Tải bản đầy đủ (.doc) (295 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÉT CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.15 KB, 295 trang )

HỘI ĐỒNG CHỨC DANH GIÁO SƯ NHÀ NƯỚC

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
XÉT CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN
CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
NĂM 2016
(Tái bản có sửa chữa và bổ sung)

NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI
Hà Nội – 2016
1


2


3


LỜI NÓI ĐẦU
Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS) là các chức danh của nhà giáo đang
giảng dạy, đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở nước ta,
có năng lực, trình độ và uy tín cao trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và
phục vụ cộng đồng.
Xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh GS, PGS là
chủ trương lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng, bồi
dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, chủ chốt trong các cơ sở
giáo dục đại học theo tiêu chuẩn quốc gia, dần tiệm cận chuẩn mực của các
nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Chủ trương này cũng tạo cơ sở để
xác định vai trò, trách nhiệm và phương hướng phấn đấu cho cán bộ khoa
học, giáo dục; trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong việc xây


dựng đội ngũ, đồng thời là cơ sở đề xuất và thực hiện chính sách, chế độ sử
dụng, đãi ngộ đối với những trí thức có trình độ, uy tín cao.
Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) biên tập cuốn
sách “Tài liệu hướng dẫn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm
2016”, dành cho các ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh
GS, PGS và thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư các cấp, các cơ sở giáo dục
đại học, các nhà giáo, nhà khoa học cùng những người quan tâm tới công
việc này.
Cuốn sách gồm 3 phần:
Phần thứ nhất
I. Báo cáo tại Hội nghị Tập huấn của Tổng Thư ký HĐCDGSNN
II. Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh
GS, PGS
(Hợp nhất Quyết định số 174/2008/QĐ–TTg ngày 31 tháng 12 năm
2008 và Quyết định số 20/2012/QĐ–TTg ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ; Viết tắt là Hợp nhất QĐ số 174 và QĐ số 20).
III. Quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt
tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS
(Hợp nhất Thông tư số 16/2009/TT–BGDĐT ngày 17 tháng 7 năm
2009 và Thông tư số 30/2012/TT–BGDĐT ngày 11 tháng 9 năm 2012 của

4


Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Viết tắt là Hợp nhất Thông tư số 16 và
Thông tư số 30).

5



IV. Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chức danh giáo
sư các cấp
(Hợp nhất Thông tư số 25/2013/ TT–BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm
2013, Thông tư số 05/2014/TT–BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 và
Quyết định số 2418/QĐ–BGDĐT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo; Viết tắt là Hợp nhất Thông tư số 25, Thông tư số 05
và QĐ số 2418).
Phần thứ hai
I. Danh sách thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước
II. Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành:
a) Danh sách thành viên Hội đồng;
b) Ngành, chuyên ngành thuộc Hội đồng;
c) Danh mục các tạp chí khoa học được tính điểm.
Phần thứ ba
I. Lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS
năm 2016;
II. Hướng dẫn hồ sơ;
III. Các biểu mẫu;
IV. Địa chỉ điện tử tra cứu những văn bản liên quan.
Hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho tất cả những ai quan tâm đến việc
xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS ở Việt Nam.
Chúng tôi mong nhận được góp ý của bạn đọc để lần tái bản sau cuốn
sách hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
GS.TSKH. Trần Văn Nhung
Tổng Thư ký
Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước

6



PHẦN THỨ NHẤT
BÁO CÁO
TẠI HỘI NGHỊ TẬP HUẤN CỦA TỔNG THƯ KÝ
HỘI ĐỒNG CHỨC DANH GIÁO SƯ NHÀ NƯỚC
TRẦN VĂN NHUNG

Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM tháng 4 năm 2016
Căn cứ: QĐ số 174/2008/QĐ–TTg, QĐ số 20/2012/QĐ–TTg,
TT số 16/2009/TT–BGDĐT, TT số 30/2012/TT–BGDĐT, TT số 25/2013/TT–BGDĐT,
TT số 05/2014/TT–BGDĐT, QĐ số 2418/QĐ–BGDĐT và TT số 47/2014/TT–BGDĐT,
NQ số 02/NQ–HĐCDGSNN

CÁC NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN MỘT: SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH XÉT, PHONG GS, PGS
PHẦN HAI: QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN
I. Hướng dẫn một số tiêu chuẩn chức danh GS, PGS
II. Bảng tổng hợp các tiêu chuẩn
III. Một số vấn đề cần lưu ý
PHẦN BA: HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH XÉT
I. Hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS
và chuẩn bị hồ sơ
II. Quy trình xét
PHẦN BỐN: PHỤ LỤC
Về sự phân loại tạp chí khoa học và một số lưu ý khi nhận đăng một
bài báo trong tạp chí khoa học.

