Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi HSG thanh thủy 2017 2018 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.52 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC: 2017-2018
Đề chính thức
MÔN: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 01 trang
Câu 1 (8,0 điểm):
Người Nga có câu:
« Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn
cũng cần phải được ăn uống ».
Suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 2 (12 điểm):
Có ý kiến cho rằng : «Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là
cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi
xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học »
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của
Huy Cận.
................... Hết ...................

Họ và tên thí sinh:................................................................ SBD: .....................
Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./.

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THUỶ
1


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN


Câu 1 (8,0 điểm):
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, dạng bài bày tỏ ý kiến trước một
tư tưởng, một quan điểm.
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận..., biết lập
luận chặt chẽ để bài làm có sức thuyết phục.
- Biết đặt vấn đề vào thực tế cuộc sống để bàn luận: có sự hiểu biết từ thực tế cuộc
sống để lấy được những dẫn chứng tiêu biểu, biết phân tích, bàn luận để làm nổi
bật vấn đề.
B. Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích, xác định được vấn đề cần nghị luận
(Phần này cho: 2,0 điểm)
- Bánh mì: là một cách diễn đạt nhằm chỉ những giá trị vật chất thiết yếu cần cho
sự sống của mỗi người.
- Hoa hồng: là những giá trị tinh thần, tình cảm của con người trong cuộc sống.
- Tâm hồn: là ý nghĩ, tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của
con người.
- Ăn uống: chăm sóc, nuôi dưỡng, bồi đắp...
=> Ý kiến này đã đưa ra một quan niệm: vật chất và tinh thần cần được cân bằng,
hài hòa trong cuộc sống. Con người không chỉ nên quan tâm đến vật chất mà còn
phải chăm sóc, bồi dưỡng cho tâm hồn mình.
2. Bàn luận về vấn đề: (Phần này cho: 4,0 điểm)
- Nhu cầu vật chất ( ăn, ở, mặc, tiện nghi, đồ dùng...) rất cần thiết trong cuộc sống
của con người. Nhưng quá coi trọng vật chất, con người dễ bị rơi vào lối sống ích
kỷ, vô cảm, thậm chí bất hạnh, đau khổ. Thật đáng sợ nếu đời sống tâm hồn nghèo
nàn, cằn cỗi.
- Một bộ phận nhỏ trong xã hội hiện nay có suy nghĩ lệch lạc, chỉ nghĩ đến vật
chất, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, làm thước đo giá trị con người.
(HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
- Tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhu cầu tinh thần cũng nên được chú ý song hành với

nhu cầu vật chất. Sống trong sự hài hòa, cân đối giữa tinh thần với vật chất là điều
mà chúng ta hướng tới.
- Tinh thần của câu nói nhấn mạnh ở vế: “ Tâm hồn cũng cần phải được ăn uống”.
Tâm hồn có vị trí rất quan trọng trong đời sống con người. Tâm hồn cũng cần được
nuôi dưỡng để thế giới tình cảm của con người ngày càng giàu có, phong phú hơn.
Tâm hồn sẽ làm nên những nét đẹp nhân văn trong mỗi con người và ý nghĩa của
cuộc đời.
(HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
2


- Ngược lại không thể có một đời sống tinh thần phong phú, thoải mái nếu phủ
nhận tầm quan trọng của vật chất.
(HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
=>Cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần đều quan trọng, làm nên hạnh púc của
con người trọn vẹn.
3. Bài học nhận thức và hành động: (Phần này cho:2,0 điểm)
- Câu nói không chỉ thể hiện một quan niệm sống đúng đắn, tích cực mà còn giúp
cho mọi người biết cách phấn đấu để hoàn thiện nhân cách, nâng cao phẩm giá,
- Cần nhận thức đầy đủ về hai nhu cầu làm nên cuộc sống của mỗi người.
- Tu dưỡng rèn luyện đạo đức, không ngừng bồi đắp, nuôi dưỡng thế giới tâm hồn
nhất là trong cuộc sống hiện nay.
- Lao động hết mình để thỏa mãn đầy đủ nhu cầu vật chất cho bản thân và gia
đình...
Câu 2 (12 điểm):
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức
về lí luận văn học, khả năng cảm thụ thơ, kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải rõ hệ
thống luận điểm, có lí lẽ , lập luận chặt chẽ, căn cứ xác đáng.

