Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi HSG lớp 9 năm học 2018 2019 (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.74 KB, 7 trang )

UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
Năm học: 2018 - 2019
Môn: Hóa học
Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề

(Đề có 03 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 điểm).
Em hãy chọn các phương án đúng rồi ghi vào tờ giấy thi.
Câu 1: Để thu được kim loại Cu trực tiếp từ dung dịch CuSO 4, có thể dùng kim loại
nào sau đây?
A. Ca.
B. Na.
C. Ag.
D. Fe.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Cho khí H2 dư qua hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO nung nóng, thu được Fe và Cu.
B. Cho kim loại Ba tác dụng với dung dịch CuSO4, thu được kim loại Cu.
C. Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl3, thu được kim loại Ag.
D. Nước vôi trong để lâu trong không khí sẽ có lớp váng do phản ứng với khí CO 2
Câu 3: Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng
A. Nước vôi trong.
B. Giấm ăn.
C. Dung dịch muối ăn.
D. Rượu etylic.
Câu 4: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu:
A. Nâu đỏ.
B. Trắng xanh.


C. Xanh lam.
D. Vàng nhạt.
Câu 5: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch ?
A. Ba(OH)2 và H3PO4.
B. Al(NO3)3 và NH3.
C. Cu(NO3)2 và HNO3.
D. (NH4)2HPO4 và KOH.
Câu 6: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl 2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng
dung dịch:
A. HCl.
B. Na2SO4.
C. NaOH.
D. HNO3.
Câu 7: Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung
dịch X là
A. FeCl3.
B. CuCl2, FeCl2.
C. FeCl2, FeCl3.
D. FeCl2.
Câu 8: Chất nào sau đây tác dụng với Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. Na2SO4
B. Ca(HCO3)2.
C. KCl

D. KNO3.

Câu 9: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường.
Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây mưa axit?
A. H2S và N2.

B. CO2 và O2.
C. SO2 và NO2.
D. NH3 và HCl.
Câu 10: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?
A. Ba
B. Na2CO3.
C. K2SO3.
D. CaO
Câu 11: Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe3O4.
B. Fe.
C. FeO.
D. Fe2O3.
Câu 12: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3 ?
A. K2SO4.
B. KOH
C. HCl.
D. KCl.

1


Câu 13: Nung 12,8 gam Cu ngoài không khí thu được 12,0 gam CuO. Hiệu suất phản
ứng là:
A. 60%.
B. 65%.
C. 70%.
D. 75%.
Câu 14: Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá
trị của m là.

A. 25,6.
B. 19,2.
C. 6,4.
D. 12,8.
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H 2SO4
loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
A. 58,70%.
B. 20,24%.
C. 39,13%.
D. 76,91%.
Câu 16: Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO ( trong điều kiện không
có không khí) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa
đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là:
A. 375.
B. 600.
C. 300.
D. 400.
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40ml dung dịch HCl
2M. Công thức của oxit là?
A. MgO.
B. Fe2O3.
C. CuO.
D. Fe3O4.
Câu 18: Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu
được 1,68 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Mg trong X là:
A. 0,60 gam.
B. 0,90 gam.
C. 0,42 gam.
D. 0,48 gam.
Câu 19: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 16 gam bột Fe 2O3 nung nóng, thu được hỗn

hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 10.
B. 30.
C. 15.
D. 16.
Câu 20: Để hòa tan hoàn toàn 34,8 gam hỗn hợp gồm Fe 3O4, FeO, Fe2O3 (số mol FeO
bằng số mol Fe2O3) thì phải dùng một lượng vừa đủ dung dịch chứa bao nhiêu mol
H2SO4 loãng?
A. 0,5 mol
B. 0,6 mol
C. 0,7 mol
D. 0,8 mol
II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Cân bằng các PTHH sau:
a) Al + HNO3
→ Al(NO3)3 + N2O + H2O
b) Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2S + H2O
c) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O
d) FeO + KMnO4 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Câu 2. (2,0 điểm)
Chỉ dùng nước và khí CO2, làm thế nào nhận biết được các chất rắn sau: NaCl,
Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Trình bày cách nhận biết mỗi chất và viết phương trình phản
ứng (nếu có)
Câu 3. (2,0 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch
HCl 3M.
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban
đầu;
b) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn

2


hợp các oxit trên.
Câu 4. (2 điểm)
Hòa tan 14,4g Mg vào 400ml dung dịch axit HCl chưa rõ nồng độ thì thu được
V1 ml (đktc) khí H2 và một phần chất rắn không tan. Cho hỗn hợp gồm phần chất rắn
không tan (ở trên) và 20g sắt tác dụng với 500ml dung dịch axit HCl (như lúc đầu) thì
thu được V2 ml (đktc) khí H2 và 3,2g chất rắn không tan. Tính V1, V2.
Câu 5. (2,0 điểm)
Nung a gam Cu trong V lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A.
Đun nóng A trong b gam dung dịch H 2SO4 98% (lượng vừa đủ) sau khi tan hết được
dung dịch B chứa 19,2 gam muối và khí SO2. Cho khí SO2 hấp thụ hoàn toàn bởi
300ml dung dịch NaOH 0,1M thu được 2,3 gam hỗn hợp 2 muối. Tính a, b và V (ở
đktc)
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Mg = 24; Ca = 40.
---------------------HẾT-------------------Họ và tên thí sinh:..................................................... Số báo danh:......................
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.

3


UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Hóa học


Đáp án có 04 trang

I. Phần trắc nghiệm khách quan (10,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D


A; D

B

A

C

C

B

A; B

C

A; B;
C

Câu

11

12

13

14

15


16

17

18

19

20

Đáp án

D

B; C

D

A

C

C

C

A

B


B

II. Phần tự luận (10,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Cân bằng các PTHH sau :


a) Al + HNO3

Al(NO3)3 + N2O + H2O

b) Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2S + H2O
c) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O
d) FeO + KMnO4 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Câu 1: (2 điểm)
a) 8Al + 30HNO3



8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

0,5

b) 8Fe + 15H2SO4 → 4Fe2(SO4)3 + 3H2S + 12H2O

0,5

c) 3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O

0,5


d) 10FeO+2KMnO4+36KHSO4 → 5Fe2(SO4)3+19K2SO4+2MnSO4+ 0,5
18H2O
Câu 2: (2,0 điểm)
Chỉ có nước và khí CO2, làm thế nào nhận biết được các chất rắn sau:
NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Trình bày cách nhận biết mỗi chất và viết
phương trình phản ứng (nếu có)
4


Trích mẫu thử và đánh dấu.
Hòa tan vào nước chia thành 2 nhóm chất:
- Nhóm tan trong nước gồm NaCl và Na2CO3 ( nhóm I )
- Nhóm không tan trong nước gồm CaCO3 và BaSO4 (nhóm II )
Sục khí CO2 đến dư vào từng dung dịch ở nhóm II. Nếu chất rắn tan ra
là CaCO3, dung dịch còn lại là BaSO4.
CaCO3 + CO2 + H2O ƒ Ca(HCO3)2
Lần lượt nhỏ các dd ở nhóm I vào dung dịch Ca(HCO3)2 thu được ở
trên.
Nếu có kết tủa: Na2CO3
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaHCO3
Còn lại là NaCl

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

Câu 3: (2,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần
100 ml dung dịch HCl 3M.
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn
hợp ban đầu;
b) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hoàn
toàn hỗn hợp các oxit trên.
Câu 3: (2,0 điểm)
Số mol HCl : 0,3 mol
Gọi số mol CuO, ZnO lần lượt là: x, y mol. ( x, y > 0)
PTHH:
CuO + 2HCl
→ CuCl2 + H2O
x mol
2x mol
PTHH : ZnO + 2HCl
→ ZnCl2 + H2O
y mol
2y mol
Lập được hệ PT:
80x + 81y = 12,1
2x + 2y
= 0,3
Giải hệ được:
x= 0,05
y = 0,1
Vậy: khối lượng CuO = 4g
Khối lượng ZnO = 8,1g
Thành phần % theo khối lượng: % CuO = 33,06%

% ZnO = 66,94%
Hòa tan hoàn toàn hh oxit trên theo PTHH:
PTHH:
CuO + H2SO4
CuSO4 + H2O
0,05 mol
0,05 mol
PTHH : ZnO + H2SO4
ZnCl2 + H2O
0,1 mol
0,1 mol
Theo PTHH ta có tổng số mol H2SO4 là: 0,05 + 0,1 = 0,15 mol
Khối lượng H2SO4 là: 0,15 . 98 = 14,7g
Khối lượng dung dịch H2SO4 là: (14,7 . 100) : 20 = 73,5 g

