Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

4 năm hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Báo cáo và bài học kinh nghiệm 2007 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 41 trang )

TRUNG TÂM PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN
DỰ ÁN NGƠI NHÀ BÌNH N
4 NĂM HỖ TR NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
BÁO CÁO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2007 - 2010
Peace House Project

3
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng đã và đang là một vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Theo thống kê trên
thế giới, cứ ba phụ nữ thì có một phụ nữ đang phải chịu sự đánh đập, cưỡng
bức hoặc bị ngược đãi ít nhất một lần trong đời. Hậu quả do BLGĐ không
những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ và hạnh phúc gia đình
mà còn ảnh hưởng đến cả con cái và thiệt hại kinh tế nói chung. Theo nhận
định của WHO thì BLGĐ đã và đang tác động đến một bộ phận không nhỏ
phụ nữ trên toàn thế giới.
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) là đơn vị trực thuộc Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam (VWU) có chức năng phục vụ các hoạt động chính trị - xã hội
của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Trung
ương Hội nhằm hỗ trợ sự phát triển toàn diện về năng lực, trình độ mọi mặt,
kỹ năng nghề nghiệp, thể lực và thẩm mỹ của phụ nữ Việt Nam và được phép
cung cấp các dịch vụ phụ trợ để tận thu, hỗ trợ các hoạt động chính trị - xã
hội và các chi phí khác của Trung tâm. Ngôi nhà Bình yên là một mô hình của
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển – Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai
nhằm hỗ trợ nhóm phụ nữ yếu thế, thiệt thòi, chủ yếu và phụ nữ và trẻ em là
nạn nhân bị buôn bán người và bị BLGĐ. Mô hình Ngôi nhà Bình yên được
xây dựng và đưa vào hoạt động thành công từ tháng 3 năm 2007 từ hỗ trợ
của các cơ quan tài trợ như Ủy ban Y tế Hà Lan tại Việt Nam (MCNV), Cơ


quan Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ (SDC), Ford Foundation (FF), Cơ quan Hợp
tác Phát triển Tây Ban Nha (AECID),... Từ đó cho đến nay, với sự trợ giúp
của các tổ chức trong nước và quốc tế, Ngôi nhà Bình yên thực sự là nơi hỗ
trợ hiệu quả, toàn diện giúp những phụ nữ và trẻ em yếu thế thiệt thòi là nạn
nhân của bạo lực gia đình tìm thấy nụ cười, xây dựng cuộc đời mới.
Tuy là mô hình điểm nhưng Ngôi nhà Bình yên dần khẳng định bước chân của
những người đi tiên phong trong công việc giúp nạn nhân của bạo hành gia
đình vượt qua những nỗi đau và tạo lập được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NGÔI NHÀ BÌNH YÊN
4
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển là đơn vị trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam nhằm hỗ trợ sự phát triển và tiến bộ cho phụ nữ, đặc biệt là phụ
nữ có hoàn cảnh khó khăn thông qua các dịch vụ khách sạn và các dịch
vụ xã hội khác.
Sứ mệnh của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển: hỗ trợ sự phát triển và tiến
bộ của phụ nữ bằng việc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả về
khách sạn và hỗ trợ toàn diện cho phụ nữ có khó khăn.
Tầm nhìn của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển: vì sự độc lập, tự chủ, phát
triển và tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ có hoàn cảnh khó
khăn.
Mô hình Ngôi nhà Bình yên KHÔNG
mong muốn có nhiều nạn nhân đến,
tuy nhiên, trong điều kiện tính mạng,
sức khoẻ, tâm lý, tài sản của phụ nữ
bị đe doạ, cần được cung cấp các dịch
vụ kịp thời, cần thiết giúp nạn nhân có
môi trường thực sự AN TOÀN, KHẨN
CẤP, TẠM THỜI để củng cố kỹ năng,