7



PHẦN MỘT
SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH XÉT, PHONG GS, PGS
– Trước năm 1980, Chính phủ nước Việt Nam DCCH và Chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam đã phong GS cho 29 người.
– Từ 1980 đến tháng 4 năm 2016, sau 24 đợt xét trong 36 năm, tổng
số lượt GS, PGS đã được công nhận ở nước ta là 11.619, gồm có 1.680 GS
và 9.939 PGS, trong số đó nhiều người đã nghỉ hưu hoặc đã mất. Dân số
nước ta hiện nay: trên 90 triệu người. Theo thống kê của Bộ GD–ĐT, trong
năm học 2014–2015, tổng số SV ĐH là 1.825.000; số GV ĐH là 65.670,
trong đó có 10.424 TS, 37.100 ThS, 536 GS và 3.290 PGS (tổng cộng cả GS
và PGS là 3.826). Như vậy chỉ có xấp xỉ 0,06 GS và 0,36 PGS trên 1 vạn dân
(hay 0,43 GS hoặc PGS trên 1 vạn dân); 5,8 GS hoặc PGS trên 100 GV đại
học; 0,21 GS hoặc PGS trên 100 SV. Trong các năm 2011–2015: có 7,75%
GS là nữ, 24,64% PGS là nữ, tính chung: có 23,06% GS, PGS là nữ. Trong
khi đó, ví dụ, Trung Quốc (theo số liệu của Bộ GD Trung Quốc năm 2010 và
2013): Dân số 1,36 tỉ; có 3,85 GS hoặc PGS trên 1 vạn dân; 0,22 GS hoặc
PGS trên 100 SV; 14% GS và 29% PGS là nữ; ĐH Giao thông Thượng Hải
Trung Quốc (số liệu 2013): Có 2,44 GS trên 100 SV, 31 GS trên 100 GV;
CHLB Đức (2014): Có 3 GS trên 1 vạn dân và 1,7 GS trên 100 SV; CH Áo
(2015): Có 0,62 GS trên 100 SV, GS nữ chiếm 22,2% (ở nước ta chỉ 9,6%,
thấp hơn nhiều). ĐH Pittsburgh (Mỹ, năm 2014): Có 13,4 GS, PGS trên mỗi
100 SV. Con số này ở một số ĐH trọng điểm VN: ĐHQGHN 1,69 GS, PGS
trên 100 SV, ĐHQGTP HCM 0,42, ĐHBKHN 0,84, ĐH Y HN 2,7, ĐH Thái
Nguyên 0,024, … Cho đến nay, HĐCDGSNN mới chỉ công nhận đặc cách
ba GS xuất sắc đã được bổ nhiệm làm GS ở nước ngoài: Ngô Bảo Châu (năm
2005), Vũ Hà Văn (2010) và Nguyễn Ngọc Thành (2011) là GS Việt Nam.

8



PHẦN HAI
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN
I. HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
GS, PGS
1. Bằng (hoặc QĐ cấp bằng) TS
Ứng viên (ƯV) GS và PGS phải có bằng (hoặc QĐ cấp bằng) TS ≥ 36
tháng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ (đối với năm 2016 là 25/5).
– Nếu có bằng (hoặc QĐ cấp bằng) TS < 36 tháng thì phải có tổng số
điểm công trình khoa học quy đổi ≥ 2 lần.
(Vì thời hạn cấp bằng TS được tính theo số tháng nên ứng viên cần
ghi rõ ngày, tháng, năm được cấp bằng TS hoặc có quyết định cấp bằng TS).
2. Báo cáo kết quả NCKH, CN và ĐT
ƯV GS, PGS phải trình bày Báo cáo kết quả NCKH, CN và ĐT trước
HĐCDGS cơ sở và HĐCDGS ngành.
3. Thành thạo ngoại ngữ
a) ƯV GS và PGS phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ
cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.
– Sử dụng thành thạo: Đọc hiểu được các tài liệu chuyên môn viết
bằng ngoại ngữ, viết được các bài báo chuyên môn bằng ngoại ngữ và trao đổi
(nghe, nói) về chuyên môn bằng ngoại ngữ (khoản 6, Điều 8, QĐ 174).
Các trường hợp được xem là sử dụng thành thạo ngoại ngữ:
+ Đã học và tốt nghiệp ĐH hoặc ThS ở nước ngoài, đã viết và bảo
vệ luận án TS bằng ngoại ngữ đã đăng ký, chưa quá 5 năm tính đến ngày hết
hạn nộp hồ sơ.
+ Có bằng CN ngoại ngữ đã đăng ký và vẫn thường xuyên sử dụng
được trong chuyên môn.
+ Đang dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ đã đăng ký.
b) HĐCDGS cơ sở và HĐCDGS ngành đánh giá tất cả ƯV GS, PGS
không được xem là thành thạo ngoại ngữ.


9


c) Khi cần thiết, HĐCDGS ngành và HĐCDGS nhà nước có thể đánh
giá lại cả các ƯV GS, PGS đã được xem là thành thạo ngoại ngữ.
4. Thâm niên đào tạo
4.1. Quy định số lượng thâm niên đào tạo
ƯV PGS:
– Phải có ≥ 6 thâm niên, trong đó có 3 thâm niên cuối liên tục.
– Nếu < 6 thâm niên thì phải có tổng số điểm công trình KH gấp 2 lần
và vẫn phải có 3 thâm niên cuối liên tục.
– Nếu có ≥ 10 năm giảng dạy liên tục, trong đó nếu 3 năm cuối đi
thực tập, tu nghiệp không quá 12 tháng thì không xem là bị gián đoạn ở 3 năm
cuối.
– Nếu có bằng TSKH thì chỉ cần có ít nhất 1 thâm niên cuối.
ƯV GS: Đã là PGS ≥ 3 năm và phải có 3 thâm niên cuối liên tục.
4.2. Cách tính thâm niên đào tạo
a) Giảng viên (GV): Hoàn thành nhiệm vụ như quy định tại QĐ
64/2008/QĐ–BGDĐT và TT 18/2012/TT–BGDĐT.
– ƯV GS:
+ Trước ngày 25/3/2015: ≥ 320 giờ chuẩn/1 thâm niên.
+ Sau ngày 25/3/2015: 270 giờ chuẩn/1 thâm niên (TT 47/2014/TT–
BGDĐT).
– ƯV PGS:
+ Trước ngày 25/3/2015: ≥ 280 giờ chuẩn/1 thâm niên.
+ Sau ngày 25/3/2015: 270 giờ chuẩn/1 thâm niên (TT 47/2014/TT–
BGDĐT).
b) Giảng viên thỉnh giảng (GVTG):
– ƯV GS:
+ Trước ngày 01/01/2011: ≥ 120 giờ chuẩn/1 thâm niên.

