Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Mặc dù là nguồn cơ bản, chủ yếu của luật quốc tế và có nhiều ưu thế so với tập quán quốc tế, điều ước quốc tế không thể thay thế hoàn toàn vai trò của

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.15 KB, 6 trang )

Chứng minh rằng : “ Mặc dù là nguồn cơ bản, chủ yếu của luật quốc tế và có
nhiều ưu thế so với tập quán quốc tế, điều ước quốc tế không thể thay thế
hoàn toàn vai trò của tập quán quốc tế trong quá trình điều chỉnh các quan hệ
quốc tế ”.
MỞ ĐẦU

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về nguồn của Luật quốc tế
Nguồn của luật quốc tế là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp
lý quốc tế, biểu hiện dưới hai dạng luật thành văn và bất thành văn, là kết
quả của quá trình thỏa thuận ý chí của các chủ thể luật quốc tế.
Cơ sở pháp lý của việc xác định nguồn được xuất phát từ khoản 1 điều
38 quy chế Tòa án công lý quốc tế của Liên Hợp Quốc quy định.
Dựa vào giá trị và vai trò thì nguồn của luật quốc tế được phân thành
hai loại bao gồm:
- Nguồn cơ bản là loại nguồn được hình thành từ sự thỏa thuận của
các chủ thể luật quốc tế, trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc
tế, có giá trị ràng buộc đối với các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế, chủ
yếu bao gồm điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và tập quán quốc tế (nguồn
bất thành văn).
- Nguồn bổ trợ (hay phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế) là loại
nguồn không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, hầu như
chỉ có ý nghĩa khuyến nghị đối với các chủ thể luật quốc tế, chúng bao gồm
các phán quyết của Tòa án công lý quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung,
nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lý đơn phương
của các quốc gia, các học thuyết của các học giả danh tiếng về luật quốc tế.
II. Chứng minh: Điều ước quốc tế ( ĐƯQT ) là nguồn cơ bản, chủ
yếu của luật quốc tế và có nhiều ưu thế so với tập quán quốc tế ( TQQT )
1. Khái niệm và đặc điểm ĐƯQT:
- Khái niệm: Theo khoa học luật quốc tế, ĐƯQT là thoả thuận quốc tế
được ký bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc


tế với nhau, đồng thời được luật quốc tế điều chỉnh không phụ thuộc vào
1


việc thoả thuận quốc tế này được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất,
trong hai hay nhiều văn kiện có mối quan hệ với nhau, cũng như không phụ
thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó.
- Đặc điểm:
+ Hình thức của ĐƯQT là được thể hiện bằng văn bản, nhưng cũng có
một số điều ước quốc tế được thoả thuận miệng – đó là các điều ước quân tử.
Tuy nhiên, hiện nay các điều ước quân tử hầu như rất ít xuất hiện trong quan
hệ giữa các chủ thể LQT.
+ Chủ thể của ĐƯQT thì bắt buộc là các chủ thể LQT.
+ Bản chất của ĐƯQT là sự thoả thuận giữa các chủ thể LQT.
+ Luật điều chỉnh việc ký kết và thực hiện ĐƯQT phải là LQT ( công
pháp quốc tế).
2. ĐƯQT là nguồn cơ bản, chủ yếu của LQT
ĐƯQT là nguồn cơ bản, chủ yếu của luật quốc tế bởi tuyệt đại bộ
phận quy phạm của Luật quốc tế đều nằm trong ĐƯQT và do các quốc gia
xây dựng nên. N
- Điều kiện để một ĐƯQT được coi là nguồn của luật quốc tế:
+ ĐƯQT được ký kết đúng năng lực của các bên ký kết
+ ĐƯQT phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các
chủ thể
+ ĐƯQT được ký kết phù hợp và tuân theo các quy định có liên quan
của pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền và thủ tục ký kết.
+ Nội dung của điều ước phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản
và các quy phạm Jus Cogens của LQT.
3. ĐƯQT có nhiều ưu thế hơn so với TQQT
- Về hình thức ghi nhận: ĐƯQT được ghi nhận trong các văn bản với