kiến thức, sức khỏe, nghề nghiệp... với
mục tiêu tái hoà nhập cộng đồng độc
lập, bền vững.
Các dịch vụ của Ngôi nhà Bình yên
• Hỗ trợ tư vấn/ tham vấn tâm lý
• Hỗ trợ nơi trú ẩn an toàn
• Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
• Hỗ trợ pháp lý
• Hỗ trợ đào tạo nghề/ hướng
nghiệp
• Tạo môi trường thân thiện và sản
xuất đồ thủ công
• Hỗ trợ vui chơi giải trí
• Chăm sóc trẻ và hỗ trợ khác
• Hỗ trợ hồi gia từ 18-24 tháng.
1. Chuyên nghiệp
Chúng tôi khẳng định tính chuyên nghiệp bằng sự hài lòng của
mọi khách hàng.
2. Đoàn kết hợp tác tốt
Chúng tôi cùng tôn trọng, chia sẻ, nỗ lực hợp tác vì mục đích
chung, trên cơ sở hài hòa lợi ích/quan điểm cá nhân và tập
thể.
3. Quan hệ hợp tác
Sẵn sàng hợp tác, duy trì và mở rộng các mối quan hệ bình
đẳng, cùng có lợi vì sự phát triển của phụ nữ.
4. Trách nhiệm
Chúng tôi cam kết phát huy tối đa mọi nguồn lực để mang lại
giá trị dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
5. Công bằng
Chúng tôi đảm bảo sự công bằng với mọi khách hàng; công

bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
6. Hỗ trợ vì lợi ích cộng đồng
Chúng tôi luôn nỗ lực và cam kết hỗ trợ cho sự phát triển của
phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vì lợi ích cộng đồng.
7. Phát triển bền vững của Tổ
chức
Chúng tôi không ngừng nâng cao năng lực, đổi mới, sáng tạo
và thích ứng; hoạt động uy tín, chất lượng, hiệu quả vì sự phát
triển bền vững.
5
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
MỤC LỤC
1. Bối cảnh xây dựng mô hình Ngôi nhà Bình yên
2. Tháp can thiệp phòng chống bạo lực gia đình
3. Sơ đồ tổ chức của Ngôi nhà Bình yên
4. Các dịch vụ cung cấp cho nạn nhân bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà Bình yên
• Hỗ trợ tư vấn/ tham vấn tâm lý
• Hỗ trợ nơi trú ẩn an toàn
• Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
• Hỗ trợ pháp lý
• Hỗ trợ đào tạo nghề/ hướng nghiệp
• Tạo môi trường thân thiện và sản xuất đồ thủ công
• Hỗ trợ vui chơi giải trí
• Chăm sóc trẻ và hỗ trợ khác
• Hỗ trợ hồi gia từ 18-24 tháng.
5. Phụ lục
• Phụ lục 1: Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động dự án Ngôi nhà Bình yên
• Phụ lục 2: Đặc điểm người tạm trú tới tạm lánh tại Ngôi nhà Bình yên
• Phụ lục 3: Danh mục tài liệu hóa các hoạt động

• Phụ lục 4: Biểu mẫu thống kê số liệu hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán và bạo lực gia
đình qua mô hình nhà Bình yên
• Phụ lục 5: Danh mục đối tác giao chuyển và cung cấp dịch vụ
• Phụ lục 6: Danh mục các đoàn khách tới tham quan ngôi nhà bình yên

7
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
1
BỐI CẢNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH
NGÔI NHÀ BÌNH YÊN
Mô hình Ngôi nhà Bình yên được xây dựng trên cơ sở tình hình bạo lực gia
đình ở Việt Nam đang ngày càng xảy ra nghiêm trọng về tính chất và mức
độ. Báo cáo Điều tra gia đình Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
phối hợp với Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới năm 2006 cho biết
có khoảng 37% cặp vợ chồng trong độ tuổi từ 18-60 được hỏi cho rằng gia
đình họ đã từng xảy ra mâu thuẫn, trong đó cứ 1.000 vụ mâu thuẫn thì có
101 vụ xảy ra bạo lực thể xác, nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ
chiếm trên 90%.
Giai đoạn thiết lập mô hình Ngôi nhà Bình yên trong bối cảnh xã hội còn e
ngại, né tránh bàn đến vấn đề bạo lực gia đình do các rào cản về văn hoá
bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình là chuyện riêng của các gia đình; việc
người phụ nữ ra khỏi nhà là điều cấm kỵ và không được chấp. Nhiều ý kiến
còn hoài nghi về tính phù hợp của mô hình nhà tạm lánh tại Việt Nam. Về
luật pháp, Chính phủ Việt Nam mới thông qua Luật Bình đẳng giới (2006),
do vậy mục tiêu dự án giai đoạn I (2007 -2008) tập trung vào việc Xây dựng
mô hình Ngôi nhà Bình yên đầu tiên ở Việt Nam, với các hoạt động ban
đầu sau đây:
• Hoạt động vận hành mô hình Ngôi nhà Bình yên và các dịch vụ kèm
theo bao gồm: Phòng tham vấn; Nhà tạm trú cho nạn nhân bị bạo lực gia

