CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mẫu số PC11
Ban hành kèm theo Thông tư
số 66/2014/TT-BCA, ngày
16/12/2014
PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
(Lưu hành nội bộ)
Tên cơ sở: Cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê lưu trú Puluong hillside lodge.
Địa chỉ: Xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại:
Cơ quan quản lý trực tiếp:
Bá Thước, Năm 2018
A. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. Vị trí địa lý:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê lưu trú Puluong hillside lodge được
xây dựng tại địa phận xã Thành Lâm, huyện Bá Thước. Cơ sở có các vị trí tiếp
giáp:
- Phía Đông hướng mở cống chính ra đường bê tông dẫn vào cơ sở.
- Phía Tây giáp: Đất đồi núi.
- Phía Nam giáp: Đất đồi núi.
- Phía Bắc giáp: Đất đất đồi núi.
II. Giao thông phục vụ chữa cháy:
1. Bên trong cơ sở: Giao thông bên trong cơ sở thông thoáng không có
vật cản trên đường, lối thoát nạn, thuận lợi cho lưu thông.
2. Bên ngoài cơ sở:
Bên ngoài cơ sở phía Đông tiếp giáp với đường dẫn vào cơ sở. Đường rộng
khoảng 2,5 m và được đổ bê tông. Các mặt tiếp giáp với cơ sở đều là đất đồi thông
thoáng. Xe chữa cháy không thể tiếp cận đến cơ sở.
+ Lưu ý: Tuyến đường đến cơ sở chủ yếu là đường núi dốc, nhiều đoạn cua
gấp và bị chia cắt vào mùa mưa gây khó khăn cho việc di chuyển của xe chữa
cháy.
III. Nguồn nước chữa cháy:
STT
Nguồn nước
Trữ lượng
(m3) hoặc
lưu lượng
(l/s)
I
1
2
Vị trí, khoảng
cách nguồn
nước
Những điểm cần
lưu ý
Bên trong:
02 Bể nước
Kênh nước
10 m
3
Lượng nước
lớn theo
mùa
Phía trước khu
nhà sàn có phòng
nghỉ riêng
Phục vụ sinh hoạt
Dọc cơ sở phía
bên trái cổng
chính vào
Có thể lấy nước
phục vụ chữa cháy
II
1
Bên ngoài:
Mó nước, sông
suối
Lượng nước
lớn, theo
mùa
Cách cơ sở 500
m về phía tây
Máy bơm chữa
cháy có thể hút
nước được
IV. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc:
A/ Kiến trúc công trình:
- Công trình được xây dựng trên diện tích đất đồi, tổng diện tích mặt bằng
Stổng = 2000 m2.
- Công trình được xây dựng trên khu đất đồi, gồm các hạng mục: 07 nhà
sàn 01 tầng có 01 phòng nghỉ riêng diện tích sàn S sàn = 23 m2; 01 nhà sàn là nhà
nghỉ cộng đồng, diện tích sàn Ssàn = 40 m2. Kết cấu xây dựng chủ yếu là các vật
liệu từ gỗ, bậc chịu lửa bậc III . Các công trình xây dựng độc lập, thành các khu
riêng biệt.
- Nguồn điện: Hệ Thống điện và các thiết điện sử dụng đảm bảo theo
đúng công suất thiết kế. Dây dẫn điện được bọc cách điện, đi dây gọn gàng. Có
cầu dao tổng bảo vệ toàn bộ hệ thống và aptomats đóng ngắt theo từng khu vực.
B/ Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về các chất cháy:
1/ Chất cháy là gỗ:
Đây là loại chất cháy ở trạng thái rắn, tồn tại phổ biến trong công trình là vật
liệu xây dựng chính khu nhà sàn (cột, vách, mái..) và dưới dạng các mặt hàng như:
Đồ nội thất, bàn, ghế, giường, tủ… Gỗ là loại vật iệu dễ cháy, thành phần chủ yếu
là xenlulo (C6H10o5) có cấu tạo xốp, phần xốp chiếm từ 56% đến 72% tổng thể tích
gỗ.
