Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Giải quyết các vấn đề về thiếu lượng phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn và gía phòng ở các cơ sở lưu trú tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.68 KB, 78 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam nằm ở vùng trung tâm của khu vực Đông Nam Á, và Việt
Nam giáp nhiều quốc gia trong khu vực, do đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam ngày càng tăng trong vài năm gần đây. Theo số liệu của Tổng cục
du lịch
Bảng 1: Bảng số liệu thống kê lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam
Đơn vị: người
Lượng khách cả năm
2006 2007 2008 2009
Tổng số 3583486 4171564 4253740 3777359
Theo phương tiện
Đường không 2702430 3261941 3283237 3025625
Đường biển 224081 224389 157198 65935
Đường bộ 656975 685234 813305 680800
Nguồn: Tổng cục du lịch
Trong chín tháng đầu năm 2008 mức tăng trưởng lượng khách quốc tế
đến Việt Nam chỉ đạt 5,9%, với khoảng trên 3,3 triệu lượt khách. Tổng lượt
khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9-2008 khoảng 315.000 giảm
khoảng 8% so với tháng trước. Trong năm thị trường có nhiều khách đến nhất
thì có Nhật là có mức tăng trưởng 18,6% trong tháng 9. Nhưng cả chín tháng
năm nay thì lượng khách từ Nhật vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Còn
lượng khách Trung Quốc giảm 3%; khách Hàn Quốc giảm 22,6%; khách Mỹ
giảm 11,4% và khách Đài Loan giảm 8%. Lượng khách quốc tế giảm là vấn
đề đặt ra cần giải quyết cho ngành du lịch vì mảng khách du lịch quốc tế
chiếm đến 2/3 trong tổng doanh thu của ngành. Và các công ty du lịch đã
phải đối phó với tình hình kinh doanh đầy khó khăn. Nhiều công ty doanh thu
sụt giảm và hiện chỉ có một số ít doanh nghiệp vẫn đạt được mức tăng trưởng
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
1


Chuyên đề tốt nghiệp
trong kinh doanh. Nếu tính theo mức tăng trưởng hiện tại thì đến hết năm
2008 Việt Nam có thể chỉ có khoảng 4,6 triệu lượt khách quốc tế. Nguyên
nhân chính của sự sụt giảm này là do những khó khăn chung về tình hình kinh
tế suy giảm, gia tăng chi phí vận chuyển, điều hành làm ảnh hưởng đến tính
cạnh tranh của ngành du lịch. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách
du lịch đường bộ đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2009 suy giảm đáng
kể, bằng 66,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với trên 350.000
lượt. Và lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm mạnh, riêng khách du lịch
đến miền Trung vào khoảng 70.000 lượt, bằng khoảng 80% so với năm ngoái.
Tình hình suy giảm trên là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, người
tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, trong đó có việc hoãn các chương trình du lịch
nước ngoài hoặc chọn các điểm đến gần. Để đối phó với việc sụt giảm khách
du lịch thì những hoạt động tiếp thị, quảng bá, bàn bạc để tìm giải pháp vực
dậy thị trường đã được đưa ra đầu quí 3. Trong đó, những hoạt động thiên về
quảng bá, tiếp thị các sản phẩm du lịch được đầu tư nhiều hơn. Đây là lần đầu
tiên ngành du lịch chi ra một khoản kinh phí lên đến 16 tỉ đồng để thực hiện
các chương trình giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam trên những kênh truyền
hình quốc tế. Tháng 9 năm 2009 hàng loạt chương trình giới thiệu điểm đến,
quảng bá hình ảnh được thực hiện ở các nước như Nga, Nhật... Đến đầu tháng
10 năm 2009 chương trình tour làm quen cho trăm khách Hàn Quốc, Nhật
Bản để khôi phục lại thị trường cũng đã được tổ chức tại Nha Trang. Tuy
nhiên, những động thái tích cực nêu trên của ngành du lịch vẫn chưa đủ để tạo
ra sức hấp dẫn của điểm đến du lịch Việt Nam. Những vấn đề lớn tồn tại từ
rất lâu như chất lượng dịch vụ tại điểm đến kém, sản phẩm nghèo nàn, hệ
thống sản phẩm du lịch còn đơn điệu... vẫn chưa có những giải pháp hữu hiệu
để giải quyết tận gốc của những vấn đề đó. Tình trạng du lịch hiện nay là vì
sản phẩm du lịch của Việt Nam đã quá cũ kỹ, không có những nét đột phá
riêng. Điểm quan trọng để ngành du lịch phát triển không chỉ ở việc quảng bá
tốt mà là sự hấp dẫn của điểm đến du lịch, vì thế việc nâng cao chất lượng

