PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
Đề thi có 03 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (10,0 điểm)
Chọn đáp án đúng và ghi vào giấy thi (V.dụ: 1 – A)
Câu 1: Thứ tự đúng về đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn là:
A. Tâm thất trái --> động mạch phổi --> mao mạch --> tĩnh mạch phổi --> tâm nhĩ phải.
B. Tâm thất phải --> động mạch phổi --> mao mạch --> tĩnh mạch phổi --> tâm nhĩ trái.
C. Tâm thất phải --> động mạch chủ --> mao mạch --> tĩnh mạch chủ --> tâm nhĩ trái.
D. Tâm thất trái --> động mạch chủ --> mao mạch --> tĩnh mạch chủ --> tâm nhĩ phải.
Câu 2: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về người có nhóm máu AB?
A. Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α và β.
B. Có 1 loại kháng nguyên A trên hồng cầu và kháng thể α trong huyết tương.
C. Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B.
D. Có 1 loại kháng nguyên B trên hồng cầu và kháng thể β trong huyết tương.
Câu 3: Một bác sĩ A có máu nhóm O vợ bác sĩ có nhóm máu A. Một bệnh nhân cần phải
truyền máu gấp, khi thử máu để truyền với vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì
không bị kết dính. Bệnh nhân đó có nhóm máu gì?
A. Nhóm máu O
B. Hoặc nhóm máu AB
C. Hoặc nhóm máu B
D. Hoặc nhóm máu A
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hoạt động của hệ tiêu hóa?
A. Enzim pepsin hoạt động tốt nhất ở pH = 2-3.
B. Ruột non là bộ phận quan trọng nhất của ống tiêu hóa ở người.
C. Ở ruột non hầu như chỉ xảy ra quá trình biến đổi hóa học thức ăn.
D. Ở dạ dày enzim pepsin tiêu hóa các prôtêin thành các axit amin tự do và tiếp tục được
vận chuyển xuống ruột non.
Câu 5: Vitamin D có vai trò :
A. Cần cho sự phát dục bình thường.
B. Nếu thiếu sẽ gây bệnh thiếu máu.
C. Chống lão hóa, chống ung thư.
D. Cần cho sự trao đổi canxi và photpho.
Câu 6: Vì sao khi nhai cơm lâu trong miệng, ta thấy cảm giác ngọt?
A. Vì enzim amylaza trong nước bọt đã biến đổi hầu hết tinh bột chín thành đường mantozo.
B. Vì enzim amylaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột chín thành đường
mantozo.
C. Vì enzim amylaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột chín thành đường glucozo.
D. Vì enzim amylaza trong nước bọt đã biến đổi hầu hết tinh bột chín thành đường glucozo.
Câu 7: Ở người, quá trình tiêu hóa trong ruột non đã biến đổi prôtêin thức ăn thành
1
A. vitamin.
B. axit amin.
C. đường đơn.
D. axit béo và glixerin.
Câu 8: Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa?
A. Vitamin, lipit.
B. Vitamin, muối khoáng.
C. Nước, gluxit.
D. Muối khoáng, protein.
Câu 9: Hô hấp là quá trình
A. cung cấp O2 cho tế bào và thải CO2 ra khỏi tế bào.
B. thu nhận CO2 cho tế bào và thải ra khỏi tế bào.
C. dẫn khí qua phổi và khí quản.
D. đưa O2 vào phổi thực hiện oxi hóa.
Câu 10: Ở người, khi hít vào trong cử động hô hấp, hoạt động của các cơ hô hấp như thế
nào?
A. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài co.
B. Cơ hoành dãn, cơ liên sườn ngoài dãn.
C. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài dãn.
D. Cơ hoành dãn, cơ liên sườn ngoài co.
Câu 11: Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào được diễn ra:
A. Nồng độ CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ phế nang vào máu
B. Nồng độ O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu
C. Sự khuyếch tán O2, CO2 từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn
D. Sự khuyếch tán O2, CO2 từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn
Câu 12: Protein là một trong những đại phân tử hữu cơ quan trọng của tế bào. Protein có
thể được cấu tạo từ các nguyên tố nào sau đây?
