Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

xây dựng văn bản pháp luật đề bài số 2 chỉ thị về an toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.2 KB, 7 trang )

Xây dựng văn bản pháp luật- bài tập nhóm số 2.

MỞ ĐẦU.
Pháp luật là công cụ quản lý xã hội đặc thù và hiệu quả của nhà nước, do đó, xây
dựng các văn bản pháp luật là một trong những nội dung hoạt động quan trọng,
thường xuyên của nhà nước. Đối với một nhà nước pháp quyền XHCN như Việt
Nam, hoạt động này lại càng đóng một vai trò quan trọng trong đảm bảo pháp chế
trong xã hội. Tuy nhiên thực trạng hoạt động ban hành văn bản pháp luật ở nước ta
hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập với nhiều văn bản pháp luật sai trái đã được
ban hành. Thực trạng này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ
quan. Để phần nào làm dõ vấn đề này, nhóm em xin được trình bày bài tập nhóm số 2
của nhóm mình theo đề tài: “Bình luận về tình trạng ban hành văn bản pháp luật sai
trái hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục”. Mặc dù đã hết sức cố gắng
nhưng vì nhiều lý do mà bài tập của nhóm em vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong được
sự chỉ bảo của thầy cô và góp ý của các bạn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG.
I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT SAI TRÁI.
1.Khái niệm văn bản pháp luật.
Văn bản pháp luật là hệ thống văn bản do các cơ quan và chủ thể có thẩm quyền
ban hành theo hình thức, thủ tục luật định, có nội dung chứa đựng ý chí Nhà nước,
tác động đến các đối tượng liên quan nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong hoạt động quản lí Nhà nước.
2. Khái niệm sai trái, văn bản pháp luật sai trái.
Sai trái theo từ điển Tiếng Việt “là không đúng với lẽ thường , lẽ phải, không
nên làm, không nên có”. “Lẽ thường”, “lẽ phải” ở đây được hiểu là một hệ thống
chuẩn mực xã hội nhất định- tức các yêu cầu mà xã hội đòi hỏi các chủ thể phải đáp
ứng trong quá trình xử sự và tham gia vào các quan hệ xã hội nhất định.Như vậy, khi
khẳng định một văn bản pháp luật là sai trái thì văn bản pháp luật đó phải không đáp
ứng những yêu cầu của một hệ thống chuẩn mực nào đó.
Hoạt động xây dựng văn bản pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng
mang tính chất thường xuyên của nhà nước, bởi kết quả của hoạt động này là sự ra


đời của các văn bản pháp luật.Các văn bản này thể hiện tập trung ý chí của Nhà
nước- mà thực chất là của lực lượng nắm chính quyền trong xã hội, là công cụ để nhà
nước điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm những mục đích nhất định.Chính vì vậy,
văn bản pháp luật phải đáp ứng các yêu cầu về chính trị, pháp lý và khoa học, để đám
bảo tính hợp pháp cũng như hợp lý. Cụ thể là:
-Yêu cầu về mặt chính trị: Văn bản pháp luật phải phù hợp với ý chí của Đảng,
phù hợp với nguyện vọng của nhân dân lao động.
-Yêu cầu về mặt pháp lý: văn bản pháp luật phải được ban hành đúng trình tự thủ
tục, đúng thẩm quyền theo luật định. Nội dung văn bản pháp luật không được vi
phạm các quy định của pháp luật và phải đảm bảo tính thống nhất: nội dung văn bản
1

LỚP N04 TL04 NHÓM 3


Xây dựng văn bản pháp luật- bài tập nhóm số 2.

