Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De thi HSNK dia li 8 NH 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.29 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Địa lí
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
Đề thi có 03 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8,0 điểm) Chọn đáp án đúng và ghi vào Tờ giấy thi (V.dụ: 1 – D)
Câu 1. Diện tích phần đất liền châu Á rộng khoảng bao nhiêu?
A. 44,4 triệu km2
B. 41,5 triệu km2
C. 42,2 triệu km2
D. 43,3 triệu km2
Câu 2. Khu vực có mật độ dân số cao nhất châu Á?
A. Đông Á
B. Nam Á
C. Đông Nam Á
D. Tây Nam Á
Câu 3. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu?
A. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa
B. Cận nhiệt gió mùa và cận nhiệt lục địa
C. Nhiệt đới khô và nhiệt đới
D. Gió mùa và lục địa
Câu 4. Tên dãy núi nằm ở phía Bắc Ấn Độ, trên có đỉnh Ê-vơ-rét (8848m) cao nhất thế giới là:
A. Dãy Hi-ma-lay-a
B. Dãy Gát Tây
C. Dãy Gát Đông
D. Dãy U-ran
Câu 5. Ý nào không phải là đặc điểm dân cư – xã hội châu Á?
A. Đông dân nhất thế giới
B. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc, chủ yếu là Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít
C. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn
D. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất trong các châu lục.


Câu 6: Hệ sinh thái ngày càng được mở rộng, lấn át các hệ sinh thái khác?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
B. Rừng thưa rụng lá
C. Rừng kín thường xanh.
D. Rừng ngập mặn.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của vùng biển
nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt cao trên 230C và thay đổi theo mùa.
B. Trên biển có hai mùa gió tương ứng hai mùa khí hậu: Gió hướng tây bắc và đông nam.
C. Hướng chảy của dòng biển thay đổi theo mùa: Tây Bắc - Đông Nam và Tây Nam - Đông
Bắc.
D. Độ muối của biển thay đổi theo mùa: Mùa khô độ muối cao, mùa mưa độ muối giảm.
Câu 8: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí:
A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.

B. nằm gần trung tâm gió mùa Châu Á.

C. nằm ở bán cầu Bắc.
D. nằm trong vùng nội chí tuyến
Câu 9: Phần đất liền của nước ta kéo dài theo chiều bắc nam tới 1650 km tương đương khoảng:
A. 150 vĩ tuyến.
B. 160 vĩ tuyến
C. 170 vĩ tuyến
D. 180 vĩ tuyến.

1

1



Câu 10: Một trong các nguyên nhân giúp cho các nước Châu Á phát triển mạnh các ngành công
nghiệp nhẹ là:
A. Các Châu lục khác chỉ tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng.
B. Châu Á nhập khẩu được nguồn nguyên liệu rẻ từ các Châu lục khác.
C. Châu Á có nguồn nguyên liệu rất dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi, từ rừng, biển.
D. Sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ thu được nhiều lợi nhuận hơn so với công
nghiệp nặng.
Câu 11: Đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam là:
A. Nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
B. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau
C. Cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo
D. Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật
Câu 12: Vùng biển Việt Nam có chế độ nhật triều được coi là điển hình của thế giới:
A. Vịnh Bắc Bộ
B. Vịnh Cam Ranh
C. Vịnh Vãn Phong
D. Vịnh Thái Lan
Câu 13: Bốn “con rồng” của châu Á là:
A. Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Bru-nây
B. Ðài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công, Xin-ga-po
C. Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Ðộ, Ma-lai-xi-a
D. Mi-an-ma, In-ðô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, I-rắc
Câu 14: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có
cùng vĩ độ ở Tây Á, Ðông Phi và Tây Phi?
A. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
B. Việt Nam có bờ biển dài, khúc khuỷu
C. Do đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ.
D. Do cả ba nguyên nhân trên
Câu 15. Mục tiêu của Hiệp Hội ASEAN là:
A. Hợp tác phát triển kinh tế của Châu Á;

B. Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội;
C. Xây dựng một liên minh quân sự vững mạnh;
D. Hợp tác ngăn chặn các nước bên ngoài khu vực xậm nhập vùng biển, đảo.
Câu 16. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
A. bị chia cắt do tác động của dòng chảy.
B. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
C. có cả đất phù sa cổ lẫn đất đỏ ba dan.
D. độ cao khoảng từ 100m đến 200m.
Câu 17. Nhân tố nào dưới đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật
nước ta?
A. Sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.

