Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

BÀI GIẢNG: pH CỦA DUNG DỊCH - MÔN HÓA HỌC LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.3 KB, 23 trang )

CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI SHCM CẤP THPT
MÔN: HÓA HỌC

Tên chuyên đề: pH CỦA DUNG DỊCH
Người viết:
Chức vụ:
Đơn vị:
Đối tượng HS:
Thời gian:

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
Giáo viên Hóa học
Trường THPT Tam Đảo
Lớp 11
02 tiết

1


Chuyên đề: pH của dung dịch
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
HS biết: KN về pH và ứng dụng của pH
Học sinh hiểu:
+ Sự điện li của nước
+ Tích số ion của nước và ý nghĩa của đại lượng này
+ Khái niệm về pH và chất chỉ thị axit-bazơ
+ Biểu thức tính pH


pH = - lg[H+]


[H+] = 10-pH
+ Hiểu được ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật
+ Ứng dụng pH trong xét nghiệm và phân tích máu
+ Ứng dụng pH để tạo ra loại thực phẩm phù hợp với người bệnh.
HS vận dụng:
+ Tính pH của dd axit và bazơ
+ Sử dụng kiến thức pH để bảo vệ môi trường nước, đất và không khí.
2. Về kĩ năng
+ Vận dụng tích số ion của nước để xác định nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch
+ Biết đánh giá độ axit, bazơ của dung dịch dựa vào nồng độ H+, OH-, pH, pOH
+ Biết sử dụng một số chất chỉ thị axit, bazơ để xác định tính axit, kiềm của dung dịch
3. Về thái độ
- Nâng cao lòng yêu thích môn học.
- Có ý thức ham mê tìm tòi, khám phá và nghiên cứu khoa học.
- Học sinh thấy được vai trò của pH trong cuộc sống
4. Các năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán.

2


- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
+ Dung dịch axit loãng(H2SO4)
+ Dung dịch bazơ loãng(NaOH)
+ Phenolphtalein, giấy đo pH

+ Tranh ảnh, video về môi trường bị ô nhiễm pH
2. Học sinh: Đọc trước bài pH.
III. Phương pháp dạy học
Kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp: tạo tình huống nêu vấn đề, làm việc theo nhóm nhỏ.
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật triển lãm; kĩ thuật mảnh ghép.
- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
IV. Thiết kế tổ chức hoạt động dậy học
1. Giới thiệu chung
- Tình huống xuất phát: Giới thiệu về Hoa Cẩm Tú Cầu có màu hồng đỏ, trắng hay xanh
lam phụ thuộc vào pH của đất tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Hoạt động hình thành kiến thức: Sử dụng các kĩ thuật dạy học mới, làm và quan sát thí
nghiệm để HS hình thành được các kiến thức về:
+ Từ phương trình điện ly của nước hình thành định nghĩa môi trường trung tính và viết
được tích số ion của nước, từ đó dùng biết cách dùng nồng độ ion H + để đánh giá độ axit và
độ kiềm.
+ Hình thành khái niệm pH với qui ước [H +] = 1,0.10-a pH = a biểu thị độ axit hay độ
kiềm của dung dịch
Môi trương trung tính: [H+]=1,0.10-7
pH = 7
+
-7
Môi trường axit :
[H ] >1,0.10
pH < 7
+
-7
Môi trường kiềm:
[H ] < 1,0.10
pH .7

+ Dựa và sự chuyển màu của giấy quỳ và dung dịch phenophtalein xác định được môi
trường của dung dịch, dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng có thể xác định được gần đúng
giá trị pH của dung dịch.
- Hoạt động luyện tập gồm các dạng câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm
trong bài.

3


- Hoạt động vận dụng, tìm tòi được thiết kế cho các nhóm HS tìm hiểu tại nhà giúp cho HS
phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh

Hoạt động A: Tình huống xuất phát (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Huy động các kiến thức đã được học, kiến thức thực tế của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm
hiểu kiến thức mới của HS.
b. Nội dung HĐ: HS xem hình ảnh, video, nêu những điều mình đã biết và những điều
mình muốn tìm hiểu thêm về màu sắc loài hoa được nhắc đến trong hình ảnh, video.
c. Phương thức tổ chức hoạt động.
GV: cho học sinh hoạt động nhóm: xem hình ảnh, video và trả lời câu hỏi sau?
- Loài hoa trên là hoa gì, có những màu nào?
- Tại sao lại có màu sắc khác nhau như vậy?
GV: Hoa Cẩm Tú Cầu có màu hồng đỏ, trắng hay xanh lam phụ thuộc vào pH của đất. Đất
chua có màu xanh lam; đất trung tính có màu trắng còn trong kiềm có màu hồng đỏ.

Đất chua
pH < 7

Đất trung tính

pH = 7

Đất kiềm
pH > 7

 GV: Vậy pH là gì? Nó có ý nghĩa gì trong cuộc sống của chúng ta? Bài hôm nay chúng ta
sẽ tìm hiểu điều đó….

Hoạt động B: Hoạt động hình thành kiến thức
(35 phút)
Hoạt động này học sinh sẽ được tìm hiểu kĩ, sâu hơn về sự điện li của nước, tích số ion của
nước, mối quan hệ giữa [H+] và [OH-], khái niệm pH, chất chỉ thị axit - bazơ, ý nghĩa của
pH.

4


HĐ1: Nước là chất điện li rất yếu (10phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Biết được:
+ Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
+ Định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác nhóm.
b. Nội dung HĐ
- Nội dung 1: Sự điện li của nước
- Nội dung 2: Tích số ion của nước
- Nội dung 3: Mối quan hệ giữa [H+] và [OH-]
c. Phương thức tổ chức hoạt động (học sinh làm việc theo nhóm)
Nội dung 1: Sự điện li của nước
Hoạt động của thầy

+ GV: Yêu cầu HS tự đọc
SGK trang 17 – SGK để tìm
hiểu sự điện li của nước
+ GV: thông báo bằng thực
nghiệm người ta đã xác
nhận rằng nước là chất điện
rất yếu “Cụ thể là 555 triệu
phân tử nước thì có một
phân tử điện li”

Hoạt động của trò
+ HS: Đọc SGK
+ HS: Viết phương trình
điện li của nước

Nội dung
1. Sự điện li của nước
+ Nước là chất điện li rất yếu vì
có 555 triệu phân tử nước thì
có 1 phân tử điện li.
+ Phương trình điện li:
H2O  H+ + OH- (1)
hay:
H2O + H2O  H3O+ + OH-

Nội dung 2: Tích số ion của nước
Hoạt động của thầy
+ GV: Yêu cầu học sinh viết
biểu thức hằng số cân bằng của
nước.


