Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

luật bồi thường nhà nước phân tích tính giới hạn trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.33 KB, 12 trang )

BÀI HỌC KỲ LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

MỤC LỤC
Trang
A- MỞ ĐẦU………..………………………………………………………..2
B- NỘI DUNG………………………………………………………...…….2
I. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường của Nhà nước…...….2
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường của Nhà nước…………………….….2
2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường của nhà nước………………….………3
II. Tính “giới hạn” trong trách nhiệm bồi thường của nhà nước…………….6
1. Tính giới hạn của trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động
quản lí hành chính…………………………………………………….……..7
2. Tính giới hạn của trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực
tố tụng…………...…………………………………………………………..7
3. Tính giới hạn của trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động thi
hành án………………………………………………………………………9
II. Nguyên nhân có tính giới hạn trong trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước………………………………………………………………...………10
C- KẾT THÚC……………………………………………………………..11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

SINH VIÊN: PHẠM VĂN LƯỢNG: MSSV: 361119: LỚP N01-TLO2

1


BÀI HỌC KỲ LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

A- MỞ BÀI
Như ta đã biết căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiết hại là
có hành vi trái pháp luật, có lỗi, có thiệt hại xẩy ra, có mối quan hệ nhân quả


giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xẩy ra, tuy nhiên trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, và căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà
nước có những đặc thù riêng. mặc dù Nhà nước là tổ chức công quyền
những vẫn phải bồi thường những thiệt hại do người khi hành công vu thực
hiện nhiệm vụ nhân danh nhà nước. Tuy nhiên khác với bồi thường trong
pháp luật dân sự, không phải tất cả mọi trường hợp thiệt hại Nhà nước đều
thường. Nhà nước quy định phạm vi nhất định Nhà nước có thể bồi thường
thiệt hại, vì vậy mà trách nhiệm bồi thường nhà nước có tính giới hạn. Vậy
tính “giới hạn” trong bồi thường nhà nước như thế nào? Trong sư hiểu biết
của mình, em xin tìm hiểu đề số 10: “ Phân tích tính “giới hạn” trong
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”.
B- NỘI DUNG
I. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
trách nhiệm là gì? trách nhiệm là sự ràng buộc trong các mối liên kết của
con người, trong đó các cá nhân hay tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ vì
người khác hoặc vì cộng đồng. Còn trách nhiệm pháp lí là loại trách nhiệm
phát sinh trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật.
Trách nhiệm pháp lí được hiểu theo nghĩa rộng là nghĩa vụ thực hiện tất cả
các yêu cầu của pháp luật để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội và
gánh chịu những hậu quả bất lợi khi có hành vi xâm hại đến các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ. Theo nghĩa hẹp, trách nhiệm pháp lí là việc gánh
chịu những hậu quả bất lợi khi có hành vi trái pháp luật.

SINH VIÊN: PHẠM VĂN LƯỢNG: MSSV: 361119: LỚP N01-TLO2

2


BÀI HỌC KỲ LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC


Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự, người gây thiệt hại cho người khác
phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Điều 604 Bộ Luật dân sự
quy định: “ Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Từ quy định trên đây có thể thấy được đó là người nào có hành vị gây
thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Tuy nhiên trong những mối
quan hệ giữa người gây thiệt hạ và người bị hại, người gây thiệt hại là cán
bộ, công chức trong bộ máy nhà nước nhân danh nhà nước thực hiện nhiệm
vụ. Pháp luật dân sự đã ghi nhận nguyên tắc khi quyền, lợi ích hợp pháp của
cá nhân, tổ chức khác thì những chủ thể hành vi xâm phạm phải chịu trách
nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong quan hệ bồi thường
thiệt hại là quan hệ mang tính chất dân sự, cơ quan nhà nước và công dân
cần phải được đối xử bình đẳng với nhau. Mặc dù là chủ thể có quyền lực
cao nhất nhưng khi nhà nước gây thiệt hại cũng sẽ phải bồi thường theo
những nguyên tác chung của luật dân sự.
Từ những phân tích trên có thể nêu khái nhiệm trách nhiệm bồi
thường của nhà nước như sau: “ Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là
trách nhiệm pháp lí trong đó nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong một số
lĩnh vực hoạt động của nhà nước”.
2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là một loại trách nhiệm dân sự
vì vậy nó mang những đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong dân sự:

