Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tác động của điều ước quốc tế tới quá trình hoàn thiện các quy định của hệ thống pháp luật việt nam về quyền trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.81 KB, 9 trang )

Bài tập học kì

Môn: Công pháp Quốc tế

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà nước ta luôn xác định: trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, tương
lai của đất nước. Vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một vấn để
hết sức quan trọng và bức thiết trong tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước.
Việt Nam cũng đã tham gia rất nhiều điều ước quốc tế về bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của trẻ em. Trong đó, điều ước quốc tế cơ bản nhất và có ảnh hưởng lớn
nhất tới sự phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em chính là công
ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Có thể nói rằng: Các điều ước quốc tế về quyền trẻ em chính đã có ảnh
hưởng không nhỏ tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh
vực này.
Bài viết sau đây em xin được làm rõ những tác động của điều ước quốc tế
tới quá trình hoàn thiện các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền trẻ
em.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. Cơ sở lý luận
I. Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia và sự cụ thể hóa ở lĩnh
vực quyền trẻ em.
Mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia được thể hiện ở nhiều nội
dung và dưới nhiều cấp độ khác nhau. Quan điểm phổ biến cho rằng: pháp luật
quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật khác nhau nhưng không đối
lập mà có mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Pháp
luật quốc tế có thể tác động, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của pháp luật quốc gia
trong khi pháp luật quốc gia đóng vai trò là phương tiện truyền tải và điều kiện
đảm bảo cho pháp luật quốc tế được thực hiện trên thực tế.
Tính chất tác động của pháp luật quốc tế đối với pháp luật quốc gia được


đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vị thành viên điều ước quốc tế của quốc gia,
thể hiện những hoạt động cụ thể như nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy
định của luật quốc gia phù hợp với cam kết quốc tế của chính quốc gia đó.
Phan Thị Quỳnh – 342456 – N06.TL2 – Nhóm 3

1


Bài tập học kì

Môn: Công pháp Quốc tế

Để pháp luật quốc tế được thực thi trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, thông
thường, các nhà nước phải nội luật hóa các quy phạm pháp luật quốc tế vào hệ
thống pháp luật quốc gia sao cho phù hợp với pháp luật quốc tế. Nội luật hóa ở đây
có thể được hiểu là việc nhà nước ban hành các văn bản pháp luật mới, sửa đổi các
quy định pháp luật cũ nhằm tạo ra tính thống nhất giữa các điều ước quốc tế mà
quốc gia đã kí kết với hệ thống luật pháp quốc gia.
Bài này chúng ta đề cập đến ảnh hưởng của pháp luật Quốc tế đối với pháp
luật quốc gia thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về Quyền trẻ em
sau khi Việt Nam tham gia kí kết các điều ước Quốc tế về quyền này.
Có thể nói rằng: pháp luật quốc tế về quyền trẻ em tác động, thúc đẩy sự
phát triển tiến bộ của pháp luật quốc gia về quyền trẻ em. Sự hình thành và phát
triển của hệ thống văn kiện pháp luật quốc tế về quyền trẻ em đã đồng thời thúc
đẩy quá trình pháp điển hóa các quyền trẻ em vào hệ thống pháp luật quốc gia. Hệ
thống pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã được sửa đổi, bổ sung
một cách đáng kể theo hướng làm hài hòa các chuẩn mực quốc tế về quyền trẻ em.
Ngày 20/2/1990, Việt Nam đã kí và phê chuẩn công ước Quyền trẻ em
1989, sau đó, tháng 9 năm 2001, Việt Nam tiếp tục phê chuẩn hai nghị định thư là:
“Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm

trẻ em” và “Nghị định thư về việc sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang”. Hai
nghị định thư này là những văn bản pháp luật quốc tế quan trọng, cụ thể hóa các
điều 11, 34, 35 và 38 của Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
Vì vậy, khi đề cập tới sự tác động của các điều ước quốc tế tới quá trình
hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền trẻ em, chúng ta có thể hiểu rằng Điều
ước quốc tế được nói ở đây chính là công ước quốc tế về quyền trẻ em.
II. Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989
1. Khái niệm
- Trẻ em: Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về trẻ em, tuy nhiên, chúng ta có
thể hiểu khái niệm quyền trẻ em theo Điều 1 công ước về quyền trẻ em năm 1989:
“trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng quy định
tuổi trường thành sớm hơn”.
Phan Thị Quỳnh – 342456 – N06.TL2 – Nhóm 3