Hoạt động của trò
+ HS: Viết biểu thức tính tính
hằng số cân bằng của nước.

Nội dung
2. Tích số ion của nước
K=

+ HS: Nước là môi trường
trung tính ta có:
[H+] = [OH-]
Từ đó tính được:

+ GV: Trình bày để HS hiểu
được do độ điện li rất yếu nên
nồng độ của nước trong biểu
thức hằng số cân bằng được coi
là không đổi. Yêu cầu hs tính
[H+] = [OH-] = 10-7 mol/l

5

[H + ][OH − ]
[H 2 O]

+ Từ (1) ⇒
⇒ K.[H2O] = [H+].[OH-]
+ Đặt KH2O = K.[H2O]
⇒ KH


2

O

= [H+][OH-]


nồng độ các ion trong nước
+ Với mọi dd ở 250C ta luôn có:
KH2O = [H+][OH-] = 10-14.
⇒ [H+] = [OH-] = 10-7 mol/l

Nội dung 3: Mối quan hệ giữa [H+] và [OH-]
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

+ GV: Dựa vào kết quả của
+ HS: ghi nhớ biểu thức
phần 2 để nêu mối quan hệ
giữa nồng độ hai ion trong dd
[H+][OH-]= 10-14
nước ở 250 C.
+ GV: Lưu ý HS khi nhiệt độ
thay đổi thì: [H+][OH-] ≠ 10-14
+ GV: Yêu cầu HS làm VD1
rồi rút ra nhận xét cần thiết

VD1: Tính [H+] trong các

dung dịch sau rồi cho nhận
xét:
a. Nước nguyên chất.
b. dd HCl 0,01 M
c. dd NaOH 0,1M

Nội dung
3. Mối quan hệ giữa [H+] và
[OH-]
+ Trong dd lí tưởng ở 250C ta
luôn có :
[H+][OH-]= 10-14

VD1:
a. Trong nước thì [H+] = [OH-]

[H+] = [OH-] = 10-7 M
b. HCl → H+ + Cl-.
Mol/l: 0,01 0,01
+
 môi trường bazơ có [H ] <
⇒ [H+] = 10-2 M > 10-7.
10-7.
c. NaOH → Na+ + OH-.
Mol/l: 0,1
0,1
+
 môi trường trung tính có [H ] ⇒ [OH-] = 10-1 M
= 10-7.
⇒ [H+] = 10-13 <10-7.

+ Kết luận
Môi trường
Axit
Bazơ
Trung tính
+ HS: Tính nồng độ [H+] trong
VD1 dựa vào mqh trên rồi rút
ra nhận xét
 môi trường axit có [H+] > 107
.

HĐ2: Tìm hiểu khái niệm pH (15 phút)

6


a. Mục tiêu hoạt động
- Biết được: Khái niệm về pH, Chất chỉ thị axit - bazơ : quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ
thị vạn năng
- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.
- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy
quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
b. Nội dung HĐ
- Nội dung 1: Khái niệm về pH
- Nội dung 2: Chất chỉ thị axit - bazo
c. Phương thức tổ chức HĐ: ( làm việc nhóm)
Nội dung 1: Khái niệm về pH
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò


+ GV thông báo: KN pH
được đưa ra từ năm 1909
bởi nhà bác học người Đan
Mạch Pete Lanritz Srensen.

+ HS: Rút ra biểu thức tính
pH
Nếu [H+] = 10-a thì pH = a
và ngược lại nếu pH = a thì
[H+] = 10-a

+ GV: thông báo thêm tiểu
sử nhà bác học Pete Lanritz
Srensen.
+

+ HS: Tính pH trong hai
trường hợp trên.

+ GV: Cho 3 giá trị [H ] =
10-3; 10-7; 10-12 ⇒ pH = 3; 7;
12. Từ đó yêu cầu HS rút ra 
+ Tính số mol HCl
biểu thức tính pH.
+ GV: Yêu cầu HS tính pH
của các trường hợp sau
 Hòa tan 5,6 lít HCl ở đktc
vào nước được 2,5 lít dd
axit. Tính pH của dd axit

trên?
 Hòa tan 17,1 gam
Ba(OH)2 vào nước để tạo
thành 20 lít dd. Tính pH của
dd này?

+ Tính số mol H+
+ Tính [H+] ⇒ pH

+ Tính số mol Ba(OH)2
+ Tính số mol OH+ Tính số mol [OH-]

7

Nội dung
1. Khái niệm về pH
+ KN: pH là đại lượng dùng
để đo nồng độ H+ khi nồng
độ này nhỏ.
+ Biểu thức tính:
 Biểu thức 1: Nếu [H+] =
10-a thì pH = a và ngược
lại nếu pH = a thì [H+] =
10-a
 Biểu thức 2:
pH = - lg[H+]
 nHCl = nH+ = 0,025 mol
⇒ [H+] = 0,01 M ⇒ pH = 2
 Ba(OH)2 = 0,1 mol ⇒
OH- = 0,2 mol ⇒ [OH-] =

0,01M
⇒ [H+] = 10-12 ⇒ pH = 12.
KL:
+ Môi trường axit: pH < 7
+ Môi trường trung tính: pH


+ Tính [H+] ⇒ pH

=7
+ Môi trường kiềm: pH > 7

Nội dung 2: Chất chỉ thị axit - bazo
Hoạt động của thầy
+ GV: Yêu cầu HS sử dụng quì
tím và PP cho vào các ống
nghiệm chứa NaOH, H2SO4 rồi
cho nhận xét.

Hoạt động của trò

Nội dung
2. Chất chỉ thị axit – bazơ
+ HS: quì tím hóa đỏ trong axit + KN: là chất chất có màu biến
và xanh trong bazơ, PP chỉ hóa đổi phụ thuộc vào giá trị pH của
hồng trong môi trường bazơ.
dung dịch.

