CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mẫu số PC12
Ban hành kèm theo Thông tư
Số 66/2014/TT-BCA,
ngày 16/12/2014
CẢNH SÁT PCCC TỈNH THANH HÓA
PHÒNG CẢNH SÁT PCCC SỐ 1
Cơ sở loại:
Độ mật: MẬT
I
Cấp phê duyệt phương án: T
PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Tên cơ sở: KHÁCH SẠN LAM KINH
Địa chỉ: P.ĐÔNG HƯƠNG – TP.THANH HÓA – TỈNH THANH HÓA
Điện thoại: 0373.914.491
Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp: TỔNG CTCP XL DẦU KHÍ VIỆT NAM
Điện thoại:
Đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý địa bàn:
Phòng Hướng dẫn chỉ đạo về Phòng cháy
Thanh Hóa, tháng 02 năm 2017
A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Khách sạn Dầu khí Lam Kinh nằm ở Khu đô thị mới Đông Hương – Phường Đông
Hương – TP.Thanh Hóa, có các hướng tiếp giáp như sau :
+ Phía Đông giáp: Cục Thuế Thanh Hóa.
+ Phía Tây giáp: Đất trống.
+ Phía Bắc giáp: Đường Đại Lộ Lê Lợi.
+ Phía Nam giáp: Đường số 6 Khu đô thị Bình Minh.
II. GIAO THÔNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI
1. Giao thông bên trong cơ sở
- Cơ sở cóđường giao thông nội bộ cho xe chữa cháy hoạt động, có 3 mặt tiếp giáp
đường xe chữa cháy có thể tiếp cận được
2. Giao thông bên ngoài cơ sở
- Tuyến từ Cảnh sát PCCC tỉnh Thanh Hóa đến cơ sở dài khoảng 1km. Qua các
đường: Cảnh sát PCCC tỉnh Thanh Hóa → Đại Lộ Lê Lợi → Khách sạn Lam Kinh.
- Cơ sở giáp tuyến đường thuận tiện cho các loại xe chữa cháy và xe thang chuyên
dụng hoạt động.
III. NGUỒN NƯỚC
TT
Nguồn nước
I
1
Bể nước ngầm
2
Bể nước trên tầng
mái
II
1
Sông Đông Hương
Trữ lượng (m3)
Vị trí, khoảng
hoặc lưu lượng
cách nguồn
(l/s)
nước (m)
Bên trong
Phía dưới sân
3
840m
vườn của khách
sạn
60m
3
Lớn
Trên tầng kĩ
thuật (tầng 11)
Bên ngoài
Cách cơ sở 700
m
Những điểm cần
lưu ý
Máy bơm chữa cháy
lấy được nước.
Dùng cho hệ thỗng
chữa cháy, nước sinh
hoạt.
Xe và máy bơm
chữa cháy lấy được
2
nước dễ dàng
Xe và máy bơm
Cách cơ sở
Sông Lai Thành
Lớn
chữa cháy lấy được
2000m
nước dễ dàng
IV. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
1. Tính chất
1.1.Tính chất hoạt động
Khách sạn Lam Kinh, thuộc dự án khu tổ hợp thương mại và dịch vụ của tập đoàn
Dầu khí Việt nam, là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cho thuê lưu trú và các dịch
vụ giải trí: Cafe, Karaoke, Massge, Tennis, Bể bơi, Quầy Bar... Công trình được đưa vào sử
dụng tháng 1 năm 2011 với tổng diện tích mặt tầng là 19.170m 2. Hạng mục chính là khách
sạn 11 tầng (diện tích mặt bằng là 32.170m2).
1.2. Đặc điểm kiến trúc
- Nhà có 1 bậc chịu lửa, trụ cột chịu lực, tường gạch dày 300mm, giới hạn chịu lửa
là 0,75 giờ. Có 07 cầu thang bộ và 02 cầu thang thoát hiểm trong nhà, 08 thang máy điện
(diện tích buồng thang 3,5m2), được thông từ tầng 1 đến tầng 11. Các phòng có 01 khung
cửa ra vào kết cấu gỗ (rộng 0,9m, cao 2,2m) và 01 cửa ra ban công kết cấu bằng khung cửa
EURO WINDOWN (rộng 0,9m, cao 2,2m).
- Tầng 1: Sử dụng là Quầy lễ tân, Sảnh đợi của khách, Quầy bar – Cafe, Phòng kĩ
thuật, Kho đông lạnh, Khu thể dục thể thao, Khu trông trẻ với tổng diện tích mặt bằng là
4200m2 . Chất cháy nổ chủ yếu là: Bàn ghế, Gỗ ốp cột, Thảm nhung, Phông rèm, Trang trí
nội thất, hệ thống kĩ thuật điện trên Trần...
- Tầng 2: Sử dụng làm nhà hàng, Hội trường (01 Hội trường lớn, 03 Hội trường
nhỏ), Nhà bếp, Khu Massge...với tổng diện tích mặt bằng 4762m2 .
- Tầng 3: Sử dụng làm Quầy Bar, Khu Karaoke, Khu Massge với tổng diện tích mặt
bằng 3049m2 .
- Tầng 4: Sử dụng là Khu Văn phòng công của công ty, Khu ăn ở của nhân viên, khu
giặt là, khu massge với tổng diện tích mặt bằng 2367m2 .
- Tầng 5 đến tầng 10: Dùng làm nơi lưu trú, các phòng nghỉ với diện tích phòng từ
25m2 đến 65m2 (Phòng Tổng thống tầng 6 với diện tích 430m 2), với tổng diện tích mặt
bằng 17.292m2.
Chất cháy, nổ chủ yếu là: Thảm sản trong phòng, thảm hành lang, Bàn ghế giường
bằng gỗ trong phòng, Điều hòa, Tivi, Tủ lạnh, Chăn gối đệm, Phông rèm, các hệ thống kỹ
thuật đi âm trần...
2. Đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ
2.1. Chất cháy chủ yếu
a) Chất cháy là gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Gỗ là vật thường dễ cháy có trong cở sở dưới dạng: Bàn ghế, giá đỡ, gỗ ốp sàn, ốp
tường, quá trình cháy gỗ tạo ra một lượng nhiệt lớn và thường tạo ra khoảng 10 -20% khối
lượng than gỗ dẫn tới quá trình cháy âm ỉ gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức cứu chữa
cháy khi xảy ra cháy.
Thành phần cơ bản của gỗ là xenluloza, bán xenluloza và licnhin
- Xenlulo là các polixaccarit cao phân tử có công thức thực nghiệm là (C6H10O5)n.