dịch vụ, tạo thêm những sản phẩm mới là điều cần phải làm. Trong khi chưa
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
2
Chuyên đề tốt nghiệp
có những sản phẩm mới cho khách, thì một vài sản phẩm hiện có, vốn có thể
tạo thêm điểm nhấn cho ngành du lịch vẫn chưa có những điều kiện thuận lợi
để thực hiện và được quan tâm phát triển mạnh. Trong số những sản phẩm đó,
loại hình du lịch caravan cho khách nước ngoài và khách trong nước muốn đi
ra nước ngoài bằng chính phương tiện của mình là loại hình du lịch cần được
xem xét để phát triển nhằm thu hút khách quốc tế vào Việt Nam trong thời
gian tới.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Du lịch Caravan không phải là một loại hình du lịch mới, nhưng trong
thời gian gần đây nó đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch.
Mặt khác, khách đi du lịch Caravan có thể tự khám phá, trải nghiệm tất cả và
chủ động nhiều hơn trong kế hoạch đi du lịch của mình, nên loại hình du lịch
này cũng rất phù hợp với xu hướng đi du lịch của con người hiện nay. Và như
đã nói ở trên thì phát triển du lịch Caravan là rất cần thiết trong thời gian tới.
Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những giải pháp để phát
triển du lịch Caravan ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng của loại hình
du lịch Caravan và những thuận lợi cùng với những khó khăn trong việc phát
triển loại hình này tại Việt Nam. Từ đó thì có những giải pháp nhằm khắc
phục những khó khăn để phát triển loại hình du lịch này tại Việt Nam
2.2.1. Đánh giá mức độ phát triển của loại hình du lịch Caravan ở
Việt Nam hiện nay.
Loại hình du lịch Caravan đã được phát triển ở Thái Lan từ lâu và cũng
đã xuất hiện ở Việt Nam từ mấy năm trước. Loại hình du lịch này đã bắt đầu

phát triển ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Singgapore từ những năm
1993 -1994 nhưng lúc đó ở Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên ngay
khi xuất hiện ở Việt Nam thì bị “ nghẽn” bởi Luật Giao thông đường bộ có
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
3
Chuyên đề tốt nghiệp
hiệu lực vào năm 2002. Đến tháng 6/2005, du lịch caravan mới được phục hồi
trở lại tại Việt Nam. Từ cuối năm 2005, việc khai thông loại hình du lịch
đường bộ, cho phép khách du lịch đi bằng xe riêng qua lại tại 3 cửa khẩu
giữa, Thái Lan, Việt Nam và Lào trên các quốc lộ 8, 9 và 40. Theo đó, nhiều
đoàn caravan quốc tế đến miền Trung nhiều hơn. Kể từ cuối năm 2006, khi
cầu Hữu Nghị 2 nối Mukdahan (Thái Lan) và Savanakhet (Lào) được đưa vào
khai thác thì tour du lịch caravan xuyên Hành lang kinh tế Đông – Tây mở
rộng mới thu hút được sự tham gia và quảng cáo rầm rộ của những người làm
du lịch. Riêng Việt Nam hiện có hàng chục hãng lữ hành mở tour du lịch
đường bộ xuyên Đông Dương. Theo số liệu thống kế năm 2006 lượng khách
du lịch Thái Lan, Lào đến miền Trung đạt 70.000 khách, năm 2007 đạt
100.000 khách, 09 tháng đầu năm 2008 gần 100.000 khách. Vì vậy, từ 2006-
2008, các DN lữ hành quốc tế đã tổ chức được cho gần 200 đoàn caravan với
gần 3.500 xe các loại, khoảng 11.000 lượt khách, từ đó cũng thúc đẩy các
loại hình du lịch đường bộ khác phát triển, thu hút mỗi năm 60.000 đến
90.000 lượt khách qua cửa khẩu miền Trung Việt Nam
2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Caravan ở Việt Nam
Trong khối ASEAN du lịch đường bộ và du lịch Caravan rất phát triển
ở các quốc gia có chung đường biên giới như giữa Thái Lan với các nước
Malaysia, Singapore hay Thái Lan với khu vực 3 nước Đông Dương hay
Malaysia và Brunei. Trong thời gian gần đây, khi hạ tầng giao thông được
nâng cấp, các cửa khẩu được mở rộng và phát triển thì Việt Nam cũng đã
quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển loại hình du lịch này. Đặc biệt, các
chính sách cơ chế tạo điều kiện thu hút và phát triển du lịch đường bộ đã được