SINH VIÊN: PHẠM VĂN LƯỢNG: MSSV: 361119: LỚP N01-TLO2


3


BÀI HỌC KỲ LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

Trách nhiệm bồi thường của nhà nước chỉ được đặt ra khi có hành vi trái
pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân
và các chủ thể khác với mục đích nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người bị thiệt hại;
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là loại trách nhiệm mang tính chất
tài sản, theo đó nhà nước phải bù đắp những lợi ích vật chất cho bên bị thiệt
hại về vật chất và tinh thần do hành vi trái pháp luật của người thi hành công
vụ gây ra;
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thương của nhà nước cũng giống như
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung dựa trên bốn yếu tố: có hành vi
trái pháp luật; có thiệt hại xảy ra trên thực tế; có lỗi của người gây thiệt hại;
có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Bên cạnh những đặc điểm chung nêu trên, do trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của nhà nước là loại trách nhiệm phát sinh từ hoạt động thực hiện
quyền lực nhà nước sẽ có những đặc điểm riêng biệt sau:
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường của nhà nước là loại trách nhiệm trực tiếp.
Trách nhiệm bồi thường nhà nước là loại trách nhiệm trực tiếp là vì hành vi
của cán bô, công chức là hành vi của nhà nước, vì vậy, nếu cán bộ, công
chức có hành vi gây thiệt hại thì được coi là nhà nước gây thiệt hại và đương
nhiên nhà nước sẽ có trách nhiệm bồi thường. Ở trên thế giới hiện nay thuyết
trách nhiệm trực tiếp đang chiếm ưu thế vì nó có những ưu điểm như sau:
Thuyết này thừa nhận nhà nước có thể sai và chịu trách nhiệm như các chủ
thể khác trong xã hội; có phạm vi áp dụng rộng rãi vì nhà nước phải bồi
thường ngay cả trong trường hợp cán bộ, công chức không có lỗi khi gây
thiệt hại ( ví dụ như trong hoạt động tố tụng hình sự trách nhiệm bồi thường

nhà nước vẫn phải thực hiện khi cán bộ, công chức không có hành vi trái
pháp luật và có lỗi); trong một số trường hợp có thể miễn trách nhiệm cho
SINH VIÊN: PHẠM VĂN LƯỢNG: MSSV: 361119: LỚP N01-TLO2

4


BÀI HỌC KỲ LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

cán bộ, công chức vì về mặt pháp lí hành vi gây thiệt hại là hành vi của nhà
nước; bản chất của trách nhiệm hoàn trả trong trách nhiệm trực tiếp được
hiểu là do công chức vi phạm các quy định về chức trách, nhiệm vụ. gây
thiệt hại cho nhà nước nên công chức phải bồi hoàn cho nhà nước.
Thứ hai, phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước giới hạn trong một
số lĩnh vực cụ thể.
Phạm vi bồi thường trong dân sự rất rộng, theo đó gây thiệt hại bồi thường
theo nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên trong
trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Nhà nước chỉ thừa nhận trách nhiệm
bồi thường trong phạm vi nhất định trong một số lĩnh vực đó là lĩnh vực
quản lí hành chính, tố tụng và thi hành án. Trong những lĩnh vực đó không
phải tất cả mọi thiệt nhà nước đều bồi thường.
Thứ ba, hành vi trái pháp luật chỉ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước nếu được xác định trong văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Thứ tư, trách nhiệm bồi thường của nhà nước được đặt ra cả trong trường
hợp không cần xác định lỗi và hành vi trái pháp luật của người thi hành
công vụ. Trong hoạt động tố tụng hình sự, do đây là một hoạt động có tính
đặc thù để khi tiến hành không bỏ lọt tội phạm mà rất dễ xâm phạm đến
quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của công dân. Vì vậy trong hoạt động tố tụng
hình sự luật trách nhiệm bồi thường nhà nước quy định không cần xác định

lỗi và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
Thứ năm, trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường của Nhà nước bắt buộc phải
trải qua giai đoạn thương lượng giữa người yêu cầu bồi thường với cơ quan
giải quyết bồi thường.
Thứ sáu, phương thức bồi thường trong trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước hạn chế hơn so với phương thức bồi thường trong dân sự. Trong luật
SINH VIÊN: PHẠM VĂN LƯỢNG: MSSV: 361119: LỚP N01-TLO2

