt ra. Những tồn tại tập trung
vào các việc như: thu thập, khai thác và sử dụng thông tin chưa phù hợp; việc tham
vấn chưa thực sự có hiệu quả, còn mang tính hình thức; việc xác định lại trị giá tính
thuế sau tham vấn; hệ thống tổ chức, con người chưa phù hợp; hệ thống dữ liệu giá
chưa hiệu quả. Nhưng theo đánh giá của Tổng cục hải quan, trình độ công chức làm
công tác giá hiện nay nhìn chung còn yếu kém về chuyên môn, bố trí cán bộ chưa
đúng đối tượng, chuyên môn đào tạo. Tại các Chi cục nhỏ chưa có cán bộ chuyên
trách, cán bộ làm giá còn thiếu kinh nghiệm thực tế do việc luân chuyển cán bộ liên
tục giữa các bộ phận còn bất cập, chỉ chú trọng đến vị trí công tác mới mà chưa chú
ý đến tính nghiệp vụ chuyên sâu.
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến trị giá hải quan chưa được pháp luật điều
chỉnh như: đó là việc quy định chặt chẽ các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng,
những mối quan hệ có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch có ảnh hưởng đến các khoản
điều chỉnh cộng, trừ vào giá trị giao dịch hàng hoá. Hiện nay chưa có quy định cho
việc bắt buộc tất cả các giao dịch đều phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng.
Điều này gây khó khăn trong việc xác định số tiền thực thanh toán của doanh
nghiệp; vấn đề xác định hành vi khai báo sai trị giá hải quan hay hành vi trốn thuế;
các văn bản quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm về vấn đề liên quan đến trị
giá hải quan tại Việt Nam vẫn còn chưa đồng bộ chưa tương xứng với mức độ thiệt
hại của hành vi. Các quy định hiện hành vẫn còn thiếu và còn nhiều bất cập, không
cập nhật.
2. Phương hướng hoàn thiện:
Một là, cần phải hoàn thiện yếu tố con người, đây là nhân tố quyết định cho sự
vận hành của cơ chế xác định trị giá hải quan. Chính vì vậy việc nâng cao đội ngũ


9


cán bộ hải quan trong công tác xác định giá trị hải quan là hết sức cần thiết, thể
hiện ở chỗ cần nâng cao tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về cách xác
định giá trị hải quan, đồng thời tổ chức các đợt tuyên truyền và mở rộng trình độ
cho cán bộ hải quan có thể tiếp cận được các phương pháp xác định giá trị hải quan
theo quy định của pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà chúng ta tham
gia như Hiệp định trị giá GATT…
Hai là, tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về xác định trị giá hải quan
theo hướng phù hợp với quy định của WTO và các khuyến nghị của tổ chức hải
quan ASEAN.
Ba là, nâng cấp cơ sở vật chất, kĩ thuật tạo điều kiện cho việc thức hiện việc
áp dụng các phương pháp xác định trị giá hải quan được thực hiện nhanh, gọn, hiệu
quả. Từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công
tác xác định trị giá hải quan đồng thời nâng cao việc hoàn thiện bộ máy tổ chức cho
việc hoạt động công tác xác định trị giá hải quan trong tương lai đúng chuẩn quốc
tế.

KẾT LUẬN
Có thể nhận thấy các phương pháp tính giá trị hải quan đã được quy định chặt
chẽ tại các văn bản pháp luật hiên hành. Tính đến nay nhiều doanh nghiệp đã đạt
được sự chủ động trong việc xác định trị giá, tính toán số thuế phải nộp, tạo công
bằng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, việc thực
thi pháp luật về giá trị hải quan vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập. Hi vọng trong
tương lai pháp luật về giá trị hải quan sẽ tiếp tục được hoàn thiện, tránh gây khó
khăn cho các bên.

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hải quan
2. Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập
3. Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 hướng dẫn thi hành Nghị
định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy đinh về việc xác định
trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

11



×