Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Đánh giá công tác giao đất, cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiêp trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.92 KB, 78 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-

DƯƠNG THỊ KIM HIÊN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, THU HỒI
ĐẤT VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Đại học Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Thi



Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập đi đôi với học hành, lí thuyết gắn
liền với thực tiễn, thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể
thiếu trong quá trình học tập của mỗi sinh viên, nhằm tổng hợp củng cố lại
những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn, phát huy tính sáng tạo,
nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên em được về thực tập tại
Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đến nay
luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành và thời gian thực tập tốt nghiệp cũng
kết
thúc.
Để có được như ngày hôm nay em xin chân thành c ảm ơn Ban
giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Quản lý Tài nguyên, các thầy cô giáo bộ môn, cùng các thầy cô
giáo trong khoa đã quan tâm giúp đ ỡ em trong thời gian học tập và rèn
luyện trong trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo TS. Nguyễn Quang Thi đã tận tình, ân cần chỉ bảo, hướng
dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ Phòng TNMT thị xã
Phổ Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan.
Ngoài ra em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè những người luôn
bên em động viên giúp đỡ em trong toàn khóa học.
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên bản em chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng

góp ý kiến và bổ sung của các thầy, cô giáo và bạn bè để bản luận văn của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 15 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Dương Thị Kim Hiên


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính trên địa bàn Thị xã
Phổ Yên, năm 2016...........................................................................34
Bảng 4.2: Dân số trung bình phân theo giới tính và theo thành thị, nông
thôn....................................................................................................38
Bảng 4.3: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất tại thị xã Phổ Yên, năm 2016 ...43
Bảng 4.4. Tình hình biến động đất đai của thị xã Phổ Yên Giai đoạn
2014 – 2016.......................................................................................48
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả giao đất trên địa bàn .....................................50
Bảng 4.6: Kết quả giao đất theo đối tượng sử dụng trên địa bàn thị xã
Phổ Yên giai đoạn 2014 – 2016........................................................52
Bảng 4.7: Kết quả giao đất theo mục đích sử dụng của thị xã Phổ Yên
giai đoạn 2014 – 2016.......................................................................54
Bảng 4.8: Kết quả cho thuê đất theo mục đích sử dụng trên địa bàn thị
xã Phổ Yên giai đoạn 2014 – 2016 ...................................................55
Bảng 4.9: Kết quả cho thuê đất theo thời gian trên địa bàn thị xã Phổ
Yên giai đoạn 2014 – 2016 ...............................................................57
Bảng 4.10: Kết quả thu hồi đất theo mục đích sử dụng đất trên địa bàn
thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2016 ..............................................58
Bảng 4.11: Kết quả thu hồi đất theo đơn vị hành chính của thị xã Phổ
Yên giai đoạn 2014 – 2016 ...............................................................60

Bảng 4.12: Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá
nhân tại thị xã Phổ Yên, giai đoạn 2014-2016 .................................61
Bảng 4.13: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất theo mục đích sử
dụng của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 – 2016 ..............................62


3

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ địa giới hành chính thị xã Phổ Yên ................................26
Hình 4.2: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất thị xã Phổ Yên năm 2016 ........44
Hình 4.3: Biểu đồ tình hình biến động đất đai của thị xã Phổ Yên giai
đoạn 2014-2016 ................................................................................49
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện kết quả giao đất theo thời gian của thị xã
Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2016 ........................................................51
Hình 4.5: Biểu đồ giao đất theo đối tượng sử dụng ....................................53
Hình 4.6: Biểu đồ cho thuê đất theo mục đích sử dụng đất ........................56
Hình 4.7: Biểu đồ cho thuê đất theo thời gian ............................................57
Hình 4.8: Biểu đồ thu hồi đất theo mục đích sử dụng đất ..........................59
Hình 4.9: Biểu đồ thu hồi đất theo đơn vị hành chính ................................61