nhiều tên gọi khác nhau Hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị
định thư. Ví dụ: Hiến chương Liên hợp quốc, công ước năm 1969 về Luật
điều ước giữa các quốc gia… Còn TQQT ghi nhận ở luật bất thành văn. Sự
ghi nhận trong văn bản của ĐƯQT rõ ràng hơn, minh bạch hơn và mức độ
ràng buộc trách nhiệm cao hơn so với TQQT. Vấn đề sửa đổi, bổ sung trong
điều ước đơn giản hơn rất nhiều so với tập quán, vì điều ước tồn tại dưới
hình thức văn bản.
- Về con đường hình thành: ĐƯQT hình thành thông qua trình tự ký
kết các điều ước quốc tế: thứ nhất là đàm phán, soạn thảo và thông qua văn
bản điều ước. Đàm phán là quá trình thoả thuận, thương lượng để tiến tới
xác định quyền và nghĩa vụ của các bên ghi nhận trong nội dung văn bản
2


điều ước. Có thể tiến hành đàm phán theo các cách thức như đàm phán trên
cơ sở của dự thảo văn bản điều ước đã chuẩn bị trước của mỗi bên hay một
bên hoặc cùng đám phán để trực tiếp xây dựng văn bản điều ước. Nếu đàm
phán thành công, văn bản dự thảo điều ước sẽ được soạn thảo chính thức để
các bên thông qua. Việc soạn thảo văn bản sẽ do một cơ quan có thẩm quyền
được các bên lập ra ( hoặc thừa nhận) tiến hành hoặc do một cơ quan bao
gồm đại diện của các bên tiến hành. Thông qua văn bản điều ước là thủ tục
không thể thiếu, có nhiều cách để thông qua như biểu quyết, thoả thuận
miệng. Thứ hai là ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập ĐƯQT. Bản chất của
các bước này là hành vi nhằm thể hiện sự ràng buộc quốc gia với ĐƯQT và
có giá trị tạo ra hiệu lực thi hành của điều ước đó.
Còn TQQT thì con đường hình thành của có không thông qua hành vi
ký kết mà nó được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được sự
thừa nhận của các chủ thể LQT. Quá trình hình thành TQQT rất lâu dài và
đòi hỏi phải có sự liên tục. Không có một thước đo chung cho thời gian hình
thành các TQQT, có thể là 50-100 năm, hoặc nhiều hơn nữa, thậm chí hành

trăm năm
Như vậy, tốc độ hình thành ĐƯQT nhanh hơn TQQT vì TQQT muốn
hình thành phải trải qua quá trình lâu dài thông qua nhiều sự kiện liên tiếp,
còn ĐƯQT chỉ cần một sự kiện duy nhất là sự ký kết hay tham gia của các
chủ thể theo đúng trình tự, thủ tục. Thời gian hình thành điều ước nhanh
hơn, theo sát được sự vận động của các quan hệ quốc tế.
- Về phạm vi áp dụng: ĐƯQT được áp dụng nhiều hơn so với tập
quán.Về mặt lý luận, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều có giá trị
pháp lý như nhau, việc áp dụng loại quy phạm nào của luật quốc tế là tùy
thuộc vào từng lĩnh vực và từng mối quan hệ cụ thể, từng sự ràng buộc cụ
thể có tính chất pháp lý của mỗi quốc gia với loại quy phạm nào đó. Trong
thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia đôi khi xuất hiện trường hợp cùng một
quan hệ xã hội cụ thể lại có cả quy phạm điều ước và quy phạm tập quán
điều chỉnh. Về nguyên tắc, việc chọn áp dụng nguồn nào do các bên thoả
thuận lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, nếu có
sự xung đột giữa hai loại nguồn này, thì các bên hữu quan sẽ thoả thuận để
áp dụng các quy phạm điều ước vì các quy phạm trong điều ước mức độ
ràng buộc cao hơn.Trong điều 38 Quy chế toà án công lý quốc tế có đưa ra
trật tự áp dụng các loại nguồn của LQT, theo đó điều ước sẽ được áp dụng
trước sau đó mới đến tập quán. Điều này không tạo ra sự bất hợp lý, vì toà
án công lý quốc tế vốn không có thẩm quyền đương nhiên, mà được các
quốc gia thoả thuận trao quyền. Do đó, việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại
toà là do sự tự nguyện của các bên đồng ý đưa tranh chấp ra giải quyết tại
toà cũng đồng nghĩa với việc các bên chấp nhận quy chế của toà.
3


