Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi HSG sinh 8 năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.93 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS DỰ THI CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2016 – 2017
MÔN: SINH HỌC
( Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề )
Đề thi có 04 trang
Đề chính thức
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm):
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Tâm nhĩ làm việc và nghỉ trong một chu kì:
A. 0,1s và 0,7s
B. 0,4s và 0,4s
C. 0,3s và 0,5s
D. 0,3s và 0,7s
Câu 2: Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) có thể kết hợp với:
(1) NO2.
(2) CO.
(3) O2.
(4) CO2.
(5) NO.
(6) H20.
Số lượng phương án đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Nhịp hô hấp là:
A. Số lần cử động hô hấp được trong 1 giây.
B. Số lần cử động hô hấp được trong 1 phút.
C. Số lần hít vào trong 1 phút.
D. Số lần thở ra trong 1 phút.


Câu 4: Người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thì:
A. Có dung tích sống cao, khả năng hoạt động kém.
B. Có dung tích sống cao, khả năng hoạt động tốt.
C. Có dung tích sống thấp, khả năng hoạt động kém.
D. Có dung tích sống thấp, khả năng hoạt động tốt.
Câu 5: Để các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?
A. Bố và mẹ phải thuần chủng.
B. Số lượng cá thể lai phải lớn.
C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.
D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.
Câu 6: Để biết tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn, người ta thực hiện cách sau:
A. Cho các cây thuần chủng tự thụ phấn và theo dõi qua nhiều thế hệ.
B. Cho lai phân tích giữa cơ thể mang tính trạng này với cơ thể mang tính trạng kia.
C. Cho lai giữa 2 cơ thể thuần chủng có tính trạng khác nhau, tính trạng nào xuất hiện ở F1 là
tính trội.
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 7: Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm gen liên kết.
B. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
C. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.
Câu 8: Cặp NST tương đồng là cặp NST gồm hai chiếc:
A. Giống nhau về hình thái, kích thước và có cùng nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.
B. Giống nhau về hình thái, kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
C. Giống nhau về hình thái, khác về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc
từ mẹ.

1



D. Khác nhau về hình thái, giống nhau về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có
nguồn gốc từ mẹ.
Câu 9: Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong
trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của
giảm phân II là:
A. 0,5x.
B. x.
C. 4x.
D. 2x.
Câu 10: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.
B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’.
D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
Câu 11: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị
đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này:
A. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
B. Làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
D. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Câu 12: Bệnh Phêninkêtô niệu ở người là do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy
định và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một
người vợ có người anh trai bị bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị
bệnh? Biết rằng, ngoài người anh chồng và em vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không
còn ai khác bị bệnh.
A. 1/4.
B. 1/3.
C. 1/9.
D. 3/4.
Câu 13: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân

thấp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân
thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân thấp. Theo lí thuyết, thu được
đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
A. 3 cây thân thấp : 1 cây thân cao.
B. 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
C. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
D. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
Câu 14: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra
đột biến. Trong một phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?
A. Aabb × aaBb.
B. AaBb × AaBb.
C. AaBb × Aabb.
D. AaBb × aaBb.
Câu 15: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1?
A.

AB ab

ab ab

B.

aB Ab

ab ab

C. AaBb x aabb


D. Aabb x aaBb

Câu 16: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục, các gen
cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Cho lai
giữa 2 thứ cà chua thuần chủng thân cao, quả tròn và thân thấp, quả bầu dục thu được F1. Cho
F1 tạp giao, ở thế hệ F2 sẽ phân tính theo tỷ lệ:
A. 3:1
B. 1:2:1
C. 3:3:1:1
D. 9:3:3:1
Câu 17: Bộ NST của người là 2n=46. Có 5 tế bào người đang giảm phân. Hỏi có tối đa

bao nhiêu cách sắp xếp NST tại kì giữa I của giảm phân?
A. 46.
B. 23.
C. 10.
D. 5.
Câu 18: Ở người 2n = 46. Một tế bào người đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số nhiễm

sắc thể trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
A. 23.
B. 46.
C. 92.
D. 16.
Câu 19: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch

2


pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi

phân tử ADN trên là:
A. 4.
B. 6.
C. 3.
D. 5.
Câu 20: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại Guanin.
Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại Guanin chiếm 10%
tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 450; X = 150.
B. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150.
C. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750.
D. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150.
II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm):
Câu 1 (2.0 điểm):
Ở đậu Hà Lan gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng.
a. Xác định kiểu gen của P để F1 đồng tính (không lập sơ đồ lai).
b. Cho 2 cây quả đỏ lai với nhau được F 1 toàn quả đỏ, cho F1 tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ
kiểu gen và kiểu hình ở F2?
Câu 2 (2.0 điểm):
a. Nêu tính đặc trưng của ADN?
b. Một đoạn phân tử ADN chứa 1 gen cấu trúc có trình tự các nuclêôtit như sau:
Mạch 1...AXX TXA TTX ATA GGT AXX GXT XAT TAA....
Mạch 2...TGG AGT AAG TAT XXA TGG XGA GTA ATT...
Biết phân tử prôtêin hoàn chỉnh tổng hợp từ gen trên có 5 axitamin. Em hãy xác định
mạch gốc của gen trên? Viết trật tự sắp xếp các nuclêôtit và chiều của gen? Giải thích?
Câu 3 (2.0 điểm):
Một nhóm học sinh quan sát tế bào sinh dưỡng của ba cây đậu Hà Lan (2n = 14) qua
kính hiển vi thấy kết quả sau:
- Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể kép đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào.

- Tế bào của cây thứ hai có 26 nhiễm sắc thể đơn đang phân li đồng đều về hai cực của tế bào.
- Tế bào của cây thứ ba có 16 nhiễm sắc thể kép đang bắt đầu đóng xoắn.
a. Cho biết các tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào nào?
b. Xác định dạng đột biến tạo ra mỗi cây đậu trên. Biết rằng quá trình đột biến này chỉ
liên quan đến cặp nhiễm sắc thể số 3.
c. Nêu cơ chế hình thành cây thứ 3 từ cây bố, mẹ bình thường.
Câu 4 (2.0 điểm): :
Gen trội E có tỉ lệ

A 3
A 19

đã đột biến thành gen lặn e có tỉ lệ 
. Khối lượng phân
G 4
G 25

tử của gen e hơn gen E là 600 đ.v.C. Số liên kết hidrô của gen E kém hơn gen e là 2 liên kết
hidrô.
Hãy xác định:
a. Dạng đột biến của gen nói trên.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của mỗi gen.
c. Nếu cặp gen Ee tự nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cần cung
cấp là bao nhiêu?
Câu 5 (2.0 điểm):
Vợ chồng anh B bình thường sinh ra một đứa con gái bị bệnh bạch tạng, trong khi hai con
trai của họ bình thường. Người vợ sinh ra trong một gia đình có bố bình thường, mẹ bị bệnh.
Người chồng có chị gái và bố bị bệnh, mẹ bình thường.
a. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ về bệnh bạch tạng cho gia đình trên.


3


b. Hãy xác định đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng và kiểu gen của từng người trong phả
hệ trên.
c. Tính xác suất để cặp vợ chồng anh B:
- Sinh một con gái mắc bệnh bạch tạng.
- Sinh hai người con trong đó có cả trai, gái và đều không bị bệnh bạch tạng.
------------------Hết-------------------Họ và tên thí sinh:......................................................., SBD:.....................
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG NĂM 2016 – 2017
Môn: SINH HỌC
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 03 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm):

4


Câu
Đáp án
Điểm

1
2
3
4
5
6
A C B B D C

0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5

Câu
16
17
18
Đáp án
A
C
C
Điểm
0.5
0.5
0.5
II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm):

19
C
0.5

7
8
9 10 11 12 13 14
15
B B B D B,D C
B D B,C,D
0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5
20
C
0.5


Câu
Nội dung
Câu 1
a.
- Để F1 đồng tính, kiểu gen của P có thể là:
+ P: AA x AA
+ P: AA x Aa
+ P: AA x aa
+ P: aa x aa
b.
- P: Quả đỏ x quả đỏ  F1: 100% quả đỏ
 Kiểu gen của P và F1 có thể là:
TH1: AA x AA  F1: 100% AA (quả đỏ)
TH2: AA x Aa  F1: 1/2AA : 1/2Aa (100% đỏ)
- Cho F1 tự thụ phấn:
+ TH1: AA x AA  F2: 100% AA (quả đỏ)
+ TH2: 1/2(AA x AA)  F2: 1/2 AA (quả đỏ)
1/2(Aa x Aa)  F2: 1/8AA : 1/4Aa : 1/8aa
Tỉ lệ kiểu gen F2: 5/8AA : 1/4Aa : 1/8aa
Tỉ lệ kiểu hình F2: 7/8 đỏ : 1/8 vàng