ban hành và ngày càng thông thoáng, cởi mở hơn đã tạo điều kiện cho loại
hình du lịch Caravan có cơ hội phát triển. Từ các điều trên cho thấy Việt Nam
có rất nhiều điều kiện và khả năng thuận lợi để phát triển loại hình du lịch
Caravan trong thời gian tới và trong tương lai.
2.2.3. Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch
Caravan trong thời gian tới
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
4
Chuyên đề tốt nghiệp
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Hiện nay mức sống hay thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng
tăng. Vì vậy nên nhu cầu đi du lịch của họ ngày càng tăng, họ đi du lịch ngày
càng nhiều hơn. Và cùng với nhu cầu đi du lịch tăng thì nhu cầu về các sản
phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch cũng cao. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao đó thì ngành du lịch Việt Nam cũng đã có rất nhiều sản phẩm du lịch mới,
loại hình du lịch mới được đưa ra thị trường. Ví dụ như: loại hình du lịch nghỉ
dưỡng ngày càng phát triển, loại hình du lịch làng nghề, loại hình du lịch đến
các làng quê Việt Nam, loại hình du lịch homestay, hay loại hình du lịch tâm
lí, loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá... Đặc biệt thì trong tương lai gần
đây Việt Nam đang phát triển loại hình du lịch Caravan, lượng khách tham
gia. Và trong chuyên đề này, đối tượng mà em muốn nghiên cứu loại hình du
lịch Caravan ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Du lịch Caravan là du lịch quốc tế vì khách du lịch sẽ rời nơi ở thường
xuyên của mình đến một quốc gia khác để di du lịch. Do đó những khách du
lịch đi theo đoàn du lịch Caravan sẽ bao gồm có khách du lịch quốc tế vào
Việt Nam và khách du lịch là những người Việt Nam đi ra nước ngoài. Tuy
nhiên trong bài nghiên cứu này thì em nghiên cứu loại hình du lịch Caravan
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài:

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Nghiên cứu điều kiện chung để phát triển du lịch và điều kiện đặc trưng
để phát triển loại hình du lịch Caravan và đối tượng khách của loại hình du
lịch này.
- Đưa ra những lợi ích của việc phát triển loại hình du lịch Caravan ở
Việt Nam.
- Sau đó phân tích thực trạng của loại hình du lịch Caravan và thị trườn
khách của loại hình du lịch này ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
5
Chuyên đề tốt nghiệp
- Các văn bản và hội thảo ở Việt Nam nhằm phát triển loại hình du lịch
này trong thời gian tới
- Từ những điều trên tìm ra giải pháp cho việc phát triển loại hình du lịch
này ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
6
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I. CỞ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH
DU LỊCH CARAVAN Ở VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Loại hình du lịch:
Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể định nghĩa như
sau: “ Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có
những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thoả mãn những nhu cầu, động cơ
du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì
chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được
xếp chung theo một mức giá bán nào đó
1.1.2. Các loại hình du lịch:
Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành

các loại hình du lịch ác nhau. Trong các ấn phẩm về du lịch đã được phát
hành, khi phân các loại hình du lịch các tiêu thức phân loại thường được sử
dụng như sau:
1.1.2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch.
Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch
nội địa:
Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm
đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Ở hình thức du
lịch này khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.
Bản thân du lịch quốc tế lại được phân thành:
Du lịch quốc tế chủ động: là hình thức du lịch của những từ người nước
ngoài đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó.
Du lịch quốc tế thụ động: là hình thức du lịch của công dân một quốc
gia nào đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của quốc
gia đó đi ra nứơc khác du lịch và trong chuyến du lịch ấy họ đã tiêu tiền kiếm
ra tại đất nước đang cư trú.
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Ví dụ: Khách nứơc ngoài vào Việt Nam đi du lịch, ngành du lịch Việt
Nam phục vụ. Trong trường hợp này, Việt Nam kinh doanh du lịch quốc tế
chủ động. Du lịch quốc tế chủ động tương đương với xuất khẩu vì cùng tạo ra
nguồn thu ngoại tệ cho một quốc gia
Công dân Việt Nam ra nước ngoài du lịch, ngành du lịch Việt Nam gửi
khách. Trong trường hợp này, Việt Nam kinh doanh du lịch quốc tế thụ động.
Du lịch quốc tế thụ động tương đương với nhập khẩu, vì cùng gây ra hiện
tượng xuất ngoại tệ từ một quốc gia ra nước ngoài.
Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất và điểm đến của
khách cùng nẳm trong lãnh thổ của một quốc gia
1.1.2.2. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức

này, du lịch đựơc phân thành những loại hình du lịch sau:
Du lịch chữa bệnh
Ở loại hình này, khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể
xác và tinh thần của họ. Du lịch chữa bệnh lại được phân thành:
Chữa bệnh bằng khí hậu: khí hậu núi, khí hậu biển
Chữa bệnh bằng nước khoáng: tắm nước khoáng, uống nước khoáng
Chữa bệnh bằng bùn
Chữa bệnh bẳng hoa quả
Chữa bệnh bằng sữa (đặc biệt sữa ngựa ).
Du lịch nghỉ ngơi, giải trí
Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải
nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Đây là loại hình du
lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người
ra khỏi công việc hàng ngày.
Du lịch thể thao
Du lịch thể thao chủ động: khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào
họat động thể thao. Du lịch thể thao chủ động bao gồm:
Du lịch leo núi;
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Du lịch săn bắn;
Du lịch câu cá;
Du lịch tham gia các loại thể thao: đá bong, bong chuyền, bong rổ,
trượt tuyết;…..
Du lịch thể thao thụ động: những cuộc hành trình đi du lịch để xem
các cuộc thi thể thao quớc tế, các thế vận hội Olympic,….
Du lịch văn hoá
Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh
vực như: lịch sử, kiến thức, kinh tế, hội hoạ, chế độ xã hội, cuộc sống của

người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch
Du lịch văn hoá đựơc phân làm 2 loại:
Du lịch văn hoá với mục đích cụ thể: khách du lịch thuộc thể loại này
thường đi với mục địchs đã định sẵn. Thường họ là các cán bộ khoa học, sinh
viên và các chuyên gia
Du lịch văn hoá với mục đích tổng hợp: gồm đông đảo những người
ham thích mở mang kiến thức về thế giới và thoả mãn những tò mò của mình
Du lịch công vụ
Mục đích chính của loại hình du lịch này, là nhằm thực hiện nhiệm vụ
công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Với mục đích này khách đi tham dự các
cuộc hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc
triển lãm hang hoá, hội chợ,…
Du lịch thương gia
Mục đích chính của loại hình du lịch này là đi tìm hiểu thị trường,
nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng,…
Du lịch tôn giáo
Loại hình du lịch này nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của
những người theo những đạo giáo khác nhau
Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những người xa
quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàngbạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang,

Du lịch quá cảnh
Nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời
gian ngắn để đến nước khác.
1.1.2.3. Căn cứ vào đối tượng khách du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch
được phân thành:

Du lịch thanh, thiếu niên;
Du lịch cho những người cao tuổi;
Du lịch phụ nữ, du lịch gia đình.
1.1.2.4. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi. Theo tiêu thức này, du lịch
được phân thành:
Du lịch theo đoàn
Ở loại hình du lịch này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường
có chuẩn bị chương trình từ trước, trong đó đã định ra những nơi sẽ tới thăm,
nơi lưu trú và ăn uống. Du lịch theo đoàn có thể được tổ chức theo hai hình
thức sau:
Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch: Đoàn du lịch được các tổ
chức trung gian ( các doanh nghiệp lữ hành), các tổ chức vận tải ( thường là
các hãng hàng không), hoặc các tổ chức du lịch khác( khách sạn…) tổ chức
cuộc hành trình. Các tổ chức đó chuẩn bị và thoả thuận trước chuyến hành
trình và lịch đi cho đoàn. Mỗi thành viên trong đoàn được thông báo trước
chương trình của chuyến đi.
Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch: Đoàn du lịch tự lựa
chọn tuyến hành trình, tự xác định thời gian đi, số ngày đi, những nơi sẽ đến
thăm…Có thể đoàn đã thoả thuận trước hoặc nơi mới tìm cơ sở lưu trú, ăn
uống…
Du lịch cá nhân
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Du lịch cá nhân có thông qua tổ chức du lịch: Cá nhân đi du lịch theo kế
hoạch định trước của các tổ chức du lịch, tổ chức công đoàn hay tổ chức xã
hội khác. Khách du lịch không phải đi cùng đoàn mà chỉ tuân theo những điều
kiện đã được thông báo và chuẩn bị trước
Du lịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch (đi tự do).
1.1.2.5. Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng. Theo tiêu thức

này du lịch được phân thành:
Du lịch bằng xe đạp;
Du lịch bằng xe máy;
Du lịch bằng xe ô tô;
Du lịch bằng tàu hoả;
Du lịch bằng tàu thuỷ;
Du lịch bằng máy bay;
1.1.2.6. Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng. Theo tiêu thức này,
du lịch được phân thành:
Du lịch ở khách sạn ( Hotel)
Du lịch ở khách sạn ven đường ( Motel)- khách sạn ở bên lề những
chặng đường dài dành cho khách du lịch đi bằng ô tô;
Du lịch ở lều, trại ( Camping);
Du lịch ở làng du lịch ( Tourism village )
1.1.2.7. Căn cứ vào thời gian đi du lịch. Theo tiêu thức này du lịch được
phân thành:
Du lịch dài ngày;
Du lịch ngắn ngày ( thường gọi là du lịch cuối tuần- weekend holiday)
1.1.2.8. Căn cú vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch. Theo tiêu thức này, du
lịch được phân thành:
Du lịch nghỉ núi;
Du lịch nghỉ biển, sông, hồ;
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Du lịch thành phố;
Du lịch đồng quê.
1.1.2.9. Loại hình du lịch Caravan là gì:
Caravan là thuật ngữ chỉ một nhóm lữ hành có thể bao gồm những
thương nhân, người hành hương, người đi du lịch… đi cùng nhau. Từ

