Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Nội dung pháp lý của quyền ưu tiên trong công ước paris và lợi thế mà quyền ưu tiên mang lại cho công dân nước thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.03 KB, 6 trang )

Quyền sở hữu công nghiệp là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ
bởi các quy định của pháp luật quốc tế (các điều ước quốc tế) và pháp luật quốc gia.
Trong các cách thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài vai trò
quan trọng thuộc về các điều ước quốc tế đặc biệt là các điều ước quốc tế đa phương.
Một trong những công ước như vậy là công ước Paris (1883) về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp. Một trong những quyền cơ bản của người nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng
bảo hộ trong công ước Paris đó là quyền ưu tiên nộp đơn. Sau đây em xin phân tích:
“Nội dung pháp lý của quyền ưu tiên trong công ước Paris và lợi thế mà quyền ưu
tiên mang lại cho công dân nước thành viên”.
1. Khái niệm quyền ưu tiên
Quyền ưu tiên là quyền của người nộp đơn trên cơ sở một đơn hợp lệ lần đầu tiên
đã được nộp tại một quốc gia khác là thành viên điều ước quốc tế có quy định về quyền
ưu tiên (sau đây gọi là quốc gia thành viên), trong một thời hạn nhất định người nộp đơn
có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ đó tại một quốc gia thành viên
khác và đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn nộp đầu tiên. Nói cách
khác, những đơn nộp sau sẽ có quyền ưu tiên đối với các đơn có thể đã được người khác
nộp trong khoảng thời gian ưu tiên nói trên chi chính đối tượng sở hữu trí tuệ đó.
Quyền ưu tiên là một nội dung quan trọng của Công ước Paris và có nghĩa là trên
cơ sở đơn yêu cầu thông thường đầu tiên được gửi đến quốc gia thành viên Công ước,
người yêu cầu có thể yêu cầu bảo vệ tại bất cứ quốc gia thành viên Công ước nào (12
tháng đối với sáng chế và giải pháp hữu ích; 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và
nhãn hiệu); những đơn yêu cầu muộn hơn sẽ được xem như được gửi cùng ngày với đơn
yêu cầu đầu tiên. Tức là những đơn yêu cầu muộn hơn này sẽ được ưu tiên (như vậy gọi
là “quyền ưu tiên") so với các đơn yêu cầu khác về cùng một sáng chế, giải pháp hữu
ích, nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp do những người khác gửi đến trong thời hạn
nói trên. Như vậy, một người không cần phải gửi đơn yêu cầu cùng một lúc đến nhiều
nước mà có 6 tháng hoặc 12 tháng tùy thuộc vào ý muốn của mình để quyết định những
nước mà người đó muốn có sự bảo vệ và chuẩn bị cẩn thận những bước cần thiết phải
tiến hành để đảm bảo cho yêu cầu bảo vệ.
Ví dụ: Ngày 02/02/2005 một công dân Việt Nam nộp đơn đăng ký bảo hộ một kiểu
dáng công nghiệp là X' tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Ngày 07/05/2005 một công dân




Pháp cũng nộp đơn đăng ký chính đối tượng X' đó tại cơ quan sở hữu trí tuệ của Pháp.
Tuy nhiên, cơ quan sở hữu trí tuệ của Pháp không được phép cấp văn bằng bảo hộ cho
kiểu dáng công nghiệp này tại Pháp. Ngày 05/05/2005 công dân Việt Nam đó mới nộp
đơn đăng ký bảo hộ đối tượng này tại Pháp.
Theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thì đơn của công dân Pháp nộp ở Pháp sẽ hợp lệ
(vì đơn nộp sớm hơn tại Pháp). Tuy nhiên theo Công ước Paris 1883, trong trường hợp
này công dân Việt Nam có thể xin hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đã nộp sớm hơn
tại Việt Nam (nộp ngày 02/02/2005) hay nói cách khác, đơn của công dân Việt Nam nộp
ở Pháp sẽ được tính là ngày 02/02/2005. Công dân Việt Nam sẽ được ưu tiên bảo hộ và
công dân Pháp sẽ không được bảo hộ với đối tượng đó trong trường hợp này.
2. Nội dung của quyền ưu tiên
* Các đối tượng sở hữu trí tuệ được hưởng quyền ưu tiên theo quy định của công
ước Paris bao gồm: Sáng chế, mẫu hữu ích (còn gọi là giải pháp hữu ích), kiểu dáng
công nghiệp, nhãn hiệu.
* Điều kiện để được hưởng quyền ưu tiên: Để được hưởng quyền ưu tiên người
nộp đơn phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: 3 điều kiện
- Có đơn nộp sớm hơn tại một trong các nước là thành viên của điều ước quốc tế
có quy định về quyền ưu tiên;
- Đơn xin hưởng quyền ưu tiên phải đề cập đến cùng một đối tượng như trong đơn
đầu tiên;
- Đối tượng hưởng quyền ưu tiên phải là sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong khoản E, Điều 4 Công ước Paris cũng có quy định
rằng "(1) Nếu một đơn kiểu dáng công nghiệp nộp tại một nước với yêu cầu hưởng
quyền ưu tiên trên cơ sở một đơn mẫu hữu ích, thời hạn hưởng quyền ưu tiên sẽ là thời
hạn ấn định cho kiểu dáng công nghiệp. (2) Ngoài ra, có thể cho phép nộp một đơn
mẫu hữu ích tại một nước với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở một đơn sáng chế
và nguợc lại". Có thể xảy ra trường hợp cùng một giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn xin
bảo hộ tại nhiều quốc gia khác nhau nhưng mỗi nước có thể bảo hộ các đối tượng này