2


Bài tập học kì

Môn: Công pháp Quốc tế

- Quyền trẻ em: là những chế định pháp lý đặc biệt, thông qua đó các quốc gia
cam kết dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất, đảm bảo cho trẻ em được sống
và phát triển về thể chất và tinh thần, trở thành những chủ nhân tương lai của đất
nước, xã hội và nhân loại.
2. Quá trình hình thành và kí kết công ước về quyền trẻ em năm 1989.
Với kiến nghị ban đầu của một quốc gia là Ba Lan, Liên hợp quốc đã chấp
nhận việc soạn thảo một công ước quốc tế riêng về quyền trẻ em nhằm bảo vệ và
thúc đẩy một cách có hiện quả đời sống của trẻ em trên thế giới. Sau 10 năm làm
việc (1979 – 1989) với nhiều lần chỉnh sửa, lấy ý kiến đóng góp của các chính phủ,

các tổ chức quốc tế, dự thảo công ước về quyền trẻ em đã hoàn thành và được đại
hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989
Việt Nam đã hưởng ứng tích cực trong việc soạn thảo, ký kết và phê chuẩn
công ước. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á phê
chuẩn công ước, vào ngày 20/2/1990.
3. Nội dung công ước về quyền trẻ em năm 1989.
Công ước về quyền trẻ em năm 1989 là một văn kiện trong hệ thống điều
ước quốc tế về quyền con người, đề cập riêng đến quyền con người của trẻ em.,
Công ước tạo ra một bước ngoặt trong việc bảo đảm các quyền trẻ em. Ngoài lời
nói đầu, công ước gồm 3 phần với 54 điều khoản. Công ước đưa ra tập hợp các
nguyên tắc, các quyền trẻ em và các bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc
một cách có hiệu quả, được phát triển toàn diện. Công ước đã bao quát được tất cả
các khía cạnh của quyền trẻ em.
Công ước không chỉ đề cập đến quyền trẻ em nói chung mà còn đề cập đến
nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em tàn tật, trẻ em bị mất môi trường
gia đinh, trẻ em mại dâm, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em bị bóc lột.
Công ước không chia tách các quyền trẻ em theo các khía cạnh dân sự, chính
trị, kinh tế, văn hóa mà gắn kết các khía cạnh này với nhau, hướng vào bốn lĩnh
vực đó là: bảo đảm sự sống còn của trẻ em; bảo vệ trẻ em trước những hoản cảnh,
yếu tố bất lợi hoặc có thể bị xâm hại; bảo đảm cho trẻ em có thể phát triển một
Phan Thị Quỳnh – 342456 – N06.TL2 – Nhóm 3

3


Bài tập học kì

Môn: Công pháp Quốc tế

cách toàn diện về mọi mặt và bảo đảm cho trẻ em có thể biểu đạt ý kiến, quan điểm

về những vấn đề liên quan đến trẻ em.

B. Tác động của những Điều ước quốc tế về quyền trẻ em đối với
việc hoàn thiện các quy định của hệ thống pháp luật VN.
Với tư cách là một nước thành viên thực hiện cam kết của mình, Việt Nam
đã nhanh chóng ban hành một hệ thống pháp luật đồng bộ để thực hiện công ước.
Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn công ước, nhà nước đã ban hành, sửa đổi nhiều
đạo luật để đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em ở Việt Nam. Sau đây, em xin phân
tích một số văn bản Luật thể hiện rõ nhất tác động của Công ước về quyền trẻ em
năm 1989 tới việc hoàn thiện các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam.
• Hiến pháp năm 1992
Nếu như ở Hiến pháp 1946 chỉ có 2 điều quy định về quyền được giáo dục, giáo
dưỡng và chăm sóc của trẻ em; Hiến pháp 1959 bổ sung bằng việc gắn quyền của
trẻ em với quyền phụ nữ; Hiến pháp 1980 quy định thêm về trách nhiệm gia đình
trong việc giáo dục trẻ em thì Hiến pháp năm 1992 đã quy định quyền trẻ em trở
thành một chế định hoàn chỉnh chứ không còn là những quy định riêng lẻ như các
bản Hiến pháp trước. Các chế định về quyền trẻ em được gói gọn trong 10 điều,
với nội dung đầy đủ, hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chung của
toàn xã hội, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Hiến pháp 1992 đã thể hiện có tính
nguyên tắc sự cam kết của Nhà nước Việt Nam trong thực thi Công ước của LHQ
về quyền trẻ em, là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống pháp luật trong việc
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cụ thể như: quyền được sống, tồn tại, được
chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 40, 63); quyền được giáo dục (Điều 35); trẻ em thiệt
thòi, trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa cũng được Nhà nước và xã
hội tạo điều kiện giúp (Điều 59, Điều 67)……
• Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
Ngay sau khi phê chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989, Quốc hội đã
ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo giục trẻ em 1991. Sau này, luật này được
thay thế bằng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.