Caravan có nguồn gốc từ Karwan: Kar có nghĩa là nhiệm vụ hay yêu cầu và
wan có nghĩa là người. Cũng từ từ gốc Caravan xuất hiện từ caravanserai hay
karwansiray ( tiếng Kurd) có nghĩa là nhà hoặc nơi lưu trú cho những người
lữ hành; Caravansara là một điểm nghỉ bên đường nơi những người lữ hành
có thể nghỉ và hồi phục sức khoẻ sau một ngày di chuyển.
Ngày nay,Caravan nghĩa là những du khách đi du lịch bằng phương
tiện xe ô tô hoặc phương tiện di chuyển cá nhân, theo nhóm từ 2 xe trở lên
bằng đường bộ, họ có thể đi qua nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia khác nhau
bằng chính phương tiện của mình khám phá những danh lam thắng cảnh, di
tích văn hóa, lịch sử yêu thích.
Khi tham gia du lịch Caravan khách du lịch không chỉ được thưởng
ngoạn cảnh đẹp, chinh phục thử thách, phát huy tinh thần đồng đội, và thư
giãn mà du lịch Caravan còn đưa du khách hòa mình với đời sống văn hóa đặc
trưng của cư dân từng vùng đất mà khách du lịch đi qua. Nếu đi du lịch thông
thường, khách du lịch sẽ không thể nào cảm nhận hết niềm vui khi tự mình
ngồi sau tay lái, chinh phục những con đường khó đi như đèo Hải Vân, đèo
Ngang...và ngắm những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp và cuộc
sống thường nhật đang diễn ra ngay trước mắt họ.
Từ định nghĩa trên và các hinh thức phân loại du lịch cho thấy du lịch
Caravan là loại hình du lịch quốc tế. Vì khách du lịch của loại hình này sử
dụng phương tiện của mình để đi du lịch và đi du lịch đến các nước khác.
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Đoàn xe du lịch Caravan qua Hầm đường bộ Hải Vân (Đà Nẵng)

1.2. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch Caravan ở Việt Nam
1.2.1. Điều kiện chung để phát triển du lịch
1.2.1.1. Thời gian rỗi.
Muốn thực hiện một cuộc hành trình du lịch đòi hỏi con người phải có

thời gian. Do vậy, thời gian rỗi của nhân dân là điều kiện tất yếu cần thiết
phải có để con người tham gia vảo hoạt động du lịch. Hiện nay các ấn phẩm
kinh tế, quỹ thời gian trong năm được chia làm hai phần: thời gian làm việc
và thời gian ngoài giờ làm việc.
Hiện nay, trên thế giới mức thời gian lao động tối đa trong ngày ít khi
vượt qua 8 giơ ( chỉ còn một số ít các nước có thời gian làm việc trong ngày
quá 8 tiếng ). Điều này có nghĩa là thời gian ngoài giờ làm việc chiếm phần
lớn hơn trong quỹ thời gian một ngày.
Nhờ các thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện đại, ngày nay năng suất lao
động ngày càng cao, kinh tế ngày một phát triển và mức sống của con người
ngày một cảI thiện. Xu hướng chung bây giờ làm giảm bớt thời gian làm việc
và tăng số thời gian rỗi. Đã có nhiều nước trên thế giới chuyển chế độ làm
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
13
Chuyên đề tốt nghiệp
việc sang còn năm ngày một tuần. Như vậy, thời gian ngoài giờ làm việc ngày
càng chiếm ưu trong quỹ thời gian và đang trở thành n xuất nhưng không nằm
trong thời gian làm việc quy định. Đây là thời gian cho việc đI đên nơi làm
việc và ngược lại, thời gian dành cho việc chuẩn bị cá nhân trước và sau khi
làm việc
Thời gian làm việc gia đình và các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như
mua hàng, dọn dẹp nhà cửa vấn đề quan trọng đặc biệt của xã hội. Và thời
gian ngoài giờ làm việc lại được chia thành:
Thời gian tiêu hao liên quan tới thời gian làm việc hay nói cách khác đó
là thời gian gắn với sả….
Thời gian cần thiết để thoả mãn các nhu cầu tự nhiên, nhu cầu sinh lý:
ngủ, ăn…
Thời gian rỗi:
Trong sự phân chia trên, thời gian rỗi là đối tượng cần nghiên cứu của
môn khoa học về tổ chức du lịch. Mối quan tâm của xã hội hiện nay không