đình; Nhà trẻ là nơi chăm sóc con của các nạn nhân bị bạo lực gia đình trong
thời gian tạm trú tại Ngôi nhà Bình yên.
• Hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và phát triển mạng lưới,
hoạt động này gồm: nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác xã hội cho cán
bộ và nhân viên dự án; nâng cao nhận thức và phát triển mạng lưới;
• Hoạt động quản lý, vận hành dự án.
Sau 6 tháng chuẩn bị và đào tạo nhân viên, Ngôi nhà Bình yên chính thức đi
vào hoạt động từ tháng 3 năm 2007 với sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên
gia quốc tế và trong nước cả về kỹ năng công tác xã hội và quản lý vận hành
mô hình.
Kết thúc giai đoạn I, trong bối cảnh Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã
được thông qua (tháng 11/2007) và cùng nhiều văn bản hướng dẫn Luật
này và luật Bình đẳng Giới. Xã hội đã cởi mở hơn khi trao đổi về bạo lực
gia đình, việc người phụ nữ đến Ngôi nhà Bình yên đã đảm bảo được uy tín
của họ khi ra khỏi nhà. Nhằm góp phần thực hiện Luật và làm tốt chức năng
của Hội liên hiệp phụ nữ, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã đề nghị các tổ
chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ giai đoạn II (2009-2010) trên cơ sở tác động tích
cực,hiệu quả của Mô hình. Ngôi nhà Bình yên được cộng đồng chấp nhận
như một tất yếu trong xã hội. Để có thêm bài học kinh nghiệm trong việc hỗ
trợ nạn nhân một cách toàn diện theo mô hình đã xây dựng và xây dựng đội
ngũ cán bộ có thể đảm trách được các công việc vận hành Ngôi nhà Bình
yên độc lập, có khả năng chuyển giao mô hình do đó, , mục tiêu của giai
đoạn này tập trung vào:
• Xây dựng, củng cố và phát triển mô hình nhà tạm lánh bằng việc
nâng cấp chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân và mở rộng truyền thông mô
hình.
• Xây dựng, củng cố hệ thống giao chuyển và các hoạt động tiếp cận
nạn nhân tại cộng đồng.
• Xây dựng, củng cố nhân lực dự án để tiếp tục vận hành và hoàn
thiện mô hình nhà tạm lánh.

1. BỐI CẢNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÔI NHÀ BÌNH YÊN VÀ MỤC TIÊU DỰ ÁN
8
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
2. THÁP CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG BẠO LƯC GIA ĐÌNH
2
THÁP CAN THIỆP
PHÒNG CHỐNG BẠO LƯC GIA ĐÌNH
Can thiệp bạo lực gia đình ở góc độ mỗi cá nhân và gia đình, dòng họ:
Trong Tháp can thiệp phòng chống
bạo lực gia đình, các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức được thực hiện rộng rãi bởi các ban ngành
liên quan; ở cấp độ thứ 2 và thứ 3, các hoạt động truyền thông giáo dục được triển khai với các hình thức Câu
lạc bộ, chia sẻ của bạn bè, gia đình nhằm phòng ngừa bạo lực có thể xảy ra hoặc ngừng bạo lực mới bắt đầu
trên cơ sở nhận thức của bản thân người trong cuộc và những người gần gũi xung quanh.
Can thiệp bạo lực gia đình ở góc độ cộng đồng và hành chính:
Khi các hoạt động phòng ngừa
không hiệu quả, không làm giảm bạo lực gia đình, Bạo lực gia đình đòi hỏi sự tham gia can thiệp nhiều
hơn, với cấp độ cao hơn của cộng đồng, của chính quyền như Tổ hòa giải, can thiệp của các ban ngành
địa phương,các địa chỉ tin cậy (thực chất là địa điểm tư vấn, có thể tạm lánh khẩn cấp tạm thời).Ở cấp
độ này đã có những can thiệp chuyên sâu như tư vấn pháp lý, tham vấn tâm lý nhằm giải quyết với hy
vọng có thể chấm dứt những vụ việc bạo lực gia đình bị kéo dài.
Can thiệp, giải quyết bạo lực gia đình ở góc độ pháp lý:
ở cấp độ này, ngành tư pháp và tòa
án đã phải can thiệp để giải quyết hậu quả của bạo lực gia đình, có những hậu quả rất nghiêm
trọng đã xảy ra như chết người, hôn nhân đổ vỡ, gia đình ly tán, kinh tế gia đình phá sản…
Can thiệp, giải quyết hậu quả của bạo lực gia đình ở góc độ xã hội toàn diện:
mục đích cao nhất ở giai đoạn này là chấm dứt bạo lực kịp thời (khi sức khỏe thể
chất, tinh thần; tính mạng bị đe dọa), nâng cao quyền năng và tạo cơ hội xây dựng
cuộc sống mới cho nạn nhân. Nhà tạm lánh là biện pháp cuối cùng cho các nạn nhân
bị bạo lực gia đình đã phải chịu hậu quả nặng nề của bạo lực gia đình kéo dài, không