4

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BTC

: Bộ Tài chính

BTNMT


: Bộ Tài nguyên & Môi trường

BTC

: Bộ tài chính

CMĐ

: Chuyển mục đích

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

KCN

: Khu công nghiệp

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

NĐ-CP

: Nghị định chính phủ

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản




: Quyết định

QH

: Quy hoạch

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

TTLT

: Thông tư liên tịch

UBND

: Ủy ban nhân dân

VPĐKQSDĐ

: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

SXNN


: Sản xuất nông nghiệp


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..............................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ...................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................3
2.1.1. Các nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai .....................3
2.1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ........................................................................4
2.1.3. Cơ sở khoa học....................................................................................5
2.1.4. Căn cứ pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi
đất........................................................................................................5
2.2. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giao
đất, cho thuê đất thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng
đất........................................................................................................7
2.2.1. Khái niệm và một số quy định trong việc giao đất và cho thuê
đất........................................................................................................8
2.2.2. Khái niệm và một số quy định trong việc thu hồi đất .......................16
2.2.3. Khái niệm và một số quy định trong việc chuyển mục đích sử dụng

đất ......................................................................................................19
2.3. Sơ lược tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục
đích sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên ............................................20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...............................................................................22


6

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ...................22
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của thị xã Phổ
Yên ....................................................................................................22
3.3.3. Đánh giá kết quả công tác giao đất, cho thuê đất thu hồi đất
chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên
giai
đoạn 2014 - 2016 ...............................................................................22
3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải
pháp đối với công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và
chuyển mục
đích sử dụng đất của thị xã Phổ Yên ................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................23
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...............................................23
3.4.2. Phương pháp so sánh, tổng hợp ........................................................24
3.4.3. Phương pháp chuyên khảo ................................................................24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................25

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên ........25
4.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ........................................................25
4.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên .............................33
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................41
4.2. Khái quát công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị
xã Phổ Yên ........................................................................................42
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Phổ Yên năm 2016......................42
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai thị xã Phổ Yên .........................................45
4.2.3. Sự biến động đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên..............47
4.3. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển
mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn
2014 2016 ...................................................................................................50
4.3.1. Đánh giá công tác giao đất ................................................................50


vii
4.3.2. Đánh giá công tác cho thuê đất .........................................................55
4.3.3. Đánh giá công tác thu hồi đất............................................................58
4.3.4. Thực trạng quá trình chuyển mục đích sử dụng đất trên địa
bàn thị xã Phổ Yên, giai đoạn 2014 – 2016 ......................................61
4.4. Đánh giá những khó khăn và đề xuất một số giải pháp đối với
công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
và thu hồi đất của thị xã Phổ Yên .....................................................64
4.4.1. Thuận lợi ...........................................................................................64
4.4.2. Khó khăn ...........................................................................................65
4.3.3. Đánh giá công tác thu hồi đất................................................................
Phần 5. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ....................................................67
5.1. Kết luận ................................................................................................67
5.2. Đề nghị .................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................69



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với mỗi quốc gia, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, là
địa bàn phân bố và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh và quốc
phòng. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đai là mối quan tâm
hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong quá trình
phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo đất
đai được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích và góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng đất, phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển
kinh tế - xã hội là một quá trình tất yếu.
Phổ Yên là thị xã có địa hình đồi thấp và đồng bằng của tỉnh Thái
Nguyên, trung tâm thị xã cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam
và cách trung tâm thủ đô Hà Nội 55 km về phía Bắc theo Quốc lộ 3 đang
trên đà thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước hình thành nhiều khu
công nghiệp mới do đó nhu cầu sử dụng đất của thị xã ngày càng tăng.
Chính vì vậy, việc đánh giá công tác quản lý đất đai nói chung, công tác
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa
bàn thị xã nói riêng để thấy được những thuận lợi, khó khăn và tìm ra các
nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục làm tăng hiệu quả
trong quá trình sử dụng đất là rất cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhu cầu thực tiễn, được sự
đồng ý của Khoa QLTN, Trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Quang Thi, tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Đánh giá

công tác giao đất, cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất
nông nghiêp trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2014 - 2016”.


2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục
đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2014 - 2016
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nắm bắt được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên
- Tìm hiểu và nắm được công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên
địa bàn thị xã Phổ Yên
- Đánh giá một cách chính xác công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên từ khi thực
hiện Luật đất đai 2013.
- Đề xuất hướng giải quyết để khắc phục mặt yếu kém phù hợp với
điều kiện của địa phương, phát huy những mặt đã đạt được để công tác giao
đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đất đạt hiệu quả
cao nhất.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Là cơ hội cho bản
thân củng cố kiến thức đã học, đồng thời là cơ hội cho bản thân tiếp cận với
tình hình chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp tại địaphương.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Tìm ra những mặt hạn chế và tích cực của

quá trình chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp

hoá - hiện đại hoá. Từ đó đề xuất ra những giải pháp thích hợp, phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương, góp phần đẩy nhanh quá trình sử dụng
đất đạt hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai
Luật đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 07 chương
và 66 điều so với Luật đất đai năm 2003
- Nội dung quản lý của Nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2013
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều
tra xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp


4

hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai (Luật Đất đai, 2013) [12].
Như vậy, Luật đất đai 2013 ra đời hoàn thiện hơn Luật đất đai 2003:
bỏ nội dung quản lý và phát triển quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản; thêm 3 nội dung: Phổ biến giáo dục pháp luật đất đai; xây dựng
hệ thống thông tin đất đai; quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
thu hồi đất.
2.1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia thuộc sở hữu của toàn dân, do
nhà nước đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, để thực hiện quyền đại diện chủ sở
hữu của mình đối với đất đai, Nhà nước quản lí đất đai theo quy hoạch và
pháp luật. Nhà nước người chủ sở hữu nhưng không trực tiếp sử dụng mà
chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng để khai thác các
thuộc tính có lợi từ đất. Như vậy, các đối tượng trực tiếp sử dụng đất muốn
có đất để sử dụng phải được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công
nhận quyền sử dụng đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc do đã sử
dụng đất trước khi có quy định của Nhà nước về giao đất, cho thuê đất.Vì
thế “Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đấtvà chuyển mục đích sử dụng đất” là

những nội dung quan trọng trong công tác quản lí Nhà nước về đất đai.
- Luật Đất đai 1987 nội dung này được quy định là “giao đất, thu
hồi đất”
- Luật Đất đai 1993 quyền sử dụng đất được Nhà nước thừa nhận
có giá trị và người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng dưới các
hình thức khác nhau, nội dung này được bổ sung thêm ý “cho thuê đất”


5

thành “giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất”; đến lần sửa đổi, bổ sung 2001
bổ sung thêm ý “chuyển mục đích sử dụng đất”
- Luật Đất đai 2003 và Luật đất đai 2013 nội dung này được hoàn
thiện thành “Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất”
Luật đất đai năm 2013 về giao đất, cho thuê đấtcó những điểm đổi
mới căn bản sau đây:
- Quy định thu hẹp các trường hợp được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất chuyển sang thuê đất
nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả;
- Thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu
tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài đều được áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để để
thực hiện dự án đầu tư nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Quy định cu thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để
thực hiện dự án đầu tư
2.1.3. Cơ sở khoa học
Hoạt động giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất có một vai trò hết sức
quan trọngvà đây là một trong những hoạt động nắm chắc tình hình về đất
đai. Chính vì vậy thông qua hoạt động này chúng ta sẽ xác định và biết

được về thông tin của từng thửa đất và là cơ sở để quản lý các thông tin về
đất đai trong hệ thống hồ sơ địa chính với đầy đủ về các thông tin tự nhiên,
kinh tế - xã hội của từng thửa đất.
2.1.4. Căn cứ pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất
2.1.4.1. Các văn bản pháp luật của nhà nước
- Luật đất đai 2013


6

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
Phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013;
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
Phủ quy định về tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 20114 của
Chính Phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; 6
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về bồi
thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, thu hồi đất;
- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư 77/2014/TT- BTC hướng dẫn Nghị định 46/2014/NĐ-CP
về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành;
- Thông tư số 02/2015/TT/-BTNMT ngày 27 tháng 1 năm 2015 của
bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định chi tiết một số điều của nghị định
số 43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP;
- Thông Tư Liên Tịch Số 14/2015/TTLT-BTNMT- BTP của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường, Bộ Tư Pháp ban hành quy định việc tổ chức thực

hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho
thuê đất;
- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/03/2013 của Chính Phủ quy
định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường;
- Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 V/v bổ sung đối