+ GV: Những chất có màu
thay đổi theo pH như quì tím

+ HS: Đọc SGK trang 19 để
hoặc PP được gọi là chất chỉ thị cho biết khoảng pH đổi màu
axit – bazơ
của quì tím và PP.
+ GV: bổ sung cách đo pH dựa
vào chất chỉ thị vạn năng và
máy đo pH

+ HS: Xem máy đo pH trang 3
SGK.

+ Để xác định khoảng giá trị pH
của dung dịch người ta dùng quì
tím; phenolphtalein; chất chỉ thị
vạn năng.
+ Quì tím: đỏ khi pH ≤ 6; xanh
khi 8 ≤ pH còn lại là tím
+ PP hóa hồng khi 8,3 ≤ pH
còn lại không màu
+ Để xác định chính xác pH của
dung dịch ta dùng máy đo pH.

HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa của pH (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Ý nghĩa của giá trị pH trong thực tiễn
b. Nội dung HĐ: Tìm hiểu ý nghĩa của pH
c. Phương thức tổ chức HĐ: ( làm việc nhóm)
Hoạt động của thầy
+ GV: Yêu cầu nhóm 1 lên
trình bày ý nghĩa của pH đến

sức khỏe con người

Hoạt động của trò
+ HS nhóm 1: cử đại diện lên
trình bày ảnh hưởng của pH lên
sức khỏe con người.

+ GV: Yêu cầu nhóm 2 lên
trình bày ảnh hưởng của pH
trong nông nghiệp.

+ HS nhóm 2: cử đại diện lên
trình bày ảnh hưởng của pH
trong nông nghiệp.
+ HS nhóm 3: cử đại diện lên
trình bày ảnh hưởng của pH

+ GV: Yêu cầu nhóm 3 lên

8

Nội dung
+ HS: nêu ý nghĩa của pH
 Trong y học: pH của máu và
nước tiểu cũng là 1 chỉ số sức
khỏe.
 Trong nông nghiệp: xác định
pH của đất để tìm loại cây thích
hợp hoặc cải tạo pH của đất để
trồng loại cây cần thiết

 Môi trường: tốc độ ăn mòn


trình bày ảnh hưởng của pH
đến môi trường

đến môi trường.

kim loại trong nước tự nhiên
phụ thuộc rất nhiều vào giá trị
pH của nước mà kim loại tiếp
xúc

Hoạt động D: Vận dụng, tìm tòi mở rộng (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn các nhóm HS về nhà làm và hướng dẫn nguồn tài
liệu tham khảo (thư viện, internet…) để giải quyết các câu hỏi sau:
Câu 1: Tại sao nước để ngoài không khí lại có pH = 5,5 <7
Câu 2: Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2 mm. Lớp men này là hợp chất

→ Ca 5 (PO4)3OH (1)
5Ca 2+ +3PO 43- +OH - ¬



Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng:
1. Tại sao trẻ em ăn nhiều bánh kẹo hoặc thực phẩm có nhiều đường thì dễ bị sâu răng?

2. Tại sao người ta thường trộn vào thuốc đánh răng một lượng NaF hoặc SnF2?
Đáp án

1. Khi ăn thức ăn có nhiều đường, sau bữa ăn vi khuẩn và men trong nước bọt sẽ biến
đường thành các axit như axit lactic, axit axetic. Lượng axit tăng làm pH trong miệng giảm
làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch tức là men răng bị mòn tạo điều kiện
cho sâu răng phát triển.
2. Ion F- tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra: 5Ca2+ + 3PO43- + F- → Ca5(PO4)3F
Ca5(PO4)3F là hợp chất có thể thay thế một phần men răng Ca5(PO4)3OH bị mòn do các loại
axit sinh ra trong quá trình ăn uống.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập
- Sản phẩm: Bài viết của các nhóm bằng powerpoint hoặc tranh vẽ
- Kiểm tra, đánh giá: HS báo cáo vào đầu giờ tiết học sau.

9


Hoạt động C: Luyện tập (1 tiết)
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu kiến thức trong bài
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn
đề thông qua môn hóa học.
b. Nội dung HĐ
- Nội dung 1: Tính pH của dung dịch axit mạnh
- Nội dung 2: Tính pH của dung dịch bazơ mạnh
- Nội dung 3: Xác định pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn axit với bazơ
- Nội dung 4: Xác định pH khi pha loãng dung dịch bằng nước
- Nội dung 5: Xác định pH của dung dịch muối
- Nội dung 6: Nhận biết các dung dịch
c. Phương thức tổ chức hoạt động

Dạng 1: Tính pH của dung dịch axit mạnh
1. Phương pháp giải
+ Viết phương trình điện li của các axit .
+ Tính tổng số mol H+ từ đó tính tổng nồng độ mol/lít của H+
+ Áp dụng pH = - lg[H+].
2. Bài tập mẫu
Ví dụ 1: Hoà tan 0,56 lít khí HCl(đktc) vào H2O thu được 250 ml dung dịch X. Tính pH
của dung dịch X?
A. pH = 2
B. pH = 1,8
C. pH = 1,6
D. pH= 1
Hướng dẫn
nH+ = nHCl = 0,025 mol => [ H+] = 0,1M => pH = - lg[ H+] = 1
Đáp án: D
* Những sai lầm HS mắc phải
- Hs tính pH dựa vào mol H+, từ đó chọn đáp án C
* Hướng khắc phục
- Nhấn mạnh công thức tính pH = -lg[H+]
Ví dụ 2: Tính pH của 350 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375 M và HCl 0,0125 M)?
A. 1
B. 2
C. 6
D. 7
Hướng dẫn

= 0,05mol 
 ⇒ n H+ = n HCl + 2.n H 2SO 4 = 0,035(mol)
n H2SO4 = 0,015mol 
n HCl


=> [H+ ] = 0,1 = 10-1 => pH = 1
Đáp án: A

10


Ví dụ 3: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1 M
và axit H2SO4 0,5 M thu được 5,32 lít H 2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch
không đổi). Dung dịch Y có pH là
A. 1
B. 2
C. 6
D. 7
Bài giải:

n H+ (HCl) = 0,25.1 = 0,25(mol)
n H+ (H SO
2

4)


 n + = 0,25 + 0,25 = 0,5mol
= 0,25.0,5.2 = 0,25(mol)  H( X )


2H+ + 2e → H2↑
0,475mol….. 0,2375(mol)


n H2 =

5,32
= 0,2375(mol)
22,4

n H+ (Y) = 0,5 − 0,475 = 0,025(mol) ⇒ [H + ] =

0,025
= 0,1 = 10 −1 (mol / lit)
0,250

⇒ pH = 1
Đáp án: A
3. Bài tập tự giải
Câu 1: Dẫn 4,48 lít khí HCl (đktc) vào 2 lít nước thu được 2 lit dung dịch có pH là
A. 2.
B. 1,5.
C. 1.
D. 3 .
Câu 2. pH của dung dịch HCl 0,01M là:
A. 2
B. 1
C. 12.
D. 13.
Câu 3: dd H2SO4 có pH = 4. Tính nồng độ mol/l của axit?
A. 10-4.
B. 2.10-4.
C. 5.10-5.
D. 10-5.