có khả năng tự giải thoát hoặc các biện pháp can thiệp trên không đủ sức mạnh để
làm chấm dứt bạo lực (kể cả kẻ gây bạo lực đã đi cải tạo nạn nhân vẫn phải đối mặt
với dư luận, các vấn đề tâm lý, đời sống phụ thuộc hoặc tiếp tục sống với kẻ bạo lực
trong tương lai…).
9
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
• Phòng Tham vấn
có các cán bộ và chuyên gia tham vấn chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ tham vấn ban đầu,
làm thủ tục tiếp nhận chị em vào Ngôi nhà Bình yên nếu như họ có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chí mà hoạt động
Ngôi nhà Bình yên đưa ra. Người tạm trú sẽ được tư vấn thường xuyên trong thời gian ở tại Ngôi nhà Bình yên
(3 lần/ tuần theo nhu cầu). Ngay cả sau khi hồi gia, người tạm trú vấn tiếp tục nhận được tham vấn nếu có nhu
cầu. Chuyên gia tư vấn tâm lý của Phòng Tham vấn làm việc trên đường dây nóng 24h/ ngày.
• Nhà trẻ
có 2 giáo viên được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, tiếp nhận con của người tạm
trú. Hàng ngày trẻ em dưới 6 tuổi được đưa tới nhà trẻ từ 8h sáng đến 5h00 chiều. Ở đây, các em sẽ được chăm
sóc và giáo dục phát triển phù hợp với lứa tuổi, được tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống,
được hỗ trợ tâm lý. Các em trên 7 tuổi được gửi đến các trường học văn hoá phù hợp với lứa tuổi và được trợ
giúp tâm lý ngoài giờ học.
Giáo viên đều nhận thức rằng nhiệm vụ mà họ thực hiện với trẻ ở đây đôi khi rất khó khăn vì các em đã phải trải
qua và lớn lên trong môi trường bạo lực. Vì thế, các giáo viên đều được đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp để có
thể phối hợp chặt chẽ với cha mẹ của các em trong giáo dục.
• 02 Ngôi nhà Bình yên (01 Ngôi nhà Bình yên cho phụ nữ bị bạo lực gia đình; 01 Ngôi nhà Bình
yên bình yên cho phụ nữ bị buôn bán)
tại mỗi nhà có 01 Quản lý Ngôi nhà Bình yên, 4 nhân viên xã hội, 3
bảo vệ và 1 quản gia làm việc 24/24h tất cả các ngày trong tuần.
Các nhân viên xã hội làm việc trong Ngôi nhà Bình yên được thường xuyên tham gia các khóa tập huấn về Kỹ
năng tham vấn, kỹ năng công tác xã hội nhằm tăng cường khả năng tham vấn và quản lý ca (trường hợp) một
cách chuyên nghiệp cho người tạm trú (bao gồm phụ nữ và trẻ em) . Các nhân viên xây dựng kế hoạch làm việc
đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em . Cán bộ xã hội sẽ phân chia thời gian làm việc để thường xuyên có một

người làm việc theo ca từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối tất cả các ngày trong tuần.
Nhân viên bảo vệ làm việc theo 3 ca, đảm bảo an ninh, an toàn cho Ngôi nhà Bình yên và người tạm trú 24h trong
ngày.
Nhân viên quản gia hỗ trợ người tạm trú cách làm và cùng tham gia các hoạt động sinh hoạt trong ngày như nấu
ăn, vệ sinh nhà cửa và chăm sóc trẻ nhỏ.
3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
3
SƠ ĐỒ
TỔ CHÚC HOAT ĐỘNG
Hội Liên
hiệp
Phu nữ
Việt
Nam
Trung Tâm
Phụ nữ