+ Sau ngày 01/01/2011: ≥ 190 giờ chuẩn/1 thâm niên (TT 16/2009/
TT–BGDĐT).
– ƯV PGS:

10


+ Trước ngày 01/01/2011: ≥ 90 giờ chuẩn/1 thâm niên.
+ Sau ngày 01/01/2011: ≥ 170 giờ chuẩn/1 thâm niên (TT
16/2009/TT–BGDĐT).
4.3. Cách quy đổi:
a) Trước 25/3/2015:
– Hướng dẫn NCS: 45 – 50 giờ chuẩn/1 luận án/12 tháng.
– Hướng dẫn học viên (HV): 20 – 25 giờ chuẩn/1 luận văn.
– Hướng dẫn SV: 12 – 15 giờ chuẩn/1 khoá luận hoặc 1 đồ án tốt nghiệp.
– Hướng dẫn chính: 2/3 số giờ chuẩn.
– Hướng dẫn phụ: 1/3 số giờ chuẩn; nếu có nhiều hướng dẫn phụ thì
chia đều số 1/3 số giờ chuẩn.
b) Từ 25/3/2015, Thông tư số 47/2014/TT–BGDĐT có hiệu lực,
quy định:
– Hướng dẫn NCS tối đa: 200 giờ chuẩn/1 luận án. Hướng dẫn chính
hoặc hướng dẫn phụ chia số giờ theo tỷ lệ quy định trước ngày 25/3/2015.
– Hướng dẫn học viên (HV) tối đa: 70 giờ chuẩn/1 luận văn.
– Hướng dẫn SV tối đa: 25 giờ chuẩn/1 khoá luận hoặc 1 đồ án tốt nghiệp.
Minh chứng thâm niên:
– Hợp đồng thỉnh giảng.
– QĐ của Thủ trưởng CSGDĐH giao hướng dẫn NCS, HV hoặc SV.
– Nhận xét kết quả đào tạo của Thủ trưởng CSGDĐH hoặc bản thanh
lý hợp đồng.
5. Hướng dẫn NCS và HV

– ƯV GS phải hướng dẫn chính ít nhất 2 NCS đã bảo vệ thành công
luận án TS. Nếu đồng hướng dẫn NCS với giảng viên của cơ sở giáo dục đại
học ở nước ngoài (đã được kiểm định chất lượng) mà quyết định không ghi
là hướng dẫn chính hay hướng dẫn phụ, thì được coi là hướng dẫn chính.

11


Riêng ƯV thuộc khối ngành nghệ thuật, tiêu chuẩn này có thể được
thay thế bằng các công trình nghiên cứu, sáng tác của cá nhân được giải
nhất hoặc huy chương vàng ở trong nước hoặc nước ngoài, hoặc có sinh
viên do ứng viên trực tiếp hướng dẫn chính được giải nhất hoặc huy
chương vàng trong và ngoài nước về thành tích nghiên cứu và học tập.
– ƯV PGS phải hướng dẫn chính ít nhất 2 HV đã bảo vệ thành công
luận văn ThS hoặc hướng dẫn (chính hoặc phụ) 1 NCS đã bảo vệ thành công
luận án TS.
Riêng ƯV thuộc khối ngành nghệ thuật, tiêu chuẩn này có thể được
thay thế bằng các công trình nghiên cứu, sáng tác của cá nhân ít nhất được
giải nhì hoặc huy chương bạc ở trong nước hoặc nước ngoài, hoặc có sinh
viên do ứng viên trực tiếp hướng dẫn chính ít nhất được giải nhì hoặc
huy chương bạc trong và ngoài nước về thành tích nghiên cứu và học tập.
Chú ý:
– Đề tài luận án hoặc luận văn của NCS và HV mà ƯV hướng dẫn
phải thuộc chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành ƯV đăng ký xét
chức danh.
– Minh chứng:
+ Quyết định hướng dẫn.
+ Bằng hoặc QĐ cấp bằng TS, ThS, Bác sĩ hoặc Dược sĩ chuyên
khoa II.
6. Tổng số điểm tối thiểu của các công trình KH được quy đổi cho

ƯV GS, PGS
– GS là GV: ≥ 12 điểm.
– GS là GVTG: ≥ 20 điểm.
– PGS là GV: ≥ 6 điểm.
– PGS là GVTG: ≥ 10 điểm.
– Công trình KH được tính điểm quy đổi gồm: Sách, bài báo KH, chủ
trì đề tài NCKH các cấp, hướng dẫn NCS đã bảo vệ thành công luận án TS.