chỉ là số lượng thời gian rỗi của con người. Điều quan trọng hơn là con người
sử dụng thời gian đó vào mục đích gì và sử dụng như thế nào. Thời gian rỗi
có thể tăng lên nếu con người sử dụng thời gian hợp lý quỹ thời gian và có
chế độ lao động đúng đắn. Với chế độ làm việc năm ngày một tuần ở nhiều
nước, số thời gian rỗi tăng lên và đó là điều kiện thực tế để tổ choc hợp lý du
lịch và nghỉ ngơi cho nhân dân lao động. Thời gian rỗi còn tăng bằng cách
giảm bớt thời gian của các công việc khác ngoài giờ làm việc.
Tóm lại, để có thể tăng thời gian rỗi, phải có cơ cấu thời gian ngoài giờ
làm việc hợp lý. Điều này có thể thực hiện được nếu mạng lưới thương
nghiệp được mở rộng, mạng lưới phục vụ công cộng, giao thông, y tế…được
tổ chức và quản lý tốt. Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn thời gian
dành cho du lịch, thể thao và nghỉ ngơI lại nằm trong thời gian rỗi. Do vậy, du
lịch muốn phát triển tốt phải nghiên cứu đầy đủ cơ cấu của thời gian làm
việc, cơ cấu của thời gian rỗi, phải xác lập được ảnh hưởng của các thành
phần thời gian khác lên thời gian rỗi. Việc áp dụng phương pháp hệ thống
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
14
Chuyên đề tốt nghiệp
tìm ra các phương hướng phát triển và phục cụ thích hợp cho thể thao, du
lịch và nghỉ ngơi.
Trên cơ sở xu hướng phát triển của thời gian làm việc, thời gian ngoài
giờ làm việc và thời gian rỗi, các chuyên gia đã dự đoán, số ngày làm việc
bình quân một năm sẽ không vượt qúa 200. Đó là điều kiện thực tế và khả
năng tăng số ngày nghỉ phép trong năm cho phép các tổ chức du lịch thu hút
được thêm khách đến các cơ sở của mình. Số thời gian rỗi ngày càng được
kéo dài đó phải được sử dụng hợp lý. Các cơ sở du lịch sẽ trở thành nguồn tiết
kiệm thời gian rỗi và là tiền đề vật chất cho việc kéo dài thời gian rỗi của
nhân dân lao động. Các cơ sở ấy đóng vai trò trung tâm trong việc kích thích
sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, để thoả mãn nhu cầu thể chất và tinh
thần cho toàn dân.

1.2.1.2. Mức sống về vật chất và trình độ văn hoá chung của người dân cao.
Mức sống về vật chất cao
Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để
họ có thể tham gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch không phải chỉ
cần có thời gian mà còn phảicó đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn
đó. Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là
người tiêu ding của nhiều loại dịch vụ, hàng hoá. Con người để có thể đi du
lịch và tiêu dùng phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần
thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành có khả năng thanh toán,vì khi
đi du lịch họ phải trả ngoài các khoản tiền cho các nhu cầu giống như các nhu
cầu thường ngày, còn phải trả thêm các khoản khác như tiền tàu xe, tiền thuê
nhà ở, tiền tham quan…và xu hướng của con người khi đi du lịch là chi tiêu
rộng rãi hơn. Do vậy, phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có nghĩa to
lớn trong sự phát triển của du lịch. Và mỗi khi thu nhập của nhân dân tăng thì
sự tiêu dùng của du lịch tăng theo, đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu của tiêu
dùng du lịch. Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển
của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước đó. Vì nguyên nhân đó,
những nước có nền kinh tế phát triển, đảm bảo cho dân có mức sống cao, một
mặt,có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất và có khả năng phát triển
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
15
Chuyên đề tốt nghiệp
du lịch trong nước và mặt khác có thể gửi khách du lịch ra nước ngoài, nhưng
vì kinh tế lạc hậu, chậm phát triển nên không thể phát triển du lịch và càng
không thể gửi nhiều khách du lịch ra nước ngoài được.
Trình độ văn hoá chung của nhân dân cao
Trình độ văn hóa chung của một dân tộc được nâng cao, thì động cơ đi
du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Số người đi du lịch tăng, lòng ham
hiểu biết và mong muốn làm quen với các nước xa gần cũng tăng và trong
nhân dân, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ rệt. Mặt khác, nếu