A. C, H, O, N.
B. C, H, O, N, P.
C. C, H, O.
D. C, H, O, N, S, P.
Câu 13: Vai trò của nhân tế bào là:
A. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng
B. Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
C. Tổng hợp và vận chuyển các chất
D. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
Câu 14: Bộ phận của tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường trong cơ thể là:
A. Màng tế bào
B. Chất tế bào
C. Nhân tế bào
D. Lưới nội chất
Câu 15: Ti thể có chức năng:
A. Tham gia hoạt động bài tiết của tế bào.
B. Tham gia qúa trình phân chia tế bào
C. Tham gia hô hấp giải phóng năng lượng
D. Giúp trao đổi chất cho tế bào với môi trường
Câu 16: Tác dụng của mô xương xốp là:
A. Làm xương to ra
B. làm xương dài ra
C. Chứa tuỷ đỏ
D. Chứa tuỷ vàng
Câu 17: Thành phần hoá học của xương gồm:
A. Chất vô cơ và chất hữu cơ
B. Chất hữu cơ và chất cốt giao
C. Chất vô cơ và muối khoáng
D. Chất dinh dưỡng và chất hữu cơ
2
Câu 18: Cấu tạo của thân xương lần lượt từ ngoài vào trong gồm:
A. Xương cứng, màng xương và khoang xương
B. Màng xương, xương cứng và khoang xương
C. Khoang xương, xương cứng và màng xương
D. Màng xương, khoang xương và xương cứng
Câu 19: Xương to ra do sự phân chia tế bào ở:
A. Sụn tăng trưởng
B. Màng xương
C. Mô xương cứng
D. Mô xương xốp
Câu 20: Đặc điểm dưới đây không phải của tuyến nội tiết là:
A. Có tính đặc hiệu và mặt tác dụng;
B. Tác dụng với liều lượng rất lớn
C. Có hoạt tính sinh học rất cao;
D. Không mang tính đặc trưng theo loài
II. PHẦN TỰ LUẬN: (10,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
a) Tế bào trong cơ thể có những hình dạng nào? Vì sao tế bào có nhiều hình dạng và
kích thước khác nhau? Tính chất sống của tế bào thể hiện như thế nào?
b) Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú?
Câu 2. (2,0 điểm)
Một người bình thường, hô hấp thường 16 nhịp/phút, người này hô hấp sâu là 12
nhịp/phút, biết rằng mỗi nhịp của hô hấp thường cần 500 ml không khí/phút; người hô hấp
sâu cần 800 ml/phút.
a) Hãy tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích và hữu ích tới phế nang, cho biết khí vô
ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp thường và hô hấp sâu là 150 ml.
b) Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu.
Câu 3. (2,5 điểm)
a) Tại sao thức ăn tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng
nhỏ ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này?
b) Hãy giải thích vì sao tế bào hồng cầu ở người không có nhân còn tế bào bạch cầu
thì có nhân?
Câu 4. (2.0 điểm)
a) Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt
một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải
thích.
b) Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
Câu 5. (2,0 điểm)
a) Giải thích tại sao người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất
côlesteron?
b) Ở trẻ em, nhịp đo tim đo được là 120 - 140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một
chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần/ phút, căn cứ vào
chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian các pha trong một chu kì của em bé đó.
------------------ Hết -----------------
3
Họ và tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh ………..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: SINH HỌC
(Đáp án gồm 02 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
D
11
C
2
C
12
D
3
A,C
13
D
4
A
14
A
5
A
15
C
6
D
16
C
7
B
17
A
8
B
18
B
9
A
19
B
10
A
20
B
II. PHẦN TỰ LUẬN: (12,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
a)
+ TB có nhiều hình dạng khác nhau: Hình cầu, hình đĩa, hình sao, thoi, trụ ..........
+ TB có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để thực hiện các chức năng khác nhau.
+ Tính chất sống:
- Tế bào luôn trao đổi chất với môi trờng, nhờ đó mà tế bào có khả năng tích lũy vật chất,
lớn lên, phân chia giúp cơ thể lớn lên và sinh sản
- Tế bào còn có khả năng cảm ứng với các kích thích của môi trờng.
b) Những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với thú là:
- Cơ chi trên phân hoá -> cử động linh hoạt, đặc biệt là cơ ngón cái rất phát triển.
- Cơ chi dưới tập trung thành nhóm cơ lớn, khoẻ (cơ mông, đùi)=> di chuyển, nâng đỡ …
- Cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói.
- Cơ nét mặt mặt phân hoá giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt.