12


a) Bài báo KH
– Tính điểm quy đổi cho mỗi bài báo KH đã được công bố chủ yếu
dựa vào chất lượng KH của chính bài báo.
– Bài báo phải được đăng trên các tạp chí có trong danh mục tạp chí
được tính điểm, do HĐCDGSNN quy định trong sách “Tài liệu hướng dẫn
xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016”.
– Bằng phát minh, sáng chế và giải thưởng Quốc gia, Quốc tế, nếu
chưa được tính điểm ở các mục khác thì cho từ 0 đến 1 điểm, nếu đặc biệt
xuất sắc có thể cho đến 1,5 điểm, nếu nhiều tác giả thì chia đều số điểm cho
các tác giả.
ƯV tự đánh giá chất lượng, giá trị các bài báo của mình và xếp từ cao
xuống thấp.
b) Sách phục vụ đào tạo
– Chuyên khảo: từ 0 – 3 điểm; Giáo trình: từ 0 – 2 điểm; Tham khảo:
từ 0 – 1,5 điểm. Sách hướng dẫn, từ điển chuyên ngành: từ 0 – 1 điểm.
– Chủ biên: 1/5 tổng số điểm; Các đồng tác giả: 4/5 tổng số điểm, chia
theo giá trị đóng góp (kể cả chủ biên nếu có tham gia viết).
– ƯV GS thuộc các chuyên ngành Giáo dục, Tâm lý, Kinh tế, Luật,
Ngôn ngữ, Khoa học quân sự, Khoa học an ninh, Sử, Khảo cổ, Dân tộc học,

Triết học, Chính trị học, Xã hội học, Văn học, Văn hoá, Nghệ thuật, TDTT
phải có ít nhất 1 cuốn sách chuyên khảo viết một mình và 1 giáo trình vừa là
chủ biên vừa tham gia viết.
c) Chương trình, đề tài NCKH
– ƯV GS phải chủ trì ít nhất 1 đề tài NCKH cấp Bộ hoặc tương đương
cấp Bộ, hoặc cao hơn đã được nghiệm thu, kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
– ƯV PGS phải chủ trì ít nhất 2 đề tài NCKH cấp cơ sở hoặc chủ trì 1
đề tài NCKH cấp Bộ hoặc cấp cao hơn đã được nghiệm thu, từ đạt yêu cầu
trở lên.
– Chủ nhiệm chương trình cấp NN: từ 0 – 1,5 điểm; Phó chủ nhiệm
hoặc thư ký: từ 0 – 0,5 điểm.
– Chủ nhiệm đề tài cấp NN: từ 0 – 1,25 điểm.

13


– Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, tỉnh, thành phố, đề tài nhánh cấp NN:
từ 0 – 0,5 điểm.
– Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở: từ 0 – 0,25 điểm.
– Đề tài NCKH đối với các ngành KH cơ bản (đề tài nghiên cứu cơ
bản) được công nhận như đề tài cấp bộ để tính điều kiện cần theo quy định
tại khoản 4 Điều 9 và khoản 5 Điều 10 của QĐ 174 nhưng không được tính
điểm công trình khoa học quy đổi.
d) Hướng dẫn 01 NCS đã bảo vệ thành công luận án TS được tính
tổng cộng là 1 điểm. Nếu có người hướng dẫn phụ thì hướng dẫn chính được
2/3 điểm, hướng dẫn phụ được 1/3 điểm.
II. BẢNG TỔNG HỢP CÁC TIÊU CHUẨN
(Ở đây chỉ nêu tóm tắt các tiêu chuẩn, để nắm được chi tiết, đầy đủ,
cần phải xem các văn bản gốc)
TT


Tiêu chuẩn chung cho ƯV GS, PGS (Điều 8 – QĐ 174)

1

Có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo theo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giáo dục (năm 2009).

2

Trung thực, khách quan và hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động
GD, NCKH, công nghệ.

3

Có bằng TS ≥ 36 tháng, nếu < 36 tháng phải có tổng số điểm công
trình KH quy đổi gấp đôi.

4

Có đủ số công trình KH quy đổi theo quy định của Bộ GD và ĐT,
trong đó ≥ 50% từ các bài báo KH và ≥ 25% số công trình KH quy
đổi được thực hiện trong 3 năm cuối.

5

Có báo cáo kết quả NCKH, CN và ĐT dưới dạng một công trình KH
tổng quan được viết như một bài báo KH.

6


Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên
môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.

7

14

Đạt số phiếu tín nhiệm trên tổng số thành viên HĐ: HĐCDGS cơ sở
≥ 2/3, HĐCDGS ngành ≥ 3/4, HĐCDGSNN ≥ 2/3 (với điều kiện ≥
3/4 tổng số thành viên dự họp ở mỗi HĐ).
Chú ý:


Vì tỉ lệ phiếu tín nhiệm tính trên tổng số thành viên Hội đồng, nên yêu
cầu tất cả các thành viên của HĐCDGS cả 3 cấp phải có mặt họp và bỏ
phiếu, bảo đảm quyền lợi cho các ứng viên. Lịch họp và bỏ phiếu của
HĐCDGS cả 3 cấp phải được thông báo sớm để tất cả các thành viên được
biết, kịp xếp lịch tham dự đầy đủ.

Tiêu chuẩn riêng
ƯV. GS
(Điều 10 – QĐ 174)

ƯV. PGS
(Điều 9 – QĐ 174)

8

Được công nhận hoặc bổ

nhiệm PGS ≥ 3 năm và
phải có 3 thâm niên cuối.

≥ 6 thâm niên trong đó đang có 3 thâm
niên cuối. Nếu ứng viên là TSKH thì chỉ
cần 1 thâm niên cuối. Nếu < 6 thâm niên
thì phải có 3 thâm niên cuối và tổng số
điểm công trình gấp đôi.

9

Hướng dẫn chính ≥ 2 NCS
đã bảo vệ thành công luận
án TS (riêng đối với ngành
Nghệ thuật đã nói tại điểm
5, mục I ở trên).

Hướng dẫn chính ≥ 2 HVCH đã bảo vệ
thành công luận văn ThS hoặc hướng
dẫn chính (phụ) 1 NCS đã bảo vệ thành
công luận án TS (riêng đối với ngành
Nghệ thuật đã nói tại điểm 5, mục I ở
trên).

10

Biên soạn sách sử dụng
đào tạo từ trình độ đại học
trở lên, phù hợp với
chuyên ngành đăng ký GS.