2

2


C. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp.
D. Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ địa hình nước ta có cấu trúc đa dạng:
A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ
B. Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có sự phân bậc khá ro
C. Quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh
D. Bị biến đổi nhiều do quá trình khai thác của con người
Câu 19. Đặc trưng nổi bật của đồng bằng duyên hải miền Trung là:
A. Đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành các đồng bằng nhỏ
B. Địa hình thấp và bằng phẳng
C. Có khả năng mở rộng diện tích đất canh tác
D. Có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất nước ta

Câu 20. Hướng của địa hình vùng núi Đông Bắc làm cho:
A. Thiên nhiên của vùng có sự phân hóa sâu sắc theo độ cao
B. Các đợt gió mùa đông bắc xâm nhập sâu xuống vùng đồng bằng
C. Hình thành nên các dạng địa hình Cácx-tơ
D. Chắn gió mùa mùa hè gây ra hiện tượng gió tây khô nóng
II. PHẦN TỰ LUẬN: (12,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
a. Dân cư châu Á có những đặc điểm gì? Nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư
và đô thị châu Á?
b. Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á? Nêu giá trị của sông ngòi?
Câu 2. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a) Xác định sự phân bố khoáng sản của nước ta. Tại sao nói Việt Nam là quốc gia giàu tài
nguyên khoáng sản?
b) Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"?
Câu 3. (3,0 ðiểm)
a) Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?
b) Địa hình châu thổ sông Hồng khác với châu thổ sông Cửu Long như thế nào?
Câu 4. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của Hà Nội
Tháng
Nhiệt
độ
(0C)
Lượng
mưa
(mm)

3

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

16,4

17,0

20,2

23,7


27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

18,6

26,2

43,8

90,1

188,5

239,9

288,2


318,0

265,4

130,7

43,4

23,4

3


a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội.
b) Nhận xét về chế độ nhiệt của Hà Nội.
c) Giải thích vì sao Hà Nội có mùa đông lạnh, mùa đông không quá khô, mùa hạ có mưa
nhiều?
-------------- Hết ------------HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Địa lí
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8,0 điểm - mỗi câu đúng cho 0,4 điểm)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11
12 13 14 15 16 17 18 19 20
u
Đá
A,C,
p

A B D A D A A D A C
A B A B B D B A B
D
án
II. PHẦN TỰ LUẬN: (12,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
a) Đặc điểm dân cư châu Á:
0,25
+ Đông dân nhất thế giới.(dẫn chứng)
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số: 1,3% (năm 2002) bằng mức trung bình của thế giới.
0,25
2
+ Mật độ dân số cao: 84,8 người/km (năm 2002)
0,25
+ Phân bố không đều: Tập trung đông ở các đồng bằng, ven biển Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á: 0,25
mật độ trên 100 người/km2. Thưa thớt ở các vùng núi cao, khí hậu lạnh hoặc khô hạn như: Trung
Á, Bắc Á, Tây Nam Á: mật độ dưới 1 người/km2.
* Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và đô thị châu Á:
0,5
- Vị trí địa lí - Địa hình - Khí hậu - Lịch sử khai phá lãnh thổ - Trình độ triển kinh tế.
b) Đặc điểm sông ngoi châu Á:
0,25
- Sông ngòi châu Á khá phát triển có nhiều hệ thống sông lớn.
- Phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp:
0,25
+ Bắc Á: Mạng lưới sông dày, hướng từ nam lên bắc. Mùa đông đóng băng, mùa xuân có lũ băng 0,25
lớn. (Ô-bi, I-ê-nit-xây,…)
+ Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á: Mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn. Nước lớn vào cuối hạ đầu 0,25
thu, cạn vào cuối đông đầu xuân
( Hoàng Hà, Mê Công, Ấn, Hằng…)