trình độ văn hoá chung của một đất nước cao, thì đất nước đó khi phát triển
du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài
lòng khách đi du lịch đến đó.
1.2.1.3. Điều kiện giao thông vận tải phát triển
Từ xưa, giao thông vận tảilà tiền đề cho sự phát triển du lịch. Ngày nay,
giao vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của
du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực giao thông, đặc biệt là giao thông
trong du lịch phát triển cả về lượng lẫn về chất lượng.
Phát triển về số lượng: thực chất đó là việc tăng chủng loại và số lượng
các phương tiện vận chuyển. Sự phát triển về số lượng của các phương tiện
vận chuyển đã làm cho mạng lưới giao thông vươn tới được mọi nơi trên trái
đất. Hiện nay trên thê giới có trên 300 triệu khách du lịch đI qua biên giới các
nước bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau.
Phát triển về chất lượng của các phương tiện vận tải theo hướng:
Tốc độ vận chuyển: Việc tăng tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiêm
thời gian đi lai và cho phép kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và cho phép
khách du lịch đến những nơi xa xôi
Đảm bảo an toàn trong vận chuyển: Ngày nay, sự tiến bộ khoa hoc kỹ
thuật đã làm tăng rõ rệt tính an toàn trong vận chuyển hành khách
Đảm bảo tiện lợi trong vận chuyển
Vận chuyển với giá rẻ
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Tiến bộ của vận chuyển hành khách còn thể hiện trong sự phối hợp các
loại phương tiện vận chuyển. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển
của du lịch. Sự phối hợp đó có hai mức độ: mức độ dân tộc và mức độ quốc
tế. Cả hai mức độ có vai trò quan trọng trong vận chuyển hành khách du lịch.
Việc tổ chức vận tải phối hợp tốt cho phép rút ngắn thời gian chờ đợi ở các

điểm giữa tuyến và tạo ra điều kiện thuận lợi khi phảiđổi phương tiện vận
chuyển và làm vừa lòng khách đi du lịch.
Và áp dụng cho việc phát triển loại hình du lịch Caravan cần những
điều kiện về hệ thống giao thông cụ thể là:
Như khái niệm về loại hình du lịch Caravan ở trên thì du lịch Caravan
là một loại hình du lịch đường bộ, và sử dụng chính phương tiện của mình để
đi du lịch. Do đó, thì vấn đề hệ thống giao thông đường bộ và cơ sở hạ tầng
của nó là một trong những điều kiện không thể thiếu để phát triển loại hình du
lịch này. Hệ thống giao thông đường bộ tốt để phát triển loại hình du lịch này
đòi hỏi quốc gia đó phải có những tuyến đường bộ trải dài dọc biên giới với
các nước lân cận. Cùng với việc xây dựng các tuyến đường biên giới thì để
các chuýến du lịch Caravan giữa các nước có thể di chuyển dễ dàng thì còn
phải xây dung thêm các tuyến đường kéo dài từ biên giới dẫn vào các điểm du
lịch sẽ góp phần thu hút khách du lịch ở lại và tham quan tại quốc gia đó
nhiều hơn.
Một hệ thống giao thông tốt bên cạnh xây dựng những tuyến đường
rộng và đảm bảo chất lượng thì còn phải chú ý đến cơ sở hạ tầng của nó. Đó
là hệ thống đèn đường, hệ thống rào chắn ven đường nhằm hạn chế tai nạn
xảy ra hay hệ thống phân chia làn đường để tránh hiện tượng lấn chiếm đường
gây tắc nghẽn giao thông, hay hệ thống biển báo chỉ dẫn đường cho người đi
đường nói chung và khách du lịch nói riêng, để họ có thể biết đường đến địa
điểm du lịch và tránh tình trạng bị lạc đường.
Và cũng như đã đề cập ở trên thì vấn để vận chuyển trong du lịch cũng
rất quan trọng. Nó có thể tạo tâm lý thoải mái đi du lịch hoặc tạo tâm lý khó
chịu cho khách du lịch. Nếu họ phải mất qua nhiều thời gian cho việc vận
chuyển thì khi đến nơi du lịch nó sẽ làm giảm bớt lòng muốn đi du lịch của họ
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
17
Chuyên đề tốt nghiệp
và lấy mất thời gian đi du lịch của họ. Đây chính là lý do vì sao các doanh