- Diễn đạt trong sáng; dùng từ đặt câu chuẩn xác.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Nội dung cần đạt được
Cho điểm
- Cuộc đời: là hiện thưc cuộc sống muôn màu, muôn vẻ.
- Nơi xuất phát: là điểm bát đầu.
- Nơi đi tới: là đích đến
1,0 điểm
- Văn học: là một hình thái ý thức xã hội, một loại hình
nghệ thuật độc đáo dùng ngôn từ để thể hiện chức năng
phản ánh cuộc đời với những mối quan hệ phức tạp của
1. Giải thích ý
nó. Từ đó thể hiện mong muốn tái tạo cuộc sống qua
kiến
lăng kính của người nghệ sỹ.
=> Văn học bắt nguồn từ hiện thực và quay trở lại tác
động tới nhận thức, tình cảm của con người, góp phần
làm cho cuộc sống trở nên phong phú và tốt đẹp hơn.
=> Ý kiến khẳng định mối quan hệ giữa văn học và đời
sống( tức là nói đến nguồn gốc và chức năng của văn học)

1,0 điểm

* Bàn luận:
-Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn vì phục vụ cuộc đời,
phục vụ con người là mục đích lớn của văn học chân
chính.
2,0 điểm
- Để tạo nên tác phẩm văn học có giá trị, nhà văn không
chỉ có tài năng mà còn phải bám sát vào hiện thực đời

sống, có những rung cảm mãnh liệt trước con người và
cuộc đời.
- Một tác phẩm có giá trị có khả năng truyền cảm, khơi
3


2. Bàn luận và
chứng minh qua
bài thơ Đoàn
thuyền đánh cá
của Huy Cận.

gợi trong mỗi con người tình cảm đẹp, tư tưởng và hành
động đúng.
- Chỉ có những tác phẩm văn học phản ánh chân thực cụ
thể hiện thực đời sống và những vấn đề của con người
bằng hình thức nghệ thuật phù hợp mới có những tác
động tích cực đối với cuộc đời.
*Khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Huy Cận là cây bút tiêu biểu trong phào trào Thơ mới
và nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ ông thường hướng về
thiên nhiên, vũ trụ, con người. Đoàn thuyền đánh cá là
tác phẩm thơ tiêu biểu cho khuynh hướng của Huy Cận. Phần này
- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận hấp dẫn cho 6,5
người đọc bởi chất liệu đời sống khai thác vẻ đẹp của điểm
thiên nhiên biển cả quê hương và vẻ đẹp của những con
người lao động, tiêu biểu là những người ngư dân trên
biển. Đây là hiện thực cuộc sống của đất nước ta trong
những năm đầu bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc.

* Hiện thực cuộc sống lao động của con người miền
biển và khung cảnh thiên nhiên trên biển là nguồn
cảm hứng cho bài thơ.
- Bài thơ được viết năm 1958 trong chuyến đi thưc tế ở
Hòn Gai- Quảng Ninh.
- Bài thơ được ông viết qua cái nhìn của con người lao
động mới được tự do, được làm chủ cuộc đời.
- Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống lao động của người
ngư dân được phản ánh chân thực, sinh động, hấp dẫn,
lãng mạn.
- Bức tranh thiên nhiên trên biển:
+ Hình ảnh thiên nhiên biển khơi lúc hoàng hôn: mang
vẻ đẹp tráng lệ, kỳ vĩ, ấm áp, gần gũi với con người.
+ Hình ảnh thiên nhiên biển khơi trong đêm trăng: không
gian mênh mông, thoáng đạt. Mặt biển lung linh, huyền
ảo, dạt dào sức sống, rực rỡ sắc màu như một bức tranh.
Biển cả giàu có, phong phú đang ban tặng những tài sản
vô giá cho cuộc sống con người.
+ Thiên nhiên trên biển lúc bình minh: ngời lên ánh hồng
tươi mới, rực rỡ, huy hoàng.
-> Bằng bút pháp lãng mạn kết hợp với chất liệu hiện
thực, nhà thơ đã khắc họa thành công thiên nhiên trên
biển cả. Những hình ảnh thiên nhiên hiện ra vừa bình dị
vừa đẹp tươi, thơ mộng, giàu có với sắc màu rực rỡ. Qua
đó ta thấy được sự quan sát tinh tế, sự liên tưởng phong
phú và tình yêu thiên nhiên tha thiết của tâm hồn thơ
4


Huy Cận.