11

Chủ trì một đề tài NCKH
cấp Bộ hoặc tương đương
hoặc cấp cao hơn đã được
nghiệm thu, từ đạt yêu cầu
trở lên.

Chủ trì ít nhất hai đề tài NCKH cấp cơ
sở hoặc chủ trì một đề tài NCKH cấp Bộ
hoặc cấp cao hơn đã được nghiệm thu, từ
đạt yêu cầu trở lên.

Điểm công trình khoa học quy đổi

15


12 Chỉ tiêu

GS (Điều 6 – TT16)

PGS (Điều 7 – TT16)

GV

GVTG

GV


GVTG

Tổng điểm

≥ 12

≥ 20

≥6

≥ 10

a) 3 năm cuối

≥ 3

≥ 5

≥ 1,5

≥ 2,5

b) Bài báo KH

≥ 6

≥ 10

≥3


≥ 5

c) Sách phục vụ đào
tạo

≥3

≥ 3

≥ 1,5

≥ 1,5

Trong đó: Chuyên
khảo hoặc giáo trình
hoặc cả hai

Ứng viên thuộc ngành G.dục, T.lý, K.tế, Luật,
N.ngữ, Q.sự, A.ninh, Sử, K.cổ, D.tộc học,
Triết, X.hội học, C.trị học, Văn học, Văn hoá,
Nghệ thuật,TDTT: ≥ 1 sách chuyên khảo viết
một mình và 1 giáo trình vừa chủ biên vừa
viết.

– ƯV được quy định tại khoản 3 Điều 1 QĐ 20/2012/QĐ–TTg có
công trình khoa học, công nghệ xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao,
được tặng giải thưởng lớn ở trong nước hoặc ở nước ngoài, được HĐCDGS
cơ sở và HĐCDGS ngành xét, trình HĐCDGSNN quyết định.
Quy trình được thực hiện theo ba bước như sau:

+ Ứng viên phải thuyết trình (có văn bản kèm theo) về “thành tích
khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc” trước Hội đồng Chức danh giáo sư cơ
sở (HĐCS) và Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành (HĐN);
+ HĐCS và HĐN đánh giá, kết luận;
+ Chủ tịch HĐCS và Chủ tịch HĐN có trách nhiệm báo cáo bằng văn
bản về “thành tích khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc” của ứng viên lên
HĐCDGSNN.

16


Cán bộ NC thuộc các viện NCKH chưa được Chính phủ cho phép đào
tạo trình độ TS; bác sĩ thuộc các bệnh viện và những người nguyên là GV
thuộc biên chế của CSGD ĐH có ít nhất 10 năm liên tục làm nhiệm vụ đào
tạo từ trình độ ĐH trở lên đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển làm công tác khác
chưa quá 3 năm mà vẫn đang tham gia đào tạo đủ số giờ chuẩn, đăng ký xét
công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS thì được áp dụng tiêu chuẩn
như đối với GVTG.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
1. Tất cả QĐ công nhận PGS, bằng TS, ThS, chuyên khoa cấp II, ĐH,
biên bản nghiệm thu đề tài NCKH, bằng tốt nghiệp ngoại ngữ, …, của ƯV và
NCS hoặc HVCH mà ƯV hướng dẫn đều lấy ngày hết hạn nộp hồ sơ tại
HĐCDGSCS (đối với 2016 là ngày 25/5). Các giấy tờ có sau thời hạn trên
đều không được coi là hợp lệ, khi xét hồ sơ ƯV.
2. ƯV, nơi không có HĐCDGS cơ sở hoặc là GVTG, được Thường
trực HĐCDGSNN xét giới thiệu về nộp hồ sơ tại HĐCDGSCS phù hợp.
3. Điều kiện để thành lập HĐCDGS cơ sở: Có từ 15 GV trở lên
(không kể GVTG) là GS, PGS hoặc TS, trong đó GS + PGS ≥ 7.
CSGDĐH mặc dù có đủ số tối thiểu các GS, PGS để lập HĐCDGS cơ
sở (09 người) vẫn có thể mời thêm GS, PGS từ nơi khác để lập HĐCDGS cơ

sở với số tối đa tới 17 người, để tăng thêm chuyên gia đánh giá và thêm tính
khách quan. Số thành viên mời thêm không quá một phần tư tổng số thành
viên hội đồng.

17


PHẦN BA
HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH XÉT
I. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XÉT CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN
CHỨC DANH GS, PGS VÀ CHUẨN BỊ HỒ SƠ
1. Hồ sơ
1.1. Bản đăng ký có đóng dấu và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan
chủ quản (bản gốc).
1.2. Báo cáo kết quả NCKH & CN và ĐT.
1.3. Văn bằng, tài liệu minh chứng:
a) Bằng ĐH, ThS, TS của ƯV.
b) Giấy chứng nhận chức danh PGS nếu là ƯV GS.
c) Danh sách các bài báo KH đã được công bố (tham khảo thêm
Phần Bốn về việc xếp loại các tạp chí KH trên thế giới; ƯV tự chú thích thể
loại bài báo của mình).
d) QĐ hướng dẫn NCS, HVCH, bác sĩ hoặc dược sĩ Chuyên khoa II, SV
làm khoá luận hoặc đồ án tốt nghiệp.
đ) Bằng (hoặc QĐ cấp bằng) TS, ThS, giấy chứng nhận chuyên khoa
cấp II, bằng tốt nghiệp ĐH của SV do ƯV hướng dẫn.
e) Hợp đồng thỉnh giảng, bản thanh lý hợp đồng hoặc bản nhận xét
của thủ trưởng CSGDĐH; QĐ cử đi làm chuyên gia GD ở nước ngoài; công
hàm hoặc hợp đồng mời giảng của CSGDĐH nước ngoài (nếu có).
g) QĐ nghỉ hưu nếu ƯV đã nghỉ hưu.
h) QĐ hoặc hợp đồng thực hiện chương trình hoặc đề tài NCKH đã

được nghiệm thu, biên bản nghiệm thu, báo cáo tóm tắt của chủ nhiệm
chương trình hoặc đề tài khi nghiệm thu.
i) Bằng phát minh sáng chế, giải thưởng quốc gia, quốc tế.
k) Giấy xác nhận mục đích sử dụng sách và biên bản thẩm định sách.