có hiệu lực pháp lý thấp hơn phải phù hợp với các văn bản có hiệu lực pháp lý cao
hơn; nội dung văn bản của cấp dưới ban hành phải phù hợp thống và thống nhất với
văn bản do cấp trên ban hành.
-Yêu cầu về mặt khoa học: văn bản pháp luật được ban hành phải phù hợp với
điều kiện cũng như sự vận động của tình hình kinh tế-xã hội; phù hợp với các quy
phạm xã hội khác; có tính kịp thời; đảm bảo các yêu cầu trong kỹ thuật trình bày về
ngôn ngữ, bố cục.
Đây là những yêu cầu mà văn bản pháp luật khi được ban hành ra phải thỏa mãn.
Những văn bản pháp luật không đáp ứng đầy đủ các yêu cấu trên đều là những văn
bản sai trái, sự sai trái có thể nằm ở một phần, có thể ở toàn bộ văn bản.Như vậy ta
có thể khẳng định, văn bản pháp luật sai trái là những văn bản pháp luật không đáp
ứng các yêu cầu về chính trị, pháp lý và khoa học của văn bản.
II. TÌNH TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN PHÁP LUẬT SAI TRÁI, NGUYÊN

NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.
1.Thực trạng ban hành văn bản pháp luật sai trái.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra 251.900
văn bản, trong đó các địa phương đã kiểm tra 251.002 văn bản. Qua đó, đã phát hiện
3.960 văn bản có dấu hiệu chưa bảo đảm tính hợp pháp, trong đó có 528 văn bản quy
phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nội dung và thẩm quyền. ( Báo cáo
của Bộ tư pháp ). Sự sai phạm tập trung vào một số nội dung:
- Trái với chủ trương , đường lối của Đảng và Nhà nước. Nội dung các văn bản
pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau.Vd: Công văn số 1042/C67-P3 của
Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Bộ Công an), trong đó có nội dung
yêu cầu phải xin phép khi chụp ảnh, quay phim cảnh sát giao thông đang thực thi công
vụ. Sự giải thích của lãnh đạo cục này cho rằng “đây là văn bản nội bộ ngành, nhằm
nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời
nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ”. Từ việc
phân tích nội dung của Công văn 1042, Cục kiểm tra VBQPPL cho biết: Qua rà soát,
chưa thấy có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim, chụp ảnh cán bộ,
công chức và chiến sĩ công an đang thi hành công vụ (nếu không thuộc các trường
hợp cấm, hạn chế). Mặt khác, theo quy định của Luật Báo chí hiện hành thì một trong
những nhiệm vụ của báo chí là: “Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; đấu
tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác”
(khoản 4 Điều 6); nhà báo có quyền: “Khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt
động báo chí theo quy định của pháp luật” (điểm b khoản 1 Điều 15) và nhà báo có
nghĩa vụ: “Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành

2

LỚP N04 TL04 NHÓM 3



Xây dựng văn bản pháp luật- bài tập nhóm số 2.

vi sai phạm” (điểm b khoản 2 Điều 15). Khi nhà báo tác nghiệp đúng Luật Báo chí thì
không ai có quyền ngăn cản, truy xét
-Trái thẩm quyền, thủ tục luật định: Vd: Quyết định (QĐ) 2938/QĐ-UBND
ngày 21.10.2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu về việc giải quyết khiếu nại
tranh chấp đất giữa ông Trương Văn Thành với bà Hồ Thị Hương, Phù Thị Cúc,
Phạm Thị Bé và Đinh Thị Bảy (tại thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai) có sai sót, ngày
21.6.2013, ông Trương Chí Dũng - Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành QĐ số 1330/QĐ-UBND về việc đính chính một phần quyết định nói
trên.Điều đánh nói là, thẩm quyền của Văn phòng UBND cấp tỉnh không được ban
hành quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất, nhưng ông Dũng vẫn thừa
lệnh chủ tịch, ký thay chánh văn phòng; đồng thời đề nghị Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở TNMT, thủ trưởng các ngành
chức năng có liên quan, Chủ tịch UBND huyện Giá Rai và ông Trương Văn Thành
căn cứ quyết định thi hành.
-Văn bản pháp luật ban hành thiếu tính khả thi.Vd: quy định “thịt và phụ
phẩm bảo quản ở nhiệt độ bình thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ kể từ khi
giết mổ” theo Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn. Quy định này bị phản đối kịch liệt vì tính phi thực tế với điều kiện kinh
doanh, sinh hoạt của người dân.
Hay Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó
có quy định: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người hoạt động cách mạng trước
01/01/1945 sẽ thuộc đối tượng ưu tiên khi dự thi đại học…
Trên đây chỉ là những trường hợp điển hình về việc ban hành văn bản pháp
luật sai trái. Trong thực tế còn rất nhiều những văn bản pháp luật ban hành sai trái
mà khuôn khổ bài tập này không thể nêu hết.
2. Nguyên nhân.
Việc ban hành văn bản pháp luật sai trái là kết quả của nhiều nguyên nhân, cả về
mặt chủ quan và khách quan.
a. Nguyên nhân khách quan

Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập, phát triển kéo theo các mối quan hệ xã
hội mới nảy sinh đòi hỏi sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật. Do đó, việc dự liệu
được tất cả các quan hệ, tình huống có thể phát sinh để đưa vào quy định trong các
văn bản pháp luật là rất khó. Hơn nữa, văn bản pháp luật lại có quá trình xây dựng,
sửa đổi, bổ sung phức tạp, trong thời gian dài nên cũng khó thay đổi nhanh chóng để
bắt kịp tình hình .Chính vì thế mà việc hiện nay có một số văn bản pháp luật sai trái
là khó có thể tránh khỏi.
Mặt khác, văn bản hành chính và văn bản áp dụng pháp luật lại được ban hành
trên cơ sở áp dụng các quy định của văn bản quy phạm pháp luật vào giải quyết các
tình huống cụ thể. Do vậy, nếu văn bản quy phạm có nội dung không bảo đảm tính
3

LỚP N04 TL04 NHÓM 3


Xây dựng văn bản pháp luật- bài tập nhóm số 2.

đúng đắn thì việc ban hành văn bản hành chính và văn bản áp dụng pháp luật có sai
trái là một tất yếu.
b. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay chưa đầy đủ, đồng bộ và thiếu
thống nhất. Điều này được thể hiện rõ trong việc phân định thẩm quyền cho các chủ
thể chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo dẫn đến trường hợp cùng một vấn đề nhưng
nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật để giải quyết. Hơn nữa, trên
thực tế xây dựng và ban hành văn bản pháp luật cho thấy các chủ thể có thẩm quyền
thường không đối chiếu, rà soát các văn bản có hiệu lực, có liên quan mà chỉ căn cứ
vào cơ sở pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Vì vậy, tình
trạng ban hành văn bản pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo nhau dễ xảy ra.
Thứ hai, trình độ năng lực chuyên môn của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng
và ban hành văn bản pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tế. Nhiều

cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản chưa được đào tạo nghiệp vụ hoặc nghiệp vụ
không cao, chưa nắm bắt được hết các quy định của pháp luật về hoạt động ban hành
văn bản pháp luật cũng như các quy định pháp luật khác. Hơn thế, trên thực tế hiện
nay, pháp luật chưa có các quy định mang tính răn đe với những chủ thể này. Chính
điều này đã dẫn đến chất lượng văn bản được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền
có sai sót và còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, các cơ quan, đơn vị chưa có sự giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản pháp
luật sai trái đúng mức và có hiệu quả. Trong công tác kiểm tra, đánh giá, sự phối hợp
giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan còn lề mề và chưa triệt để, đặc biệt là ở trong
công tác xử lý văn bản pháp luật sai trái.
Thứ tư, việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật chưa được thực hiện một
cách nghiêm túc và có hiệu quả. Các chủ thể có thẩm quyền đôi khi không tuân thủ
đầy đủ các quy định của pháp luật.
Thứ năm, nguồn kinh phí được chi cho các hoạt động xây dựng và ban hành văn
bản pháp luật còn hạn chế, không bảo đảm đủ để đầu tư thực hiện các công việc cần
thiết như: thuê chuyên gia, nhà khoa học; tổ chức phản biện, tư vấn lấy ý kiến rộng
rãi; thẩm tra, thẩm định. Với nguồn kinh phí còn hạn hẹp như vậy, công tác xây dựng
và ban hành văn bản pháp luật sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn, dẫn đến chất
lượng văn bản không cao.
Bên cạnh đó còn có quan điểm cho rằng nhiều văn bản pháp luật của nước ta hiện
nay bị tri phối bởi “lợi ích nhóm”, việc ban hành các văn bản sai trái là một biểu hiện
của việc tham nhũng chính sách. Điều này cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng
ban hành văn bản pháp luật sai trái.
3. Giải pháp khắc phục.
Để khắc phục việc ban hành văn bản pháp sai trái hiện nay, trên cơ sở các nguyên
nhân trên, nhóm xin được trình bày các biện pháp khắc phục như sau:
4