7

tượng giảm tiền thuê đất trong năm 2013 và năm 2014 đối với tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân mà phải điều chỉnh đơn giá thuê đất theo chính sách trước
ngày Nghị định số 121/2010/NĐ-CP.
2.1.4.2. Các văn bản pháp luật của tỉnh Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên
- Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày
04/04/2015 V/v hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 về việc ban hành
quy định về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND V/v ban hành quy định về đơn
giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 3180/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 V/v ủy quyền thu
hồi đất;
- Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2014 về
việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục giao đất cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 08/09/2014 về ban hành
quy định về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất, diện

tích tối thiểu được tách thửa và diện tích đất ở xác định lại trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên;
- Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 22/08/2014 ban hành quy định
về bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên;
- Công văn số 07/TCQLĐĐ-CSPC ngày 09/01/2015 V/v giải quyết
vướng mắc về việc xác định lại diện tích đất ở đối với trường hợp thửa đất
ở có vườn, ao khi nhà nước thi hồi đất tại tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác
giao đất, cho thuê đất thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất


8

2.2.1. Khái niệm và một số quy định trong việc giao đất và cho thuê đất
2.2.1.1. Khái niệm giao đất, cho thuê đất
- Nhà nước giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất
để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
- Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử
dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho
thuê quyền sử dụng đất (Luật Đất đai, 2013) [12].
2.2.1.2. Căn cứ giao đất, cho thuê đất
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất,
thuê đất (Luật Đất đai, 2013) [12].
2.2.1.3. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
a) Giao đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất

để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp
cho thuê;
b) Cho thuê đất đối với:
+ Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục
đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
+ Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử
dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.


9

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất trong
các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp
cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sử dụng vào mục đích thương mại,
dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư;
c) Cho thuê đất đó với hộ gia đình, cá nhân.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử
dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn (Luật Đất đai, 2013)
[12].
2.2.1.4. Các loại hình giao đất, cho thuê đất
- Các loại hình giao đất
Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Theo điều 54 Luật đất đai 2013 quy định:
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp
sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức
quy định tại Điều 129 của Luật này;
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản
xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không
nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc
trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây
dựng công trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo
dự án của Nhà nước;


10

5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử
dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này
(Luật Đất đai, 2013) [12].
“Trong khi Luật đất đai 2003 quy định 7 trường hợp được Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, như vậy so với Luật đất đai
2003 thì đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
cũng bị thu hẹp lại. Cụ thể 3 trường hợp không được Nhà nước giao đất
không thu tiền nữa.
- Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản;
- Đơn vị vũ trang nhân dân được nhà nước giao đất để sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp với nhiệm
vụ quốc phòng an ninh;
- Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở
hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên Luật đất đai 2013 quy định thêm trường hợp “tổ chức sự
nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự
nghiệp” được nhà nước giao đất không thu tiền”(Nguyễn Khắc Thái Sơn,
2015) [11].
 iao đất có thu tiền sử dụng đất
G
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau
đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng
nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để
bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;


11

4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng
nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ
tầng (Luật Đất đai, 2013) [12].
“Trong khi Luật đất đai 2003 quy định 7 trường hợp được Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất. Như vậy, so với Luật đất đai 2003 thì đối
tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền hẹp lại. Cụ thể 5 đối tượng sau
không được Nhà nước giao đất có thu tiền nữa:

- Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm mặt bằng
cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng
công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
- Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để thực hiện
các dự án đầu tư.
Tuy nhiên Luật đất đai 2013 quy định thêm 2 trường hợp sau được
Nhà nước giao đất có thu tiền đó là:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đâu tư xây dựng nhà ở để
bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng QSDĐ gắn với hạ
tầng” (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2015) [11].
- Các loại hình cho thuê đất
Theo điều 56 Luật đất đai 2013 quy định:
Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền


12

thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp
vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật này;

c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng
cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất
cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
d) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công
cộng có mục đích kinh doanh;
đ) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục
đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
e) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây
dựng trụ sở làm việc (Luật Đất đai, 2013) [12].
Luật đất đai 2013 ra đời hoàn thiện hơn luật đất đai 2003, thiết lập sự
bình đẳng trong thuê đất giữa người dùng đất có yếu tố nước ngoài và
người dùng trong nước được lựa chọn cả 2 hình thức thuê đất trả tiền một
lần và thuê đất trả tiền hằng năm.
Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm trong trường
hợp sau đây:
Đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm


13

nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh (Luật Đất đai, 2013) [12].
2.2.1.5. Hạn mức giao đất, cho thuê đất