- Bán xeluloza là hỗn hợp của pentozan( C5H8O4), hecxozan C6H10O5) và poliuronit.
- Licnhin: thành phần của nguyên tố licnhin bị thay đổi đáng kể do đó không có
công thức thống nhất.
Tuỳ thuộc vào nguồn gốc, loài và vị trí phân bố của gỗ, tỉ lệ của hợp phần này có thể
khác nhau, tuy nhiên trung bình gỗ bao gồm 25% bán xeluloza, 50% xeluloza, 25 %
licnhin.
+ Về thành phần nguyên tố, gỗ chứa xấp xỉ 50% cácbon, 6% hidro, 40% oxy. Độ
rỗng của các chất chiếm khoảng 50 ÷70% thể tích của nó. Những chất tham gia vào các
thành phần của gỗ có cấu trúc khác nhau và có độ bền nhịêt khác nhau, khảo sát sự bền
nhiệt của gỗ có thể phân chia (đơn giản), sự phân huỷ nhiệt của gỗ ra thành một số giai
đoạn đặc trưng sau:
- Khi nung nóng đến 120 ÷ 150oC kết thúc quá trình làm khô gỗ (nghĩa là kết thúc
quá trình tách nước vật lý).
- Khi nung nóng đến nhiệt độ 150 ÷180oC xảy ra sự tác ẩm nội và ẩm liên kết hoá
học cùng với sự phân huỷ thành phần kém bền nhiệt của gỗ.
- Khi nung nóng đến nhiệt độ 250 oC xảy ra sự phân huỷ của gỗ chủ yếu là bán
xenluloza làm thoát các khí như: CO, CH 4, H2, CO2, H2O... Hỗn hợp khí tạo thành này có
khả năng bốc cháy bởi nguồn bốc cháy. Tương tự như chất lỏng, nhiệt độ này có thể coi là
nhiệt độ bắt cháy của gỗ.
- Ở nhiệt độ 350 ÷450oC xảy ra sự phân huỷ mạnh của gỗ làm thoát ra chủ yếu khối
lượng khí cháy 40% số lượng lớn nhất có thể có trong thành phần phân huỷ đó số khí thoát
ra bao gồm 25% H2; 40% Cacbonhydro không no.
- Ở nhiệt độ 500 ÷550oC tốc độ phân huỷ của gỗ giảm mạnh, sự thoát chất bốc cháy
thực tế coi như dừng lại, ở nhiệt độ 600 oC sự phân huỷ của gỗ thành sản phẩm khí và tro
được kết thúc.
* Một số thông số cháy của gỗ:
- Nhiệt lượng cháy thấp của gỗ: 15000kJ/kg
- Vận tốc cháy theo bề mặt: 0,5 ÷ 0,55 cm/phút
- Vận tốc cháy theo chiều sâu: 0,2 ÷ 0,5 cm/phút
- Vận tốc cháy khối lượng của gỗ: 7 ÷ 8 g/m3.s
Gỗ cháy là quá trình cháy không hoàn toàn, than tạo ra có thể cháy âm ỉ không
thành ngọn lửa bên trong, sản phẩm cháy gỗ là CO2 , H2O, CO,...
b) Chất cháy là xăng, dầu
Lượng xăng, dầu tập trung chủ yếu ở các loại ô tô, xe máy để tại nhà để xe của
khách sạn.
Xăng dầu có một số đặc điểm nguy hiểm cháy như:
+ Xăng dầu là chất lỏng có nhiệt độ tự bốc cháy từ -50 đến −28oC .
+ Hỗn hợp hơi xăng, dầu với không khí có tính nguy hiểm nổ cao, trong điều kiện
bình thường (20oC, 1at) giới hạn nồng độ xăng với không khí là Ct= 0,7%; Cc= 0,8%.
+ Nhiệt độ tự bắt cháy thấp: −39 oC.
+ Xăng dầu có đặc điểm luôn bay hơi trong điều kiện bình thường, hơi xăng dầu
nặng hơn không khí 5 lần nên thường bay là là sát mặt đất và đọng lại tại những chỗ trũng
tạo ra môi trường nguy hiểm cháy nổ, có khả năng bắt cháy từ các nguồn nhiệt xa hàng
chục mét.
+ Hơi xăng dầu kết hợp với oxi không khí thành hỗn hợp nổ, tỉ lệ 0,7÷0,8% lượng
xăng có trong không khí.
+ Xăng dầu nhẹ hơn nước, nổi và cháy trên mặt nước, tỉ trọng 0,7 ÷ 0,9 kg/cm3 (nếu
để xăng dầu chảy ra trong thời tiết mưa rất dễ xảy ra cháy lan).
Nhiệt lượng riêng của xăng dầu lớn, 1 kg xăng cháy hết toả ra nhiệt lượng 11250
Kcal. Do đó khi cháy sẽ hạn chế khả năng tiếp cận đám cháy của lực lượng chữa cháy. Nếu
bị bỏng sẽ khó điều trị. Nhiệt lượng tỏa ra khi cháy xăng dầu là 7500 ÷ 11000 Kcal/kg, khi
cháy chúng tỏa ra rất nhiều khói khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng chiến đấu
của cán bộ chiến sỹ chữa cháy.
Do có những đặc điểm nguy hiểm như vậy, nên khi xảy ra cháy, đám cháy sẽ nhanh
chóng lan nhanh kèm theo khói khí độc, sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh cũng rất
lớn. Chính những điều này cản trở sự tiếp cận đám cháy của lực lượng phòng cháy chữa
cháy tại chỗ, cũng như lực lượng chuyên nghiệp, dẫn tới công tác cứu người và triển khai
chiến đấu không đạt hiệu quả cao và đúng như ý đồ chiến thuật.
c) Chất cháy là phông màn, rèm cửa, vải…
Khách sạn Lam Kinh sử dụng một lượng lớn bông, vải, sợi dưới dạng phông màn,
rèm cửa, chăn, ga, gối, đệm... Vải được chế tạo từ bông thành phẩm hoặc từ sợi bông tổng
hợp. Do đó, về đặc điểm cháy nó là nguyên liệu dễ cháy, có vận tốc cháy lan lớn.