Câu 4: Dung dịch X (gồm : H2SO4 xM và HCl 0,002M) có pH = 2. x có giá trị là :
A. 0,004
B. 0,008
C. 0,002
D. 0,04
Câu 5: Dung dịch HCl 0,73% ( d = 1,25 g/ml). Tính pH của dung dịch?
A. 0,25
B. 0,2
C. 1,0
D. 0,6
Câu 6: Hòa tan 2,4 g Mg trong 150 ml dung dịch HCl 2M. Dung dịch thu được có pH bằng
bao nhiêu?
A. 0,18
B. 0,67
C. 0,2
D. 1
Câu 7: Trộn 150 ml dung dịch HCl 0,02M với 50 ml dung dịch H2SO4 0,01M được dung
dịch X. Dung dịch X có pH là :
A. 1,4
B. 1,5
C. 1,7
D. 1,8
Câu 8: Trộn 20 ml dung dịch HCl 0,05M với 20 ml dung dịch H2SO4 0,075M . Nếu sự pha
loãng không làm thay đổi thể tích thì pH của dung dịch thu được là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 1,5
Câu 9: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và
axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không

đổi). Dung dịch Y có pH là
A.1.
B. 6.
C. 7.
D. 2.

11


Câu 10: Dung dịch HNO3 0,06M (A) trộn với dung dịch HCl 0,005M (B) theo tỷ lệ thể tích
VA/VB để thu được dung dịch có pH = 2 là :
A. 2/3
B. 2/5
C. 1/2
D. 1/10
Dạng 2: Tính pH của dung dịch bazo mạnh
1. Phương pháp giải:
+ Viết phương trình điện li của các bazơ .
+ Tính tổng số mol OH- từ đó tính tổng nồng độ mol/lít của OH+

OH −

+ Từ công thức : [H ]. [
+ Áp dụng pH = - lg[H+].

] = 10-14 tính được nồng độ mol/lít của H+

OH −

Hoặc sử dụng pOH = - lg[

] và pH + pOH = 14
2. Bài tập mẫu:
Ví dụ 1: Tính pH của dung dịch KOH 0,005M ?
A. 2,3
B. 11,7
C. 2
Hướng dẫn
+
KOH
K + OH
-3
=> [OH ] = 5.10 M => [H+ ] = 2.10-12 => pH = 11,7
* Những sai lầm Hs mắc phải
- Hs tính pH = -lg[OH-] = -lg 0,005 = 2,3 dẫn đến chọn đáp án A
* Hướng khắc phục

D. 12

OH −

+

- Lưu ý với HS: pH = - lg[H ]; pOH = - lg[
]
Ví dụ 2: Tính pH của 300ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M
A. 12
B. 13
C. 10
D. 11
Hướng dẫn


n Ba(OH)2 = 0,01mol 
 ⇒ n OH − = 2.n Ba(OH)2 + n NaOH = 0,03(mol)
n NaOH = 0,01mol 

=> [OH- ] = 0,03/0,3 = 10-1 => pOH = 1 => pH = 13
Đáp án: B
Ví dụ 3: Hòa tan m gam Ba vào H2O thu được 1,5 lít dd X có pH = 13. Tính m
A. 10,275 gam
B. 14 gam
C. 26 gam
D. 16 gam
Hướng Dẫn

[ ]

[

]

pH = 13 → H + = 10 −13 → OH − = 0,1 → nOH − = 0,15(mol ) → nBa( OH )2 = nBa = 0,075(mol )
→ mBa = 10,275( gam)
Đáp án: A
Ví dụ 4: Cho m gam Ba vào 500 ml dd Ba(OH)2 0,04M được dd có pH = 13. Tính m (Thể
tích dd không đổi)
A. 0,685 gam
B. 0,89 gam
C. 0,65 gam
D. 0,4 gam
Hướng Dẫn


12


[ ]

[

]

pH = 13 → H + = 10 −13 → OH − = 0,1 → nOH − = 0,05(mol ) → nBa( OH )2 = nBa = 0,025(mol) → nBa + 0,02 = 0,025
→ n Ba = 0,005(mol ) → mBa = 0,685( gam)

Đáp án: A
3. Bài tập tự giải:
Câu 1: Dung dịch NaOH 0,001M có pH là
A. 11.
B. 12.

C. 13.

D. 14.

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 0,1 gam NaOH vào nước thu được 250ml dd có pH là
A. 2.
B. 12.
C. 3.
D. 13.
Câu 3: Dung dịch Y gồm : Ba(OH)2 0,025M, NaOH 0,035M và KOH 0,015M. Có pH là :
A. 13,7

B. 12
C.12.7
D. 13
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ vào
nước dư thu được 0,224 lit khí (đktc) và 2 lit dd có pH bằng
A. 12.
B. 13.
C. 2.
D. 3.
Câu 5: Cho m gam Na vào nước dư thu được 1,5 lit dd có pH=12. Giá trị của m là
A. 0,23 gam.
B. 0,46 gam.
C. 0,115 gam.
D. 0,345 gam.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn m gam BaO vào nước thu được 200ml dd X có pH=13. Giá trị
của m là
A. 1,53 gam.
B. 2,295 gam.
C. 3,06 gam.
D. 2,04 gam
Câu 7: Hòa tan 0,31 gam một oxit kim loại vào nước thu được 1 lit dd có pH=12. Oxit kim
loại là
A. BaO.
B. CaO.
C. Na2O.
D. K2O.
Câu 8. Cho hỗn hợp Na-Ba vào nước thì thu được 500ml dung dịch (X) và 0,672 lít khí H 2
(đkc) bay ra. pH của dung dịch (X) là:
A. 13,07
B.12,77

C.11,24
D.10,8
Câu 9: Trộn 30 ml dung dịch NaOH xM với 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,01M được dung
dịch X có pH = 13. Giá trị của x là :
A. 0,014
B. 0,15
C. 0,015
D. 1,5
Câu 10: Hoà tan 3,66 gam hỗn hợp Na, Ba vào nước dư thu được 800ml dung dịch A và
0,896 lít H2(đktc). pH của dung dịch A bằng
A. 13

B. 12

C. 11

D. 10

Dạng 3: Xác định pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn axit với bazo
1. Phương pháp giải:
+) Viết phương trình điện li để tính ∑nH+ và tính ∑nOH-.
+) Xem ion nào dư sau phản ứng
H+ + OH-  H2O.
+) Tính lại nồng độ của ion dư từ đó tính pH giống dạng 1 hoặc dạng 2.
Với những bài tập cho biết pH sau phản ứng, cần phải dựa vào giá trị của pH để xem axit
hay bazơ dư.