Phát Triển
Ban quản lý dự án Ngôi nhà Bình yên
Địa phương, cộng đồng
Cơ quan
thuộc
Chính
Phủ
Cơ quan
tổ chức
liên
quan
Phòng
Tham

vấn
Ngôi
nhà
Bình yên
cho NN
BLGĐ
Ngôi nhà
Bình yên
cho NN
bị buôn
bán
Nhà tre
Quan hệ hoạt động nội
bộ dự án
Giai đoạn I của dự án, mô hình gồm
có 4 hợp phần:
10
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
Đến giai đoạn II,
các hoạt động cho nạn nhân bị buôn bán được tách ra thành một (01) mô hình riêng do
có những đặc thù và nhu cầu khác biệt của nhóm đối tượng. Mô hình chỉ còn ba (03) hợp phần chính: Phòng
Tham vấn, Nhà trẻ và Ngôi nhà Bình yên cho phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Các hợp phần cần phối hợp với nhau chặt chẽ để cung cấp gói dịch vụ toàn diện cho phụ nữ và trẻ em một
cách đồng bộ, bình đẳng trong môi trường an toàn, thân thiện. Nhân viên tham vấn phối hợp chặt chẽ với nhân
viên xã hội và giáo viên nhà trẻ trong hoạt động hỗ trợ tâm lý cho người tạm trú; giáo viên nhà trẻ cùng nhân
viên xã hội và phụ nữ có con đi cùng để hỗ trợ cách chăm sóc, giáo dục trẻ em; nhân viên xã hội, bảo vệ, quản
gia trao đổi thông tin kịp thời, đầy đủ về tình trạng sức khỏe, tâm lý, mối quan hệ… của người tạm trú để có
các can thiệp, hỗ trợ kịp thời. Các thông tin đều được khẳng định, làm rõ tại các các cuộc họp giao ban tuần
với sự chủ trì của Quản lý Nhà hỗ trợ và báo cáo tới ban quản lý dự án vào cuối tháng.

Để cho các hợp phần phối hợp chặt chẽ và cơ chế vận hành được thông suốt, Ban quản lý được thành lập
gồm có Giám đốc dự án, điều phối dự án và các nhân viên dự án. Ban quản lý dự án đều là các cán bộ nhân
viên của Trung tâm. Hoạt động của ban quản lý dự án còn nhận được sự hỗ trợ của các phòng Kế toán, phòng
Kinh doanh, tổ kỹ thuật, hội trường trong việc quản lý tài chính dự án, hỗ trợ duy tu bảo hành cơ sở vật chất
của các hợp phần, hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo, sự kiện, hoạt động truyền thông…
3
SƠ ĐỒ
TỔ CHÚC HOAT ĐỘNG
Tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm Phụ nữ và Phát triển
Ban Giám đốc Trung tâm
11
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (thành lập năm 1930) có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
phụ nữ Việt Nam. Hội có 4 cấp hoạt động ở 63 tỉnh thành phố. Đến năm 2010, Hội có 20 ban và đơn vị
trực thuộc ở cấp Trung ương và hơn 13 triệu hội viên.
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển là một đơn vị mới của cơ quan Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam (thành
lập 2002 và đi vào hoạt động năm 2007), Trung tâm có sư mệnh hoạt động vì sự độc lập, tự chủ, phát
triển và tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Các hoạt động của
Trung tâm đều cần được lãnh đạo Hội chỉ đạo, tạo điều kiện và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của
Đoàn Chủ tịch và các cấp Hội phụ nữ trong quá trình vận hành.
Để có thể thiết kế, mở cửa và duy trì hoạt động của Ngôi nhà Bình yên, cho đến nay, các hoạt động của
Ngôi nhà Bình yên luôn luôn nhận được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các đối tác quốc tế như Ủy
ban Y tế Hà Lan tại Việt Nam (MCNV), Cơ quan hợp tác phát triển của Thụy Sỹ (SDC), quỹ Ford (FF),
tổ chức Oxfam Novib của Hà Lan, Cơ quan hợp tác phát triển Đức (DED), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc
(UNICEF), Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc (UNFPA)… Trong bối cảnh có nhiều trở ngại ban đầu khi thiết kế
dự án để thiết lập mô hình nhà tạm lánh cho phụ nữ bị bạo lưc gia đình đầu tiên ở Việt Nam , Trung tâm
đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, đồng tình của các ban ngành liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ ngoại
giao, Bộ công an, Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACOM), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội…
Bên cạnh sự đồng tình của các ủng hộ của các bộ ban ngành, các đơn vị cung cấp dịch vụ trực tiếp cho