Vm = 0,36 kg/m2 phút , V1 = 0,33 m/phút
Do vải là sản phẩm từ bông, sợi tự nhiên và nhân tạo nên trong điều kiện cháy sẽ có
những đặc điểm sau:
- Vải bông có đặc điểm là khi nung nóng tới nhiệt độ lớn hơn 100 0C thì vải sẽ bị
Cacbon hoá và thoát ra các loại khí như: cacbonoxit, Hidrocacbon, Cacbonnic, hơi nước,
nhựa axeton... Nhiệt độ bắt cháy, tốc độ lan truyền ngọn lửa và nhiệt độ cháy của vải bông
phụ thuộc vào độ ẩm của vải. Nhiệt độ cháy của vải có thể đạt tới 650 - 1000 0C trong điều
kiện thuận lợi. Nhiệt độ bốc cháy của vải là 210 0C, nhiệt độ tự bốc cháy là 4700C. Khi bị
cháy 1kg vải sẽ tạo ra nhiệt lượng Q= 4150 kcal, cháy hoàn toàn 1 kg vải sẽ tạo ra 4,46m 3
sản phẩm chứa trong đó có: 0,83m3 CO2, 0,69 m3 hơi nước và 3,12m3 N2. Các sản phẩm từ
bông vải khi cháy sẽ thoát ra một lượng khói lớn và đặc biệt là tốc độ lan truyền của ngọn
lửa cao. Khả năng lan truyền này còn phụ thuộc vào độ ẩm, tính chất cũng như trạng thái
của vải.
Vận tốc cháy trung bình của vải là 0,84kg/m2phút, vận tốc cháy theo bề mặt là
0,48m/phút. Đối với vải tổng hợp, khi cháy tạo ra nhiều khí độc như: CO2 144g/m 3; HCl
1,5g/m3; CO 2g/m3.
Lượng khói khí độc trên gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người, nếu mật độ
khói đạt tới 1,5g/m3 thì tầm nhìn của con người rút ngắn dưới 3m. Ngoài ra trong khói còn
chứa các khí có nhiệt độ cao mà mắt thường không nhìn thấy được.
Nếu như trong khói có chứa 0,05% khí cacbonoxit (CO) đã có thể gây nguy hiểm rất
lớn đến sức khoẻ của con người, nếu nồng CO đạt tới 5,7 - 11,5mg/l thì chỉ trong 2-6 phút
con người có thể chết ngay, trong thực tế ở các đám cháy nồng độ CO còn cao hơn nồng độ
trên rất nhiều lần dẫn tới khí CO rất nguy hiểm trong đám cháy.
c) Chất cháy là gas.
Trong khách sạn có chứa một lượng lớn gas dùng trong dịch vụ ăn uống, nhà hàng.
Gas là nhiên liệu dễ cháy và sinh nổ. 1kg gas khi cháy toả ra một lượng nhiệt lớn hơn 2 - 3
lần 1kg gỗ khi cháy. Nguyên nhân gây cháy chủ yếu do gas bị rò rỉ gặp nguồn nhiệt sinh
cháy. Khi xuất hiện cháy ngọn lửa nhanh chóng bắt cháy sang các chất cháy khác tạo nên
đám cháy lớn nếu không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Đám cháy có khả năng lan
sang các khu vực lân cận tạo thành đám cháy lớn.
2.2. Nguyên nhân có thể gây cháy
a. Nguyên nhân cháy do hiện tượng ngắn mạch.
Ngắn mạch là trạng thái sự cố trong các thiết bị điện có các vật dẫn khác cực có
điện áp chạm vào nhau qua một số chỉ số điện trở nhỏ không lường trước được trong chế
độ làm việc của mạch điện, máy móc, thiết bị điện. Nguyên nhân chủ yếu là do sự hư hỏng
lớp vỏ cách điện của dây dẫn, hỏng lớp cách điện trong các cuộn dây của thiết bị dưới tác
động của cơ học, nhiệt độ và độ ẩm trong thời gian dài. Khi xảy ra ngắn mạch, điện trở
chung của mạch điện giảm xuống nhiều dẫn đến sự tăng cường độ dòng điện trong mạch.
Nhiệt độ của dây dẫn, thiết bị điện tăng cao do tác dụng nhiệt của dòng điện theo định luật
Jun- Lenxo: Q= R.I2.t (Calo)
Trong đó: Q - Nhiệt lượng của dây dẫn, ( Calo)
I - Cường độ dòng điện ngắn mạch, (A)
R - Điện trở của dây dẫn, ( Ω )
T - Thời gian ngắn mạch, (s)
Khi mạch điện hạ thế điện áp 380/220V xảy ra ngắn mạch, cường độ dòng điện có
thể đạt 25- 40 kA; trên các trục đường dây dẫn dòng điện ngắn mạch có thể đạt tới 10- 20
kA; trong mạch thứ cấp đạt tới 3,5- 10 kA; trong các môtơ điện nhỏ, khi chập mạch thì
cường độ này có thể đạt tới 2 kA,…Theo công thức trên, nếu cường độ dòng điện tăng 2
lần thì nhiệt lượng toả ra tăng 4 lần, lúc đó, dây dẫn bị tác động của nhiệt độ cao làm nóng
chảy và gây cháy lớp cách điện, cháy lan ra các thiết bị xung quanh.
Ngắn mạch thường kèm theo phát sinh tia lửa điện. Trong vùng ngắn mạch, do mật
độ dòng điện rất lớn (tới 10 7 A/cm2) nên xảy ra hiện tượng nổ điện ở các điểm nối kim loại
µ
hoá lỏng giữa 2 dây chạm nhau. Kết quả là các hạt kim loại có kích thước từ 50- 250 m
bắn ra dưới dạng các giọt kim loại mang theo năng lượng nhiệt đủ lớn, gặp các chất dễ
cháy như: quần áo, bông, vải, giấy…trong công ty sẽ gây cháy.
b. Nguyên nhân cháy do quá tải.
Quá tải là trạng thái sự cố do dây dẫn trong mạng hoặc một phần dây dẫn trong
mạng điện nhỏ hơn quy định thiết kế. Khi đóng mạch điện của thiết bị tiêu thụ với tổng
công suất lớn trong thời gian dài hoặc do lắp thêm các thiết bị điện khác mà không có sự
hiệu chỉnh dây dẫn…sẽ làm tăng nhiệt độ dây dẫn. Nhiệt độ này tăng quá mức cho phép sẽ
phá huỷ lớp cách điện, gây cháy phần vỏ lớp cách điện và các vât dễ cháy ở gần đó.
c. Nguyên nhân cháy do điện trở tiếp xúc quá lớn.
Điện trở tiếp xúc quá lớn là hiện tượng điện trở sinh ra ở những nơi tiếp xúc dẫn
điện không tốt. Khi có dòng điện chạy qua, những nơi đó sẽ nóng lên cục bộ, làm hỏng lớp
vỏ cách điện và bị cháy. Trong trường hợp này, cầu chì và các thiết bị ngắt sự cố khác
không có tác dụng cho đến khi xảy ra cháy và xuất hiện các sự cố khác.