Khi gỗ bị đốt nóng đến 110oC - 130oC bắt đầu diễn ra quá trình phân hủy
phân tử gỗ tạo ra các chất hơi và khí cháy thoát ra ngoài như CH 4, H2… Tuy nhiên,
trong giai đoạn này, qua trình phân hủy xảy ra còn chậm, chất bốc hơi thoát ra ít.
Khi nhiệt độ đạt tới 130oC - 180oC thì quá trình phân hủy xảy ra nhanh,
lượng hơi khí cháy thoát ra nhiều với số lượng lớn: CO(8,6%), CO 2(24%), H2(3%),
CH4(33,9%).
Khi nhiệt độ bắt cháy của gỗ lên tới 280 oC - 300oC, lúc này xuất hiện sự
cháy có ngọn lửa.
Sản phẩm cháy của gỗ thường là CO, CO2 và khoảng 10-20% khối lượng của
than gỗ. Vì vậy, gỗ thường cháy âm ỉ, cháy lâu, gây khó khăn cho việc dập tắt đám
cháy.
2/ Chất cháy là cao su:
Cao su tồn tại trong công trình dưới dạng các mặt hàng như: ghế, đệm, vỏ
bọc cách điện các thiết bị điện, điện tử…
Cao su là hợp chất phân tử của Hidrocacbon chưa no, chủ yếu là Isopren.
Ở 120oC nó bị mềm ra, đến 250 oC nó bị phân hủy tạo thành các sản phẩm khí
cháy. Trong quá trình phân hủy và cháy, cao su tạo ra sản phẩm nhiều khói, khí
độc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng thoát nạn của con người và
tầm nhìn của chiến sỹ chữa cháy.
3/ Chất cháy là vải, sợi tổng hợp:
Đây là dạng chất cháy tồn tại dưới dạng các sản phẩm dệt, vải, quần, áo…
là những vật liệu dễ cháy tập trung với số lượng lớn trong gian phòng nhà nghỉ
cộng đồng. Khi nhiệt độ đạt tới 100 oC thì chất cháy là vải sẽ diễn ra quá trình
phân hóa tỏa ra các hơi khí cháy. Nhiệt độ bốc cháy của vải là 210 oC, nhiệt độ tự
bốc cháy là 407oC. Vận tốc lan truyền của vải là rất lớn, vận tốc tính theo khối
lượng là 0,36kg/m2.phút, vận tốc tính theo bề mặt là 0,33 m/phút, vận tốc theo
chiều thẳng đứng là 4-6m/phút.
Khi xảy ra cháy vải, sợi sẽ tỏa ra nhiệt lượng rất lớn (4150 Kcal/kg), nhiệt
độ có thể đạt tới 650-1000oC, đặc biệt với lượng khói, khí độc hại như: CO,
CO2, HCl, SO2… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây choáng,
ngất và có thể dẫn đến tử vong.
4/ Chất cháy là khí đốt hóa lỏng (Gas):
Gas tồn tại trong công trình tại các khu vực bếp ăn. Gas là hỗn hợp các
chất với thành phần chủ yếu là Propan (C 3H8) và butan (C4H10) được nén ở thể
lỏng vào các bình chứa ở áp suất cao. Do gas có tỷ trọng lớn hơn không khí nên
khi khí gas thoát ra sẽ tích tụ và tập trung tại những nơi trũng và kín. Nếu không
được thông gió sẽ tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ cao. Vì gas có tốc độ
bốc cháy nhanh, nồng độ nguy hiểm của khí gas từ 1,86 – 9,5% thể tích. Nhiệt
độ đám cháy gas rất cao từ 1.900 oC – 1.950oC, nhiệt lượng cháy lớn khoảng
2.100-2.200 Kcal/kg (tương đương với nhiệt lượng tỏa ra từ 3-4kg than, 2 lít dầu
hỏa, 1,5 lít xăng, 7-9kg củi…).
