Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích truất quyền thừa kế theo di chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.42 KB, 2 trang )

Bàn về vấn đề truất quyền thừa kế theo di chúc
vu07
Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo di chúc có phải là trường
hợp Người không được quyền hưởng di sản hay không? Rất nhiều người, cả
những luật sư trong các bài tư vấn của mình đã nhầm lẫn về giữa truất quyền
hưởng di sản của người thừa kế và trường hợp Người không được quyền
hưởng di sản hay không được quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự là một;
điều này dẫn đến những hệ lụy không nhỏ trong các vụ việc tranh chấp di
sản.Cần phải khẳng định 2 sự việc trên là hoàn toàn khác nhau bởi nghiên
cứu các quy định pháp luật trước đây và những quy định của Bộ luật dân sự
đều thấy rằng người thừa kế thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo
đức được liệt kê tại Điều 643 Bộ luật dân sự thì sẽ bị pháp luật trừng trị bằng
cách tước quyền hưởng di sản mà đáng ra họ sẽ được hưởng nếu như không
có các hành vi trên. Việc này là sự trừng trị mà xã hội, nhà nước dành cho họ
chứ không phải là ý chí của người để lại di sản; do người để lại di sản muốn
truất quyền thừa kế những người thuộc diện thừa kế thì chỉ cần thể hiện
quyền
định
đoạt
tài
sản
của
họ
Điều
676
BLDS:
trích
“3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn
ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất
quyền
hưởng


di
sản
hoặc
từ
chối
nhận
di
sản”
Thế nhưng ngoài việc được “nhắc đến” trong vài điều luật như Điều 676,
648 ra; tuyệt nhiên Bộ luật dân sự không còn có một quy định nào khác điều
chỉnh
vấn
đề
này;
buộc
chúng
ta
phải
suy
đoán:
1.Hệ quả pháp lý của việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
Bộ luật Dân sự tại Điều 648 đã quy định người lập di chúc có quyền truất
quyền hưởng di sản của người thừa kế, nhưng không đề cập cách thức truất
như thế nào thì mới hợp pháp . Nhìn nhận thực tế, thường thấy rằng việc
truất quyền hưởng di sản có thể được thực hiện bằng các hình thức:
- Truất quyền trực tiếp: Theo cách này thì Người lập di chúc sẽ nêu rõ trong
di chúc truất (không cho) một cá nhân (được xác định) được quyền thừa kế
di
sản
của

mình.
- Truất quyền gián tiếp: Khi đó Người lập di chúc sẽ định đoạt phần di sản
không chỉ định một cá nhân nhất định để nhận di sản.
Đối với truất quyền trực tiếp thì đã quá rõ ràng, không có gì tranh cãi vì


trong mọi trường hợp họ sẽ không được nhận di sản; nhưng với cách thức
truất quyền gián tiếp sẽ xuất hiện tình huống người lập di chúc không định
đoạt hết tài sản của mình, liệu những người bị truất quyền hưởng di sản có
được thừa kế phần tài sản hay không? Hợp lý nhất trong trường hợp này là
giải pháp những người thừa kế đó cũng được hưởng thừa kế như những
người thừa kế theo pháp luật khác đối với những di sản được chia theo pháp
luật nếu họ không bị hạn chế bởi những điều kiện của người thừa kế di sản.
2.Hình thức của việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
Hành vi lập di chúc là sự thể hiện quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
trước khi chết; và quyền thừa kế chỉ phát sinh khi người để lại di sản chết;
do đó, trong khoản thời gian lập di chúc đầu tiên đến khi chết thì họ vẫn còn
quyền định đoạt tài sản, thay đổi,hủy bỏ, bổ sung, sửa đổi..nội dung di chúc.
Theo nội dung của Điều 662 Bộ luật dân sự thì người lập di chúc có những
quyền trên; như vậy cũng có khả năng là việc truất quyền sẽ diễn ra cùng lúc
với việc lập di chúc, xác định người hưởng di sản; mà cũng có thể là việc
truất quyền sẽ diễn ra vào thời điểm họ lập di chúc.
Từ đây cũng dẫn đến giả thuyết, nếu một người có hai di chúc , trong khi di
chúc đầu tiên thể hiện nội dung cho người thừa kế hưởng di sản; nhưng di
chúc thứ hai lại truất quyền của người này.Vậy điều gì sẽ xảy ra trong trường
hợp này? Theo quy định của Bộ luật dân sự tại Điều 667 thì đương nhiên
người thừa kế sẽ bị truất quyền nếu di chúc sau là hợp pháp; thế nhưng nếu
như di chúc thứ hai không hợp pháp thì liệu người thừa kế có bị truất quyền?
Tôi cho là sẽ không truất quyền thừa kế đối với người này bởi hành vi làm
vô hiệu di chúc thứ nhất bằng di chúc thứ hai không hợp pháp, không có giá

trị pháp lý nên sẽ không dẫn đến sự vô hiệu của di chúc đầu tiên.
Như đã nói ở trên, việc truất quyền thừa kế chỉ được đề cập sơ lược, nhưng
có thể thấy việc truất quyền của người để lại di sản gắn liền với di chúc; nên
nếu như lập di chúc với hình thức nào thì việc truất quyền thừa kế cũng phải
tuân theo hình thức đó,có như thế mới đảm bảo tính toàn diện của pháp luật.



×