Nguồn nhiệt có thể phát sinh và gây cháy do tác động nhiệt của các loại đèn điện sử
dụng trong công trình.
Đối với các loại bóng điện tròn có dây tóc khi làm việc tạo ra một nguồn nhiệt rất
lớn, chỉ sau 15-20 phút nhiệt độ bóng điện sẽ đạt tới vài trăm độ C (tuỳ thuộc vào công
suất bóng). Chỉ có 3-5% điện năng được chuyển thành quang năng, còn lại 95-97% điện
năng chuyển thành nhiệt năng. Nhiệt độ dây tóc bóng đèn được nung nóng đến 2100-2200
0
C. Với nhiêt độ này, khi bóng đèn bị nổ, vỡ, dây tóc bóng đèn rơi xuống quần áo, vải,
nệm, mút sẽ gây cháy các vật liệu đó. Qua thời gian 30 phút kể từ khi bóng đèn bật sáng,
nhiệt độ bề mặt ngoài của chúng đạt những giá trị sau:
Bảng 2-6: Nhiệt độ vỏ phụ thuộc công suất bóng đèn
Công suất bóng 40
đèn (W)
Nhiệt độ ngoài vỏ 145
(0C)
75
100
500
250
290
500
Nhiệt độ có thể phát sinh gây cháy do sơ xuất bất cẩn khi hàn điện hồ quang.
Trong trường hợp do yêu cầu lắp đặt, cải tạo, sửa chữa các cấu kiện xây dựng bằng
vật liệu kim loại phải sử dụng các máy hàn để thi công, tia lửa hồ quang và hạt kim loại
nóng chảy bắn ra mang nhiệt độ cao (có thể đạt tới 600 0C) là nguồn gây cháy trong nhiều
trường hợp.
Hiện tượng sét đánh có thể là do không có hệ thống chống sét hoặc có nhưng
không đảm bảo. Sét đánh hoặc do ảnh hưởng của sét có thể gây ra hiện tượng ngắn mạch
hay quá tải làm cháy toàn bộ hệ thống dây dẫn điện.
- Do sơ xuất bất cẩn của con người hoặc vi phạm các quy định, nội quy an toàn về
PCCC.
- Do sử dụng ngọn lửa trần.
+ Do ngọn lửa trần: Nguồn nhiệt này có thể xuất hiện do sự sơ xuất, bất cẩn của cán
bộ, công nhân, khách khi đến quan hệ công tác. Ngoài ra còn có thể do mâu thuẩn cá nhân
đốt gây cháy.
V. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ
1. Tổ chức lực lượng
- Khách sạn Lam Kinh có tổng số nhân viên là: 278 người, chia làm 03 ca làm việc.
+ Trong giờ làm việc: 278 người
+ Ngoài giờ làm việc: 92 người
- Đội PCCC cơ sở được thành lập gồm 50 người: 01 trưởng ban; 01 phó ban; 01 đội
trưởng; 1 đội phó và 46 cán bộ đã được tập huấn ngiệp vụ pccc.
2. Tổ chức thường trực chữa cháy
Lực lượng PCCC tại chỗ được luôn đảm bảo công tác thường trực 24/24h.
VI. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
- Máy bơm chữa cháy động cơ điện: 02 máy
- Bình bột chữa cháy MFZ4: 12 bình (bố trí mỗi chiếu nghỉ và hành lang 04 bình)
- 01 hệ thống nước chữa cháy vách tường (kèm theo lăng, vòi chữa cháy, lưu lượng
nước CC là 2,5 l/s). Tổng cộng công trình là 06 họng.
- Hệ thống báo cháy tự động (lắp đặt tại các tầng, trung tâm báo cháy được bố trí lắp
đặt tại phòng kỹ thuật).
Các phương tiện chữa cháy luôn được kiểm tra theo định kỳ, đảm bảo hoạt động tốt
khi có sự cố xảy ra.
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY LỚN PHỨC TẠP NHẤT CÓ
HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CỦA NHIỀU ĐƠN VỊ, CƠ QUAN, TỔ
CHỨC THAM GIA
I. GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT
- Giả định tình huống cháy: Cháy xảy ra tại khu vực phòng họp Sông Mã tầng 2 tổ
chức sự kiện của Khách sạn có diện tích sàn là 326m2 (22,2m x14,7m).
- Thời gian xảy ra cháy vào ban ngày: lúc 23 giờ 30 phút.
- Nguyên nhân xảy ra cháy: Do sự cố điện gây cháy.
- Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy: Đám cháy nhanh chóng phát triển,
nhiệt lượng tỏa ra lớn, khói khí độc tỏa ra nhiều.
II. CHIẾN THUẬT CHỮA CHÁY
- Phương pháp chữa cháy: Sử dụng nước để chữa cháy.
- Biện pháp chữa cháy: Sử dụng biện pháp chữa cháy theo diện tích.
III. TÍNH TOÁN LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY
- Thời gian từ khi xuất hiện cháy đến khi lực lượng cơ sở phát hiện gọi báo cho
lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp thời gian là 15 phút.
- Thời gian nhận tin báo cháy và xuất xe là 2 phút.
- Thời gian xe chạy trên đường xác định vị trí tiếp cận đám cháy (vận tốc xe chạy
trung bình là 60 km /h) là:
Ttd = 60.S/V = 60.1/60 = 1 phút.
- Thời gian triển khai đội hình cứu chữa là: 2 phút
- Thời gian cháy tự do là: Ttd = 15 + 2 + 1 + 2 = 20 (phút)
* Do đám cháy xuất hiện ở góc tường nên đám cháy sẽ phát triển theo dạng ¼ hình
tròn cho tới khi chạm tường của phòng họp. Do vận tốc lan truyền là V lt= 1m/phút (tra
bảng 1 sổ tay công tác chữa cháy), mà trong 10 phút đầu tiên đám cháy sẽ lan truyền với
vận tốc V1 = ½ Vlt = 0,5 m/phút, từ thời gian tiếp theo đám cháy sẽ lan truyền với V2 = Vlt =
1 m/phút.
Trong 10 phút đầu tiên đám cháy lan truyền được quãng đường là:
L1 = 10.V1 = 10.0,5 = 5 (m).
Thời gian đám cháy lan truyền tới tường của phòng họp là:
T1’ = (14,7 – 5)/V2 = (14,7 – 5)/1 = 9,7 (phút).
Như vậy, trong 19,7 phút (T1 = T1’ + 10 = 19,7 phút) đám cháy phát triển theo hình
dạng ¼ hình tròn. Diện tích đám cháy tại thời điểm này là:
F = ¼ .π.R2 = ¼ . 3,14.14,72= 169,6 (m2).