0,25
0,25
0,25
0,75
Câu 2. (2,0 điểm)
Một người thở bình thường 15 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí:
+ Khí lưu thông /phút là: 15 400ml = 6000 (ml)
+ Khí vô ích ở khoảng chết là: 150ml . 16 = 2400 (ml).
+ Khí hữu ích vào đến phế nang là: 6000ml - 2400ml = 3600 (ml).
Khi người đó thở sâu 12 nhịp/phút mỗi nhịp hít vào 600ml
+ Khí lưu thông /phút là: 600ml.12 = 7200 (ml)
+ Khí vô ích ở khoảng chết là: 150ml . 12 = 1800 (ml)
+ Khí hữu ích vào đến phế nang là: 6000ml – 1800ml = 4200 (ml)
Sự khác nhau giữu hô hấp thường và hô hấp sâu:
Hô hấp thường
- Diễn ra một cách tự nhiên, không ý thức.
- Số cơ tham gia vào hoạt động hô hấp ít
hơn (chỉ có sự tham gia của 3 cơ: Cơ nâng
sườn, cơ giữa sườn ngoài và cơ hoành).
- Lưu lượng khí được trao đổi ít hơn
Hô hấp sâu
- Là một hoạt động có ý thức.
- Số cơ tham gia vào hoạt dộng hô hấp
nhiều hơn (ngoài 3 cơ tham gia trong hô
hấp thường còn có sự tham gia của cơ ức
đòn chũm, cơ giữa sườn trong, cơ hạ sườn.
- Lưu lượng khí được trao đổi nhiều hơn.
1,0
1,0
Câu 3. (2,0 điểm)
4
a.
- Thức ăn tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ vì: ruột
non không phải nơi chứa thức ăn mà chủ yếu là tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.
- Ý nghĩa:
+ Kịp trung hoà tính axít .
+ Có thời gian để các tuyến tuỵ ,tuyến ruột tiết enzim .
+ Đủ thời gian tiêu hoá triệt để thưc ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
b. - Tế bào hồng cầu người không có nhân để:
+ Phù hợp chức năng vận chuyển khí.
+ Tăng thêm không gian để chứa hêmôglôbin.
+ Giảm dùng ôxi ở mức thấp nhất
+ Không thưc hiện chức năng tổng hợp prôtêin
- Tế bào bạch cầu có nhân để phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể:
+ Nhờ có nhân tổng hợp enzim, prôtêin kháng thể .
+ Tổng hợp chất kháng độc, chất kết tủa prôtêin lạ, chất hoà tan vi khuẩn.
0.25
0.75
0,75
0,25
Câu 4. (2.0 điểm)
a) Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống …
- Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3% )
+ Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên
còn lại và rễ sau còn.
+ Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại bị đứt.
+ Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt.
0.75
* Giải thích:
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua cơ quan
phản ứng (cơ chi)
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần kinh.
0.5
b) Tại sao nói dây thần tủy là dây pha.
- Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau
+ Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan
0.75
+ Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống.
- Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy à Dây thần kinh tủy là dây
pha.
Câu 5. (2.0 điểm)
a) Người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất chất côlesteron vì:
- Chất côlesterron có nhiều ở trong thịt, trứng, sữa... ăn nhiều sẽ có nhiều nguy cơ mắc
bệnh xơ vữa động mạch.
- Ở bệnh này côlesterron ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi làm cho
mạch bị hẹp lại, xơ cứng và vữa ra.
- Động mạch bị xơ cứng vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu
dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây ứ hoặc tắc mạch (đặc biệt nguy hiểm ở động
mạch vành nuôi tim gây nên các bệnh đau tim, ở động mạch não gây đột quỵ).
- Động mạch xơ vữa còn dễ bị vữa gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất 1,0
huyết não, thậm chí gây chết.
b) Thời gian của một chu kì tim ở trẻ em là: 60/120 = 0,5s < 0,8s
Thời gian của 1 chu kì tim ở trẻ em giảm.
Ta có tỉ lệ thời gian co tâm nhĩ : co tâm thất : pha dãn chung = 0,1 : 0,3 : 0,4
Vậy thời gian các pha trong chu kì tim của em bé là:
Pha nhĩ co: 0,1 x 0,5/0,8 = 0,0625s
Pha thất co: 0,3 x 0,5/0,8 = 0,1875s
Pha dãn chung: 0,4 x 0,5/0,8 = 0,25s
(HS làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
1,0
5
-------------- Hết --------------
6