+ Tây Nam Á và Trung Á: Kém phát triển, nguồn nước do tuyết và băng tan núi cao cung cấp, 0,25
càng về hạ lưu lượng nước càng giảm
( Xưa-đa-ri-a, A-mu-đa-ri-a, Ti-grơ...).
* Giá trị: + Bắc Á: Giao thông, thủy điện.
0,25
+ Các khu vực khác: Giao thông, thủy điện, thủy sản, du lịch, cung cấp nước cho sản
xuất và đời sống.
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Xác định sự phân bố các khoáng sản ở nước ta:
- Khoáng sản năng lượng (dẫn chứng Át lát)
0,25
- Khoáng sản kim loại (dẫn chứng át lát)
0,25
- Khoáng sản phi kim loại (dẫn chứng át lát)
0,25

4

4


- Khoáng sản vật liệu xây dựng (dẫn chứng át lát)
* Nước ta có nhiều khoáng sản vì:
- Nước ta nằm ở nơi giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng lớn Địa Trung Hải và Thái Bình
Dương.
- Lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp.
b) Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam.
* Đồi núi: - Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ trong đó chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Địa hình dưới 1000m: chiếm 85%.
+ Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1%

- Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông kéo dài 1400 km từ miền Tây Bắc đến
miền Đông Nam Bộ
- Nhiều dãy núi lan sát ra biển bị nhấn chìm thành các đảo, quần đảo...
* Đồng bằng: Chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều
khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
Câu 3. (3,0 điểm)
a) Biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta
+ Tính chất nhiệt đới: Nguồn nhiệt năng to lớn, số giờ nắng 1400 – 3000 giờ trong một năm;
nhiệt độ trung bình năm > 210C nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
+ Tính chất gió mùa: Chia hành hai mùa ro rệt phù hợp với hai mùa gió: Mùa đông lạnh khô với
gió mùa Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam
+ Tính chất ẩm: Lượng mưa lớn 1500 – 2000 mm; độ ẩm không khí cao > 80%
+ Giải thích: Do vị trí địa lý, vai trò của biển Đông.

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0

b) Địa hình châu thổ sông Hồng khác với châu thổ sông Cửu Long
2,0
Sông Hồng
Sông Cửu Long

- Diện tích: 15000 km2
- Diện tích: 40000 Km2
- Hình tam giác
- Hình thang
- Hướng thấp dần từ tây bắc xuống nam và từ tây - Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
sang đông
- Nhiều vùng trũng bị ngập úng trong
- Có hệ thống đê dài, ven sông là đất phù sa được mùa lũ, về mùa cạn nước triều lấn mạnh
bồi đắp thường xuyên, diện tích không lớn
làm 2/3 diện tích đất của đồng bằng bị
- Đồng bằng chủ yếu là đất phù sa không được bồi nhiễm mặn
đắp thường xuyên
- Có 3 loại đất chính: Đất phù sa ngọt,
Vùng trung du có đất phù sa cổ bạc màu
đất phèn, đất mặn ven biển.
Câu 4. (3,0 điểm)
Vẽ biểu đồ: Yêu cầu:
- Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ kết hợp đường và cột
+ Đường thể hiện nhiệt độ (0C). Cột thể hiện lượng mưa (mm)
1,25
- Vẽ chính xác. Có đủ tên biểu đồ, đơn vị 2 trục tung, 12 tháng, chú giải.
(Nếu thiếu một trong các yếu tố trên: trừ 0,25 điểm; thí sinh vẽ các dạng biểu đồ khác không
cho điểm)
b) Nhận xét về chế ðộ nhiệt của Hà Nội:
- Nhiệt độ trung bình năm khá cao (23,50C)
- Chế độ nhiệt phân hoá theo mùa, có 5 tháng nóng (nhiệt độ trên 25 0C) từ tháng 5 đến tháng 9, 0,25
còn từ tháng 10 đến tháng 4 nền nhiệt độ thấp hơn, trong đó có 2 tháng lạnh dưới 18 0C (tháng 1, 0.25
tháng 2)
- Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7 (28,9 0C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp 0,25
nhất là tháng 1 (16,40C).


5

5


- Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn (12,50C)
c) Giải thích:
+ Hà Nội có mùa ðông lạnh vì chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc từ vùng áp cao
lục địa phương Bắc tràn xuống.
+ Mùa ðông không quá khô vì vào cuối mùa đông khối khí lạnh di chuyển qua biển gây nên hiện
tượng mưa phùn.
+ Mùa hạ có mýa nhiều vì đón gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào.

0,25
0,25
0,25
0,25

-------------- Hết --------------

6

6



×