* Trong thời gian tiếp theo (T 2 = 20 – T1 = 20 -19,7 = 0,3 phút) đám cháy phát triển
theo hình chữ nhật cho tới khi lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tới triển khai dập tắt
đám cháy.
Trong 0,6 phút tiếp theo đám cháy lan truyền được:
L2 = T2.V2= 0,3.1 = 0,3 (m).
Như vậy, sau 20 phút đám cháy phát triển theo hình dạng hình chữ nhật (14,7m x
15m), diện tích đám cháy lúc này là:
Fc = 14,7.15 = 220,5 (m).
* Diện tích chữa cháy là FCC = Fc = 220,5 (m).
+ Cường độ phun nước cần thiết để chữa cháy là: i CT = 0,15 (l/m2s) (tra bảng 3 sổ tay
công tác chữa cháy)
- Lưu lượng nước cần thiết để chữa cháy:
QCT= FCC.iCT = 220,5.0,15 = 33,1(l/s).
- Ta sử dụng lăng A chữa cháy ở giai đoạn ban đầu, sau khi dập tắt đám cháy ta sử
dụng lăng B để chống cháy âm ỉ và dập tắt hoàn toàn đám cháy.
- Số lăng A cần thiết để chữa cháy:
NlăngA= QCT/qA= 33,1/7 = 4,7 làm tròn = 5 lăng A
- Lưu lượng nước làm mát và ngăn chặn cháy lan:
QLM = 1/ 2 . Qct = 1/2 . 33,1 = 16,55 (l/s).
- Số lăng làm mát là (ta sử dụng lăng B làm mát cho CBCS và cấu kiện xây dựng):
NL-LM = QLM/qlăng = 16,55/3,5 = 4,7 làm tròn = 5 lăng B
Số lăng cần thiết để làm mát và chữa cháy là: 5 lăng A chữa cháy và 5 lăng B làm
mát.
- Để đảm bảo áp lực và lưu lượng nước chữa cháy ta triển khai mỗi xe chữa cháy 01
lăng A và 01 lăng B để chữa cháy và làm mát cho CBCS tham gia chữa cháy, cho cấu kiện
xây dựng được triển khai. Các xe chữa cháy được tiếp nước từ bề ngầm của khách sạn có
khối tích là 840 m3 và từ xe bồn chở nước.
Như vậy số xe cần thiết Nxe= 5/1 = 5. Ngoài ra, huy động sử dụng 01 máy bơm
chữa cháy, 01xe bồn chở nước hút nước từ bể nước của cơ sở cung cấp nước cho xe
chữa cháy.
⇒Số tiểu đội tham gia chữa cháy là 7 (tiểu đội). Trong đó có 5tiểu đội xe chữa
cháy, 01 tiểu đội xe bồn chở nước, 01 tiểu đội xe trạm bơm.
IV. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN DỰ KIẾN HUY ĐỘNG
TT
1
2
Đơn vị được huy
động
Điện thoại
Lực lượng cơ sở
Phòng Cảnh sát
114
PCCC và CNCH số
Số người
huy động phương tiện huy động
90
- 01 hệ thống nước
chữa cháy vách tường
- 12 bình bọt MFZ4
50
- 04 xe Chữa cháy
- 01 xe bồn chở nước
- 01 máy bơm chữa
cháy
- các trang thiết bị trên
xe
20
- 01 xe chữa cháy
- các trang thiết bị trên
xe
1
Phòng Cảnh sát
3 PCCC và CNCH số
114
Số lượng, chủng loại
4
Ghi chú
CÁC LỰC LƯỢNG KHÁC
xe chuyên dụng và An ninh trật tự
Đội trật
các dụng cụ hỗ trợ.
và giao thông
tự, giao 3.669.247
10
tuyến QL 1A
thông
và cổng chính
Công an thành phố Thanh Hóa
khách sạn
1
CA
phường
Đông
Hương
06
01 xe chuyên dụng và An ninh trật tự
các dụng cụ hỗ trợ.
Bệnh
Cấp cứu, vận
chuyển nạn
nhân
viện đa
2
khoa
115
04
Thành
phố
Chi
nhánh
3
điện
Thành
Phố
Các dụng cụ hỗ trợ
02
Cắt điện toàn
cơ sở
V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHỮA CHÁY
1. Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ
- Khi xảy cháy, nổ (xe chữa cháy của lực lượng chuyên nghiệp chưa đến) thì Tổng
Giám đốc khách sạn là người tổ chức, chỉ huy chữa cháy.
Lực lượng cơ sở có nhiệm vụ:
* Tổ chức thông tin liên lạc và bảo vệ:
Báo động cháy toàn bộ cơ sở qua hệ thống chuông báo động và gọi điện thoại đến
các nơi sau:
- Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp số: 114
- Ban Giám đốc công ty.
- Lực lượng Công an Thành phố và Công an phường Đông Hương tới hỗ trợ về công
tác bảo vệ an ninh trật tự.
- Bệnh viện đa khoa Thành phố: 115.
- Chi nhánh điện Thành phố.
- Bảo vệ tại các chốt trọng điểm, lực lượng bảo vệ, lực lượng an ninh nhanh chóng
thông báo bằng loa pin cho mọi người biết tình hình cụ thể của điểm cháy, bảo vệ tài sản.
- Đón xe chữa cháy, xe cứu thương, Công an Thành phố, Công an phường Đông
Hương đến làm nhiệm vụ, những người không có nhiệm vụ không cho vào khu vực cháy.
- Nắm tình hình, diễn biến của đám cháy, bảo vệ hiện trường cháy, nổ cung cấp cho
cơ quan thẩm quyền điều tra nguyên nhân vụ cháy.
* Tổ chức cứu nạn và cứu tài sản.
- Công tác tổ chức thoát nạn, cứu người trong đám cháy với phương châm: “Ưu tiên
cứu người trước” đặc biệt quan tâm đến đối tượng là khách hàng (chưa nắm rõ sơ đồ thoát
nạn của Khách sạn), tiến tổ chức tiến hành song song trong quá trình tổ chức chữa cháy.
- Cử người hướng dẫn mọi người bình tĩnh thoát nạn qua các cửa thoátnạn ra ngoài
an toàn.
- Thông báo cho mọi người lối thoát nạn an toàn và các lối thoát nạn do lực lượng
Cảnh sát PCCC và CNCH vừa tạo nên.
- Huy động mọi phương tiện cần thiết phục vụ công tác cứu nạn và cứu người trong
đám cháy.
- Cứu người bị nạn, bị thương trong chữa cháy, chuyển ra xe cấp cứu.
