Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Trình bày và phân tích khái niệm công chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.78 KB, 3 trang )

MỞ ĐẦU
Những năm qua, hoạt động công chứng đã góp phần đáng kể vào đời sống xã hội của
đất nước, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước, góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực. Sau đây em xin
tìm hiểu đề tài “Trình bày và phân tích khái niệm công chứng”.
NỘI DUNG
1.Định nghĩa
Việc xác định khái niệm công chứng là vấn đề mấu chốt của hoạt động công chứng. Trước
khi có Luật công chứng 2006 thì khái niệm công chứng đã được nêu trong 3 Nghị định của
Chính phủ, đó là: Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ), Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công
chứng nhà nước và Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công
chứng, chứng thực. Tuy có sự khác nhau song về cơ bản giống nhau là công chứng là việc chứng
nhận tính xác thực của hợp đồng, giao dịch khác. Đặc biệt, trong Nghị định số 75/2000/NĐ-CP,
khái niệm công chứng được tách bạch ra khỏi khái niệm chứng thực.
Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI đã thông qua Luật công chứng 2006. Điều 2 của Luật công chứng
định nghĩa:“Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp
của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy
định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
Như vậy, định nghĩa trên cho thấy, công chứng là hành vi của công chứng viên. Điều này
phân biệt với chứng thực là hành vi của người đại diện của cơ quan hành chính công quyền.
2. Mục đích của công chứng
Mục đích công chứng hướng tới là chứng nhận không chỉ đơn thuần là tính xác thực mà
còn bao gồm cả tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch mà theo quy định của pháp luật
phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu. Công chứng viên chứng nhận
tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch là việc xem xét các yêu cầu của đương
sự, các tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch có phù hợp với các quy định của pháp luật
về công chứng, có trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục của xã hội hay không. Khi nội
dung của hợp đồng, giao dich phù hợp với quy định của pháp luật, công chứng viên sẽ tiến
hành lập, ký và cấp bản sao văn bản công chứng theo yêu cầu của đương sự hoặc theo quy


định của pháp luật. Việc xác nhận tính xác thực là vô cùng quan trọng, để đảm bảo cho chúng
có giá trị chứng cứ và nếu không có công chứng viên xác nhận thì về sau rất dễ xảy ra tranh
chấp mà Toà án không thể xác minh được.
3. Đặc điểm của công chứng


Thứ nhất, hoạt động công chứng tạo lập ra văn bản công chứng có giá trị pháp lí. Giá trị
pháp lý của văn bản công chứng có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự tồn tại của thể chế công
chứng trong đời sống xã hội. Theo Điều 6 Luật công chứng 2006 thì giá trị pháp lý được thể
hiện thông qua giá trị thi hành và giá trị chứng cứ của văn bản công chứng. Văn bản công
chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của
pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thoả thuận khác.
Pháp luật coi văn bản công chứng có giá trị chứng cứ là do tính xác thực của các tình tiết, sự
kiện có trong văn bản đó đã được công chứng viên xác nhận. Giá trị chứng cứ không phải
chứng minh trước tòa án (điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự 2004). Xét về phương diện Nhà nước
thì văn bản công chứng tạo ra một bằng chứng xác thực, kịp thời không ai có thể phản bác,
chối cãi, trừ trường hợp có ý kiến của người thứ ba và được quá trình tố tụng cho là không
đúng và nếu chứng minh được văn bản công chứng đó được lập một cách trái pháp luật thì
văn bản công chứng đó sẽ bị bác bỏ khi Toà án tuyên bố là vô hiệu.
Trong phát triển kinh tế, các văn bản pháp lý được công chứng tạo điều kiện hơn cho cá
nhân, tổ chức tiện lợi trong giao dịch hơn. Đồng thời, đây là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh
chấp khi buộc các bên tham gia giao dịch phải xác nhận tính xác thực của hợp đồng cũng như
trách nhiệm pháp lý trong tham gia giao dịch. Vì vậy, việc bắt buộc công chứng các loại hợp
đồng, giao dịch liên quan đến kinh tế sẽ tránh được nhiều rắc rối, kiện cáo phát sinh.
Thứ hai, hoạt động công chứng là một biện pháp bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp
đồng giao dịch. Công chứng là một hoạt động bổ trợ tư pháp, hoạt động này hoàn toàn không
phải là một thủ tục hành chính mà là một biện pháp bảo đảm an toàn pháp lý. Bản chất công
chứng là hoạt động mang tính dịch vụ công. Với sự tinh thông nghề nghiệp, bằng việc tư vấn,
soạn thảo, chứng nhận các hợp đồng, giấy tờ, công chứng viên đã cung cấp dịch vụ bảo đảm

an toàn pháp lý cho công dân, tổ chức khi tham gia giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại.
Văn bản công chứng là một công cụ hữu hiệu tạo ra sự ổn định của quan hệ giao dịch dân sự,
tài sản, bảo đảm trật tự, kỷ cương.
Thứ ba, hoạt động công chứng ở nước ta giao cho công chứng viên thực hiện.
Điểm mới cơ bản của luật công chứng so với các Nghị định trước đó là chế định công
chứng viên. Điều 7 Luật công chứng quy định: công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn
theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Như vậy, theo quy định
của điều này thì công chứng viên là chủ thể hành nghề công chứng chứ không phải là Phòng
công chứng hay Văn phòng công chứng. Tiêu chuẩn công chứng viên được nâng cao hơn so
với quy định trước đây, cụ thể được quy định tại điều 13, 14, 16 luật công chứng viên. Công
chứng viên làm việc trong các Phòng công chứng thì họ là viên chức nhà nước, vì Phòng công
chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp còn công chứng viên làm việc trong các Văn
phòng công chứng thì họ không phải là công chức hay viên chức vì Văn phòng công chứng
hoạt động với mô hình là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Mặc dù làm việc ở hai
loại tổ chức hành nghề công chứng khác nhau nhưng địa vị pháp lý của họ là hoàn toàn như


nhau. Có thể nói công chứng viên là trung tâm của hoạt động công chứng. Chính vì vậy, nếu
có sai phạm trong hoạt động công chứng thì hầu hết thuộc về công chứng viên bởi công chứng
viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với nội dung của hợp đồng, giao dịch.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua việc tìm hiểu và phân tích khái niệm công chứng ta hiểu được công chứng
là một hoạt động quan trọng, một thể chế không thể thiếu được của nhà nước. Thông qua hoạt
động công chứng và các quy định hướng dẫn điều chỉnh pháp luật trở thành hiện thực sinh
động của đời sống xã hội, thành hành vi sử xự theo đúng pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàn thiện pháp luật về công chứng, chứng thực ở Việt Nam hiện nay, lý luận và thực tiễn.
Luận văn thạc sỹ luật học. Tuấn Đạo Thanh. Hà Nội – 2001.
2. Hoạt động công chứng ở nước ta hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp. Lê Thị Thu Hiền. Hà Nội

– 2011.
3. Một số trang web.



×