III. ĐƯQT không thể thay thế hoàn toàn vai trò của TQQT trong quá
trình điều chỉnh các quan hệ quốc tế.
1. Khái niệm và đặc điểm TQQT:

- Khái niệm: So với ĐƯQT, TQQT ra đời sớm hơn. Đó là những quy
tắc xử sự chung ban đầu do một hay một số quốc gia đưa ra và áp dụng trong
quan hệ với nhau. Sau một quá trình áp dụng lâu dài, rộng rãi và được nhiều
quốc gia thừa nhận như những quy phạm pháp lý nên những quy tắc sử xự
đó đã trử thành TQQT. Vậy, TQQT là quy tắc xử sự chung, hình thành trong
thực tiễn quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là
quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.
Ví dụ: Hành vi phóng tàu vũ trụ qua không phận các nước láng giềng
được cộng đồng quốc tế thừa nhận là hành vi không cần xin phép, được áp
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành TQQT.
- Đặc điểm:
+ Hình thức: quy phạm TQQT luôn tồn tại dưới dạng các hành vi xử
sự của các chủ thể LQT, do vậy TQQT luôn ở dạng bất thành văn.
+ Nội dung: TQQT có nơi dung là các nguyên tắc và quy phạm
TQQT, chứa đựng các quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể LQT.
+ Chủ thể: là các chủ thể LQT.
+ Qúa trình hình thành: hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và
được sự thừa nhận của các chủ thể LQT. Quá trình hình thành TQQT là rất
lâu đời và đòi hỏi phải có sự liên tục.
- Điều kiện để TQQT là nguồn của luật QT:
+ Tập quán này phải được áp dụng qua một thời gian dài.
+ Tập quán đó phải được thừa nhận rộng rãi như những qui phạm có
tính chất pháp lý bắt buộc.
+ Tập quán đó phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế.
2. ĐƯQT không thể thay thế hoàn toàn vai trò của TQQT trong quá
trình điều chỉnh các quan hệ quốc tế.
a) Ưu thế của TQQT trong quá trình điều chỉnh các quan hệ quốc tế
- Về con đường hình thành: TQQT chủ yếu hình thành theo các con
đường sau:

+ Con đường truyền thống: hình thành từ thực tiễn quan hệ quốc tế. Ví
dụ: Các quy định liên quan đến quan hệ ngoại giao, lãnh sự cũng hình thành
từ nhu cầu bang giao giữa các quốc gia trên thế giới.

4


+ Từ thực tiễn thực hiện các nghị quyết có tính chất khuyến nghị của
các tổ chức quốc tế. Ví dụ: nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số
3314 ngày 14/12/1974 đã chỉ rõ hành vi xâm lược là hành vi của quốc gia
này sử dụng bất hợp pháp lực lượng vũ trang để tấn công vào lãnh thổ quốc
gia khác… việc các quốc gia đồng tình với nghị quyết trên về định nghĩa
xâm lược đã thể hiện sự thừa nhận hiệu lực thực tế của nghị quyết này. Điều
này cũng có nghĩa là các quốc gia đã thừa nhận áp dụng TQQT mới với tư
cách là quy phạm pháp lý ràng buộc mình.
+ Từ thực tiễn thực hiện các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc
tế. Ví dụ: Vụ tranh chấp giữa Nauy và Anh về quyền đánh cá trong khu vực
biển ngoài khơi Nauy đã hình thành nên TQQT về cách thức xác định đường
cơ sở thẳng.
+ Hình thành từ một tiền lệ duy nhất. Ví dụ: năm 1975, Liên Xô là
nước đầu tiên phóng tàu vào vũ trụ. Sự im lặng đồng tình của các quốc gia
cũng đồng nghĩa với sự công nhận một quy phạm tập quán mới của LQT, đó
là quy phạm tập quán về quyền bay qua không gây hại trong vũ trụ bên trên
khoảng không lãnh thổ của các quốc gia khác.
+ Hình thành từ ĐƯQT: từ ĐƯQT, TQQT có 2 cách hình thành khác
nhau: Thứ nhất, TQQT được hình thành từ ĐƯQT được pháp điển hoá. Ví
dụ: trước khi Công ước Luật biển có hiệu lực, các quốc gia đã áp dụng như
các tập quán. Thứ hai, TQQT được hình thành từ thực tiễn thực hiện ĐƯQT
của bên thứ ba. Ví dụ: 2 quốc gia A và B thoả thuận một điều ước liêm quan
đến việc tránh đánh thuế 2 lần, nước C thấy hợp lý nên áp dụng các quy định