Tóm lại: Chất cháy tồn tại tỏng công trình với số lượng lớn, đa dạng về
chủng loại. Sản phẩm cháy tạo ra ở giai đoạn ban đầu chủ yếu là khói và khả
năng khuyếch tán nhanh ào không gian gây nguy hiểm cho con người và khó
khăn cho công tác chữa cháy.
*Nguyên nhân cháy:
- Do sự cố thiết bị điện.
- Do sơ suất, bất cẩn của con người hoặc vi phạm các quy định, nội dung
an toàn về PCCC.
- Do sử dụng ngọn lửa trần.
- Do ma sát giữa các vật cứng với nhau.
- Do thiên nhiên gây ra.
+ Do sự cố thiết bị điện: Phát sinh sự cố máy móc, thiết bị gây cháy; do
quá tải, chập mạch, phát sinh tia lửa điện khi sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện
như: quạt điện lớn, công suất lớn hơn thiết kế ban đầu làm vỡ lớp vỏ cách điện
đã bị lão hóa chảy nhựa gây ra chập giữa các đây, phát sinh ra nguồn điện gây
cháy
+ Do ngọn lửa trần: Nguồn nhiệt này có thể xuất hiện do sự sơ xuất, bất
cẩn trong quá trình sử dụng ngọn lửa trần, hút thuốc, thắp hương thờ cúng không
đúng quy định để ngọn lửa trần tiếp xúc với chất cháy. Ngoài ra còn có thể do
mâu thuẩn cá nhân đốt gây cháy.
+ Do thiên nhiên: Đó là do sét đánh thẳng vào công trình, vào các chất và
vật liệu dể cháy
V. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ:
1. Tổ chức lực lượng:
-Tổng số cán bộ công nhân viên có 05 người thường xuyên làm việc.
- Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở được thành lập gồm 12 người.
- Đội trưởng: Lê Thị Hồng.
2. Lực lượng thường trực chữa cháy:
- Trong giờ làm việc : có 05 người.
- Ngoài giờ làm việc : có 02 người.
VI. Phương tiện chữa cháy của cơ sở:
- Bình chữa cháy xách tay loại MFZ4: 10 Bình. Đã được kiểm định chất
lượng, tình trạng hoạt động tốt.
- Niêm yết 02 bộ nội quy tiêu lệnh PCCC tại vị trí dễ quan sát.
- Ngoài ra còn các vât dụng chữa cháy thô sơ như xô, chậu nước, bùi nhùi,
chăn chiên...
(Bố trí tại khu vực lối đi, hành lang các khu nhà, khu vực nấu ăn đảm bảo
phạm vi bảo vệ không quá 25 m)
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
I. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất:
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:
- Cháy xảy ra vào ban ngày, khoảng 08 giờ 00 phút.
- Điểm xuất phát cháy tại khu nhà sàn, là nhà nghỉ cộng đồng:
- Nguyên nhân do sự cố chập điện phát sinh tia lửa điện bắt cháy vào đệm
ghế sofa gây cháy, khói khí độc tỏa ra nhiều, bức xạ nhiệt lớn, đám cháy phát triển
rộng.
- Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy: Khả năng phát triển của đám
cháy nhanh, vận tốc cháy trung bình ban đầu là Vc = 1,0 (m/p). Sau ít phút ngọn
lửa đã bao trùm trên diện tích 8 m2. Đám cháy tỏa ra khói khí độc và lượng nhiệt
rất lớn. Nhiệt và khói khí độc bao trùm căn phòng, nếu không được khống chế
kịp thời đám cháy lan ra toàn bộ khu nhà nghỉ. Trong đám cháy không có người
bị mắc kẹt.