18


1.4. Bài báo, sách (bản gốc hoặc bản photocopy) gồm:
a) Bài báo KH (xếp theo thứ tự chất lượng từ cao xuống thấp).
b) Sách.
– Căn cứ vào các quy định của “Tài liệu hướng dẫn xét công nhận
đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016”, ƯV tự phân chia theo
4 loại sách: Chuyên khảo, giáo trình, tham khảo, hướng dẫn, trong từng loại
xếp theo thứ tự chất lượng từ cao xuống thấp;
– Nếu sách tái bản nhiều lần thì tự chọn cuốn sách có chất lượng
cao nhất;
– Nếu sách có đồng tác giả thì đánh dấu phần bản thân biên soạn.
2. Chuẩn bị hồ sơ
– Chậm nhất 20 ngày trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ tại HĐCDGS
cơ sở, tất cả ƯV phải nộp tại VP HĐCDGSNN một Bản đăng ký (mẫu số 1).
Riêng ƯV là GV thuộc các CSGD ĐH không có HĐCDGS cơ sở và ƯV là
GVTG nộp thêm một phong bì (ghi địa chỉ người nhận) của ƯV kèm hai ảnh
màu 4x6, đơn đề nghị được xét tại HĐCDGSCS (mẫu số 8).
– ƯV làm 3 bộ hồ sơ giống nhau, in trên giấy khổ A4, có đóng bìa.
Mỗi bộ hồ sơ đóng thành 2 tập:
Tập I: Bản đăng ký, báo cáo kết quả NCKH&CN, ĐT và tất cả các
văn bằng, tài liệu minh chứng.
Tập II: Các bài báo KH, sách (nếu nhiều sách không đóng thành tập
được thì nộp những quyển sách đó kèm theo hồ sơ).

II. QUY TRÌNH XÉT
1. Thẩm định hồ sơ
a) Chủ tịch HĐCDGS cơ sở, Thường trực HĐCDGS ngành phân công
ba người thẩm định hồ sơ của mỗi ƯV.
b) Người thẩm định hồ sơ phải có cùng chuyên ngành với ƯV. Người
thẩm định hồ sơ của ƯV GS phải là GS; của ƯV PGS là GS hoặc PGS.
HĐCDGS cơ sở, HĐCDGS ngành có thể mời các chuyên gia có cùng ngành
chuyên môn không phải là thành viên HĐ tham gia thẩm định và cũng có thể

19


mời các GS, PGS là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài
am hiểu lĩnh vực chuyên môn của ƯV, có uy tín KH cao và có phẩm chất tốt
để thẩm định những phần hồ sơ mà các GS, PGS có điều kiện tham gia.
2. Xét ở HĐCDGS cơ sở và HĐCDGS ngành
a) Kỳ họp thứ nhất
1) Trao đổi, thống nhất những vấn đề chung.
2) Ba người thẩm định hồ sơ đọc bản trích ngang của ƯV GS hoặc PGS.
Nếu người thẩm định không phải là thành viên HĐ thì cần tự niêm
phong kín kết quả thẩm định và chuyển cho thường trực HĐ.
Thường trực HĐ chỉ mở niêm phong trong cuộc họp để công bố kết
quả thẩm định của người thẩm định không phải là thành viên HĐ.
Thành viên HĐ là ƯV không được tham gia khi HĐ nghe người thẩm
định đọc bản trích ngang về mình.
3) Trao đổi công khai đánh giá từng ƯV (thành viên HĐ là ƯV không
được tham gia khi HĐ thảo luận công khai về mình).
4) Biểu quyết công khai về danh sách các ƯV đủ các tiêu chuẩn, điều
kiện để được mời tới trình bày báo cáo KH tổng quan và đánh giá trình độ
ngoại ngữ.

b) Kỳ họp thứ hai
5) Các ƯV trình bày báo cáo kết quả NCKH&CN, ĐT và năng lực
ngoại ngữ.
6) Trao đổi công khai và đánh giá về báo cáo kết quả NCKH&CN,
ĐT và về trình độ ngoại ngữ của từng ƯV (thành viên HĐ là ƯV không tham
dự khi hội đồng trao đổi, đánh giá về mình).
7) Biểu quyết thông qua danh sách những ƯV có đủ các điều kiện để
được HĐ bỏ phiếu tín nhiệm.
8) Cử ban kiểm phiếu (thành viên HĐ là ƯV không được tham gia
ban kiểm phiếu).
9) Biểu quyết tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín.

