Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

bài học kỳ tố tụng hình sự đề tài i THẨM QUYỀN KHỞI tố VỤ án HÌNH sự THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.21 KB, 17 trang )

MỤC LỤC:
I.

THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM HIỆN NAY........................................................................................1

1. Về khái niệm khởi tố vụ án hình sự....................................................................1
2. Về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự..................................................................1
2.1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra...............................1
a; Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra trong Công an nhân
dân.............................................................................................................................2
b; Thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân....3
c ; Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối
cao................................................................................................................................5
2.2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát..................................6
2.3. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Tịa án.................................................7
2.4.Thẩm qùn khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra...........................................................................8
II. MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VỀ THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN
THIỆN.........................................................................................................................1
0
1. Những bất cập trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền
khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát – đề xuất hoàn thiện............................10
1.1. Những điểm bất cập...........................................................................................10
1.2. Đề xuất hoàn thiện.............................................................................................11
2. Những bất cập trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền
khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử - đề xuất hoàn thiện..........................12
2.1. Những điểm bất cập............................................................................................12
2.2 .Đề xuất hoàn thiện............................................................................................14
Quy ước viết tắt:


BLTTHS: Bộ Luật Tố tụng hình sư
PLTCĐT: Pháp lệnh tổ chức điều tra.
1


Đề bài: thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

BÀI LÀM
I. THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM HIỆN NAY :
1. Về khái niệm khởi tố vụ án hình sự.
Khởi tố vụ án hình sư là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sư trong đó cơ quan
có thẩm quyền xác định có hay khơng có dấu hiệu tợi phạm để ra qút định khởi tố
hoặc quyết định không khởi tố vụ án.
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tố tụng, quan trọng
hơn bởi giai đoạn này như một sự khởi đầu để tạo tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện
các giai đoạn tiếp sau của q trình tố tụng, các hoạt đợng điều tra và việc áp dụng
các biện pháp ngăn chặn chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố trừ những
trường hợp đặc biệt khẩn cấp. Khởi tố vụ án hình sự góp phần vào việc phát hiện
nhanh chóng những hành vi phạm tội, sớm đưa tội phạm ra trước ánh sáng pháp lý để
bảo vệ trật tự xã hội, góp phần giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của xã hội từ đó
loại trừ những hành vi nguy hiểm có thể sẽ xảy ra... Từ những ý nghĩa quan trọng đó
mà Nhà nước đã ghi nhận những quy định cụ thể xác định những chủ thể có thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự để bảo đảm hoạt đợng này thật sự có hiệu quả với đúng
nhiệm vụ và ý nghĩa của nó trong quá trình tố tụng.
2. Về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự ở nước ta được quy định cụ thể tại hai văn
bản pháp luật là Luật tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình
sự năm 2004. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự gồm: Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành

một số hoạt động điều tra. Cụ thể về thẩm quyền đó đối với các cơ quan thể hiện ro
như sau:
2.1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra.
Bộ luật TTHS năm 2003 và Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004 quy định Cơ quan điều
tra có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bao gồm: Cơ quan điều tra trong Công an
nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra thuộc về
2


Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy nhiên, thẩm quyền khởi tố của các cơ quan này
được quy định khác nhau.
a; Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sư của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân.
Thứ nhất: theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004 thì Cơ quan
Cảnh sát điều tra trong Cơng an nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự về các
tợi quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của BLHS, trừ các tội
phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân. Trong đó Cơ quan Cảnh sát
điều tra trong Công an nhân dân được tổ chức ở 3 cấp: Bộ công an, cấp tỉnh và cấp
huyện. Xuất phát từ nguyên tắc chung, Cơ quan điều tra cấp nào thì sẽ khởi tố những
vụ án tḥc thẩm qùn xét xử của Tịa án cấp đó. Theo đó:
• Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp hụn khởi tố vụ án hình sự về các tợi khi các tội
phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án nhân dân cấp hụn, trừ các tợi
tḥc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và Cơ quan an ninh điều tra trong Cơng an nhân dân.
• Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh khởi tố vụ án hình sự về các tội khi các tội
phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, hoặc các tội
phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện nhưng
xét thấy cần trực tiếp điều tra.
• Cơ quan Cảnh sát điều tra Bợ cơng an khởi tố vụ án hình sự về các tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan cảnh sát điều

