Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

De thi mon sinh hoc 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.74 KB, 12 trang )

Đề môn sinh học
[<br>]
Các hợp chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trên trái đất lần lượt theo sơ đồ nào sau đây?
A. CH → CHON → CHO
B. CH → CHO → CHON
C. CHON → CHO →CH
D. CHON → CH → CHO
[<br>]
Chất hữu cơ nào sau đây được hình thành đầu tiên trong quá trình phát sinh sự sống trên trái đất?
A. Prôtêin và axit nuclêic
B. Saccarit và lipit
C. Prôtêin, saccarit và lipit
D. Cacbua hiđrô
[<br>]
Kết quả quan trọng nhất của tiến hoá hoá học là:
A. Sự tạo ra các hợp chất vô cơ phức tạp
B. Sự tạo ra các hợp chất saccarit
C. Sự tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ
D. Sự tích luỹ các nguồn năng lượng tự nhiên
[<br>]
Sự phát sinh sự sống trên trái đất lần lượt trải qua hai giai đoạn là:
A. Tiến hoá hoá học và tiến hoá lí học
B. Tiến hoá lí học và tiến hoá hoá học
C. Tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá hoá học
D. Tiến hoá hoá học và tiến hoá tiền sinh học
[<br>]
S. Milơ đã tiến hành thí nghiệm vào năm 1953 nhằm chứng minh quá trình nào sau đây?
A. Tiến hoá hoá học
B. Tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá sinh học
D. Quá trình tạo cơ thể sống đầu tiên


[<br>]
Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất qua các giai đoạn tiến hoá lần lượt là:
A. Hoá học và tiền sinh học
B. Tiền sinh học và hoá học
C. Hoá học, tiền sinh học và sinh học
D. Sinh học, hoá học và tiền sinh học
[<br>]
Hợp chất hữu cơ chỉ có 3 nguyên tố C, H, O là:
A. Cacbua hiđrô
B. Saccarit
C. Axit amin
D. Axit nuclêic
[<br>]
Chất nào sau đây không có trong thành phần khí quyển nguyên thuỷ?
A.
B.
C.
D.
[<br>]
Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống trên trái đất là:
A. Quá trình tiến hoá của các hợp chất của cacbon
B. Quá trình tương tác của nguồn chất hữu cơ
C. Sự tương tác giữa các điều kiện tự nhiên
D. Sự cung cấp nguồn năng lượng tự nhiên cho sự sống
[<br>]
Vai trò điều chỉnh các quá trình sinh lí, sinh hoá của các vật thể sống do vật chất nào sau đây thực
hiện?
A. Các phân tử prôtêin
B. Các chất hữu cơ
C. Gen trên ADN

D. Các chất sống
[<br>]
Khả năng tự điều chỉnh của vật thể sống là:
A. Tự biến đổi thành phần cấu tạo cơ thể sống
B. Tự duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất
C. Tự sinh sản ra các vật thể giống nó
D. Khả năng ổn định cơ chế sinh sản
[<br>]
Hai mặt biểu hiện trái ngược nhưng thống nhất của quá trình trao đổi chất là:
A. Đồng hoá và dị hoá
B. Cảm ứng và sinh sản
C. Vận động và dinh dưỡng
D. Sinh sản và phát triển
[<br>]
Vật thể sống có đặc điểm nào sau đây?
A. Có khả năng tự đổi mới
B. Tự sao chép, tự điều chỉnh
C. Tích luỹ thông tin và di truyền
D. Tất cả các đặc điểm trên
[<br>]
Điều không đúng khi nói về prôtêin và axit nuclêic là:
A. Đại phân tử hữu cơ
B. Đa phân tử
C. Hợp chất không chứa cacbon
D. Là vật chất chủ yếu của sự sống
[<br>]
Vai trò của axit nuclêic là:
A. Tham gia cấu tạo chất nguyên sinh
B. Tham gia cấu tạo hoocmôn
C. Sinh sản và di truyền