Điểm
2.0 đ


0.25đ
0.25đ

0.5đ


Câu 2
a.
Tính đặc trưng của ADN
- Đặc trưng bởi thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các nuclêôtit
trong phân tử ADN. Chỉ có 4 loại nuclêôtit đã tạo nên nhiều loại ADN khác
nhau đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.
- Đặc trưng bởi tỉ lệ A+T/ G+X
- Đặc trưng bởi hàm lượng ADN trong tế bào
- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các gen trong nhóm
gen liên kết
- Giả sử mạch 2 từ trái sang phải là mạch gốc
b.
- Giả sử mạch 2 từ phải sang trái là mạch gốc  không hợp lý vì phân tử
- Giả sử mạch 1 từ trái sang phải là mạch gốc
protein có 5 axit amin
 Mạch 1 từ phải sang trái là mạch gốc
- Chiều của gen trên là:
5’ TXA TTX ATA GGT AXX GXT XAT 3’ Mạch gốc
3’ AGT AAG TAT XXA TGG XGA GTA 5’

2.0 đ

Câu 3
a.
- Tế bào cây thứ nhất đang ở kì giữa quá trình nguyên phân
- Tế bào cây thứ hai đang ở kì sau quá trình nguyên phân
- Tế bào cây thứ ba đang ở kì đầu quá trình nguyên phân

2.0 đ

0.25đ
0.25đ
0.25đ

5

0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ

0.5đ


b.

c.

- Vì đột biến chỉ liên quan đến cặp NST số 3 nên dạng đột biến tạo ra ba cây 0.25đ
đậu trên đều là đột biến dị bội.
Cụ thể: Cây thứ nhất: thể tam nhiễm (2n + 1)
Cây thứ hai: thể một nhiễm (2n - 1)
0.5đ
Cây thứ ba: thể tứ nhiễm (2n + 2)
(Lưu ý: thí sinh xác định đúng ít nhất 2/3 cây được 0.5đ)
- Cơ chế phát sinh hình thành cây thứ 3 (2n+2):
0.5đ
P:
(Bố hoặc mẹ): 2n

x
2n (mẹ hoặc bố)
GP:

(n – 1), (n+1)

(n + 1), (n – 1)

F1:
(2n + 2)
(Lưu ý: thí sinh có cách giải thích khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
Câu 4
a.
Số nuclêôtit của gen e hơn gen E là: 600 : 300 = 2 nuclêôtit
Theo đề bài ra số liên kết hydrô của gen e hơn gen E là 2.
Vậy đột biến ở đây là đột biến thêm một cặp nuclêôtit. Cặp nu được thêm
là cặp A = T.
b.
Căn cứ vào tỉ lệ A/G của mỗi gen ta có:
e-E=

Ae AE 19
3
76
75
1
=

=


=
Ge GE
25
4
100 100
100

Suy ra số nuclêôtit mỗi loại của mỗi gen là:
A= T = 75(N)
A = T = 76(N)
Gen E{
Gen e {
G = X =100(N)
G = X = 100(N)
c.

Nếu cặp Ee tự nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường
cần cung cấp là:
A = T = (75 +76) . (23 – 1)
= 1057(N)
3
G = X = (100 + 100) . (2 – 1) = 1400(N)
(Lưu ý: thí sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

Câu 5
a.
Sơ đồ phả hệ:

2.0đ
0.25đ

0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ

0.25đ
0.25đ
2.0đ
0.25đ

0.25đ

b.

- Đặc điểm di truyền bệnh bạch tạng:
Từ sơ đồ ta thấy: Bố II2 và mẹ II3 đều bình thường sinh ra con gái III2 bị
bệnh bạch tạng  Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy 0.25đ

6


c.

định.
- Quy ước: Gen A: bình thường, Gen a: bị bệnh
- Kiểu gen của các thành viên trong phả hệ:
+ Các thành viên I1, I4, II1, III2 đều bị bệnh có kiểu gen aa.
+ Các thành viên I3, III1, III3 bình thường có kiểu gen AA hoặc Aa
+ III2 có kiểu gen aa  II2, II3 đều có kiểu gen Aa
+ II1 có kiểu gen aa  I2 có kiểu gen Aa

Xác suất cặp vợ chồng anh B:
- Sơ đồ lai:
P:

Aa

GP: A, a

x

Aa

0.5đ

0.25đ

A, a

F1: KG: 1AA: 2 Aa: 1aa
KH: 3/4 bình thường : 1/4 bị bệnh
0.25đ
- Xác suất sinh một con gái mắc bệnh bạch tạng: ½ . ¼ = 1/8.
- Xác suất sinh hai người con trong đó có cả trai, gái và đều không bị bệnh 0.25đ
bạch tạng là: ½ . ¾ . ¾ = 9/32
(Lưu ý: thí sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

----------Hết-------------

7




×