- Chất cháy chủ yếu là gỗ và vải từ chăn ga gối đệm, tỏa ra nhiều khói khí
độc nguy hiểm đến tính mạng của nhân viên cũng như lực lượng chữa cháy khi
cứu chữa vụ cháy.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy:
* Nhiệm vụ của lực lượng PCCC cơ sở:
- Khi cháy xảy ra thì ban chỉ huy chữa cháy của lực lượng PCCC cơ sở là
người tổ chức, chỉ huy chữa cháy khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp chưa
đến.
- Báo động toàn cơ sở bằng cách tri hô, đánh kẻng báo động và gọi điện
thoại đến các nơi sau:
+ Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp số: 114
- Cử người ra đón và chỉ đường cho xe chữa cháy.
+ Chủ cơ sở.
+ Lực lượng công an xã, Công an huyện Bá Thước đến để hỗ trợ về công tác
đảm bảo an ninh trật tự, giao thông đi lại.
+ Trạm y tế hỗ trợ công tác sơ cấp cứu người bị thương.
- Cử người bảo vệ tại các chốt trọng điểm, lực lượng bảo vệ nhanh chóng
thông báo bằng loa pin cho mọi người biết tình hình cụ thể của điểm cháy, bảo vệ tài
sản.
- Cử người đón xe chữa cháy, xe cứu thương đến làm nhiệm vụ, người
không có nhiệm vụ không được vào khu vực cháy.
- Nắm tình hình, diễn biến cháy để cung cấp thông tin về vụ cháy cho cơ
quan điều tra.
- Tổ chức cứu nạn và cứu tài sản
+ Công tác tổ chức thoát nạn, cứu người trong đám cháy được ưu tiên hàng
đầu và được tổ chức song song với quá trình chữa cháy.
+ Dùng loa pin cử người hướng dẫn mọi người bình tĩnh thoát nạn qua các
hướng xung quanh, cửa thoát nạn ra ngoài an toàn.
+ Thông báo cho mọi người lối thoát nạn an toàn và lối thoát nạn được cảnh
sát PCCC tạo nên.
+ Huy động mọi lực lượng phương tiện cần thiết để triển khai công tác
CNCH trong đám cháy.
+ Cứu người bị nạn bị thương trong đám cháy, chuyển nhanh ra vị trí an toàn
hoặc xe cấp cứu khi lực lượng cứu thương đã có mặt.
+ Cứu tài sản ra vị trí an toàn, giao cho bảo vệ trông giữ, không để cháy đến
tạo khoảng cách ngăn cháy.
- Tổ chức hậu cần phục vụ chữa cháy.
- Triển khai chữa cháy như sau:
+ cắt điện khu vực xảy ra cháy.
+ Sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ khống chế đám cháy, không để
cháy lan, đập tắt đám cháy.
3. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện (bản vẽ tình huống chữa cháy
phức tạp nhất):
4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy:
- Báo cáo tình hình, diễn biến của đám cháy, đường giao thông, nguồn nước
trong khu vực cháy, chỗ nào thuận tiện nhất để lấy nước.
- Trao quyền chỉ huy chữa cháy lại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
- Tiếp tục tổ chức lực lượng của cơ sở cùng tham gia chữa cháy.
- Hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát PCCC theo sự phân công của chỉ huy chữa
cháy, hướng dẫn nguồn nước, triển khai đường vòi…
- Tổ chức công tác hậu cần khi thời gian chiến đấu dài.
Chú ý: Khi sử dụng bình chữa cháy phun chất cháy vào đám cháy phải đứng
đầu hướng gió.
II. Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng:
I. Tình huống đặc trưng 1:
1. Giả định tình huống:
- Địa điểm xảy ra cháy: Tại phòng nghỉ cộng đồng, khu nhà sàn.
- Thời điểm xảy ra cháy: 15h00.