theo cơ chế khác nhau do tính tương tự giữa chúng, điều này phụ thuộc vào pháp luật
của mỗi nước. Để khắc phục điều này, Công ước Paris đã dự liệu trường hợp người nộp
đơn có thể hưởng quyền ưu tiên của kiểu dáng công nghiệp trên cơ sở một đơn yêu cầu


bảo hộ một mẫu hữu ích nộp sớm hơn tại một quốc gia khác hay đơn sáng chế trên cơ
sở mẫu hữu ích và ngược lại. Cùng với đó người nộp đơn được hưởng quyền ưu tiên từ
nhiều đơn cũng như từ một phần của đơn nộp trước "Nếu kết quả xét nghiệm khẳng
định đơn sáng chế bao gồm nhiều sáng chế, người nộp đơn có thể tách đơn thành một số
lượng nhất định các đơn riêng và giữ ngày nộp đơn ban đầu là ngày nộp đơn của mỗi
đơn đó và giữ nguyên quyền ưu tiên nếu có... người nộp đơn cũng có thể tự mình chủ
động tách đơn sáng chế và giữ nguyên ngày nộp đơn ban đầu của mỗi đơn mới tách và
giữ nguyên quyền ưu tiên nếu có". (Điểm G, Điều 4, Công ước Paris).
* Thời hạn hưởng quyền ưu tiên và các trường hợp không được hưởng quyền ưu
tiên .
- Đối với từng đối tượng khác nhau, thời hạn để người nộp đơn hưởng quyền ưu
tiên cũng khác nhau.
+ Thời hạn hưởng quyền ưu tiên đối với sáng chế và mẫu hữu ích là 12 tháng, kể từ
ngày nộp đơn đầu tiên.
+ Đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu thì thời hạn này là 06 tháng, kể từ
ngày nộp đơn đầu tiên, ngày nộp đơn đầu tiên không tính vào thời hạn.
Những quy định này không chỉ áp dụng trong phạm vi đăng ký vào một quốc gia
mà cả khi đăng ký quốc tế, các đơn này vẫn được hưởng quyền này. Điều này giúp cho
người nộp đơn chỉ phải nộp lệ phí xin hưởng quyền ưu tiên ở một cơ quan quốc tế duy
nhất thay vì phải nộp lệ phí đó ở tất cả các quốc gia đăng ký có yêu cầu xin hưởng
quyền ưu tiên và mức lệ phí cũng sẽ tiết kiệm hơn.
Cũng theo công ước Paris việc rút hoặc từ chối đơn đầu tiên không làm mất khả
năng được hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn. Người nộp đơn có thể yêu cầu
hưởng quyền ưu tiên từ nhiều đơn cũng như có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ một
phần của đơn nộp trước.

Không một nước thành viên nào của công ước được từ chối quyền ưu tiên hoặc từ
chối một đơn sáng chế vì lý do người nộp đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên phức hợp,
thậm chí cả khi các quyền ưu tiên bắt nguồn từ một hoặc nhiều quyền ưu tiên có chứa
một hoặc nhiều yếu tố không nằm trong đơn hoặc các đơn là cơ sở yêu cầu hưởng
quyền ưu tiên, với điều kiện là, trong cả hai trường hợp đó đơn phải thỏa mãn tính thống
nhất của sáng chế theo quy định của luật quốc gia.


- Trường hợp không được hưởng quyền ưu tiên:
"..., nếu tại thời điểm nộp đơn sau, đơn nộp trước nói trên đã được rút bỏ, không
được xem xét tiếp hoặc bị từ chối nhưng chưa đưa ra xét nghiệm công chúng và không
để lại bất cứ quyền nào chưa giải quyết, và nếu chưa phải là cơ sở để xin hưởng quyền
ưu tiên. Lúc đó, đơn nộp trước sẽ không được dùng làm cơ sở để xin hưởng quyền ưu
tiên nữa" (Điểm 4, Khoản C, Công ước Paris).
Quy định này nhằm hạn chế những người nộp đơn trước lợi dụng điều này để xin
hưởng quyền ưu tiên một cách không hợp lý khi đơn đã rút bỏ hoặc bị từ chối chính
thức.
3. Lợi thế mà quyền ưu tiên mang lại cho công dân nước thành viên
Việc quy định quyền ưu tiên mang lại lợi ích thiết thực cho người nộp đơn khi đơn
này muốn đạt được sự bảo hộ của nhiều quốc gia khác nhau, họ không phải nộp đồng
thời tất cả các đơn tại nước xuất xứ và các nước khác nhau mà có thời hạn nhất định để
xem xét lựa chọn việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại quốc gia nào thiết thực nhất vì các
đơn nộp sau này sẽ có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên.
Nó ngăn chặn hữu hiệu người khác lợi dụng đăng ký đối tượng đó tại các quốc gia
khác khi người nộp đơn chưa kịp làm việc này. Tránh được tình trạng người nộp đơn
phải nộp nhiều đơn khác nhau tại một thời điểm.
Sự ưu tiên ở đây chính là ưu tiên về cách tính thời điểm nộp đơn và nó có ý nghĩa
rất lớn đối với bất kì chủ sở hữu một đối tượng sở hữu công nghiệp nào.
Rủi ro xuất hiện các đơn đăng kí cho cùng một loại đối tượng sở hữu công nghiệp
hoặc những đối tượng được đề cập trong các đơn này tương tự tới mức gây nhầm lẫn có