20


10) Thông qua biên bản kiểm phiếu, nghị quyết kỳ họp của HĐ và
biên bản các buổi họp, báo cáo kết quả xét đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn
chức danh GS, PGS.
11) Rút kinh nghiệm và góp ý kiến về các vấn đề trong công việc xét
công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
3. Chú ý
a) Tất cả các buổi họp của các cấp HĐ chỉ có các thành viên
HĐ và Ủy viên Ban Thư ký HĐCDGSNN do Tổng Thư ký cử mới được
tham dự.
b) Ủy viên Thường trực HĐCDGS cơ sở và Ủy viên Thư ký
HĐCDGS ngành có nhiệm vụ trực tiếp ghi chép biên bản.
– Sau khi biên bản được thông qua trước HĐ, Thường trực HĐ có
trách nhiệm quản lý, giữ bí mật và nộp về Văn phòng HĐCDGSNN.
– Tổ giúp việc không tham dự các buổi họp của HĐ và không giúp
sao chép các biên bản đã nói trên.

c) Gửi hồ sơ và báo cáo kết quả xét
– HĐCDGS cơ sở chuyển toàn bộ hồ sơ cùng các tài liệu có liên quan
để báo cáo Thủ trưởng CSGDĐH.
– Sau khi xác nhận kết quả xét, Thủ trưởng CSGDĐH nơi có
HĐCDGS cơ sở, công bố công khai tại CSGDĐH kết quả xét của HĐCDGS
cơ sở ít nhất 7 ngày trước khi gửi báo cáo lên HĐCDGSNN và cơ quan chủ
quản có thẩm quyền quản lý ƯV.
– Hồ sơ của ƯV thuộc biên chế của đơn vị và hồ sơ của ƯV do
HĐCDGSNN giới thiệu đến và báo cáo kết quả xét cùng các giấy tờ, văn bản
có liên quan được chuyển trực tiếp về Văn phòng HĐCDGSNN.
d) HĐCDGS cơ sở, HĐCDGS ngành và HĐCDGSNN không bảo lưu
kết quả đối với các ƯV chưa đạt cho đợt xét sau.
đ) Sau khi công bố quyết định và cấp giấy công nhận đạt tiêu chuẩn
chức danh GS, PGS, VP HĐCDGSNN lưu trữ một bộ hồ sơ ƯV (tập I và tập II).

21


PHẦN BỐN: PHỤ LỤC
VỀ SỰ PHÂN LOẠI TẠP CHÍ KHOA HỌC
VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI NHẬN ĐĂNG MỘT BÀI BÁO
TRONG TẠP CHÍ KHOA HỌC
1. Mã số ISSN cho tạp chí và mã số ISBN cho sách
ISSN (International Standard Serial Number) là mã số chuẩn quốc tế
cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (XBPNK), một mã được công nhận trên phạm vi
toàn thế giới nhằm xác định nhan đề của các XBPNK. Khi đã có chỉ số ISSN,
thì tạp chí sẽ được quốc tế thừa nhận chính thức và giới thiệu trên quy mô toàn
cầu, nói nôm na là đã có "thẻ căn cước" để đi lại trong "làng" thông tin toàn
cầu. Nhưng ISSN không liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu, bản quyền
hoặc bảo vệ nhan đề của XBPNK với các nhà xuất bản khác. Khác với sự xét

chọn và phân loại theo chất lượng tạp chí khoa học của Viện Thông tin Khoa
học (Institute for Scientific Information, ISI, Hoa Kỳ) hoặc Scopus của Nhà
xuất bản Elsevier (Hà Lan), chỉ số ISSN của một tạp chí không liên quan đến
chất lượng khoa học của các bài báo được đăng ở trong đó.
Danh sách ISSN này bao hàm và rộng hơn rất nhiều so với danh sách
ISI và Scopus. Hiện nay, danh sách ISI bao gồm khoảng 10.000 tạp chí. Đến
tháng 5 năm 2012, Scopus bao gồm 18.500 tạp chí về khoa học tự nhiên,
công nghệ, kỹ thuật, y dược và khoa học xã hội của hơn 5.000 nhà xuất bản
(15% của Elsevier và 85% của các nhà xuất bản quốc tế khác). Danh sách
ISSN bao gồm khoảng 1,3 triệu tên XBPNK (xem mô tả ở hình dưới). Thế
nhưng ở Việt Nam vẫn còn một số tạp chí chưa đăng ký để có chỉ số ISSN.
Từ năm 2012, chỉ những bài báo khoa học được đăng ở các tạp chí có chỉ số
ISSN mới được HĐCDGS các cấp xem xét, tính điểm.
Văn phòng HĐCDGSNN kiến nghị các ban biên tập tạp chí KH
trong cả nước, sau khi tạp chí đã được Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp
Giấy phép xuất bản (xem như là "giấy khai sinh"), cần làm tiếp thủ tục
đăng ký (miễn phí) mã số chuẩn quốc tế ISSN (để làm "thẻ căn cước")
tại: Trung tâm ISSN Việt Nam, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn

22


Kiếm, Hà Nội, Phòng 310 (tầng 3), ĐT: 04–39349116, Fax: 04–39349127,
E–mail: , website: vista.vn.
Hiện nay, theo chúng tôi biết thì vẫn còn một số sách đã được xuất
bản tại Việt Nam chưa có mã số chuẩn quốc tế ISBN (International Standard
Book Number). Đây là mã số chuẩn quốc tế để xác định một quyển sách.
Trên thế giới, khái niệm và việc đăng ký mã số ISBN cho sách được bắt đầu
từ những năm 1966 – 1970 và đã trở thành thông lệ, còn ở ta mới từ năm