LỚP N04 TL04 NHÓM 3



Xây dựng văn bản pháp luật- bài tập nhóm số 2.

a. Biện pháp ngắn hạn.
- Nâng cao chất lượng việc lập chương trình xây dựng văn bản pháp luật. Đảm
bảo tính khả thi của chương trình xậy dựng văn bản pháp luật bằng cách thường
xuyên tiến hành có hiệu quả công tác rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, tổng kết
đánh giá việc thực hiện chương trình.Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức trong việc lập và thực hiện chương trình cũng là một trong những biện pháp
đảm bảo chât lượng cho chương trình.
-Tăng cường hoạt động thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản pháp luật
Hoạt động này có vai trò quan trọng nhằm kiểm tra xem xét về tính hợp hiến, hợp
pháp và tính thống nhất, việc tuân thủ trình tự ban hành văn bản, về ngôn ngữ, kỹ
thuật pháp lý, về tính khả thi của dự thảo văn bản pháp luật, tránh những sai sót mắc
phải trong quá trình soạn thảo văn bản. Để hoạt động này ngày càng phát huy vai trò,
hiệu quả đối với việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, cần thực hiện những
biện pháp cơ bản như nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác thẩm tra,
thẩm định; chuẩn hóa các nội dung thẩm định; củng cố và phát triển chất lượng thẩm
định văn bản.
-Về hoạt động thông qua văn bản pháp luật
Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của các dự
thảo văn bản pháp luật về cả nội dung lẫn kỹ thuật pháp lý trong giai đoạn soạn thảo,
thẩm tra, thẩm định thì cần cải tiến quy trình thảo luận, thông qua các dự thảo văn
bản pháp luật ở Trung ương và địa phương. Xem đó là một trong những giải pháp
quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng cũng như đẩy nhanh tiến độ ban
hành văn bản pháp luật.
- Kiểm tra, giảm sát việc thực hiện những quy định pháp luật về xây dựng và ban
hành văn bản pháp luật
Yêu cầu đặt ra đối với biện pháp này là cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
có trình độ, năng lực, được đào tạo chuyên sâu về pháp luật theo từng lĩnh vực

chuyên môn cụ thể vì người kiểm tra văn bản không chỉ cần có kiến thức pháp lý
vững vàng mà còn đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn của lĩnh vực cần kiểm tra.
- Xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật về xây dựng và ban
hành văn bản pháp luật
Vì không quy định trong luật cách thức xử lý hành vi vi phạm pháp luật khi xây
dựng và ban hành văn bản pháp luật, cho nên trên thực tế chỉ phát hiện ra sai phạm
này sau khi văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý. Xử lý như thế nào đối với văn bản
pháp luật có sự sai trái cũng là một trong những biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
pháp luật. Đáp ứng yêu cầu này, cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện tốt những biện
pháp sau:
+Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần quy định và phân biệt rõ từng
biện pháp xử lý đối với nội dung dạng sai phạm nào thì áp dụng biện pháp hủy bỏ,
5