tra cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Trong đó tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng được hiểu là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội. Tợi
phạm phức tạp là tợi phạm có nhiều tình tiết phải xác minh hoặc do nhân thân vị
thế xã hội của người thực hiện hành vi phạm tội có những đặc điểm khác biệt so
với trường hợp bình thường do vụ án có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp ở
địa phương.
Đây là điểm mới trong quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 và Pháp lệnh
TCĐTHS năm 2004 so với quy định trong các văn bản pháp luật trước đây. Trước
đây, theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 PLTCĐTHS năm 1989, thẩm quyền điều tra
của cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện bị giới hạn bởi thẩm quyền xét xử của
3


Tòa án nhân dân cấp huyện, chỉ được điều tra, xét xử đối với tợi phạm mà BLHS
quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống. Hiện nay, theo quy định tại Điều 170
Luật TTHS năm 2003, TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử đối với những tội
phạm ít ngiêm trọng, tội phạm ngiêm trọng, tội phạm rất ngiêm trọng có mức cao
nhất khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống. Do vậy, Pháp lệnh TCĐTHS năm
2004 đã ghi nhận Cơ quan điều tra cấp huyện có thẩm quyền khởi tố, điều tra tương
ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tḥc về Thủ trưởng, Phó thủ
trưởng Cơ quan điều tra các cấp của lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Thứ hai: theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004 thì Cơ quan an
ninh điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự về các tội
phạm quy định tại Chương XI, chương XIV và các tội phạm quy định tại các Điều
180, 181, 221, 222, 223, 230, 232, 236, 263, 264, 274, 275 của BLHS năm 1999.
Trong đó:
• Cơ quan an ninh điều tra Bợ cơng an khởi tố vụ án hình sự đối với các tội phạm đặc
biệt ngiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền của cơ quan an ninh điều tra Công an
cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

• Cơ quan an ninh điều tra Công an cấp tỉnh khởi tố vụ án hình sự đối với các tợi sau
đây: các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tợi phá hoại hịa bình; chống
lồi người và tợi phạm chiến tranh; các tội quy định tại các Điều 180. 181, 221,
222, 223, 230, 232, 236, 264, 274, 275 của BLHS.
Trước đây, BLTTHS năm 1998 chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền khởi tố của cơ
quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân nên trong thực tiễn đã dẫn đến tranh
chấp về thẩm quyền. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã khắc phục những hạn chế
này bằng việc quy định ro thẩm quyền như đã nêu trên, bảo đảm cơ quan nào thực
hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của cơ quan đó.
Thẩm quyền ra qút định khởi tố vụ án hình sự tḥc về Thủ trưởng, Phó thủ
trưởng Cơ quan an ninh điều tra các cấp.
b; Thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
Thứ nhất: theo quy định tại Điều 15 Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004 thì: Cơ quan
điều tra hình sự trong Qn đợi nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với
4


các tội được quy định tại các chương XII đến chương XXIII của BLHS năm 1999 khi
các tội phạm đó tḥc thẩm qùn xét xử của Tịa án qn sự trừ các tội phạm thuộc
thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Trong
đó:
• Cơ quan điều tra hình sự khu vực có thẩm qùn khởi tố vụ án hình sự với những
tợi phạm nói trên, khi các tội phạm đó thuộc thẩm qùn xét xử của Tịa án qn sự
khu vực.
• Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương khởi tố vụ án hình sự về các tợi
phạm trên khi tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu
và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra
hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
• Cơ quan điều tra hình sự Bợ quốc phịng khởi tố vụ án hình sự về các tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự

quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Thứ hai: theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004 thì Cơ quan an
ninh điều tra trong Qn đợi nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về những tội phạm
được quy định tại các chương XI và chương XXIV của BLHS năm 1999 khi các tợi
phạm đó tḥc thẩm qùn xét xử của Tịa án quân sự các cấp, cụ thể:
• Cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương khởi tố các vụ án trên khi các tội
phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
• Cơ quan an ninh điều tra Bợ quốc phịng khởi tố vụ án hình sự về các tợi phạm đặc
biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra
cấp quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng so với quy định về thẩm quyền khởi tố của Cơ quan
điều tra các ngành khác, ta thấy các quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có những điểm khác biệt. Đó là đối
tượng phạm tội thuộc thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân
dân gồm: Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị
trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân
quân , tự vệ phối thuộc chiến đấu quân đội…; Những người không thuộc các đối
tượng trên mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự gây thiệt hại cho quân đội…
5


Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ
quan điều tra các cấp trong Quân đội nhân dân.
c ; Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong xã hội, tội phạm có thể xảy ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi hoạt động và trong
hoạt đợng tư pháp thì nguy cơ và thực tiễn tội phạm diễn ra cũng không phải là điều
xa lạ. Nghiêm trọng hơn, những hành vi phạm tội xảy ra trong hoạt động tư pháp
không những xâm hại đến uy tín cũng như việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
các cơ quan này, mà còn còn xâm hại tới qùn cơ bản của cơng dân. Do vậy, để
phịng chống và xử lí tợi phạm trong lĩnh vực này pháp luật đã có quy định cụ thể về

thẩm quyền của cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố những
vụ án hình sự xảy ra trong hoạt động này.Tại Điều 18 Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004
quy định Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền khởi
tố một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người thực hiện là cán bộ
thuộc cơ quan tư pháp. Và cũng tương tự như các Cơ quan điều tra trong Công an
nhân dân, Quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
cũng có thẩm quyền khởi tố căn cứ vào thẩm qùn xét xử của Tịa án. Theo đó:
• Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền khởi tố vụ án về
một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ
thuộc cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án
nhân dân.


Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương có thẩm quyền khởi tố vụ
án về một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán
bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa
án quân sự.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ
quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự trung
ương.
Có thể thấy Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004 đã quy định thẩm quyền khởi tố của Cơ
quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao hẹp hơn so với Pháp lệnh
TCĐTHS năm1989, đó là chỉ khởi tố vụ án hình sự về mợt số loại tợi phạm xâm
phạm hoạt động tư pháp với điều kiện người phạm tội là cán bộ trong cơ quan tư
6


pháp mà không phải bất kỳ ai như trước đây. Quy định trên xuất phát từ việc nhằm
bảo đảm cho Viện kiểm sát tập trung thực hiện chức năng chính của mình và tập
trung thực hiện nhiệm vụ này chỉ trong hệ thống hoạt động của ngành tư pháp để bảo

đảm sự tuân thủ chặt chẽ pháp luật của những người hoạt động pháp luật, kịp thời xử
lý những sai phạm của những đối tượng thuộc ngành.
2.2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát.
Thơng qua nhiệm vụ khởi tố, Viện kiểm sát nhân dân đã thực hiện chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tố vụ án
hình sự mợt cách có hiệu quả nhằm bảo đảm cho mọi tội phạm được phát hiện kịp
thời, tránh làm oan sai người vô tội.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát được quy định tại khoản 1
Điều 104 BLTTHS năm 2003: “ Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sư
trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ
quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ
án”, trong đó quy định Viện kiểm sát có quyển khởi tố vụ án trong hai trường hợp:
Thứ nhất: Khi kiểm sát khởi tố vụ án mà có căn cứ để hủy bỏ quyết định không
khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội
nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, lực lượng cảnh sát
biển, bợ đợi biên phịng, cơ quan hải quan và cơ quan kiểm lâm. Đó là những trường
hợp mà quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan này không đúng với quy
định về căn cứ khơng khởi tố vụ án hình sự tại Điều 107 BLTTHS năm 2003.
Thứ hai: trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án.
Nhận xét: Trước đây phạm vi khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát khá rợng
tại Điều 87 BLTTHS năm 1988, đó là khi xác định được dấu hiệu tợi phạm thì Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Quy định như vậy
làm cho phạm vi khởi tố vụ án bị chồng chéo và làm giảm hiệu quả công tác thực
hành công tố và kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát. Để khắc phục hạn chế nêu trên,
BLTTHS năm 2003 đã thu hẹp phạm vi khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhằm
đảm bảo cho cơ quan này tập trung vào việc thực hiện chức năng chính của mình là
thực hành qùn cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
7



Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân các cấp.
2.3. Thẩm qùn khởi tố vụ án hình sự của Tịa án.
Thẩm quyền khởi tố vụ án của Tòa án được quy định tại khoản 1 Điều 104
BLTTHS năm 2003: “ Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm
sát khởi tố vụ án hình sư nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội
phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”. Theo tinh thần của điều luật, thấy
rằng phạm vi được thực hiện quyền khởi tố của tòa án hẹp hơn so với các cơ quan
khác có thẩm quyền này. Đó là Hội đồng xét xử chỉ được thực hiện qùn này nếu tại
phiên tịa mà phát hiện được tợi phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra..
Tội phạm mới là hành vi phạm tội mới được phát hiện và chưa bị khởi tố vụ án
hình sự. Người phạm tội mới là người phạm tội chưa bị phát hiện hoặc cũng có thể là
đồng phạm trong vụ án đã khởi tố. Trong khi chuẩn bị xét xử nếu Tịa án có căn cứ
cho rằng bị can phạm tợi mới hoặc có đồng phạm khác thì Thẩm phán được phân
cơng chủ tọa phiên tịa ra qút định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo Điều 179
BLTTHS năm 2003. Tại phiên tòa xét xử nếu xác định bị cáo có đồng phạm khác thì
Hợi đồng xét xử ra quyết định yêu cầu điều tra bổ sung. Tuy nhiên, không phải trong
mọi trường hợp khi phát hiện tội phạm mới hoặc người phạm tợi mới tại phiên tịa thì
Hợi đồng xét xử sẽ ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu tội phạm mới hoặc người phạm
tội mới có liên quan đến vụ án đang xét xử, không thể tách ra thành vụ án độc lập mà
phải giải quyết trong cùng một vụ để đảm bảo sự thật khách quan tồn diện và đầy đủ
thì Hợi đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Quyết định này sẽ
được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án theo quy định tại khoản 2 Điều 173
BLTTHS năm 2003. Cịn những tợi phạm mới hoặc những người phạm tội mới mà
Hội đồng xét xử có thể khởi tố phải là những tội, những người không liên quan đến
vụ án đang xét xử hoặc có liên quan nhưng có thể tách ra để giải quyết một cách độc
lập.
Và tinh thần của Luật cũng chỉ ro, Hội đồng xét xử có thể lựa chọn việc ra quyết
định khởi tố hay có thể yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án mới được phát hiện tại
phiên tòa.

8


Nhận xét: Quy định này góp phần đáp ứng yêu cầu của cơng tác đấu tranh và
phịng chống tợi phạm, ngăn chặn và phát hiện kịp thời tội phạm để loại trừ nguy
hiểm cho xã hội. Đồng thời cũng nhằm khẳng định quyền năng và vị thế của Hội
đồng xét xử tại phiên tịa.
2.4.Thẩm qùn khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 104
BLTTHS năm 2003: “ Khi xác định có dấu hiệu tợi phạm thì Cơ quan điều tra phải
ra quyết định khởi tố vụ án hình sư. Thủ trưởng đơn vị Bộ đợi biên phịng, cơ quan
Hải quan, Kiểm lâm, lưc lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của
Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều
111 của Bộ luật này…” và các Điều 19, 20, 21, 22 của PLTCĐTHS năm 2004. Theo
quy định này thì các cơ quan khác có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bao gồm: đơn
vị Bợ đợi biên phịng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển
và các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Đây là những cơ
quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau nhưng do
tính chất đặc thù trong lĩnh vực chuyên trách và địa bàn quản lý ở những vùng hiểm
yếu dễ bị tội phạm lợi dụng để hoạt động(biên giới, hải đảo…) nên pháp luật quy
định các cơ quan này cũng có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự để có thể nhanh
chóng đưa các hành vi phạm tội ra trước pháp luật, bảo đảm trật tự xã hội ở các vùng
trọng yếu của tổ quốc.
Thứ nhất: Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của đơn vị Bợ đợi biên phịng, cơ
quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển.
Pháp luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ
quan nói trên trong phạm vi hạn chế bởi đây không phải là những Cơ quan điều tra