5


BÀI HỌC KỲ LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

dân sự có thể bồi thường bằng tiền, bằng vật chất khác nhưng trách nhiệm
bồi thường nhà nước chỉ được bồi thường bằng tiền, trừ khi có thỏa thuận
khác.
II. Tính “giới hạn” trong trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Tính giới hạn trong trách nhiệm bồi thường của nhà nước được biểu
hiện như sau:
Thứ nhất, Điều 1 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định: “
Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân,
tổ chức bị thiệt do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lí
hành chính, tố tụng, thi hành án”.
Từ điều luật trên có thể thấy được không phải tất cả mọi hành vi gây thiệt
hại do người thi hành công vụ gây ra đều được Nhà nước bồi thường mà chỉ
trong ba lĩnh vực người thi hành công vụ gây thiệt hại mà người bị thiệt hại
mới được bồi thường đó là hoạt động quản lí hành chính, tố tụng và thi hành
án.
Thứ hai, tính giới hạn được thể hiện trong trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước đó là pháp luật Việt Nam chỉ xác định phạm vi bồi thường nhà nước

trong hoạt động quản lí hành chính và hoạt động tư pháp, không xác định
trách nhiệm bồi thường trong hoạt động lập pháp.
Thứ ba, trong ba lĩnh vực hoạt động quản lí hành chính, tố tụng và thi hành
án mà nhà nước xác định bồi thường cho người bị thiệt hại cho người thi
hành công vụ gây ra không phải trường hợp nào cũng được bồi thường mà
nó còn có những giới hạn nhất định.
Để hiểu rõ hôn tính giới hạn trong trách nhiệm bồi thường của nhà nước có
thể đi tìm hiểu cụ thể trong ba lĩnh vực hoạt động quản lí hành chính, tố tụng
và thi hành án.

SINH VIÊN: PHẠM VĂN LƯỢNG: MSSV: 361119: LỚP N01-TLO2

6


BÀI HỌC KỲ LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

1. Tính giới hạn của trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động
quản lí hành chính.
Hoạt động quản lí hành chính có phạm vi rất rộng và được thực hiện
bằng nhiều hình thức khác nhau như: hoạt động ban hành văn bản quy phạm
pháp luật; hoạt động áp dụng pháp luật với nội dung là ban hành văn bản áp
dụng pháp luật hoặc thực hiện các hoạt động có tính pháp lí làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân… Các hoạt động nêu trên đều
tiềm ẩn những rủi ro rất cao và có thể gây thiệt hại cho những người bị quản
lí. Tuy nhiên pháp luật chỉ xác định phạm vi bồi thường của nhà trong hoạt
động áp dụng pháp luật do người thi hành công vụ gây ra trong lĩnh vực
quản lí hành chính chứ không xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước
trong lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm pháp luật.do chủ thể quản lí hành
chính gây ra.

Như vậy cụ thể trong lĩnh vực hoạt động quản lí hành chính đã có thể thấy
được tính giới hạn trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước,
không phải mọi hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ gây ra cho
cá nhân, tổ chức bị thiệt hại đều được nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi
thường.
2. Tính giới hạn của trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực tố
tụng.
a) Tính giới hạn của trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động tố
tụng hình sự.
Như đã khẳng định trên không phải trường hợp nào người thi hành
công vụ gây thiệt hại nhà nước cũng phải bồi thường. Và trong hoạt động tố
tụng hình sự Nhà nước ta quy định Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm bồi
thường đối với các quyết định, hành vi của những người tiến hành tố tụng

SINH VIÊN: PHẠM VĂN LƯỢNG: MSSV: 361119: LỚP N01-TLO2

7


BÀI HỌC KỲ LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

hình sự thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường Nhà nước quy định tại Điều
26 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Theo Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định phạm vi
bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự có thể chia các
trường hợp nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường như sau:
Thứ nhất, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giữ vì người đó
không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ hai, người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành

hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình mà có
bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình
sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ ba, người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án.
Thứ tư, tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê
biên, tịch thu, xử lí có liên quan đến có trường hợp quy định tại khoản 1,2 và
3 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước thì được bồi thường.
b) Tính giới hạn của trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động tố
tụng dân sự và hoạt động tố tụng hành chính.
Trong hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính nhà nước cũng
đặt ra những giới hạn nhất định trong bồi thương nhà nước. Phạm vi xác
định được bồi thường được quy định trong Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước, trong hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính quy định
trong Điều 28 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước như sau: “ Nhà nước
có trách nhiệm bồi thường thiệt hai do hành vi trái pháp luật của người tiến
hành tố tụng dân sự, tố tụng hành chính gây ra trong trường hợp sau đây:
1. Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