người tạm trú như các trường dạy văn hóa, các cơ sở dạy nghề, các bệnh việnn, cơ sở y tế; các cơ sở
trợ giúp pháp lý, các tổ chức phi chính phủ trong nước đang làm các hoạt động hỗ trợ cho nạn nhân bị
bạo lực gia đình, các luật sư, nhà báo, nhà hảo tâm… chủ động liên hệ giao chuyển nạn nhân, sẵn sàng
phối hợp, hợp tác giải quyết vụ việc, giảm phí hoặc miễn phí cho các dịch vụ cung cấp. Đến nay, sự
phối hợp của các ban ngành, các tổ chức cá nhân trên ngày càng chặt chẽ với sự quan tâm, sự chia sẻ
ngày càng hiệu quả đã tạo điều kiện cho các hoạt động của Ngôi nhà Bình yên.
Một trong các đối tác quan trong của Ngôi nhà Bình yên chính là cộng đồng, các ban ngành của địa
phương nơi nạn nhân bị bạo lực gia đình cư trú. Để có thể hỗ trợ hiệu quả cho người tạm trú, ban quản
lý dự án và các nhân viên của Ngôi nhà cần thiết lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với địa phương
nhằm thu thập thông tin trong quá trình hỗ trợ, phối hợp giáo dục người gây bạo lực, chuẩn bị điều kiện
hồi gia và tìm người hỗ trợ theo dõi hồi gia từ 18 – 24 tháng. Đây là một trong những điều kiện đảm bảo
tính hiệu quả và bền vững của các can thiệp từ Ngôi nhà Bình yên.
Quan hệ với bên ngoài dự án
3
SƠ ĐỒ
TỔ CHÚC HOAT ĐỘNG
4
CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGƯỜI TẠM TRÚ
CỦA NGÔI NHÀ BÌNH YÊN
12
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
Dịch vụ tư vấn/ tham vấn tâm lý:
Ngôi nhà Bình yên cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý cho người tạm trú nhằm trấn an, ổn định tâm lý cho
người tạm trú
Dịch vụ này được cung cấp bởi sự phối hợp giữa cán bộ tham vấn, nhân viên xã hội và giáo viên nhà trẻ.
Các nhân viên xã hội làm việc hàng ngày để hỗ trợ tâm lý, xã hội cho người tạm trú. Cán bộ tham vấn sẽ
có mặt 3 lần 1 tuần để tham vấn cho người tạm trú có nhu cầu. Cuối tuần, sẽ có 1 cuộc họp chung giữa
mọi người tạm trú nhằm giải đáp các thắc mắc và giải toả xung đột giữa các người tạm trú.
Trong trường hợp vượt quá khả năng hỗ trợ nạn nhân của Ngôi nhà Bình yên phối hợp với các đơn vị

như: Đường dây tư vấn trẻ em, bệnh viện tâm thần, bệnh viện Đức Giang, bệnh viện Bạch Mai,
Trong thời gian người tạm trú (Phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình đến ở tại Ngôi nhà
Bình yên), các nhân viên tổ chức các hoạt động như: vẽ, đan khăn, đan móc, làm thiếp với mục đích
can thiệp tâm lý dưới hình thức liệu pháp nhóm, sinh hoạt nhóm cho người tạm trú.
So sánh kết quả tham vấn giữa giai đoạn 1 và 2,
năm đầu tiên (2007) số lượng khách hàng chỉ có
29 người, con số này đã gây băn khoăn về tính
phù hợp của mô hình trong điều kiện Việt Nam.
Đến năm thứ hai, số khách hàng tăng lên gần
10 lần và đến cuối 2010, số khách hàng đến với
phòng tham vấn đã tăng gấp 20 lần so với năm
đầu tiên. Số liệu thống kê cho thấy nhu cầu của
nạn nhân là rất nhiều và ngày càng tăng tăng, uy
tín về các dịch vụ của Ngôi nhà Bình yên đã được
khẳng định.
Người tạm trú đan len trị liệu tâm lý
4. CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGƯỜI TẠM TRÚ CỦA NGÔI NHÀ BÌNH YÊN
KẾT QUẢ HỖ TRỢ TƯ VẤN/ THAM VẤN TÂM LÝ
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
4
CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGƯỜI TẠM TRÚ
CỦA NGÔI NHÀ BÌNH YÊN
13
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
DỊCH VỤ NƠI TRÚ ẨN AN TOÀN CỦA NGÔI NHÀ BÌNH YÊN
Dịch vụ này được cung cấp cho những nạn nhân bị
bạo lực gia đình trong những trường hợp họ bị đánh
đuổi, dọa giết, nguy hiểm đến tính mạng.
Thời gian hỗ trợ cho những nạn nhân này ở tại Ngôi