13



2. Bài tập mẫu:
Ví dụ 1: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M đ ợc 2
Vml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là
A.1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng Dẫn
Phương trình phản ứng:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
H+
+
OH H2 O
3
0,01V/10
0,03V/103

n H+ (d­ ) =

0,02V
0,02V 2.V
(mol) ⇒ [H + ] =
: 3 = 0,01 = 10−2 (mol / lit)
3
3
10
10
10



⇒ pH = 2
Chú ý: Để đơn giản hoá bài toán ta chọn V = 1 lít
0,02
n H+ (d­ ) = 0,03 − 0,01 = 0,02(mol) ⇒ [H + ] =
= 0,01 = 10 −2 (mol / lit)
2

⇒ pH = 2

Đáp án: B
Ví dụ 2: Trộn 100ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch
(gồm H2SO4 0,0375 M và HCl 0,0125 M) thu được dung dịch X, giá trị pH của dung dịch X
là:
A.1,04
B.2,3
C.1
D.2
Hướng Dẫn

n Ba(OH)2 = 0,01mol 
 ⇒ n OH − = 2.n Ba(OH)2 + n NaOH = 0,03(mol)
n NaOH = 0,01mol 
= 0,05mol 
 ⇒ n H+ = n HCl + 2.n H 2SO4 = 0,035(mol)
n H2SO4 = 0,015mol 
n HCl

Khi trộn xảy ra phản ứng trung hoà dạng ion là:
H+ + OH-  H2O
0,035

0,03

[H + ] =

n H+
(d)

0,005
= 0,01
0,1 + 0,4

= 0,035 - 0,03 = 0,005 (mol) ⇒
[H +] = 0,01 = 10-2 (mol/lít) ⇒ pH = 2

Đáp án: D
* Những sai lầm Hs mắc phải
- Hs tính mol sai của các ion H+ là 0,065 mol; OH- là 0,02 mol
→ đáp án là A
- Hs tính pH = -lg 0,005 = 2,3

14


→ đáp án là B
* Hướng khắc phục
- Lưu ý cách tính số mol các ion
- Biểu thức pH tính theo nồng độ ion H+
Ví dụ 3: Trộn 200 ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,3M và HClO4 0,5M với 200 ml dd Ba(OH)2
a mol/lit thu được dd có pH = 3. Vậy a có giá trị là:
A. 0,39

B. 3,999
C. 0,3995
D. 0,398
Hướng Dẫn
+
Ta có: ∑nH = 0,2( 0,3+ 0,5)= 1,6mol ; nOH- = 0,2.a
Sau khi phản ứng xảy ra dung dịch thu được có pH= 3 chứng tỏ axit dư.
[H+] sau phản ứng = (1,6-0,2a)/ 0,4 = 10-3
Vậy a = 3,999
Đáp án: B
Ví dụ 4: Trộn V1 lit dd axit mạnh có pH = 5 với V2 lit dd bazơ mạnh có pH = 9 thu được
dung dịch có pH = 6. Tỉ số V1/V2 là
A. 1 :1
B. 9 :11
C. 2 :1
D. 11:9
Hướng Dẫn
+
-5
-5
Ta có: nH = 10 V1 ; nOH = 10 V2
Sau phản ứng: pH = 6 chứng tỏ axit dư.
nH+ dư = 10-5V1 – 10-5V2 = 10-6(V1 + V2)
9V1 = 11V2. Vậy V1/V2 = 11/9
Đáp án: D
Ví dụ 5: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na + ; 0,02 mol SO42- và x mol OH-. Dung dịch
Y có chứa ClO4- , NO3- và y mol H+ tổng số mol ClO4- và NO3- là 0,04. Trộn X và Y
được 100ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH ( bỏ qua sự điện li của H2O) là:
A. 2
B. 13

C. 1
D. 12
Hướng Dẫn
BTĐT: nOH- = x = 0,03 mol;
nH+ = y = 0,04 mol.
→ nH+ dư = 0,01 → [H+] = 0,1 M → pH = 1
Đáp án: C
3. Bài tập tự giải:
Câu 1: Trộn 20 ml dung dịch KOH 0,35M với 80 ml dung dịch HCl 0,1 M được 100ml
dung dịch có pH là
A. 2.
B. 12.
C. 7.
D. 13.
Câu 2: Trộn 200ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch NaOH 0,06M thu được
500ml dung dịch có pH là
A. 4.
B. 2,4.
C. 3.
D. 5.
Câu 3: Trộn lẫn 2 dung dịch có thể tích bằng nhau của dung dịch HCl 0,2M và dung dịch
Ba(OH)2 0,2M. pH của dung dịch thu được là
A. 9.

B. 12,5.

C. 14,2

15


D. 13.


Câu 4: Thể tích dung dịch HCl 0,3 M cần để phản ứng với 100 ml dung dịch hỗn hợp
NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M để thu được dung dịch có pH= 7 là:
A. 200 ml.

B. 100 ml.

C. 250 ml.

D. 150 ml.

Câu 5: Cho 40ml dung dịch HCl 0,75M vào 160ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH) 2
0,08M và KOH 0,04M thu được 200ml dung dịch có pH là
A. 2.

B. 3.

C. 11.

D. 12.

Câu 6: Trộn 100 ml dung dịch KOH có pH=12 với 100 ml dung dịch HCl 0,012 M thì thu
được dung dịch có pH là
A. 1.
B. 7.
C. 8.
D. 3.
Câu 7: Trộn hai thể tích dung dịch HCl 0,1M với một thể tích dung dịch gồm NaOH 0,2M

và Ba(OH)2 0,15M thu được dung dịch Z có pH là
A. 1.