Phan Thị Quỳnh – 342456 – N06.TL2 – Nhóm 3

4


Bài tập học kì

Môn: Công pháp Quốc tế

Theo Luật, mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đó là trách
nhiệm của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước và công dân, các quyền của
trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện, mọi hành vi xâm hại trẻ em đều bị nghiêm
trị. Luật BVCS&GDTE đã quy định 10 nhóm hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Luật năm 2004 đã bổ sung đầy đủ hơn các
quyền và bổn phận của trẻ em, theo đó, trẻ em là công dân nên trẻ em có đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam và
Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
Luật đã quy định trẻ em có 10 quyền cơ bản là: quyền được khai sinh và có
quốc tịch; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được sống chung với cha mẹ;
quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự;
quyền được chăm sóc sức khoẻ; quyền được học tập; quyền vui chơi giải trí, hoạt
động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch; quyền được phát triển năng
khiếu; quyền có tài sản; quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia
hoạt động xã hội. Bên cạnh những quyền nói trên, pháp luật cũng quy định bổn
phận của trẻ em.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 được coi là Luật quốc gia cam
kết thực hiện Công ước quốc tế quyền trẻ em năm 1989.
• Bộ Luật hình sự năm – Luật tố tụng hình sự
Luật hình sự là một ngành luật điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và
người phạm tội. Người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt của luật Hình sự.

Sau khi phê chuẩn công ước về quyền trẻ em 1989, Luật hình sự Việt Nam năm
1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã có những thay đổi đáng kể so với Luật hình
sự năm 1985 về chế định đối với người chưa thành niên phạm tội.
Ngay từ Luật hình sự 1985, đã có những quy định khá cụ thể đối với các
trường hợp phạm tội có liên quan tới người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên,
phải đến Bộ luật hình sự năm 1999, các quy định này mới được hoàn thiện và phù
hợp với Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã kí kết.
Bộ Luật Hình sự 1999 quy định rất rõ rang đối với trường hợp trẻ em phạm
tội (Chương X), theo đó: trẻ em là đối tượng đặc biệt, chưa nhận thức được đầy đủ

Phan Thị Quỳnh – 342456 – N06.TL2 – Nhóm 3

5


Bài tập học kì

Môn: Công pháp Quốc tế

hành vi của mình nên việc xử lý hình sự các vi phạm pháp luật hình sự của trẻ em
phải tuân theo các quy định riêng.
Đặc biệt, so với Luật năm 1085, luật năm 1999 đã bổ sung rất nhiều tội danh
đối với tội phạm xâm phạm quyền trẻ em như: Tội giết con mới đẻ (Điều 94), Tội
Hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 115), Tội dâm ô đối với
trẻ em (Điều 116)….. Và quy định những hình phạt hết sức nghiêm khắc đối với
hành vi phạm tội xâm hại đến trẻ em và các quyền trẻ em.
Ngoài ra, Luật tố tụng hình sự cũng đã trao cho trẻ em quyền tố tụng để có
thể tự bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời luật cũng quy định những điều luật cụ
thể nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử được khái quát, toàn diện, đúng
pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em.

• Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Luật Hôn nhân và gia đình là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ hôn nhân và gia đình. Với phạm vi điều chỉnh đặc thù đó, Luật hôn
nhân và gia đình xem trẻ em như một thành viên đặc biệt của gia đình và cần có
chế đội pháp lý đặc biệt.
So với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 đã có rất nhiều quy định mới, bổ sung và góp phần hoàn thiện các quy định
về quyền trẻ em, phù hợp với công ước quyền trẻ em 1989. Nếu như Luật hôn nhân
và gia đình 1959 chỉ có 10 Chương trong đó chỉ có 57 Điều thì Luật Hôn nhân và
gia đình 2000 bao gồm 13 Chương và 110 Điều. Trong đó, đặc biệt phải nói đến
những quy định về vấn đề xác định quyền nhân thân và quyền tài sản trong mối
quan hệ giữa trẻ em và các thành viên khác trong gia đình.
Ví dụ như: Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản
riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 20); Cá nhân khi sinh ra có quyền
được khai sinh (Điều 29); cá nhân có quyền có quốc tịch. Việc công nhận, thay đổi,
nhập quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp
luật về quốc tịch (Điều 45)……