trong điều ước này. Các quy định được quốc gia C áp dụng với tư cách là
quy phạm tập quán.
b) Vai trò TQQT trong điều chỉnh các quan hệ quốc tế
- Góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các
quy phạm LQT.
- Điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh giữa các
chủ thể LQT.
c) Mối quan hệ giữa TQQT và ĐƯQT
Về mặt lịch sử, TQQT xuất hiện sớm hơn ĐƯQT, nhưng giữa hai loại
nguồn này luơn cú mối quan hệ gắn bỉ với nhau, tác động qua lại và bổ sung
cho nhau, cùng thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ liân quốc gia
phát sinh trong đời sống quốc tế . Cơ sở của mối quan hệ này thể hiện ở quá
trình hình thành quy phạm của chúng.
- TQQT tác động tới sự hình thành và phát triển của ĐƯQT
Việc nghiân cứu lịch sử hình thành và phát triển của Luật quốc tế cho
phép khẳng định rằng, nhiều quy phạm ĐƯQT cú nguồn gốc từ quy phạm
5


TQQT. Cùng với sự phát triển tiến bộ của Luật quốc tế, nhiều quy phạm tập
quán được thay thế và phát triển thành quy phạm điều ước. Trong quá trình
soạn thảo ĐƯQT, hang loạt quy phạm tập quán được các nhà làm luật tập
hợp và pháp điển hoá trong ĐƯQT. Các quy định về Luật biển năm 1982,
như chế độ qua lại vĩ hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải,
quyền tài phán của quốc gia trong nội thuỷ của mình, nhiều nội dung trong
quy chế pháp lý vùng trời hoặc các quy định của Luật ngoại giao và lãnh sự
trong các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương cú nguồn gốc, cơ
sở từ TQQT. Hoặc nguyân tắc Pacta sunt servanda xuất hiện rất sớm từ thời
La Mó cổ đại và tồn tại hang ngàn năm dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế
trước khi được ghi nhận trong các điều ước quốc tế song phương và đa

phương ngày nay. Nguyân tắc này được ghi nhận chính thức ở khoản 2
Điều 2 của Hiến chương Liân hợp quốc 1954; Cơng ước Viân năm 1969 và
Tuyân bố về các nguyân tắc cơ bản của Luật quốc tế năm 1970.
- ĐƯQT tác động trở lại đến sự hình thành và phát triển của TQQT
Sự tác động này thường

Quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đang diễn ra trong điều kiện hết
sức đa dạng, khác biệt về bản sắc văn hoá cùng các điều kiện về chính trị kinh tế - xã hội. Hình thành và phát triển trong điều kiện quan hệ quốc tế đó,
ĐƯQT có chức năng duy trì và ổn định tương đối trật tự pháp lý quốc tế,
giữ gìn quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, đảm bảo tính hài hồ giữa lợi
ích cộng đồng quốc tế và lợi ích quốc gia, đồng thời đảm bảo

KẾT THÚC
Trong quan hệ quốc tế hiện đại, ĐƯQT dự hiện đại đến đâu cũng
không thay thế được sự tồn tại của các TQQT. Đây là hai loại nguồn có sự
độc lập nhất định và tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Nhiều ĐƯQT có thời hạn 5 năm, 10 năm hay nhiều hơn, khi hết hiệu lực này
điều ước không còn tồn tại, nếu các bên vẫn muốn áp dụng những quy định
trong điều ước mà không muốn ký kết điều ước thì các quy định trong điều
ước được áp dụng sẽ trở thành TQQT.

6



×