B. 2.

C. 12.

D. 13.

Câu 8: Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 x mol/l thu
được 500 ml dung dịch có pH=2. Giá trị của x là
A. 0,025.

B. 0,05.

C. 0,1.

D. 0,5.

Câu 9: Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l
thu được 500 ml dung dịch có pH=12. Giá trị của a là
A. 0,025.

B. 0,005.

C. 0,01.

D. 0,05.

Câu 10: Trộn 100ml dung dịch H2SO4 0,01M với 400ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a

mol/l thu được m gam kết tủa và dung dịch còn lại có pH=12. Giá trị của m và a là
A. 0,233 gam; 8,75.10-3M.
B. 0,8155 gam; 8,75.10-3M.
C. 0,233 gam; 5.10-3M.
D. 0,8155 gam; 5.10-3M.
Câu 11: Trộn 150 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l với 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm
NaOH 0,5M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch có pH=12. Giá trị của a là
A. 0,175M.
B. 0,01M.
C. 0,57M.
D. 1,14M.
Câu 12: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H 2SO4 0,01M với 250 ml dung
dịch NaOH nồng độ b mol/l được 500 ml dung dịch có pH=12. Giá trị của b là
A. 0,06M.
B. 0,12M.
C. 0,18M.
D. 0,2M.
Câu 13: Trộn 100ml dung dịch có pH=1 gồm HCl và HNO 3 với 100ml dung dịch NaOH
nồng độ a mol /l thu được 200ml dung dịch có pH=12. Giá trị của a là
A. 0,15.
B. 0,30.
C. 0,03.
D. 0,12.
+
2Câu 14: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na ; 0,02 mol SO4 và x mol OH-. Dung dịch
Y có chứa ClO4- , NO3- và y mol H+ tổng số mol ClO4- và NO3- là 0,04. Trộn X và Y
được 100ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH ( bỏ qua sự điện li của H2O) là:
A. 2
B. 13
C. 1

D. 12
Câu 15: Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm
HNO3; HCl có pH=1 để thu được dung dịch có pH=2 là
A. 0,25 lit.

B. 0,1 lit.

C. 0,15 lit.
16

D. 0,3 lit.


Câu 16: Trộn V1 lit dung dịch Ba(OH)2 có pH=12 với V2 lit dung dịch HNO3 có pH=2 thu
được (V1+V2) lit dung dịch có pH=10. Tỉ lệ V1:V2 bằng
A. 11:9.

B. 101:99.

C. 12:7.

D. 5:3.

Câu 17: Trộn 3 dung dịch Ba(OH)2 0,1M, NaOH 0,2M, KOH 0,3 M với những thể tích
bằng nhau thu được dung dịch A . Lấy 300ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch
B gồm HCl 0,2M và HNO3 0,29M, thu được dung dịch C có pH =12. Giá trị của V là:
A. 0,134 lít
B. 0,414 lít
C. 0,424 lít
D. 0,214 lít

Câu 18: Trộn 3 dung dịch axit HCl 0,2M; HNO 3 0,1M và H2SO4 0,15M với thể tích bằng
nhau được dung dịch A. Cho V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH) 20,05M vào
400 ml dung dịch A thu được (V + 400) ml dung dịch D có pH = 13. Giá trị của V là:
A. 600
B. 400
C. 800
D. 300
Câu 19: A là dung dịch H2SO4 0,5M; B là dung dịch NaOH 0,6M. Trộn V 1 lit A với V2 lit B
thu được (V1+V2) lit dung dịch có pH=1. Tỉ lệ V1:V2 bằng
A. 1:1.
B. 5:11.
C. 7:9.
D. 9:11.
Câu 20: A là dung dịch H2SO4 0,5M; B là dung dịch NaOH 0,6M. Trộn V 3 lit A với V4 lit B
thu được (V3+V4) lit dung dịch có pH=13. Tỉ lệ V3:V4 bằng
A. 1:1.
B. 5:11.
C. 8:9.
D. 9:11.
Câu 21: Một dung dịch X có pH=3. Để thu được dung dịch Y có pH=4 cần cho vào 1 lit
dung dịch X thể tích dung dịch NaOH 0,1M là
A. 100ml.

B. 90 ml.

C. 17,98ml.

D. 8,99ml.

Câu 22: Z là dung dịch H2SO4 1M. Để thu được dung dịch X có pH=1 cần phải thêm vào 1

lit dung dịch Z thể tích dung dịch NaOH 1,8M là
A. 1 lit.

B. 1,5 lit.

C. 3 lit.

D. 0,5 lit.

Dạng 4: Xác định pH khi pha loãng dung dịch bằng nước
1. Phương pháp giải:
+) khi pha loãng thì nOH- , nH+: không đổi ; V của dung dịch: thay đổi
+) ta tính lại nồng độ H+, OH- suy ra pH.
Hoặc có thể sử dụng công thức tính nhanh:
+ Nếu tính thể tích nước cần thêm vào V lít dung dịch axit có pH = a để được dung dịch mới
có pH = b (b>a) thì ta áp dụng công thức:

Vsau = 10b−a.Vtruoc = 10∆pH Vtruoc
VH2O = (10∆pH − 1).Vtruoc
+ Nếu tính thể tích nước cần thêm vào V lít dung dịch bazo có pH = a để được dung dịch
mới có pH = b (b
17


Vsau = 10a −b.Vtruoc = 10−∆pH Vtruoc
VH2O = (10−∆pH − 1).Vtruoc
2. Bài tập mẫu:
Ví dụ1: Dung dịch HCl có pH = 3, số lần để pha loãng dung dịch để thu được dung dịch
HCl có pH = 4 là:

A. 30
B. 40
C. 70
D. 10
Hướng Dẫn
Gọi dung dịch ban đầu có thể tích là V1
(vì pH = 3 nên

 H +  10-3
=

→ n HCl =V1  H +  =V1.10 -3

)

Gọi dung dịch sau pha loãng có thể tích là V2
V1 .10

-3

→ n HCl =V12  H +  =V2 .10-4

(vì pH = 4)

-4

V2 .10 →

Do số mol của HCl không đổi nên:
=

V2 = 10V1
Vậy phải pha loãng dung dịch 10 lần
Đáp án: D
Ví dụ 2: Thể tích của nước cần thêm vào 15 ml dung dịch axit HCl có pH=1 để được dung
dịch axit có pH=3 là:
A. 1,68 lít
B. 2,24 lít
C. 1,5 lít
D. 1,485 lít
Hướng Dẫn
Gọi thể tích nước cần thêm là Vml. Số mol H+ không đổi trước và sau pha loãng nên:
15.10-1 = (15+ V).10-3
V= 1485ml = 1,485 lít
Hoặc áp dụng công thức tính nhanh.