chuyên trách. Thẩm quyền khởi tố của những cơ quan này xác định theo sự việc và
trường hợp phát hiện tợi phạm, cụ thể:
• Đơn vị Bợ đợi biên phịng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của
mình ở khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và trên các vùng biển mà
9


phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các Điều 119, 120, 153, 154, 172,
180, 181, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275 của
BLHS năm 1999 xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và
trên các vùng biển do bợ đợi biên phịng quản lý thì có qùn khởi tố vụ án hình
sự.
• Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà
phát hiện tợi phạm quy định tại Điều 153, 154 của BLHS năm 1999 xảy ra trong
khu vực kiểm sốt của Hải quan.
• Cơ quan Kiểm lâm khởi tố vụ án hình sự qua việc thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh
vực quản lý của mình mà phát hiện hành vi phạm tội quy định tại các Điều 175,
189,190, 191, 240, 272 của BLHS năm 1999.
• Lực lượng Cảnh sát biển khởi tố vụ án khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực
quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các Điều
153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230, 231, 232, 236,
238, 273, 274 BLHS xảy ra trên các vùng biển, thềm lục địa của nước Cợng hịa
xã hợi chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý.
Thứ hai: Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác trong Công an
nhân dân, Quân đội nhân dân quy định ro tại các Điều 23, 24, 25 PLTCĐTHS năm
2004. Trong đó:
• Các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát trong Công an nhân dân được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình
mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ
quan Cảnh sát điều tra quy định tại Điều 11 PLTCĐTHS năm 2004 thì có thẩm

quyền khởi tố vụ án hình sự. Theo khoản 1 Điều 23 PLTCĐTHS năm 2004 thì
thẩm quyền khởi tố nay đã được mở rộng hơn so với quy định của PLTCĐTHS
năm 1989, bao gồm: Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục cảnh
sát giao thơng đường thủy, Cục cảnh sát phịng cháy chữa cháy, Cục cảnh sát
bảo vệ và hỗ trợ tư pháp…
• Các cơ quan khác của lực lượng an ninh trong Công an nhân dân được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt đợng điều tra khởi tố vụ án hình sự khi thực hiện
nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu của tợi phạm thì Cục
10


Trưởng cục an ninh, Trưởng phòng các phòng an ninh của Công an cấp tỉnh ra
quyết định khởi tố vụ án.
• Các cơ quan khác trong Qn đợi nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra như người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn
hoặc tương đương trở lên trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc
có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân
đội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì có quyền khởi tố vụ án hình
sự.
II. MỢT SỚ BẤT CẬP TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỚ
TỤNG HÌNH SỰ VỀ THẨM QUYỀN KHỞI TỚ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ ĐỀ XUẤT
HOÀN THIỆN.
1. Những bất cập trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát – đề xuất hoàn thiện.
1.1.

Những điểm bất cập:

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát không những được quy
định tại khoản 1 Điều 104 BLTTHS mà tại khoản 1 và khoản 3 Điều 112 BLTTHS

năm 2003 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền
công tố trong giai đoạn điều tra cũng có thể đề cập đến quyền khởi tố của cơ quan
này. Tại khoản 1 và 3 Điều 112 quy định như sau: “
1.Khởi tố vụ án hình sư, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc
thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sư, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật
này....
3. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định
của Bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tợi phạm thì khởi tố về
hình sư.”
Đọc Điều luật này, ta thấy có những điểm bất cập cần được sửa đổi, bổ sung để
đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định của BLTTHS về thẩm quyền khởi tố vụ án
của Viện kiểm sát.
Thứ nhất: Quy định tại khoản 1 Điều 112 BLTTHS mâu thuẫn với quy định về
thẩm quyền khởi tố vụ án của Viện kiểm sát tại Điều 104 BLTTHS. Cần phải sửa đổi,
11


bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 112 theo hướng xác định cụ thể là Viện kiểm sát
có thẩm quyền khởi tố vụ án chỉ đối với trường hợp đã được quy định tại Điều 104.
Thứ hai: quy định tại khoản 3 Điều 112 BLTTHS cũng mâu thuẫn với quy định
về thẩm quyền khởi tố vụ án của Viện kiểm sát quy định tại Điều 104 BLTTHS. Bởi
vì trong quá trình điều tra, Điều tra viên có thể có những hành vi vi phạm có liên
quan hoặc không liên quan đến việc giải quyết vụ án. Nếu hành vi của Điều tra viên
có dấu hiệu tội phạm xâm phạm hoạt đợng tư pháp thì theo quan điểm cá nhân em
cho rằng thẩm quyền khởi tố vụ án chỉ thuộc về Cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát
nhân dân tối cao chứ không phải thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân nói
chung. Do vậy, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, nếu phát hiện
hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu của tợi phạm xâm phạm hoạt đợng tư pháp thì
Viện kiểm sát tiến hành tố tụng trong vụ án đó cần làm văn bản yêu cầu Cơ quan điều
tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định khởi tố vụ án, chủn tồn bợ hồ

sơ về sự việc có dấu hiệu tội phạm của Điều tra viên cho cơ quan này xem xét, quyết
định. Trường hợp hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu của tội phạm khác thì việc
điều tra vụ án sẽ tḥc thẩm qùn của cơ quan điều tra khác chứ không thuộc thẩm
quyền điều tra của cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong
trường hợp này, nếu Viện kiểm sát phát hiện thì cần áp dụng quy định tại khoản 1
Điều 103 BLTTHS để chuyển giao ngay các tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến
nghị khởi tố và các tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền kiểm tra,
xác minh và giải quyết.
1.2. Đề xuất hoàn thiện:
Từ những vướng mắc trên nên chăng sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều
112 BLTTHS như sau:
Khoản 1 Điều 112 BLTTHS: Khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Bợ ḷt này
quy định, khởi tố bị can; yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định
khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này.
Khoản 3 Điều 112 BLTTHS: Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều
tra viên vi phạm pháp luật quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên có
dấu hiệu tợi phạm xâm phạm hoạt đợng tư pháp thì u cầu Cơ quan điều tra của Viện
12


kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố về hình sự; trường hợp hành vi của Điều tra viên có
dấu hiệu tợi phạm khác thì u cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của
Bộ luật này ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
2. Những bất cập trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử - đề xuất hoàn thiện.
2.1. Những điểm bất cập:
Khi nghiên cứu quy định về thẩm qùn khởi tố vụ án hình sự của Hợi đồng xét
xử ta thấy có những điểm bất cập sau:
Thứ nhất: Trong nhiều trường hợp hội đồng xét xử không có đủ điều kiện để
kiểm tra, xác minh các thông tin về tợi phạm.

Để khởi tố vụ án hình sự, do chưa tiến hành điều tra nên tội phạm chỉ cần được
xác định ở dạng chung nhất là xác định dấu hiệu tội phạm mà chưa cần phải xác định
đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy vậy, quyết định khởi tố vụ án vẫn phải
đảm bảo tính có căn cứ và đúng pháp luật. Để làm được điều này phải có quá trình
kiểm tra, xác minh các tình tiết có liên quan đến sự việc được phát hiện, có thể là
những tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều người, phải kiểm tra, xác minh tại
nhiều địa điểm khác nhau, thậm chí phải tiến hành mợt số hoạt đợng điều tra có tính
chất cấp bách trước khi khởi tố vụ án. Hội đồng xét xử khó có điều kiện để đảm bảo
thực hiện những việc đó vì những lý do sau đây:
_ Hợi đồng xét xử không có chức năng và khả năng tiến hành các hoạt đợng điều
tra;
_ Những tình tiết có liên quan đến sự việc phạm tội và người phạm tội mới, có
nhiều trường hợp không có trong hồ sơ vụ án nếu tội phạm và người phạm tội chỉ
được phát hiện ngay tại phiên tịa xét xử, thơng qua hoạt đợng xét xử của hội đồng
xét xử;
_ Do bị hạn chế bởi quy định tại Điều 196 BLTTHS về giới hạn xét xử là: “ Hội
đồng xét xử chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát
truy tớ và tịa án đã qút định đưa ra xét xử”. Vì vậy tại phiên tịa hợi đồng xét xử ít
có điều kiện để kiểm tra, xác minh mợt cách đầy đủ những tình tiết có liên quan đến
tội phạm mới và người phạm tội mới để ra qút định khởi tố vụ án mợt cách chính
xác, có căn cứ.
13