SINH VIÊN: PHẠM VĂN LƯỢNG: MSSV: 361119: LỚP N01-TLO2

8


BÀI HỌC KỲ LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

2. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm
thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;
3. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
4. Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch

hồ sơ vụ án”.
Từ những phân tích trên, có thể thấy được trong hoạt động tố tụng đều có
những giới hạn nhất định, những phạm vi nhà nước bồi thường trong lĩnh
vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính đều được quy định
trong Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước. Nếu ngoài những phạm vi đó,
người thi hành công vụ gây thiệt hại thì cá nhân, tổ chức bị thiệt hại thì sẽ
không được Nhà nước bồi thường.
3. Tính giới hạn của trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động thi
hành án.
Cũng giống như trách nhiệm bồi thường của hoạt động tố tụng, trong
hoạt động thi hành án những hành vi trái pháp luật của người thi hành công
vụ gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức phải thuộc phạm vi quy định tại Điều
38, 39 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước. Điều 38 quy định về phạm vi
trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt đông thi hành án dân sự
như sau: “ Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái
pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Ra hoặc cố ý không ra quyết định:
a) Thi hành án;
b) Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án;
c) Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
d) Thi hành án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án;
e) Hoãn thi hành án;
SINH VIÊN: PHẠM VĂN LƯỢNG: MSSV: 361119: LỚP N01-TLO2

9


BÀI HỌC KỲ LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

g) Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án;

h) Tiếp tục thi hành án.
2. Tổ chức thi hành án hoặc cố ý không tổ chức thi hành các quyết định tại
khoản 1 Điều này”.
Điều 39 quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà trong hoạt động
thi hành án hình sự: “ Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành
vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp
sau đây:
1. Ra quyết định thi hành án tử hình đối với người có đủ điều kiện quy định
tại Điều 35 của Bộ luật hình sự;
2. Giam người quá thời hạn phải thi hành án phạt tù theo bản án, quyết định
của Tòa án;
3. Không thực hiện quyết định hoãn thi hành án đối với người bị kết án,
quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù;
4. Không thực hiện quyết định giảm án tù, quyết định đặc xá, quyết định đại
xá”.
II. Nguyên nhân có tính giới hạn trong trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước.
Nhà nước quy định trách nhiệm bồi thường của nhà nước chỉ trong
những lĩnh vực nhất định như hoạt động quản lí hành chính, tố tụng, thi hành
án và trong những lĩnh vực đó không phải tất cả mọi thiệt hại do người thi
hành công vụ gây ra đều được Nhà nước bồi thường. Tính giới hạn trong
trách nhiệm bồi thường của nhà nước bởi những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do điều kiện kinh tế- xã hội nước ta không thể bồi thường tất cả
những thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra. Vì vậy Nhà nước chỉ quy
định những thiệt hại có tính xâm phạm cao cho người bị quản lí để bồi
thường.
SINH VIÊN: PHẠM VĂN LƯỢNG: MSSV: 361119: LỚP N01-TLO2

10



BÀI HỌC KỲ LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

Thứ hai, nhà nước chỉ thực hiện bồi thường trong hoạt động quản lí hành
chính, tư pháp chứ không quy định trách nhiệm bồi thường trong hoạt động
lập pháp vì trong lĩnh vực lập pháp khi áp dụng cho tất cả mọi người vì vậy
sẽ khó xác định được thiệt hại cho tất cả mọi người. Vì vậy xác định thiệt
hại trong lĩnh vực lập pháp là một việc khó khăn và phức tạp, theo đó điều
kiện kinh tế- xã hội Việt Nam cũng chưa cho phép thực hiện được việc bồi
thường nhà nước trong lĩnh vực lập pháp.
Thứ ba, có những trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại cho cá
nhân, tổ chức do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết nhà nước cũng
không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó.
C- KẾT THÚC.
Thiệt hại luôn là yếu tố quan trọng nhất để xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của người thi hành công vụ. Thiệt hại là những vật chất và tinh thần
mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu do hành vi trái pháp luật của người thi
hành công vụ gây ra vì vậy pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường của
nhà nước đã góp phần bảo vệ những quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người bị
hại. Qua đó giúp cho người thi hành công vụ chủ động hơn trong việc giải
quyết những công việc. Và nghĩa vụ hoàn trả lại tiền do Nhà nước bồi
thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra đã yêu cầu người thi hành
công vụ có trách nhiệm thực hiện hết khả năng những nhiệm vụ mình được
giao.
Trên đây là toàn bộ bài làm của em, trong khi làm bài còn nhiều vấn đề em
chưa tìm hiểu cụ thể hơn, mong thầy cô đóng góp ý kiến để bài làm của em
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.!

SINH VIÊN: PHẠM VĂN LƯỢNG: MSSV: 361119: LỚP N01-TLO2


11


BÀI HỌC KỲ LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước- Trường Đại học
Luật Hà Nội. Nxb. CAND. 2011.
2. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Nghị quyết số 388/2003/NQ- UBTVQH11 ngày 17/03/2003 của ủy ban
thường vụ quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có
thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra.
4. Bộ luật tố tụng dân sự

SINH VIÊN: PHẠM VĂN LƯỢNG: MSSV: 361119: LỚP N01-TLO2

12



×