Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.27 KB, 9 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

G

ia đình là tổ ấm của mỗi con người, là nơi con người được sinh ra
và lớn lên, là nơi mỗi con người được gửi gắm tình cảm, đón nhận
sự yêu thương suốt cả cuộc đời1. Nhưng trong nhiều trường hợp,

bạo lực đang trở thành một trong những nguy cơ biến gia đình thành “địa ngục
trần gian”. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạo lực gia đình
không chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần mà còn về mặt kinh tế - xã hội.
Mà đó là vấn đề nhức nhối khiến dư luận, xã hội đặc biệt quan tâm. Bạo lực
gia đình làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
phá vỡ sự bền vững của gia đình2. Trong đó, nạn nhân bạo lực gia đình luôn là
đối tượng chịu những hậu quả nặng nề nhất về thể chất cũng như tinh thần.
Vậy thì nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ gì? Bài viết dưới đây sẽ tập
trung phân tích đề tài: “Nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình”.

NỘI DUNG
1
2

Vai trò của gia đình trong cuộc sống; Tác giả: Hoàng Thị Nhuận; Website: baocaobang.vn;
/>
cua-hien-tuong-bao-luc-gia-dinh.196.html

1


1. Một số vấn đề cơ bản
1.1.



B

Khái niệm bạo lực gia đình
ạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa
các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường
thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con

cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có
xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này. Khái niệm bạo lực gia đình
được quy định trong khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm
2007. Theo đó, “bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây
tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với
thành viên khác trong gia đình”.
Các hành vi bạo lực gia đình bao
gồm: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc
hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ,
tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý
khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô
lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường
xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm
trọng; Ngăn cản việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ

2


và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép
tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản
riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên
gia đình; Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính
quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra
tình trạng phụ thuộc về tài chính; Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia
đình ra khỏi chỗ ở.
1.2.

T

Nạn nhân bạo lực gia đình
heo lệ truyền thống, nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là nữ giới,
do đó họ gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ pháp lý
cũng như sự bảo vệ. Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, sự bất

bình đẳng giới dai dẳng và nền văn hóa mà ở đó sự thống trị của nam giới đối
với phụ nữ được chấp nhận, đã dung túng, coi bạo lực gia đình là điều đương
nhiên và phải giữ im lặng về điều đó. Nhưng hiện nay, do xã hội phát triển với
nền kinh tế thị trường, nạn nhân bạo lực gia đình có thể là con cái, người
chồng, ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì vậy, cần có những nỗ lực không ngừng
nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này và thay đổi thái độ để
bạo lực gia đình không còn là một vấn đề cần phải che đậy, những người phụ
nữ chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình có thể tìm kiếm sự trợ giúp và hỗ trợ3.

2. Nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình
3

/>
violence/Final_Handbook_in_Vnese.pdf


3


C

ó thể thấy rằng, nạn nhân bạo lực gia đình luôn ở thế bị động và
chịu nhiều thiệt thòi nhất. Do đó, Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình đã cho họ những quyền pháp lý để bảo vệ trước nguy cơ bị

xâm phạm về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nạn nhân bạo lực
gia đình cũng phải có “nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia
đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu” (khoản 2
Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007). Ngoài ra, trong Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình, không đề cập tới nghĩa vụ nào nữa của nạn nhân bạo
lực gia đình.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bạo lực gia đình là
những cơ quan được đề cập taih phần IV của Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình 2007. Khi các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền yêu cầu cung cấp
thông tin liên quan đến bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình phải có
nghĩa vụ cung cấp các thông tin liên quan đến bạo lực gia đình. Vậy thì nạn
nhân bạo lực gia đình phải cung cấp nhưng thông tin gì? Vấn đề này không
được quy định chi tiết trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Dựa
vào thực tiễn điều tra và thu thập thông tin về bạo lực gia đình, nạn nhân bạo
lực gia đình sẽ phải cung cấp các loại thông tin sau đây:
(1) Diễn biến chi tiết của vụ việc hiện tại;
(2) Tình trạng hiện tại và trong quá khứ của mối quan hệ vợ chồng;
(3) Lịch sử bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng (bạo lực về thể xác,
tình dục, lời nói, tài chính, tâm lý);
(4) Thông tin về người gây bạo lực: tình trạng thất nghiệp, tình trạng sử
dụng rượu và ma túy, bệnh về tâm thần, mức độ tâm trạng căng thẳng;