LỚP N04 TL04 NHÓM 3


Xây dựng văn bản pháp luật- bài tập nhóm số 2.

bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế, đình chỉ, tạm đình chỉ. Trong những biện pháp cụ
thể đó cần nhấn mạnh sự khác nhau giữa biện pháp hủy bỏ và bãi bỏ cũng như đối
tượng cụ thể của hai trường hợp này.
+Cần có cơ chế phản hồi, công khai về việc xử lý văn bản pháp luật sai trái nhất
là cho cơ quan kiểm tra văn bản cũng như cho đối tượng thi hành văn bản. Biện pháp
này nhằm khắc phục tình trạng cơ quan kiểm tra văn bản đề nghị cơ quan ban hành
văn bản xử lý nhưng nhiều khi xử lý hay không, xử lý bằng cách nào cơ quan kiểm
tra không được biết, dẫn tới hiệu quả của việc xử lý không cao
+Quy định rõ trách nhiệm của chủ thể ban hành những văn bản pháp luật sai trái,
ràng buộc họ bằng một biện pháp chế tài nhất định để khắc phục tình trạng ban hành
văn bản pháp luật trái thẩm quyền, nội dung bất hợp pháp, thủ tục không tuân theo

quy định của pháp luật.
+Tại điều khoản cuối cùng của mỗi văn bản pháp luật mới ban hành cần liệt kê
chi tiết những điểm, khoản, điều, chương hay cả văn bản bị văn bản này bãi bỏ, nhằm
khắc phục thói quen đề cập một cách chung quy định: "Những văn bản nào trái với
văn bản này đều bị bãi bỏ".
b. Giải pháp lâu dài.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đầy đủ, đồng bộ; quy định rõ ràng
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước. Hiện nay, các quy định
của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước còn
nhiều mâu thuẫn, chồng chéo; dẫn đến tình trạng cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều
chủ thể cùng ban hành văn bản pháp luật để điều chỉnh. Điều này đã gây ra nhiều khó
khăn, bất cập cho các chủ thể khi muốn giải quyết vấn đề đó. Bởi vậy, cần phải tiến
hành rà soát, hệ thống hóa pháp luật, từ đó đưa ra các quy định rõ ràng về chức năng,
nhiệm vụ và giới hạn các vấn đề mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
cũng như giới hạn những vấn đề mà các chủ thể này được ban hành văn bản pháp
luật để điều chỉnh.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như phẩm chất đạo đức cho các chủ thể có
thẩm quyền, đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, soạn thảo và ban hành văn bản
pháp luật. Có thể thực hiện thông qua công tác tập huấn, bồi dưỡng, tiến hành các
hoạt động trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ một cách thường xuyên và hiệu quả, nâng
cao nhận thức của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của
công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật; thay đổi tư duy cục bộ trong hoạt
động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật chỉ coi trọng công việc của cơ quan
mình.
Nói chung, muốn khắc phục tình trạng ban hành văn bản pháp luật sai trái cần
phải thực hiện một cách đồng bộ và lâu dài nhiều giải pháp, cả ngắn hạn và dài hạn.
KẾT LUẬN.
6

LỚP N04 TL04 NHÓM 3



Xây dựng văn bản pháp luật- bài tập nhóm số 2.

Ban hành văn bản sai trái là một vấn đề nhức nhối trong thực hiện quản lý nhà
nước, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, không phải là không có biện pháp khắc
phục cho vấn đề này. Việc khắc phục hiệu quả tình trạng này sẽ nâng cao hiệu quả
của quản lsy nhà nước, tạo sự đồng thuận cao cho xã hội về các vấn đề lớn của đời
sống xã hội, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển mà Đảng và nhà nước đã
đề ra.

7

LỚP N04 TL04 NHÓM 3



×