0,15
0,10
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

Câu 4: (2,0 điểm)
5



Hòa tan 14,4g Mg vào 400ml dung dịch axit HCl chưa rõ nồng độ thì thu
được V1 ml (đktc) khí H2 và một phần chất rắn không tan. Cho hỗn hợp gồm
phần chất rắn không tan (ở trên) và 20g sắt tác dụng với 500ml dung dịch axit
HCl (như lúc đầu) thì thu được V2 ml (đktc) khí H2 và 3,2g chất rắn không tan.
Tính V1, V2.
Câu 4: (2,0 điểm)
nMg = 0,6mol. Gọi a (mol/l) là nồng độ của dd HCl (a>0)
Chất rắn không tan là Mg; HCl phản ứng hết: nHCl = 0,4a mol
Mg + 2HCl

MgCl2
+ H2 ↑
0,2a mol 0,4a mol
0,2a mol
nMg dư = (0,6 - 0,2a) mol
*) Khi cho (0,6 - 0,2a) mol Mg và 20 gam Fe phản ứng với 500
ml dd HCl aM, Mg phản ứng trước, nên 3,2 gam chất dư là Fe; HCl
phản ứng hết.
nHCl = 0,5a (mol) ; nFe p.ư = (20-3,2)/56 = 0,3 (mol)
Từ:
Mg
+ 2HCl

MgCl2 + H2↑
(0,6 - 0,2a) (1,2-0,4a)
(0,6-0,2a) (mol)
Fe + 2HCl →
FeCl2 + H2↑
0,3 mol

0,6 mol
0,3 mol
nHCl = 1,2 - 0,4a + 0,6 = 1,8 - 0,4a (mol)
Mà nHCl = 0,5a (mol) => 1,8 - 0,4a = 0,5a => a = 2
=> V1 = 0,2a.22,4 = 0,4.22,4 = 8,96 lít
V2 = (0,6-0,2a+0,3).22,4 = 0,5.22,4 = 11,2 lít

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Câu 5: (2,0 điểm)
Nung a gam Cu trong V lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn thu được chất
rắn A. Đun nóng A trong b gam dung dịch H 2SO4 98% (lượng vừa đủ) sau khi
tan hết được dung dịch B chứa 19,2 gam muối và khí SO 2. Cho khí SO2 hấp thụ
hoàn toàn bởi 300ml dung dịch NaOH 0,1M thu được 2,3 gam hỗn hợp 2 muối.
Tính a, b và V (ở đktc)
Câu 5. (2,0 điểm)
* Khi nung nóng Cu trong O2:
t
2Cu + O2 
(1)
→ 2CuO
0,25
Vì chất rắn A tác dụng với dung dịch H2SO4 98% sinh ra khí SO2 nên

trong A còn Cu dư
→ CuSO4 + H2O
CuO + H2SO4 
(2)
→ CuSO4 + SO2 + 2H2O (3)
Cu + 2H2SO4 
Ta thấy toàn bộ lượng Cu ban đầu đã tạo thành CuSO4
=> nCu = nCuSO4 =19,2/160 = 0,12 mol;
0,25
=> mCu = 0,12.64 = 7,68 gam. Vậy, a= 7,68
* Khi cho SO2 vào dd NaOH:
Phản ứng tạo 2 muối nên NaOH hết: nNaOH = 0,3.0,1 = 0,03 mol
→ Na2SO3 + H2O
SO2 + 2NaOH 
(4)
0

6


0,015 0,03
0,015
(mol)
→ 2NaHSO3
SO2 + H2O + Na2SO3 
(5)
x
x
2x (mol)
Do tạo muối NaHSO3 nên ở (4) NaOH hết

m muối sau p.ư 4, 5 = (0,015-x).126 + 208x = 2,3
=> x = 0,005 mol
nSO2 = 0,015 + x = 0,02 mol
Xét phản ứng (2), (3):
→ CuSO4 + H2O
CuO + H2SO4 
(2)
0,1
0,1 ←(0,12-0,02)
(mol)
→ CuSO4 + SO2 + 2H2O (3)
Cu + 2H2SO4 
0,02
0,04
0,02 ← 0,02
(mol)
=> nO2 (1) = 0,05 mol => VO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít. Vậy, V = 1,12
nH2SO4 = 0,1+0,04 = 0,14 (mol)
=> mH2SO4 = 0,14.98 = 13,72 (gam)
=> m dd H2SO4 =

13, 72.100
= 14 gam. Vậy, b = 14
98

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


0,25

7



×