nhà Bình yên được kéo dài từ vài ngày đến 4 – 5
tháng. Tuy nhiên, có một số trường hợp do điều kiện
hồi gia chưa đảm bảo dẫn đến việc hỗ trợ tâm lý,
pháp lý kéo dài nên nạn nhân phải ở lại Ngôi nhà
Bình yên lâu hơn, có những trường hợp kéo dài đến
8 tháng.
Một số trường hợp nạn nhân phải quay trở lại Ngôi
nhà Bình yên từ 2 – 3 lần sau thời gian “hồi gia thử”
do muốn giữ bố cho các con và hy vọng vào sự thay
đổi của người gây bạo lực.
Phòng ngủ của người tạm trú tại
Ngôi nhà Bình yên
Nơi vui chơi của trẻ em là con của
người tạm trú
Phòng đọc sách của Ngôi nhà Bình
yên
Sinh hoạt tại Nhà bếp của người
tạm trú tại Ngôi nhà Bình yên
4
CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGƯỜI TẠM TRÚ
CỦA NGÔI NHÀ BÌNH YÊN
14
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Chăm sóc sức khỏe là vấn đề được quan tâm nhất khi
người tạm trú tới Ngôi nhà Bình yên.
Do đó, chúng tôi
dành sự quan tâm trước hết cho việc chăm sóc y tế và cung
cấp dịch vụ cho họ.

Khi tiếp nhận người tạm trú mới, nhân viên xã hội sẽ chăm
sóc sức khỏe và sơ cứu vết thương cho họ. Sau đó, nhân
viên xã hội sẽ đề nghị chế độ điều trị thích hợp cho những
người bị tổn thương trầm trọng. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cho người tạm trú được chia thành các cấp độ khác nhau:
Điều trị ngoại trú cho người tạm trú tại Ngôi nhà Bình yên
trong trường hợp sức khỏe và vết thương của người tạm trú
không quá nghiêm trọng. Nhân viên xã hội hướng dẫn và
theo theo dõi quá trình điều trị, kiểm soát và hỗ trợ thuốc men cho người tạm trú trong điều kiện
cần thiết. Bên cạnh đó, quản gia có chế độ dinh dưỡng riêng cho người tạm trú khi bị bệnh.
Trong trường hợp sức khỏe hoặc vết thương cho người tạm trú bị đe dọa nghiêm trọng, người
tạm trú được đưa đến khám và điều trị tại bệnh viện đến khi sức khỏe được ổn định. Các trung
tâm y tế, bệnh viện là một trong số những đối tác của hoạt động Ngôi nhà Bình yên và nằm trong
mạng lưới hỗ trợ. Điều này có nghĩa người tạm trú được đảm bảo an toàn và giữ bí mật khi tới
các cơ sở y tế để chữa trị.
Khi được tiếp nhận vào Ngôi nhà Bình yên, họ sẽ được tôn trọng, cảm thông trong hoàn cảnh
rất nhạy cảm và nghiêm trọng này. Nhân viên xã hội, nhân viên quản gia sẽ hỗ trợ những người
tạm trú trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại Ngôi nhà Bình yên.
Tính đến 31/12/2010, Ngôi nhà Bình yên đã chăm sóc cho 233
người tạm trú trong đó có 93 người tạm trú được đưa đến các
cơ sở y tế để khám chữa bệnh và điều trị thương tổn do bạo
lực gia đình.
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
4
CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGƯỜI TẠM TRÚ
CỦA NGÔI NHÀ BÌNH YÊN
15
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
DỊCH VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Tham vấn, cung cấp thông tin về luật pháp, chính
sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của
phụ nữ được cung cấp bởi nhân viên tham vấn và
nhân viên xã hội cho 100% những người tạm trú.
Người tạm trú cần có hiểu biết đầy đủ về quyền và
trách nhiệm của mình trong mọi mặt đời sống như:
Quyền con người, Quyền Phụ nữ, hoặc Quyền
nuôi con cái, bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp
pháp khi li hôn, và cần biết cách yêu cầu được hỗ
trợ hoặc bảo vệ khi xảy ra bạo lực gia đình.
Bên cạnh đó, Ngôi nhà Bình yên phối hợp với cơ
quan hỗ trợ pháp lý, các luật sư để tư vấn và làm
thủ tục xin luật sư miễn phí cho người tạm trú giải
quyết các vấn đề liên quan trong quá trình tố tụng
tại Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan Công an… Cục
Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp là một trong
số những đối tác của dự án trợ giúp pháp lý chủ
yếu, nằm trong mạng lưới hỗ trợ. Ngoài ra, Ngôi
nhà Bình yên còn một danh sách các luật sư tình
nguyện sẵn sàng làm việc bán thời gian cung cấp
dịch vụ này. Hầu hết người tạm trú và khách hàng
của phòng tham vấn được các luật sư tư vấn hỗ trợ
trong suốt quá trình tiến hành các thủ tục pháp lý.
Trong trường hợp cần được bảo vệ, người tạm trú
có thể được các luật sự bảo vệ tại tòa án.
Bên cạnh đó, Ngôi nhà Bình yên cũng phối hợp
với với chính quyền, ban ngành tại địa phương nơi
người tạm trú cư trú, các cơ quan tổ chức, cá nhân
liên quan như Cục bảo vệ trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ
nữ các cấp,…để hỗ trợ người tạm trú giải quyết vấn