(Học sinh cần lấy dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, kết
hợp với bình làm nổi bật lên khung cảnh thiên nhiên trên
biển ở mỗi thời điểm)
- Bức tranh con người lao động:
+ Hiện lên trong bài thơ là hình ảnh những người dân
chài đang ra khơi đánh cá. Nhà thơ miêu tả họ với niềm
say mê khi bước vào công cuộc lao động ra khơi đánh cá.
Dù là vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi nhưng đoàn thuyền
của họ vẫn ra khơi.
+ Việc ra khơi của họ lại giống như một cuộc xuất quân
với tiếng hát cất cao. Tiếng hát ấy là biểu hiện của sự
phấn khởi, hào hứng của người lao động khi làm chủ
biển khơi.
+ Hình ảnh con người hiện lên với vẻ đẹp quả cảm. Mặc
cho đêm tối, mặc cho gió khơi, đoàn thuyền của họ vẫn
ra tận ngoài khơi xa để dò lồng cá trong lòng biển.
+ Cuộc sống đánh bắt cá của những người ngư dân giống
như một trận chiến đấu với vũ khí là những tấm lưới.
Đoàn thuyền tỏa ra thành một thế trận để lùa vây đàn cá.
Suốt buổi lao động họ vẫn hát. Tiếng hát có khả năng kỳ
diệu gọi cá vào lưới.
+Càng về gần sáng, cuộc sống của những người ngư dân
càng trở nên khẩn trương. Họ như cùng chạy đua với
thời gian, với thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh con người lao
động hiện lên thật đẹp: khỏe khoắn, rắn rỏi, từng trải,
nhuộm nắng, nhuộm gió, nhuộm cả vị mặn của biển khơi
thể hiện qua cánh tay kéo lưới; họ đang vươn lên chế ngự
thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên…
=> Chất liệu hiện thực chính của đời sống được đưa vào
bài thơ của Huy Cận là thiên nhiên biển cả, con người

lao động. Thiên nhiên vừa tươi đẹp, rực rỡ sắc màu, vừa
hài hòa với cuộc sống lao động của con người. Con
người lao động hiện lên với sự say mê, nao nức niềm vui,
niềm phấn khởi khi được lao động làm giàu cho mình,
cho quê hương. Qua đó người đọc cảm nhận được tình
yêu thiên nhiên, niềm rung cảm trước cái đẹp của thiên
nhiên và tình yêu cuộc sống, yêu con người của Huy Cận
sau cách mạng.
(Học sinh cần lấy dẫn chứng tiêu biểu để phân tích kết
hợp với bình làm nổi bật hình ảnh con người lao động)
* Bài thơ đã tác động mạnh mẽ tới bạn đọc:
( HS cần tập trung phân tích để làm nổi bật tác động
5


3- Tổng kết, khái
quát lại vấn đề

động từ bài thơ mà người đọc cảm nhận được)
- Giúp bạn đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tươi
đẹp, hùng vĩ; bức tranh cuộc sống lao động bình dị đầy
hào hứng, phấn khởi, tươi vui của những người ngư dânnhững người lao động mới đã được giải phóng, đang làm
chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước.
- Khơi gợi ở bạn đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê
hương, đất nước; niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên,
con người Việt Nam.
- Chúng ta chia sẻ niềm vui to lớn của nhà thơ, với tất cả
những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao
đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng…
=> Bài thơ là một minh chứng cho quy luật: Nghệ thuật 0,5 điểm

bắt nguồn từ hiện thực cuộc đời và quay lại phục vụ cho
chính cuộc đời ấy.
* Quay trở lại với ý kiến:
1,0 điểm
- Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến, khẳng định nguồn
gốc, chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa tâm hồn
con người là chức năng quan trọng nhất của văn học...
- Khẳng định giá trị của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá: bắt
nguồn từ hiện thực, bám rễ từ cuộc đời, có tính giáo dục,
có sức mạnh làm thức tỉnh tâm hồn người đọc => điều
này làm nên giá trị nhân văn của tác phẩm

* Lưu y:
- Nếu HS không hiểu đề bài, đi phân tích diễn xuôi bài thơ theo lối thông thường
mà không hướng vào trọng tâm vấn đề là: văn học phản ánh đời sống và phục vụ
cuộc sống, không có lí lẽ lập luận, không rõ luận điểm... thì cho tối đa không quá
nửa số điểm của cả câu.
- Giám khảo chấm phải linh hoạt, căn cứ cụ thể vào bài làm của học sinh.

6



×