 ạn mức giao đất nông nghiệp
H
Theo điều 129 Luật đất đai 2013 quy định:
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất
làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu
Long; không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá
30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc
ta đối với mỗi loại đất: đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm
đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn
mức giao đất không quá 05 héc ta (Luật Đất đai, 2013) [12].
Hạn mức giao đất phi nông nghiệp
1. Đối với đất phi nông nghiệp tại nông thôn: Căn cứ vào quỹ đất của
địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại
nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều
kiện và tập quán tại địa phương.
2. Đối với đất phi nông nghiệp ở đô thị: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất
của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân


14


tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự
án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở
(Luật Đất đai, 2013) [12]
2.2.1.6. Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất
* Hồ sơ xin giao đất ở làm nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân không
thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Tờ trình của UBND cấp xã trình UBND cấp huyện về giao đất ở
của hộ gia đình, cá nhân kèm theo danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện
giao đất ở, ý kiến của hội đồng giao đất cấp xã;
+ Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng;
+ Trích lục bản đồ địa chính và trích đo địa chính khu đất, bản đồ địa
chính có tỉ lệ 1/500 đối với đất ở đô thị, 1/1000 đối với đất ở nông thôn
(Thông tư 30, 2014) [5].
* Hồ sơ cho hộ gia đình cá nhân thuê đất
+ Đơn xin thuê đất của hộ gia đình, cá nhân;
+ Phương án sản xuất kinh doanh kèm theo tổng mặt bằng bố trí
công trình phục vụ sản xuất kinh doanh;
+ Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng;
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp
huyện phê duyệt;
+ Trích lục bản đồ địa chính và hoặc trích đo địa chính khu đất, bản
đồ địa chính có tỷ lệ 1/500 đối với đất ở đô thị 1/1000 đối với đất ở nông
thôn (Thông tư 30, 2014) [5].
2.2.1.7. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất
Trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất được quy định tại điều 68
Nghị định 43/2014
1. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao
đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất



15

được quy định như sau:
a) Cơ quan tài nguyên và môi trường hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ
xin giao đất, thuê đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp
luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho
thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất;
b) Người được giao đất, cho thuê đất nộp tiền sử dụng đất đối với
trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, nộp tiền thuê đất đối với
trường hợp cho thuê đất;
c) Cơ quan tài nguyên và môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất; tổ chức giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng
nhận cho người được giao đất, cho thuê đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ
sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
2. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đã giải phóng mặt bằng đối
với trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử
dụng đất được quy định như sau:
a) Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ
quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo lập phương án đấu giá quyền sử
dụng đất trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;
b) Tổ chức được lựa chọn thực hiện đấu giá theo phương án đấu
giá quyền sử dụng đất đã được phê duyệt tổ chức phi ên đấu giá quyền
sử dụng đất;
c) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công
nhận kết quả trúng đấu giá;
d) Sau khi người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cơ
quan tài nguyên và môi trường trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận, ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; tổ chức giao
đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở



16

dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính (Nghị định 43, 2014) [7].
2.2.2. Khái niệm và một số quy định trong việc thu hồi đất
2.2.2.1. Khái niệm thu hồi đất
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử
dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại
đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Luật Đất đai,
2013) [12].
2.2.2.2. Thẩm quyền thu hồi đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường
hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản
2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường,
thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các
trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở
hữu nhà ở tại Việt Nam (Luật Đất đai, 2013) [12].
2.2.2.3. Các trường hợp thu hồi đất
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
- Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng;
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất the o pháp luật, tự
nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (Luật đất


17

đai, 2013) [12].
2.2.2.4. Trình tự, thủ tục thu hồi đất
* Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo
đạc, kiểm đếm
2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
3. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách
nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng (Luật đất đai, 2013) [12].
* Trình tự, thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo
pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
1. Trình tự, thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo
pháp luật, tự nguyện trả lại đất được quy định như sau:
a) Người sử dụng đất chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu
cầu sử dụng đất; người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất thì gửi thông báo
hoặc gửi văn bản trả lại đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến cơ quan tài nguyên và
môi trường;
b) Cơ quan ban hành quyết định giải thể, phá sản gửi quyết định giải
thể, phá sản đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất thu hồi
c) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của cá nhân người sử dụng
đất chết mà không có người thừa kế có trách nhiệm gửi Giấy chứng tử đến

Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất thu hồi.
d) Hàng năm, cơ quan tài nguyên và môi trường tổ chức rà soát và có
thông báo về những trường hợp không được gia hạn sử dụng đất đối với
trường hợp sử dụng đất có thời hạn;


×