VH2O = (10−∆pH − 1).Vtruoc = (103−1 − 1).0,015 = 1,485lit
Đáp án: D
* Những sai lầm Hs mắc phải
- Hs tính VH2O = = 1500 ml hay 1,5 lít → Đáp án C
* Hướng khắc phục
- Lưu ý: Trong bài toán pha loãng số mol chất tan được bảo toàn
nH+ trước pl = nH+ sau pl → VH2O = Vsau pl - Vtrước pl
Ví dụ 3: Thêm 90 ml nước vào 10 ml dung dịch NaOH có pH=12 thì thu được dung dịch có
pH là:
A. pH=3
B. pH=1
C. pH=11
D. pH=13
Hướng Dẫn
Ta có:


Vsau = 10 − ∆pH.Vtruoc <=> (90 + 10) = 10 − (pH −12).10
10 = 10− (pH −12) => pH = 11 => C dung

18


Đáp án: C
3. Bài tập tự giải:
Câu 1: Có 10 ml dung dịch HCl pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất và khuấy đều thì thu
được dung dịch có pH = 4. Giá trị của x là
A. 10 ml
B. 90 ml
C. 100 ml
D. 40 ml
Câu 2: Cho dung dịch NaOH có pH = 12. Để thu được dung dịch NaOH có pH = 11 cần
pha loãng dung dịch NaOH ban đầu (bằng nước)
A. 10 lần.

B. 20 lần.

C. 15 lần.

D. 5 lần.

Câu 3: Cho dd HCl có pH =3. Để thu được dd có pH =4 thì cần pha loãng dd HCl ban đầu
A (bằng nước)
A. 12 lần.
B. 10 lần.
C. 100 lần.

D. 1lần.
Câu 4: Trộn V1(lít) dung dịch HCl (pH = 2) với V2(lít) H2O thu được dung dịch có pH = 3.
Vậy tỉ V1/V2 cần trộn là:
A. 10
B. 100
C. 1/9
D. 1/100.
Câu 5: Cho 10ml dung dịch HBr có pH =2 . Thêm vào đó x ml nước cất và khuấy đều , thu
được dung dịch có pH=4 . Hỏi x bằng bao nhiêu?
A.100ml
B.990ml
C. 400ml
D. 1000ml
Câu 6: Cho 50ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 12 . Thêm vào đó bao nhiêu ml nước cất để
thu được dung dịch có pH=11
A. 350
B. 450
C. 800
D. 900
Dạng 5: Xác định pH của dung dịch muối
1. Phương pháp giải:
- Viết quá trình phân li muối
- Xét sự thủy phân của các ion tạo thành:
+ Các ion kim loại mạnh (K+, Na+, …) và gốc axit mạnh (SO42-, Cl-, NO3-….) không bị thủy
phân
+ Các ion gốc axit yếu: CO32-, CH3COO-, S2-…thủy phân cho môi trường bazo
+ Các ion kim loại yếu: Al3+, Fe2+, Cu2+….hoặc ion NH4+ thủy phân cho môi trường axit
- Từ đó xác định môi trường của dung dịch muối.
2. Bài tập mẫu:
Ví dụ 1: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây cho môi trường có pH lớn hơn 7?

A. NaCl.
B. Na2CO3.
C. NaHSO4.
D. NH4Cl.
Hướng dẫn giải
Ta có: NaCl → Na+ + ClNa+ và Cl- không bị thủy phân nên dd NaCl có môi trường trung tính → pH = 7
Na2CO3 → 2Na+ + CO32CO32- + H2O HCO3- + OHNhư vậy dung dịch Na2CO3 có môi trường bazo → pH > 7
NaHSO4 → Na+ + HSO4HSO4- H+ + SO42Như vậy dung dịch NaHSO4 có môi trường axit → pH < 7
19


NH4Cl → NH4+ + ClNH4+ H+ + NH3
Như vậy dung dịch NH4Cl có môi trường axit → pH < 7
Đáp án: B

* Những khó khăn HS mắc phải:
- Hs không biết ion nào có môi trường axit, bazo, lưỡng tính hay trung tính nên không xác
định được môi trường các dung dịch
* Hướng khắc phục
- Phân loại Axit, bazo, lưỡng tính, trung tính gồm
Axit
Bazo
Trung tính
Lưỡng tính
+ Các axit thông
+ Các bazo thông
+ Các ion gốc axit
+ Ion gốc axit yếu
thường: HCl, HNO3, thường: NaOH,
mạnh và ion kim loại

chứa H: HS-, HCO3+
+
2HClO, H2S….
Mg(OH)2…
mạnh: K , Na , SO4 ,
….
3+
Cl

+ Ion kim loại: Al , + Ion gốc axit yếu
Fe2+, Cu2+….và NH4+, không chứa H: CO32-,
HSO4F-, S2- và NH3, amin
Ví dụ 2: Cho NH4NO3 (1), CH3COONa (2), Na2SO4 (3), Na2CO3 (4). Hãy chọn đáp án
đúng.
A. (4), (3) có pH =7 B. (4), (2) có pH>7
C. (1), (3) có pH=7
D. (1), (3) có pH<7
Hướng dẫn giải
* NH4NO3:
NH4+ H+ + NH3 → pH < 7
* CH3COONa:
CH3COO - + H2O CH3COOH + OH- → pH > 7
* Na2SO4:
pH = 7
* Na2CO3:
CO32- + H2O HCO3- + OH- → pH > 7
Đáp án: B
Ví dụ 3: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4).
Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. (3), (2), (4), (1).