Phan Thị Quỳnh – 342456 – N06.TL2 – Nhóm 3

6


Bài tập học kì

Môn: Công pháp Quốc tế

• Bộ Luật Lao động liên quan đến trẻ em

Bộ Luật Lao động năm 1994 (được ban hành sau khi Việt Nam kí kết công
ước Quốc tế về quyền trẻ em 1989), qua các lần sửa đổi, bổ sung một số điều vào
các năm 2002-2006-2007 quy định nhiều nội dung liên quan đến lao động trẻ em
như: Điều 119, Điều 120 và Điều 121 đã đưa ra những quy định riêng đối với
người lao động chưa thành niên nhằm đảm bảo quá trình thực hiện quan hệ lao
động của người chưa thành niên diễn ra bình thường, tránh các công việc quá sức.
độc hại, lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên, đảm bảo sự phát triển
bình thường của trẻ em trong môi trường lao động.
• Luật Dân sự và Luật tố tụng dân sự
Luật dân sự điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong đời sống.
Luật dân sự coi trẻ em là một thành viên của đời sống, vì vậy, đã xây dựng những
quy định riêng nhằm xác định địa vị pháp lý của trẻ em trong đời sống dân sự gồm:
quyền, nghĩa vụ và những bảo đảm pháp lý. Quyền trẻ em trong lĩnh vực dân sự
được thể hiện trong các quy định pháp luật về: giám hộ đối với trẻ chưa thành niên,
về năng lực chủ thể của trẻ chưa thành niên, về thừa kế, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của trẻ chưa thành niên và do trẻ chưa thành niên gây ra. Những quy định
này đa số là nhằm đảm bảo quyền được bảo vệ và quyền được tham gia trong số
các nhóm quyền của trẻ em được quy định tại công ước quyền trẻ em 1989.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Do thời gian, hiểu biết và thời lượng bài làm có hạn nên bài làm của em chỉ
có thể đưa ra một vài phân tích về tác động của Điều ước quốc tế mà cụ thể ở đây
là Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em tới quá trình hoàn thiện các quy
định của pháp luật Quốc gia. Tuy nhiên, qua đây, chúng ta có thể nhận thấy, Công
ước này có tác động hết sức to lớn tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật
quốc gia về quyền trẻ em. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện sẽ không tránh
khỏi những hạn chế và bất cập nhất định đòi hỏi các nhà làm luật phải linh động
trong việc áp dụng. Hi vọng rằng, với việc tiếp thu tinh hoa pháp luật thế giới, các
quy chế pháp lý về quyền trẻ em nói riêng và nền luật pháp Việt Nam nói chung sẽ
ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Phan Thị Quỳnh – 342456 – N06.TL2 – Nhóm 3

7


Bài tập học kì

Môn: Công pháp Quốc tế

Em xin cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Quốc tế - Trường ĐH Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân
2004
2. Giáo trình Luật Quốc tế (Dùng cho các trường đại học chuyên ngành luật,
ngoại giao) – Ths. Nguyễn Kim Ngân – Ths Chu Mạnh Hùng. Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam
3. Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam. Luận văn thạc sỹ luật học/
Chu Mạnh Hùng
4. Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành: Khóa
luận tốt nghiệp/ Trần Thị Chung
5. Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý.
Bộ tư pháp
6. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989
7. Hiến pháp Việt Nam các năm 1946, 1959, 1980, 1992, 1992 sửa đổi.
8. Bộ luật Hình sự 1985, 1999 (sửa đổi bổ sung 2009)
9. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991 (sửa đổi bổ sung 2004)
10. Luật hôn nhân gia đình 1959, 2000
11. Luật Lao động 1994 (sửa đổi bổ sung 2002, 2006, 2007)

12. Luật Dân sự 2005.
Phan Thị Quỳnh – 342456 – N06.TL2 – Nhóm 3

8


Bài tập học kì

Phan Thị Quỳnh – 342456 – N06.TL2 – Nhóm 3

Môn: Công pháp Quốc tế

9



×