- Cứu tài sản chuyển giao cho bảo vệ trông giữ, tạo khoảng cách ngăn cháy.
- Tổ chức hậu cần phục vụ chữa cháy.
*Tổ chức triển khai chữa cháy như sau:
- Cắt điện khu vực xảy ra cháy.
- Sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ khống chế đám cháy, không để cháy lan,
dập tắt đám cháy.
- Hoạt động máy bơm cung cấp nước cho các họng nước chữa cháy vách tường
trong cơ sở. Triển khai các đường vòi B tổ chức chữa cháy.
- Khi lực lượng chuyên nghiệp đến, đồng chí chỉ huy lực lượng chữa cháy cơ sở báo
cáo tình hình, diễn biến của đám cháy, đường giao thông, nguồn nước trong khu vực cháy,
trao quyền chỉ huy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, tiếp tục tổ chức lực lượng của
cơ sở cùng tham gia chữa cháy.
- Hỗ trợ cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo sự phân công của chỉ huy chữa cháy,
hướng dẫn nguồn nước chữa cháy, hỗ trợ triển khai đường vòi...
2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ
Sau khi nhận tin báo cháy tại Khách sạn Lam Kinh, Phòng Cảnh sát PCCC và
CNCH số 1 phát lệnh báo động xuất 04 xe chữa cháy, 01 xe bồn chở nước, 01 máy bơm
chữa cháy cùng 50 CBCS đến cơ sở. Do tình hình diễn biến phức tạp vượt ngoài khả năng
khống chế đám cháy của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH số 1, đ/c Lãnh đạo phòng đã
điện xin ý kiến Giám đốc xin chi viện thêm 01 xe chữa cháy củaPhòng Cảnh sát PCCC và
CNCH số 4. Đ/c Lãnh đạo phòng Cảnh sát PCCC và CNCH số 1 trực là người trực tiếp chỉ
huy chữa cháy.
Tổ chức trinh sát đám cháy:
- Cử 1 tổ 02 đ/c làm nhiệm vụ trinh sát đám cháy, mang theo thiết bị phòng hộ (quần
áo chống cháy, dây cứu người, bình thở...) cùng bộ đàm, tiến hành tìm hiểu làm rõ tình
hình diễn biến đám cháy để tổ chức cứu chữa. Thường xuyên báo cáo, liên lạc với chỉ huy
chữa cháy đề ra những phương pháp và biện pháp chữa cháy phù hợp, có hiệu quả.
- Quá trình trinh sát phải kết hợp lực lượng cơ sở (những người am hiểu tình hình
khu vực cháy) để tiến hành trinh sát đám cháy đạt kết quả tốt. Qua quá trình trinh sát để
xác định :
+ Có người bị nạn không? Nơi họ có mặt? Lối vào và biện pháp cứu người bị nạn.
+ Vị trí và kích thước đám cháy? Cháy chất gì? Hướng cháy lan chủ yếu?
+ Có nguy hiểm nổ không? Có các chất dễ cháy, các chất còn mang điện thế không?
+ Sự cần thiết phải sơ tán tài sản, chất cháy, sự cần thiết phải bảo vệ chúng dưới tác
động của ngọn lửa, biện pháp thoát khói.
+ Sự cần thiết phải phá vỡ các cấu kiện xây dựng của công trình?
+ Lối và hướng cho phép lực lượng phương tiện tiếp cận đám cháy?
Chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy:
- Xác định đám cháy đã được cắt điện.
- Xác định hướng tấn công chính theo hướng phát triển nhanh của ngọn lửa.
- Chất chữa cháy chủ yếu là: nước.
- Phương pháp chữa cháy là: làm lạnh.
- Biện pháp chữa cháy theo diện tích.
Triển khai lực lượng phương tiện chữa cháy:
+ Xe số 1: Đỗ ngay trước cửa và theo lối cầu thang của Khách sạn Lam Kinh triển
khai 01 lăng A, 01 lăng B phun vào gốc lửa để dập tắt đám cháy.
+ Xe số 2: Đỗ ngay trước cửa và theo lối cầu thang của Khách sạn Lam Kinh triển
khai 01 lăng A phun vào gốc lửa dập tắt đám cháy, 01 lăng B phun làm mát chiến sỹ và cấu
kiện xây dựng.
+ Xe số 3: Đỗ ngay trên đường trong cơ sở bên hông của khách sạn, triển khai
đường vòi qua lối giữa trung tâm hội nghị và Khách sạn Lam Kinh, triển khai 01 lăng A
phun vào gốc lửa dập tắt đám cháy, 01 lăng B phun làm mát chiến sỹ và cấu kiện xây
dựng, xe số 3 được tiếp nước từ bể nước ngầm của Khách sạn Lam Kinh.
+ Xe số 4:Đỗ đằng sau khách sạn triển khai đường vòi qua hành lang tầng 2 triển
khai 01 lăng Aphun vào gốc lửa dập tắt đám cháy, 01 lăng B phun làm mát chiến sỹ và cấu
kiện xây dựng.
+ Xe số 5: Đỗ sau Khách sạn ngay cạnh bể nước ngầm hút nước từ bể đồng thời
truyền nước cho xe chữa cháy số 4 và triển khai 01 lăng A phun vào gốc lửa dập tắt đám
cháy, 01 lăng B phun làm mát chiến sỹ và cấu kiện xây dựng.
+ Xe bồn chở nước:Tổ chức tiếp nước cho xe chữa cháy số 1 và 2.
- Trong quá trình chữa cháy phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện và chấp
hành sự điều hành của Chỉ huy chữa cháy.
3. Nhiệm vụ của các lực lượng khác
a. Công an phường
- Công an phường Đông Hương, đảm bảo giao thông đi lại và an ninh trật tự
trên tuyến đường Đông Hương II và các chốt giao thông vào cơ sở.
- Bảo vệ tài sản của cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự trong suốt quá trình chữa cháy.
- Bảo vệ hiện trường vụ cháy, phối hợp thực hiện công tác khám nghiệm hiện
trường với lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH, điều tra nguyên nhân vụ cháy. Cùng
cơ sở khắc phục hậu quả vụ cháy.
b. Đội Cảnh sát Giao thông Công an Thành phố Thanh Hóa
- Đảm bảo giao thông trên đường Đông Hương II và các chốt giao thông vào
cơ sở tránh ùn tắc, tạo điều kiện cho xe chữa cháy hoạt động dễ dàng.
c. Đội TT Công an Thành phố Thanh Hóa
- Bảo vệ tài sản của cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự trong suốt quá trình chữa cháy.