đề bạo hành gia đình trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi
ich hợp pháp của họ.
Dịch vụ hỗ trợ pháp lý có vai trò đặc biệt quan trọng
trong trường hợp nạn nhân quyết định chọn li hôn
như một giải pháp cuối cùng hoặc để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người tạm trú và con của họ.
Kết quả hỗ trợ pháp lý cho người tạm trú giai
đoạn 1 và giai đoạn 2
Phòng đọc sách của Ngôi nhà Bình yên
Giá tư liệu sách của Ngôi nhà Bình yên
Tính đến 31/12/2010, Ngôi nhà Bình yên
đã hỗ trợ pháp lý cho 101 người tạm trú
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ
và trẻ em.
4
CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGƯỜI TẠM TRÚ
CỦA NGÔI NHÀ BÌNH YÊN
16
[ ]
4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm 4 Năm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình - Báo cáo và bài học kinh nghiệm
DỊCH VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ, HƯỚNG NGHIỆP
Có một nghề nghiệp ổn định mang lại thu nhập có ý nghĩa rất
nhiều đối với hầu hết những người tạm trú. Đây là một kế hoạch
dài hạn liên quan trực tiếp đến chương trình phát triển cá nhân
của người tạm trú. Do một số người tạm trú đã có nghề nghiệp
ổn định nên không phải tất cả mọi người đều cần dịch vụ này.
Với các trường hợp có nhu cầu học nghề thì nhân viên xã hội và/hoặc nhân viên tham
vấn sẽ tham vấn tìm giải pháp xác định nghề phù hợp với khả năng của họ . Tùy thuộc
vào từng trường hợp cụ thể, Ngôi nhà Bình yên sẽ hỗ trợ hoàn toàn hoặc từng phần chi
phí học nghề.

Ngôi nhà Bình yên hợp tác với các đơn vị như: Tổ chức Hagar International, trường dạy
nghề Hoa Sữa, trường dạy nghề KOTO, các cơ sở đào tạo nghề tư nhân... để tổ chức các
khóa đào tạo nghề nghiệp, và những học viên sau khi vượt qua kì thi/kiểm tra chắc chắn
sẽ tìm được việc làm.
Một số người không thể học nghề do lớn tuổi hoặc chịu trách nhiệm chính nuôi con nhỏ,
mẹ già nên Ngôi nhà Bình yên đã cùng với họ xây dựng kế hoạch tổ chức công ăn việc
làm ngay tại địa bàn cư trú như chăn nuôi, trồng trọt, làm nghề thủ công, buôn bán nhỏ…
Hoạt động này thực sự đã giúp cho phụ nữ tự tin hơn rất nhiều khi tạo dựng cuộc sống
mới.
Người tạm trú thực hành nghề may
Người tạm trú tự tin trình bày vấn đề
Sau 4 năm hoạt động, Ngôi nhà
Bình yên đã đào tạo nghề cho 18
người, giới thiệu việc làm cho 12
người và hỗ trợ thiết bị, kinh phí
khởi nghiệp cho 28 người tạm
trú.

×