B. (4), (1), (2), (3).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (2), (3), (4), (1).
Hướng dẫn giải
* Na2CO3: CO32- + H2O HCO3- + OH- → pH > 7
* KNO3 : pH = 7
* H2SO4: x M → [H+] = 2x
* HCl : x M → [H+] = x
Do pH = -lg[H+] → pHH2SO4 < pHHCl < 7
Vậy thứ tự pH tăng dần là: (2), (3), (4), (1)
Đáp án: D
3. Bài tập tự giải
Câu 1: Cho các muối sau đây NaNO3 ; K2CO3 ; CuSO4 ; FeCl3 ; AlCl3 ; KCl. Các dung dịch
có pH = 7 là:
A. NaNO3 ; KCl
B. K2CO3 ; CuSO4 ; KCl
C. CuSO4 ; FeCl3 ; AlCl3
D. NaNO3 ; K2CO3 ; CuSO4
20


Câu 2: Trong số các dd: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dd
có pH > 7 là
A. Na2CO3, NH4Cl, KCl.
B. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa.
C. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4.
D. KCl, C6H5ONa, CH3COONa.
Câu 3: Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng
dần là:
A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3

B. HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4
C. H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3
D. HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3
Câu 4: Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl, pH = a;
dung dịch H2SO4,pH = b;dung dịch NH4Cl, pH = c và dung dịch NaOH pH = d. Nhận định
nào dưới đây là đúng ?
A. dB. cC. aD. bCâu 5 : Có 6 dung dịch cùng nồng độ mol/lit là: Dung dịch NaCl(1), dung dịch HCl(2),
dung dịch Na2CO3 (3), dung dịch NH4Cl(4), dung dịch NaHCO3(5), dung dịch NaOH(6).
Dãy sắp xếp theo trình tự pH của chúng tăng dần như sau:
A. (1)<(2)<(3)<(4)<(5)<(6).
B. (2)<(3)<(1)<(5)<(6)<(4).
C. (2)<(4)<(1)<(5)<(3)<(6).
D. (2)<(1)<(3)<(4)<(5)<(6).
Câu 6: Trong các dung dịch sau đây: K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S ,
NaHCO3, có bao nhiêu dd có pH >7 ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa,
những dung dịch có pH > 7 là
A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa.
B. Na2CO3, NH4Cl, KCl.
C. KCl, C6H5ONa, CH3COONa.
D. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4.
Câu 8: Chọn câu đúng :

A. Giá trị pH tăng thì độ bazơ giảm.
B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.
C. Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hoá xanh.
D. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.
Câu 9: Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH?
A. Na2CO3.
B. NH4Cl.
C. HCl.
D. KCl.
Câu 10: Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dd chứa a mol NaOH, pH của dd sau phản
ứng là
A. 7
B. 0
C. >7
D. < 7
Dạng 6: Nhận biết các dung dịch
1. Phương pháp giải
- HS xác định môi trường các dung dịch
- Từ đó nhận xét sự đổi màu chỉ thị
2. Bài tập mẫu
Ví dụ 1: Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt sau:
HCl, NaOH, NaNO3
Hướng dẫn giải

21


Thuốc thử
HCl
NaOH

NaNO3
Quỳ tím
Đỏ
Xanh
Tím
Ví dụ 2: Hãy phân biệt các dung dịch riêng biệt sau:
NH4Cl, Cu(NO3)2, NaOH, K2SO4
Hướng dẫn giải
Thuốc thử
NH4Cl
Cu(NO3)2
NaOH
K2SO4
Quỳ tím
Đỏ
Đỏ
xanh
tím
NaOH
↑ (NH3), khai
↓ Cu(OH)2 xanh
Phương trình phản ứng:
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2O
Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaNO3
Ví dụ 3: Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa
xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là
A. KNO3 và Na2CO3.
B. Ba(NO3)2 và Na2CO3.
C. Na2SO4 và BaCl2.
D. Ba(NO3)2 và K2SO4.

Hướng dẫn giải
Y làm quỳ tím hóa xanh → Y có môi trường bazo → Y là Na2CO3
Do trộn X với Y thu được kết tủa nên X là Ba(NO3)2
Đáp án: B
3. Bài tập tự giải
Câu 1. Chỉ dùng 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dd: NH 4Cl, NaOH, NaCl, H2SO4,
Na2SO4, Ba(OH)2:
A. dd phenolphtalein B. dd AgNO3
C. dd quỳ tím
D. dd BaCl2
Câu 2. Có 3 dung dịch kali clorua, kẽm sunfat, kali sunfit. Thuốc thử có thể dùng để nhận
biết ba dung dịch trên đơn giản nhất là :
A. dd BaCl2.
B. dd HCl
C. giấy quỳ tím
D. dd H2SO4
Câu 3. Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết 4 dung dịch: Na2CO3, NaOH, Na2SO4, HCl:
A. dd AgNO3
B. dd H2SO4
C. quỳ tím
D. dd H2SO4
Câu 4. Các thuốc thử thích hợp dùng để phân biệt các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI, HCl,
H2SO4, Na2SO4, NaOH là:
A. dd BaCl2, dd AgNO3
B. dd AgNO3, quỳ tím
C. dd BaCl2, quỳ tím, Cl2, hồ tinh bột
D. dd BaCl2, Cl2, hồ tinh bột
Câu 5. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết 3dd: H2SO4 đặc, Ba(OH)2, HCl là:
A. Cu
B. SO2

C. quỳ tím
D. dd BaCl2
Câu 6. Thuốc thử duy nhất để nhận biết các dd: Na 2SO4, HCl, Na2CO3, Ba(NO3)2, NaOH,
H2SO4 là:
A. quỳ tím
B. dd HCl
C. bột Fe
D. phenolphtalein
Câu 7: Để nhận biết 3 dung dịch natri sunfat, kali sunfit và nhôm sunfat ( đều có nồng độ
khoảng 0,1M), chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là :
A. axit clohidric
B. quỳ tím
C. kali hidroxit.
D. bari clorua.
Câu 8: Có 4 ống nghiệm bị mất nhãn, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch HCl,
HNO3, KCl, KNO3. Dùng 2 hóa chất nào trong các cặp hóa chất sau đây để có thể phân biệt
được các dung dịch trên ?
A. Giấy tẩm quỳ màu tím và dd Ba(OH)2
B. dd AgNO3 và dd phenolphthalein

22


C. dd Ba(OH)2 và dd AgNO3

D. Giấy tẩm quỳ màu tím và dd AgNO3

……………………………HẾT………………………
Tam Đảo, ngày 12 tháng 12 năm 2018
Tác giả


Nguyễn Thị Thúy Hằng

23



×