- Bảo vệ hiện trường vụ cháy, thực hiện công tác khám nghiệm hiện trường, điều
tra nguyên nhân vụ cháy. Cùng cơ sở khắc phục hậu quả vụ cháy.
d. Bệnh Viện Đa khoa Thành phố
Theo sự điều động, sơ cấp cứu nạn nhân đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện
chuyên khoa.
e. Điện lực thành phố Thanh Hóa
- Cắt điện trong khu vực xảy ra cháy hoặc cắt điện theo yêu cầu của CHCC.
- Kiểm tra an toàn điện tại nơi xảy ra cháy và xung quanh khu vực xảy ra cháy.
Chú ý: Các lực lượng cứu hộ, hỗ trợ chữa cháy, cứu người phải thông tin, liên
lạc chặt chẽ với ban chỉ huy chữa cháy.
IV. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ĐỂ CHỮA CHÁY TÌNH
HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT
C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG
KHÁC
1. Tình huống 1:
T
T
1
Giả định tình huống và kết quả tính toán
lực lượng, phương tiện chữa cháy.
Cháy xảy ra tại phòng nghỉ tầng 5, phòng 501
1. Lực lượng PCCC tại chỗ:
- Tình huống cháy vào ban ngày lúc 16h30’
- 30 người;
- Nguyên nhân cháy do chập điện
- Phương tiện:
Kế hoạch huy động lực lượng.
- Chất cháy chủ yếu là thiết bị nội thất, điều + 12 bình MFZ4;
hòa, rèm thảm…
+ Lăng vòi chữa cháy
- Đám cháy sẽ bao trùm toàn bộ căn phòng. 2. Lực lượng CS PCCC:
Lửa lan nhanh do chất cháy là chất dễ cháy, - 40 người;
đám cháy có thể lan ra xung quanh do trao đổi - Phương tiện:
nhiệt lớn và bức xạ nhiệt. Đám cháy tỏa ra + 03 xe chữa cháy, 01 xe bồn
nhiệt lượng lớn, thời gian cháy tự do kéo dài, chở nước,01 xe thang, 01 máy
có khả năng cháy lớn. Đám cháy tỏa ra nhiều bơm chữa cháy cùng trang thiết
khói, khí độc hại ảnh hưởng trực tiếp tới công bị theo xe.
tác chữa cháy và cứu hộ.
3. Công an thành phố Thanh Hóa
- Thời gian cháy tự do:
- 7 người cùng các dụng cụ hỗ
Ttd = 13 phút
trợ.
- Bán kính lan truyền của đám cháy:
4.Công an phường Đông Hương:
R = 0,5. Vlt . 10 + Vlt( Ttd – 10 ) = 8 m
- 10 người.
- Diện tích đám cháy tích theo dạng hình tròn:
- Các dụng cụ hỗ trợ.
Fc = π.R2 = 201 m2
5. Bệnh viện Đa khoa thành phố
- Diện tích chữa cháy: vì tầm phun sâu không 6. Chi nhánh điện Thành phố
cho phép (h=5), ta chọn phương pháp chữa
cháy theo chu vi.
Fcc = 1/2.π.h(2R-h)
= 133 m2
- Lưu lượng phun cần thiết:
Qct = 20 l/s
- Số lăng chữa cháy: 03 lăng A
- Số lăng làm mát: 03 lăng B
- 03 xe chữa cháy, 01 xe bồn chở nước, 01
máy bơm chữa cháy, 01 xe thang.
Nhiệm vụ của lực lượng chữa cháy
Lực lượng tại chỗ
Lực lượng CS PCCC
Các lực lượng khác
- Do đ/c Giám đốc khách sạn - Do đ/c lãnh đạo phòng trực 1. Công an thành phố
làm chỉ huy chữa cháy, chỉ huy tiếp chỉ huy chữa cháy;
Thanh Hóa
lực lượng PCCC cơ sở thực - Xuất xe đến đám cháy - Đội Trật tự, đội Cảnh
hiện các nhiệm vụ sau:
nhanh chóng và an toàn, sát giao thông: Lực
+ Báo động toàn bộ khách sạn, thực hiện các nhiệm vụ sau:
lượng huy động là 7
báo tin cho lực lượng chữa + Truyền đạt mệnh lệnh tới người cùng các dụng
cháy chuyên nghiệp; Công an các đơn vị tham gia phối cụ, phương tiện hỗ trợ
Thành phố, Công an Phường, hợp đã có trong phương án.
làm nhiệm vụ đảm bảo
Bệnh viện Đa khoa Thành phố, + Độc lập quyết định và áp giao thông tuyến QL
Chi nhánh điện Thành phố.
dụng các biện pháp kỹ chiến 1A và cổng chính của
+ Cắt điện khu vực xảy ra cháy, thuật chữa cháy.
khách sạn.
đón xe chữa cháy và hướng + Tổ chức trinh sát đám 2. Công an phường
dẫn đỗ vào vị trí thuận lợi;
cháy, cứu người, cứu tài sản. Đông Hương :
+ Bảo vệ vòng ngoài cùng;
* Tiểu đội 1:
+ Cắt điện theo sphương án;
- Đỗ xe trước cửa Khách sạn đảm bảo trật tự trong
- Nắm tình hình và
+ Kiểm tra an toàn điện nơi Lam Kinh triển khai đội quá trình chữa cháy.
xảy ra cháy và khu vực xung hình 01 lăng B theo hướng - Hướng dẫn cho mọi
quanh;
cầu thang bộ, phun trực tiếp người sơ tán;
+Sử dụng phương tiện chữa vào gốc lửa dập tắt đám - Chuẩn bị vị trí để sơ
cháy tại chỗ cố gắng không cho cháy và làm mát
cứu người bị nạn và
đám cháy lan rộng.
tập kết tài sản, bảo vệ
* Tiểu đội 2:
+ Đưa người bị nạn ra khu vực - Đỗ xe bên phải tiểu đội tài sản;
an toàn nếu có;
1theo hướng cầu thang bộ - Nắm tình hình và
+ Di chuyển tài sản có giá trị ta triển khai đội hình 1 lăng A, đảm bảo trật tự trong
khu vực an toàn, tạo lối đi cho phun nước vào gốc lửa dập quá trình chữa cháy;
người và phương tiện;
tắt đám cháy, đồng thời triển - Giữ gìn trật tự và ổn
+ Sử dụng bình chữa cháy xách khai 01 lăng B phun nước định mặt bằng địa
tay, bình chữa cháy xe đẩy;
làm mát cho CBCS tham gia điểm cháy.
+Khắc phục sự cố nhanh chóng chữa cháy và cấu kiện xây 3. Bệnh viện Đa Khoa
đi vào hoạt động.
dựng.