thể xảy ra khi các chủ thể này đăng kí xin bảo hộ. Điều này càng dễ xảy ra đối với các
đơn đăng kí quốc tế. Trong trường hợp này, chủ thể nào nộp đơn đăng kí hợp lệ với cơ
quan có thẩm quyền sớm nhất sẽ được ưu tiên bảo hộ.
* Quy định về Quyền ưu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Tại Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Nghị định 63/NĐ CP của Chính phủ quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp, Thông tư 29/2003/TTBKHCN và Thông tư 30/2003/TT-BKHCN của Bộ khoa học Công nghệ ... đã có ghi
nhận quyền ưu tiên đối với người nộp đơn. Theo quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ thì
đối tượng sở hữu trí tuệ được hưởng quyền ưu tiên gồm có: Sáng chế, KDCN, Nhãn


hiệu (Điều 91) và Giống cây trồng mới (Điều 167). Để được hưởng quyền ưu tiên,
người nộp đơn phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
(i) Có một đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước nước là thành viên
điều ước quốc tế mà việt nam là thành viên hoặc nước có thoả thuận áp dụng quy định
như vậy đối với Việt Nam.
(ii) (ii) Người yêu cầu hưởng quyền ưu tiên là công dân Việt Nam hoặc công dân
của nước khác tại điểm (i) trên đây hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
hoặc tại các nước quy định tại điểm (i) trên đây;
(iii) (iii) Đơn xin hưởng quyền ưu tiên phải đề cập đến cùng một đối tượng như
trong đơn đầu tiên
(iv) (iv) Đơn xin hưởng quyền ưu tiên phải nộp trong thời hạn được hưởng quyền
ưu tiên và các giấy tờ tài liệu và lệ phí hưởng quyền ưu tiên.
Trước đây, trong Nghị định 63/CP chúng ta còn quy định: "Người nộp đơn... có thể
yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở một đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ với cùng
một đối tượng được nộp sớm hơn tại một nước khác hoặc trên cơ sở trưng bày đối
tượng nêu trên tại một triển lãm quốc tế chính thức..." (Điều 17). Ngày trưng bày đối
tượng tại triển lãm được coi như là ngày nộp đơn đầu tiên. Quy định này nhằm bảo vệ
việc sao chép nhất là đối với Sáng chế, KDCN khi chúng được giới thiệu công khai tới
công chúng. Tuy nhiên trong Luật sở hữu trí tuệ, quy định về việc hưởng quyền yêu tiên
trên cơ sở trưng bày tại triển lãm đã được loại bỏ. Về mặt thực tế, quyền ưu tiên là một
lợi thế không thể phủ nhận của những người đã có đơn nộp sớm hơn, nhưng nó sẽ đồng

nghĩa với việc người nộp đơn sẽ sớm phải bộc lộ nội dung đơn của mình (vì thời hạn
nộp đơn sau tính từ ngày nộp đơn đầu tiên) dẫn đến việc các đối thủ cạnh tranh có thể
dễ dàng tiếp cận đến đối tượng. Vì vậy, Khoản 6, Điều 17 NĐ 63/ ND - CP có quy định:
"Người nộp đơn có thể rút yêu cầu quyền yêu tiên để trì hoãn việc công bố đơn cấp Văn
bằng bảo hộ".
Nếu so sánh các quy định của pháp luật của nước ta với các điều ước quốc tế trong
lĩnh vực này ta thấy: về cơ bản các quy định của pháp luật Việt Nam là phù hợp với luật
quốc tế nhưng vẫn còn một số những vấn đề mà chúng ta chưa quy định thật cụ thể như:
việc xin hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp tách đơn, nhập đơn, quyền ưu tiên từ
nhiều đơn hay các trường hợp không được hưởng quyền ưu tiên...chưa thật cụ thể và rõ


ràng. Vì vậy, khi ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn Bộ luật dân sự cũng như Luật
sở hữu trí tuệ mới được thông qua, chúng ta cần quy định cụ thể và chi tiết hoá những
vấn đề này.



×