4


(5) Hành vi kiểm soát, như cô lập, cách ly nạn nhân với các mối quan
hệ khác, ghen tuông;
(6) Việc sử dụng hung khí;
(7) Phản ứng trước đó của cơ qua công an, UBND hoặc Hội phụ nữ;
(8) Đe dọa làm hại/hành vi quấy rối;
(9) Diễn biến theo chiều hướng tăng của tình trạng bạo lực;
(10) Những nỗi sợ hãi cũng như mối quan tâm của nạn nhân;
Đối với các hành vi bạo lực bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong quá
trình tố tụng hình sự, rất nhiều trường hợp nạn nhân không sẵn lòng cung cấp
thông tin hoặc không ưng thuận theo đuổi quá trình tố tụng. Có rất nhiều
nguyên nhân về kinh tế, văn hóa và xã hội lý giải tại sao nạn nhân bạo lực gia
đình lại có thể lựa chọn sống chung với bạo lực. Những lý do này rất hợp lý,
chẳng hạn: họ không có nơi nào để đi, không thể nào nuôi sống bản thân và
con cái nếu rời đi, cảm thấy xấu hổ hoặc tủi nhục vì đã từng bị lạm dụng, bị
bạo lực; hoặc sợ rằng bạn bè, gia đình và cộng đồng sẽ chế nhạo họ vì bị bạo
lực, bị lạm dụng. Nạn nhân bạo lực gia đình có thể miễn cưỡng rời đi vì lý do
tình cảm hoặc vì lý do tôn giáo. Ngoài ra, việc họ rời đi để lại những rủi ro
đáng kể. Nạn nhân bạo lực gia đình sợ rằng người có hành vi bạo lực sẽ đe
dọa làm hại mình. Nghiên cứu cho thấy, nạn nhân thường gặp nguy hiểm nhất,
thậm chí bị tấn công đến mức tử vong nếu họ cố gắng rời đi.
Có nhiều lý do khiến nạn nhân miễn cưỡng, không thể nói hoặc không
sẵn lòng báo cáo về tình trạng bạo lực của họ như: Không muốn nói với người
ngoài vì cho rằng đây là việc riêng của gia đình; Nỗ lực giảm thiểu bạo lực và
tự thuyết phục rằng đây không phải là vấn đề nghiêm trọng; Sợ rằng người

5



gây bạo lực sẽ trả thù bản thân hoặc người thân của họ; Không muốn người
gây bạo lực phải rời khỏi nhà, bị đi tù hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự; Xấu
hổ, bối rối về tình trạng bạo lực của mình hoặc tự đổ lỗi cho bản thân vì đã để
cho tình trạng bạo lực xảy ra; Bị lệ thuộc vào người gây bạo lực về tình cảm;
Có niềm tin mãnh liệt rằng cần phải giữ gìn quan hệ vợ chồng và các thành
viên trong gia đình cần ở chung với nhau; Sợ bị người khác bêu xấu; Bị lệ
thuộc vào người gây bạo lực về kinh tế; Sống trong một khu vực bị cô; Không
tin rằng công an hay hệ thống tư pháp có thể ngăn chặn tình trạng bạo lực;
Không tin rằng các cơ quan chức năng có thể giúp đỡ hay bảo vệ cho họ,…
Xét về mặt pháp lý, việc không thực hiện nghĩa vụ khai báo thông tin
liên quan đến bạo lực gia đình là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự cũng
như pháp luật tố tụng hình sự. Theo khoản 4 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự
quy định: “Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì
có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự”.
Điều 308 Bộ luật hình sự quy định về Tội từ chối khai báo, từ chối kết
luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu như sau:
“1. Người nào từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết
luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng,
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến một năm .
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

6



Như vậy, trên cơ sở pháp lý, hành vi không cung cấp tài liệu có thể cấu
thành tội danh theo Điều 308 của Bộ luật hình sự. Nhưng trên thực tế, nạn
nhân bạo lực gia đình là người thiệt hại nặng nề nhất, vì những quan hệ tình
cảm cũng như bị suy sụp về mặt thể xác lẫn tinh thần nên việc thực hiện nghĩa
vụ khai báo không được hiệu quả hoặc trọn vẹn. Về mặt lý lẽ và tình cảm,
không ai lại truy cứu trách nhiệm hình sự của họ trước pháp luật cả.

3. Nhận xét và khuyến nghị

C

ó thể thấy rằng, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vẫn chưa quy
định một cách rõ ràng và chi tiết về vấn đề nghĩa vụ của nạn nhân
bạo lực gia đình. Về mặt pháp lý, việc quy định như vậy xuất phát

từ nguyên tắc thống nhất giữa các quy định pháp luật. Việc xác định nghĩa vụ
của nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu sẽ tuân theo các quy định pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính và hoạt động tố tụng hình sự. Về cơ bản, nạn nhân
bạo lực gia đình là chủ thể bị động, chịu nhiều thiệt thòi, việc quy định quá
nhiều nghĩa vụ sẽ làm nạn nhân bạo lực gia đình cảm thấy mệt mỏi và gánh
nặng khi thực hiện những nghĩa vụ đó.

KẾT LUẬN

7


B

ạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả

nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn
chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu

quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình,
toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người.
Việc bảo vệ nạn nhân và quy định địa vị pháp lý cho họ cũng là trong những
vấn đề phức tạp của pháp luật bình đẳng giới và pháp luật hôn nhân và gia
đình. Cần có những quy định cụ thể hơn nữa về nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực
gia đình, làm cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cộng đồng xã
hội đẩy lùi vấn nạn nhức nhối này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8


1. Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
2. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
3. Bộ luật Hình sự năm 2009
4. Các link website:
- />va_nghia_vu_cua_nan_nhan_bao_luc_gia_dinh_.aspx;
- />- />%C4%91%C3%ACnh
- />
9



×