Thành phố:
* Tiểu đội 3:
- Nhanh chóng sơ cứu
- Đỗ xe bên phải tiểu đội 2 những người bị nạn,
phía vị trí bằng phẳng theo chuyển nạn nhân lên
lối cầu thang bộ triển khai tuyến trên khi cần
01 lăng A phun nước vào thiết.
gốc lửa và đồng thời triển 4. Điện lực Thành phố
khai 01 lăng B tổ chức phun cắt điện khu vực xảy
nước làm mát cho CBCS, ra cháy.
cấu kiện xây dựng, ngăn
chặn cháy lan.
* Tiểu đội 4: (xe thang
chuyên dụng)
- Đỗ phía sau khách sạn
Lam Kinh triển khai 01 lăng
A theo hướng đường thang
vừa triển khai vừa phun
nước làm mát, ngăn chặn
cháy lan.
+ Máy bơm chữa cháy: Hút
nước từ bể nước ngầm có
khối tích 840m3 của cơ sở tổ
chức tiếp nước cho xe thang.
Và xe số 3.
+Xe bồn chở nước: tổ chức
tiếp nước cho xe chữa cháy
số 1 và số 2.
2. Tình huống 2:
T
T
Giả định tình huống và kết quả tính toán lực
Kế hoạch huy động lực lượng.
lượng, phương tiện chữa cháy.
Cháy xảy ra tại bãi đỗ xe ô tô bên ngoài của 1. Lực lượng PCCC tại chỗ:
Khách sạn Lam Kinh.
- 30 người;
- Tình huống cháy vào ban ngày lúc 10h00’
- Phương tiện:
- Nguyên nhân cháy là chập điện.
+ 12 bình MFZ4;
- Chất cháy chủ yếu nhựa, mút xốp, cao su…
+ Lăng vòi chữa cháy.
- Đám cháy toả nhiệt lớn và nhiều khói khí độc, 2. Lực lượng CS PCCC:
có nguy cơ cháy lan sang các phương tiện xung - 20 người;
1
quanh và cháy lan sang các công trình lân cận.
- Phương tiện:
- Thời gian cháy tự do:
+ 02 xe chữa cháy và 01 xe bồn
Ttd = 10 phút
chở nước cùng trang thiết bị
- Bán kính lan truyền của đám cháy:
theo xe.
R = 0,5. Vlt . 10 = 5 m
3. Công an Thành phố Thanh
- Diện tích đám cháy tích theo dạng hình tròn:
Hóa
Fc = π.R2 = 78,5 m2
- 5 người cùng các phương tiện,
- Diện tích chữa cháy:
công cụ hô trợ.
Fcc = Fc = 78,5 m2
4. Công an phường Đông
- Lưu lượng phun cần thiết:
Hương:
Qct = 11,7 l/s
- 5 người.
- Số lăng chữa cháy: 02 lăng A
- Các dụng cụ hỗ trợ.
- Số lăng làm mát: 02 lăng B
5. Bệnh viện Đa khoa Thành
- 02 xe chữa cháy, 01 xe bồn chở nước
phố
6. Chi nhánh điện Thành phố.
Nhiệm vụ của lực lượng chữa cháy
Lực lượng tại chỗ
Lực lượng CS PCCC
Các lực lượng khác
- Do đ/c Giám đốc khách sạn - Do đ/c lãnh đạo phòng trực 1. Công an Phường
làm chỉ huy chữa cháy, chỉ huy tiếp chỉ huy chữa cháy;
Đông Hương và Công
lực lượng PCCC cơ sở thực - Xuất xe đến đám cháy an TP.Thanh Hóa:
hiện các nhiệm vụ sau:
nhanh chóng và an toàn, - Nắm tình hình và
+ Báo động toàn bộ khách sạn, thực hiện các nhiệm vụ sau:
đảm bảo trật tự trong
báo tin cho lực lượng chữa + Truyền đạt mệnh lệnh tới quá trình chữa cháy.
cháy chuyên nghiệp; Công an các đơn vị tham gia phối - Hướng dẫn cho mọi
Thành phố, Công an Phường, hợp đã có trong phương án.
người sơ tán;
Bệnh viện Đa khoa Thành phố, + Độc lập quyết định và áp - Chuẩn bị vị trí để sơ
Chi nhánh điện Thành phố.
dụng các biện pháp kỹ chiến cứu người bị nạn và
+ Cắt điện khu vực xảy ra cháy, thuật chữa cháy.
tập kết tài sản, bảo vệ
đón xe chữa cháy và hướng + Tổ chức trinh sát đám tài sản;
dẫn đỗ vào vị trí thuận lợi;
cháy, cứu người, cứu tài sản. - Nắm tình hình và
+ Bảo vệ vòng ngoài cùng;
* Tiểu đội 1:
+ Cắt điện theo phương án;
- Đỗ xe tại vị trí sân trước quá trình chữa cháy;
đảm bảo trật tự trong
+ Kiểm tra an toàn điện nơi của Khách sạn theo hướng - Giữ gìn trật tự và ổn
xảy ra cháy và khu vực xung đông của bãi đỗ xe, triển định mặt bằng địa
quanh;
khai đội hình 1 lăng A phun điểm cháy.
+Sử dụng phương tiện chữa nước vào gốc lửa dập tắt 2. Bệnh viện Đa Khoa
cháy tại chỗ cố gắng không cho đám cháy, ngăn chặn cháy Thành Phố:
đám cháy lan rộng.
lan, và 1 lăng B làm mát cho - Nhanh chóng sơ cứu
+ Đưa người bị nạn ra khu vực chiến sỹ và xe xung quanh.
những người bị nạn,
an toàn nếu có;
chuyển nạn nhân lên
* Tiểu đội 2:
+ Di chuyển tài sản có giá trị ta - Đỗ trên đường đại lộ Lê tuyến trên khi cần
khu vực an toàn, tạo lối đi cho Lợi, chọn chỗ đỗ thuận tiện thiết.
người và phương tiện;
cho việc chữa cháy và 3. Chi nhánh điện
+ Sử dụng bình chữa cháy xách không làm cản trở giao Thành phố:
tay, bình chữa cháy xe đẩy;
thông theo hướng phía nam Cắt điện khu vực xảy
+Khắc phục sự cố nhanh chóng của bãi đỗ xe, triển khai đội ra cháy.
đi vào hoạt động.
hình 1 lăng A chữa cháy và
01 lăng B phun nước làm
mát và ngăn cháy lan sang
khu vực lân cận;
- Xe bồn chở nước: tiếp
nước cho 2 xe chữa cháy.