- Nguyên nhân xảy ra cháy: Do sự cố thiết bị điện
- Thời gian phát hiện ra cháy: 05 phút
- Số người bị nạn: 0
- Chất cháy chủ yếu: vải, phông rèm, bàn ghế gỗ, nhựa polime…
- Dự kiến diện tích đám cháy: 30m2
- Khả năng cháy lan: Nếu không được khống chế, dập tắt đám cháy kịp
thời đám cháy có khả năng bao trùm toàn bộ diện tích căn phòng và cháy lan
sang các khu vực khác…
- Vận tốc cháy lan: 1,5m/phút
2. Kế hoạch triển khai chữa cháy
2.1 Tổ chức
- Trực bảo vệ cơ sở (hoặc người đầu tiên phát hiện ra cháy) khi phát hiện
cháy xảy ra nhanh chóng báo động, thông báo cho đội trưởng và các thành viên
đội chữa cháy cơ sở biết cùng tham gia cứu chữa.
* Phân công nhiệm vụ cụ thể:
- Đội trưởng đội chữa cháy cơ sở:
+ Nhận được tin báo, nhanh chóng đến khu vực xảy ra cháy, nghe báo cáo
về tình hình cháy, quan sát, nắm bắt nhanh tình hình diễn biến đám cháy, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ và chỉ huy chữa cháy.
+ Cắt điện khu vực xảy ra cháy.
+ Báo cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số điện thoại
114, Công an huyện số điện thoại trực ban 02373880503, chính quyền địa
phương.
Chú ý: Nếu lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tham gia chữa cháy, đội
trưởng đội chữa cháy cơ sở báo cáo nhanh công tác tổ chức chữa cháy của lực
lượng cơ sở, trao quyền chỉ huy và tham gia chữa cháy theo sự phân công của
chỉ huy lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
- Tổ thứ nhất: Báo động cho mọi người, sử dụng các phương tiện chữa
cháy tại chỗ ngăn cháy lan. Sử dụng bình chữa cháy : Lấy bình ra lắc bình lên
xuống 5 đến 7 lần, đặt bình xuống đất rồi rút chốt, một tay xách bình, một tay
cầm loa phun, hướng loa phun vào gốc lửa.
- Tổ thứ hai: Có nhiệm vụ di chuyển những những tài sản quan trọng và có
giá trị ra nơi an toàn đồng thời di chuyển các loại hàng hóa và vật dụng khác ra
xa khu vực cháy để hạn chế cháy lan.
- Những người còn lại: Cử người ra đón xe chữa cháy, xe cứu thương, xe
công an vào làm nhiệm vụ, hướng dẫn vị trí đỗ xe thích hợp tạo điều kiện cho xe
chữa cháy triển khai đội hình chữa cháy.
- Ngăn không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực chữa cháy.
- Nhanh chóng di chuyển tài sản ra nơi an toàn.
- Bảo vệ hiện trường cháy khi đám cháy đã được dập tắt , bảo vệ tài sản trong
toàn bộ cửa hàng.
- Hướng dẫn lối thoát nạn cho khách hàng, cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ.
Chú ý:
+ Khi sử dụng bình chữa cháy phun chất cháy vào đám cháy phải đứng đầu
hướng gió.
+ Sau khi đám cháy được dập tắt phải kiểm tra đề phòng nguy cơ cháy lại,
bảo vệ hiện trường vụ cháy, báo cáo chủ cơ sở, cơ quan công an tiến hành các hoạt
động đièu tra theo quy định của Pháp luật. Khắc phục hậu quả vụ cháy, ổn định và
đi vào hoạt động khi có ý kiến của cơ quan Công an.