D. Tất cả đều đúng
[<br>]
Những hợp chât hữu cơ được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:
A. Enzim, hoocmôn
B. Prôtêin, gluxit, lipit
C. Axit nuclêic và prôtêin
D. Gluxit, lipit, ADN và ARN
[<br>]
Những nguyên tố hoá học có phổ biến trong các cơ thể sống là:
A. C, H, O, N
B. C, H, Mg, Na
C. Na, K, P, S
D. P, S, O, N
[<br>]
Khi cho cá chép cái có râu lai với cá giếc đực không có râu, thu được cá con có râu.
Khi cho cá giếc cái không râu lai với cá chép đực có râu thu được cá con không có râu.
Một ví dụ khác cũng có hiện tượng di truyền tương tự đã được Côren và Bo phát hiện trong thí
nghiệm về tính trạng:
A. Màu hoa ở cây loa kèn
B. Màu mắt ở ruồi giấm
C. Màu hạt ở đậu Hà Lan
D. Màu thân ở ruồi giấm
[<br>]
Khi cho cá chép cái có râu lai với cá giếc đực không có râu, thu được cá con có râu.
Khi cho cá giếc cái không râu lai với cá chép đực có râu thu được cá con không có râu.
Kết quả biểu hiện ở 2 phép lai đã nêu là:
A. Kiểu hình của con luôn giống mẹ
B. Lai thuận cho kết quả khác lai nghịch
C. Vai trò của bố mẹ không ngang nhau trong sự di truyền của tính trạng trên
D. Cả A, B, C đều đúng

[<br>]
Khi cho cá chép cái có râu lai với cá giếc đực không có râu, thu được cá con có râu.
Khi cho cá giếc cái không râu lai với cá chép đực có râu thu được cá con không có râu.
Gen qui định tính trạng trong phép lai được phân bố ở:
A. Trên nhiễm sắc thể thường
B. Trên nhiễm sắc thể giới tính
C. Trong tế bào chất
D. Hai câu A và B đúng
[<br>]
Khi cho cá chép cái có râu lai với cá giếc đực không có râu, thu được cá con có râu.
Khi cho cá giếc cái không râu lai với cá chép đực có râu thu được cá con không có râu.
Sự di truyền tính trạng trong hai phép lai trên tuân theo hiện tượng nào sau đây?
A. Di truyền chéo
B. Di truyền thẳng
C. Di truyền qua tế bào chất
D. Di truyền theo hiện tượng gen trội át không hoàn toàn gen lặn
[<br>]
Khi cho cá chép cái có râu lai với cá giếc đực không có râu, thu được cá con có râu.
Khi cho cá giếc cái không râu lai với cá chép đực có râu thu được cá con không có râu.
Hai phép lai nói trên được gọi là:
A. Lai phân tích
B. Lai thuận nghịch
C. Lai gần
D. Giao phối cận huyết
[<br>]
Khi gen trong tế bào chất bị đột biến thì:
A. Gen đột biến phân bố thường không đồng đều ở tế bào con
B. Luôn luôn được di truyền qua sinh sản hữu tính
C. Không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng
D. Không làm thay đổi kiểu hình do gen đó qui định

[<br>]
Có thể phát hiện gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính và gen trong tế
bào chất bằng phép lai nào sau đây/
A. Lai thuận ngịch
B. Lai phân tích
C. Tự thụ phấn ở thực vật
D. Giao phối cận huyết ở động vật
[<br>]
Điểm giống nhau giữa gen trên nhiễm sắc thể thường và gen trên nhiễm sắc thể giới tính và gen
trog tế bào chất là:
A. Đơn phân cấu tạo là nuclêôtit
B. Có khả năng tự nhân đôi, sao mã, điều khiển giải mã
C. Có thể bị thay đổi do tác nhân gây đột biến
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Đặc điểm có ở gen trong tế bào chất mà không có ở gen trên nhiễm sắc thể là:
A. Bố và mẹ có vai trò ngang nhau trong sự di truyền

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×