Trong một số trường hợp, có thể qua hồ sơ nghiên cứu hồ sơ vụ án và căn cứ vào
những tình tiết được xác minh tại phiên tịa có đủ căn cứ để khởi tố vụ án đối với tội
phạm mới và người phạm tợi mới thì việc hợi đồng xét xử khởi tố vụ án vẫn không
tránh khỏi những bất cập khác.
Thứ hai: Việc hội đồng xét xử khởi tố vụ án không đảm bảo được yêu cầu phải
nhanh chóng, kịp thời tiến hành các hoạt động điều tra sau khi khởi tố vụ án.

Nếu trong trường hợp các cơ quan khác không phải là hội đồng xét xử khởi tố vụ
án, hoạt động điều tra được tiến hành ngay sau khi khởi tố vụ án, cho dù quyết định
đó còn phải gửi cho viện kiểm sát để kiểm sát khởi tố. Ngay cả khi chưa xác định
được thẩm qùn điều tra thì cơ quan nào phát hiện tợi phạm cũng phải tiến hành
ngay những hoạt động điều tra cần thiết để kịp thời thu thập chứng cứ của vụ án.
Khi Hội đồng xét xử khởi tố vụ án hình sự, do hợi đồng xét xử khơng có chức
năng điều tra nên khơng thể tự mình tiến hành hoạt động điều tra mà phải gửi cho
viện kiểm sát để viện kiểm sát xem xét quyết định việc điều tra ( khoản 3 Điều 104
BLTTHS). Trong trường hợp quyết định khởi tố của hội đồng xét xử không có căn cứ
thì viện kiểm sát kháng nghị lên tịa án cấp trên( khoản 3 Điều 104, Điều 109
BLTTHS). Thời hạn để kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định này của viện kiểm
sát cùng cấp là 7 ngày, của viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày hội
đồng xét xử ra quyết định (khoản 1 Điều 239 BLTTHS); thời gian hội đồng xét xử
cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và kháng nghị của viện kiểm sát lên tòa án cấp phúc
thẩm là 7 ngày, kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị ( khoản 2 Điều 238
BLTTHS); thời gian tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết kháng nghị
của viện kiểm sát đối với quyết định khởi tố vụ án của hội đồng xét xử cấp sơ thẩm bị
kháng nghị là 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án ( khoản 2 Điều 253 BLTTHS).
Như vậy, để quyết định khởi tố vụ án của hội đồng xét xử có hiệu lực, cần phải có
thời gian tương đối dài, ít nhất là 15 ngày (trường hợp quyết định này không có
kháng cáo, kháng nghị), chưa kể khoảng thời gian quyết định đó được chuyển đến cơ
quan điều tra để tiến hành điều tra. Nếu khởi tố vụ án mà khơng tiến hành ngay các
hoạt đợng điều tra thì không đáp ứng được yêu cầu của việc điều tra, thậm chí qút
định này cịn có thể bất lợi, đối tượng phạm tội có thể được “ đánh động” và có các
hành vi trốn tránh hoặc gây khó khăn cho việc điều tra thu thập chứng cứ.
14