2.2. Chỉ huy chữa cháy
Việc chỉ huy chữa cháy được phân công cụ thể như sau:
- Chủ cơ sở ( hoặc người được ủy quyền, đội trưởng đội PCCC cơ sở)
3. Sơ đồ bố trí lực lượng phương tiện tình huống cháy đặc trưng:
C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
TT
Ngày,
tháng, năm
Nội dung bổ sung,
chỉnh lý
Người xây
dựng phương
án ký
Người phê
duyệt phương
án ký
D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
Ngày,
tháng,
năm
Nội
dung,
hình
thức
học
tập,
thực
tập
1
2
Tình h
uống
cháy
Lực
lượn
g,
phươ
ng
tiện
tham
gia
Nhận xét,
đánh giá
kết quả
3
4
5
Bá Thước, ngày / /2018
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
(ký, ghi rõ họ tên)
Bá Thước, ngày / /2018
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
KÝ HIỆU DÙNG TRONG SƠ ĐỒ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
THANG BA
HƯỚNG GIÓ
THANG HỘP
LỐI THOÁT NẠN
THANG MÓC
HƯỚNG ĐÁM CHÁY PHÁT
TRIỂN
THANG DÂY
HƯỚNG TẤN CÔNG CHÍNH
MÁY HÚT KHÓI
NƠI PHÁT SINH CHÁY
ĐÈN CHIẾU SÁNG
BỂ NỔI CHỨA XĂNG DẦU
ĐIỆN THOẠI
BỂ NGẦM CHỨA XĂNG
DẦU
CỜ CHỈ HUY CHỮA
CHÁY
BỂ NỬA NỔI, NỬA CHÌM
CHỨA XĂNG DẦU
ĐẦM LẦY
HỌNG NƯỚC CHỮA CHÁY
SÔNG, NGÒI
NHÀ LÁ
AO, HỒ
NHÀ TẦNG (2 TẦNG)
BẾN LẤY NƯỚC
NHÀ KHUNG THÉP MÁI
TÔN
GIẾNG NƯỚC
NHÀ LỢP NGÓI
BỂ NƯỚC CC 100M3
KHU VỰC BỊ KHÓI
HỆ THỐNG ĐƯỜNG
ỐNG NƯỚC VÒNG
KHÉP
KÍN
CÓ
ĐƯỜNG KÍNH D =
100M
KHU VỰC ĐÁM CHÁY
HỆ THỐNG ĐƯỜNG
ỐNG NƯỚC CỤT CÓ
ĐƯỜNG KÍNH D =
100M
NHÀ MỚI BÉN CHÁY
CÂY
MÁY BƠM KHIÊNG TAY
RỪNG
MÁY BƠM NỔI
XE CHỮA CHÁY CÓ
TÉC
ĐƯỜNG VÒI A CHỮA CHÁY
XE CHỮA CHÁY
KHÔNG TÉC (XE
BƠM)
ĐƯỜNG VÒI B CHỮA CHÁY
XE CHỮA CHÁY SÂN
BAY
CUỘN VÒI RU LÔ CHỮA
CHÁY
XE CHỮA
RỪNG
ỐNG HÚT CHỮA CHÁY
CHÁY
XE CHỮA CHÁY HÓA
CHẤT
GIỎ LỌC NƯỚC
XE CHỮA CHÁY
XĂNG DẦU, DẦU
KHÍ
LĂNG GIÁ
XE CHỞ HÓA CHẤT
LĂNG A
TÀU CHỮA
TRÊN SÔNG
CHÁY
LĂNG B
TÀU CHỮA
TRÊN BIỂN
CHÁY
XUỒNG,
CA
CHỮA CHÁY
NÔ
LĂNG PHUN BỌT
LĂNG PHUN BỌT ĐỘ NỞ
CAO
XE THANG
LĂNG ĐA TÁC DỤNG
XE NÂNG
LĂNG HƯƠNG SEN
XE KỸ THUẬT
BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH
TAY BẰNG NƯỚC
XE CHỞ NƯỚC
BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH
TAY BẰNG BỘT ABC
BA CHẠC
BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH
TAY DÙNG KHÍ CO2
HAI CHẠC
ĐẦU NỐI HỖN HỢP
EZECTƠ
TRỤ NƯỚC CHỮA
CHÁY LOẠI NỔI
TRỤ NƯỚC CHỮA
CHÁY LOẠI NGẦM
CỘT LẤY NƯỚC