2007. Đây là việc làm tuy nhỏ nhưng lại cần thiết để chuẩn hoá công việc
xuất bản và hội nhập quốc tế. VP HĐCDGSNN đã kiến nghị HĐCDGS các
cấp, những cuốn sách được xuất bản từ ngày 01/01/2017 trở đi, phải có mã
số ISBN thì mới được tính điểm. Việc đăng ký mã số chuẩn quốc tế ISBN
được thực hiện tại: Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Số 10, Đường Thành, Hà Nội. ĐT: 04–39233152 và 04–39233153.
2. Phân loại ISI
Viện Thông tin khoa học (Institute for Scientific Information, ISI, Hoa
Kỳ) đã xét chọn chất lượng của các tạp chí trên thế giới một cách khắt khe và
kỹ lưỡng để đưa vào cơ sở dữ liệu của họ. Mặc dù vẫn còn có những ý kiến
chưa thống nhất, nhưng ISI vẫn là một trong rất ít cách phân loại được thừa
nhận và sử dụng rộng rãi khi bàn luận về chất lượng khoa học của các công
trình nghiên cứu. Liên hợp quốc, các Chính phủ và các Tổ chức quốc tế
thường sử dụng thống kê của ISI trong quản lý và hoạch định các chính sách
khoa học, kỹ thuật.
ISI lúc đầu (năm 1960) chỉ bao gồm tập hợp SCI (Science Citation
Index) với khoảng 4.000 tạp chí khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ có
chất lượng cao và truyền thống lâu đời nhất trên thế giới. Về sau SCI mở
rộng thành tập hợp SCIE (Science Citation Index Expanded) với khoảng
7.000 tạp chí khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ xuất bản từ năm 1900
đến nay. Hiện nay, ISI còn bao gồm tập hợp SSCI (Social Science Citation
Index) với hơn 2.000 tạp chí xuất bản từ năm 1956 đến nay và A&HCI (Arts
& Humanities Citation Index) với hơn 1.200 tạp chí xuất bản từ năm 1975
đến nay. Như vậy, ISI là tập hợp bao hàm cả SCI, SCIE, SSCI và A&HCI với

23


tổng cộng khoảng 10.200 tạp chí khoa học có chất lượng cao, trong tổng số
hàng trăm nghìn tạp chí "thượng vàng hạ cám" trên thế giới.

Chất lượng của các tạp chí ISI chủ yếu được đánh giá dựa trên qui
trình kiểm duyệt để đăng bài và các thống kê về chỉ số được trích dẫn của các
bài báo đăng trên tạp chí đó thông qua chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor, IF).
Các chỉ số khoa học từ nguồn ISI đã được Tổ chức xếp hạng đại học của
Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) sử dụng để đánh giá số lượng,
chất lượng nghiên cứu khoa học và xếp hạng các trường đại học trên thế giới.
Khi không có công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí ISI thì các
trường đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học sẽ không bao giờ lọt được vào
bảng xếp hạng quốc tế nào.
Để dễ hình dung, chúng tôi tạm phác hoạ sơ đồ mô tả sự phân loại tạp
chí khoa học theo ISI và chỉ số ISSN đối với tạp chí, ISBN đối với sách như sau:

SCI
(4.000)

SSCI
(2.000)
A&HCI
(1.200)

SCIE
(7.000)

ISI
(10.200)

ISBN

24


ISSN
(1,3 triệu)


3. Phân loại Scopus
Như đã nói ở trên, hiện nay, bên cạnh phân loại ISI, nhiều tổ chức xếp
hạng thế giới, ví dụ như Tổ chức xếp hạng các cơ sở nghiên cứu khoa học
SCIMAGO () hoặc Tổ chức xếp hạng đại học (QS
World University Rankings, ), ..., còn sử dụng
cơ sở dữ liệu từ nguồn Scopus (được xây dựng từ tháng 11 năm 2004) của
Elsevier (Hà Lan). Để được liệt kê vào danh sách Scopus, các tạp chí cũng
được lựa chọn nghiêm ngặt. Số lượng tạp chí nằm trong Scopus gần gấp đôi
số lượng nằm trong ISI, nhưng không bao gồm tất cả mà chỉ chứa khoảng
70% số lượng tạp chí của ISI. Tuy nhiên, nguồn Scopus chỉ bao gồm các bài
báo xuất bản từ năm 1995 trở lại đây. Cách đánh giá chất lượng các tạp chí
của Scopus cũng dựa vào chỉ số ảnh hưởng IF, nhưng trang web của Scopus
() rất tiện ích khi sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau, từ tra cứu tài liệu đến đánh giá tình hình nghiên cứu khoa học của các
cá nhân và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, ...
Các số liệu của Scopus đã được SCIMAGO sử dụng để đánh giá,
xếp hạng các tạp chí khoa học và các cơ sở khoa học. Theo số liệu đó, trong
số hơn 3000 cơ sở nghiên cứu mạnh ở trên thế giới, Việt Nam chúng ta
đã có tên 4 đơn vị: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(VHLKH&CNVN), Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Quốc gia Hà Nội
và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đặc biệt, trang web SCIMAGO
() mở miễn phí, trong đó các tạp chí được xếp hạng
chung và xếp hạng theo từng lĩnh vực và ngành hẹp, rất thuận tiện để Hội
đồng chức danh giáo sư các cấp tra cứu, đánh giá chất lượng của các tạp chí
khoa học quốc tế và bài báo khoa học liên quan.
Trong đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm

2015, trong số 28 HĐCDGSN/LN chỉ có ba HĐCDGSN/LN (Vật lý, Toán
học và Công nghệ thông tin) có 100% ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS,
PGS có công bố quốc tế; ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của 10
HĐCDGSN/LN chưa có công bố quốc tế. Tất nhiên các con số này phụ thuộc
vào đặc thù quốc tế hóa của các ngành khoa học tự nhiên – công nghệ và
khoa học xã hội – nhân văn nhưng xu hướng hội nhập quốc tế đang yêu cầu
và thúc đẩy cả các ngành khoa học xã hội – nhân văn.

25


×