Thứ ba: Trong trường hợp hội đồng xét xử khởi tố vụ án hình sự và vụ án đó
được điều tra thì việc xác định thời điểm bắt đâu để tính thời hạn điều tra chưa được

luật quy định. Thời hạn trong tố tụng hình sự phải được chấp hành một cách nghiêm
chỉnh không được vi phạm để đảm bảo việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp
thời và cũng là để đảm bảo quyền dân chủ của công dân. Vì vậy, thời hạn cần phải
được quy định cụ thể và cách tính thời hạn cũng phải ro ràng, hợp lý để tránh vi
phạm.
Theo quy định tại Điều 97 BLTTHS thì thời hạn điều tra được tính từ khi khởi tố
vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Cách tính thời hạn này ro ràng khơng phù hợp
trong trường hợp hội đồng xét xử khởi tố vụ án, thời hạn điều tra được tính từ thời
điểm nào: thời điểm hội đồng xét xử ra quyết định; thời điểm quyết định khởi tố có
hiệu lực pháp luật hay thời điểm cơ quan điều tra nhận quyết định khởi tố và yêu cầu
điều tra? Vấn đề này chưa được quy định cụ thể trong BLTTHS nên gây ra những khó
khăn trong thực tế áp dụng pháp luật.
Qua nghiên cứu ta nhận thấy việc hội đồng xét xử khởi tố vụ án cịn mang tính
hình thức, trong thực tiễn xét xử cũng rất ít những trường hợp hợi đồng xét xử khởi tố
vụ án.
2.2. Đề x́t hồn thiện:
Nhìn chung, ḷt tố tụng hình sự mới chỉ quy định qùn của hợi đồng xét xử
được khởi tố vụ án hình sự mà chưa có quy định các điều kiện thực hiện quyền đó.
Giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải sửa đổi một số điều luật hiện hành và phải bổ sung
thêm các điều luật khác, gần như phải quy định một chế định riêng về việc hội đồng
xét xử khởi tố vụ án mà không thể áp dụng những quy định chung, cả về trình tự, thủ
tục, về thời hạn, về mối quan hệ giữa hội đồng xét xử với viện kiểm sát và cơ quan
điều tra trong việc giải quyết vấn đề này.
Với chức năng duy nhất là xét xử, cần tạo điều kiện để hội đồng xét xử tập trung
hoàn thành tốt chức năng này bằng việc bỏ quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự của hội đồng xét xử trong BLTTHS hiện hành. Và những trường hợp tội
phạm
15



mới và người phạm tội mới được phát hiện tại phiên tòa có thể giải quyết bằng
những cách có hiệu quả và đơn giản như:
Thứ nhất: Đối với những trường hợp tội phạm mới hoặc người phạm tội mới có
liên quan đến vụ án đang xét xử và cần phải được giải qút trong cùng mợt vụ án thì
hợi đồng xét xử quyết định trả hồ sơ yêu cầu bổ sung ( khoản 2 Điều 199 BLTTHS);
Thứ hai: Hội đồng xét xử có thể yêu cầu viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ
án (khoản 1 Điều 104 BLTTHS);
Thứ ba: Báo tin cho cơ quan điều tra để cơ quan điều tra giải quyết theo thủ tục
chung (khoản 2 Điều 100 BLTTHS).
Khi giải quyết theo những cách trên, chúng ta sẽ không gặp các vướng mắc như
trong trường hợp hội đồng xét xử khởi tố vụ án và chỉ cần áp dụng các quy định
chung về khởi tố vụ án.
Như vậy, nên chăng pháp luật tố tụng hình sự không nên quy định hội đồng xét
xử có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb.CAND, Hà Nội, 2007-2008.
2. Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003.
3. Bộ Luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
4. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004
5. Vũ Gia Lâm, Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm
sát và Tịa án, Tạp chí luật học, số 8/2010
6. Phan Hồng Thủy, Những điểm xung đột pháp luật giữa chế định
khởi tố vụ án hình sự quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
và Bộ luật tố tụng năm 2003, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, số 9/2005.

7. Nguyễn Đức Hạnh, Một số ý kiến về tăng thẩm quyền khởi tố vụ
án hình sự của Viện kiểm sát, Tạp chí kiểm sát, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, số 5/2009.

17



×