nghiệp lữ hành luôn cố gắng giảm thời gian vận chuyển hành khách. Và với
loại hình du lịch Caravan thì khách sử dụng chính phương tiện của mình, do
đó họ không bị mất nhiều thời gian trong vận chuyển và cũng không bị tâm lý
khó chịu trong thời gian vận chuyển, đây cũng làm cho du lịch Caravan hấp
dẫn khách du lịch. Đặc biệt khi tự lái xe họ sẽ có cảm giác an toàn hơn là khi
đi các phương tiện vận chuyển du lịch do các doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành cung cấp.
1.2.1.4. Vấn đề an toàn thực phẩm:
Cùng với việc xây dựng các trạm nghỉ thì vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm cũng cần được quan tâm. Khách du lịch có thể tự lái xe qua các vùng
miền và thưởng thức những đặc sản của mỗi vùng miền, chứng kiến cuộc
sống của mỗi vùng miền, đó có thể coi là một lợi thế của du lịch Caravan. Tuy
vậy thì khi thưởng thức đặc sản của mỗi vùng thì khách du lịch vẫn cần phải
chú ý đến vệ sinh thực phẩm. Những thực phẩm được chế biến cần phải đảm
bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Rồi đến khi chế biến cũng cần phải đảm
bảo sạch sẽ để tránh việc xảy ra ngộ độc thực phẩm. Nếu ngộ độc thực phẩm
trên các tuyến đường thì việc đưa đến bệnh viện cũng mất một khoảng thời
gian, mà những khách du lịch Caravan lại không quen thuộc những tuyến
đường này, do đó có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch. Và khách du lịch
đã phải đi một chặng đường xa, do vậy người cũng khá mệt, nếu thực phẩm
không được chế biến cẩn thận và đảm bảo vệ sinh thì rất dễ gây ra ngộ độc
thực phẩm cho khách du lịch.
1.2.1.5. Không khí chính trị ổn định, hoà bình trên thế giới.
Đó là điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế
chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới. Trong
phạm vi các mối quan hệ kinh tế, sự giao lưu về mặt du lịch giữa các nước
trong khu vực, trên toàn cầu không ngừng phát triển. Nếu không khí chính trị
có vấn đề bất ổn thì khó có thể phát triển du lịch. Ví dụ:
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
18

Chuyên đề tốt nghiệp
Nếu một vùng xảy ra chiến tranh hay xảy ra các cuộc xung đột nhân
dân ở các nước tại vùng đó khó có điều kiện ra nước ngoài du lịch và ngược
lại khách du lịch trên thế giới cũng khó có điều kiện đến các nước đó để đi du
lịch. Nếu trên thế giới không khí chính trị là căng thẳng thì hoạt động đi du
lịch cũng không có điều kiện để phát triển về cả quy mô và phạm vi.
1.2.1.6. Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước
Khả năng và xu hướng phát triển du lịch của một đất nước phụ thuộc ở
mức độ lớn vào tình hình phát trỉên kinh tế ở đó. Theo ý kiến của một số
chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc, một
đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số
của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Nếu một nước phải nhập một khối lượng
lớn hàng hoá để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo phục vu
khách du lịch thì việc cung ứng vật tư hàng hóa sẽ hết sức khó khăn.
Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của một đất nước được phân
tích và đánh giá chủ yếu theo các hướng:
Thực trạng và xu hướng phát triển của tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
tổng sản phẩm quốc nội tình theo đầu người.
Tỷ trọng và xu hướng phát triển của các ngành sản xuất ra hàng hoá
tiêu dùng và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất. Sự phát triển của ngành
công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm có ý nghĩa quan trọng đỗi với việc phát triển du lịch. Vì ngành du lịch
sử dụng khối lượng lớn lương thực, thực phẩm.
Xu hướng phát triển của nội, ngoại thương
Tỷ trọng dân đang trong độ tuổi lao động tích cực trong tổng dân số.
Đặc biệt đối với ngành du lịch là ngành cần có hàm lượng lao động sống lớn
thì yếu tố này đặc biệt quan trọng trong giúp cho hoạt động du lịch phát triển
1.2.1.7. Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước và các điều kiện
an toàn đối với du khách.
Tình hình chính trị, hoà bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh

tế, chính trị, văn hoá, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù điều kiện
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
19
Chuyên đề tốt nghiệp
tài nguyên phong phú cũng không thể phát triển du lịch nếu như ở đó luôn
xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hoà bình
ổn định thì không có điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch và cũng không
thu hút được khách du lịch.
Các điều kiện an toàn đối với khách du lịch
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn trực tiếp hoặc gián tiếp của khách
du lịch có thể theo các hướng sau:
Tình hình an ninh, trật tự xã hội
Lòng hận thù đối của dân bản địa đối với một dân tộc nào đó
Các loai bệnh dịch
Nói tóm lại, các điều kiện chung để phát triển du lịch ở trên tác động
một cách độc lập lên sự phát triển du lịch. Các điều kiện ấy ảnh hưởng đến du
lịch tách rời nhau. Do vậy, nếu thiếu một trong những điều kiện ấy thì sự phát
triển của du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn. Sự có
mặt của tất cả các điều kiện trên đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ cả ngành
du lịch như một hiện tượng kinh tế – xã hội đai chúng và lặp lại đều đặn.
Đối với loại hình du lịch Caravan:
Khách du lịch của loại hình du lịch Caravan là những người đi qua
biên giới các nước, chứng kiến cuộc sống cũng như đi du lịch tại nước
mình đến. Vì vậy họ là những khách quốc tế vào quốc gia đó, nên cần quan
tâm đến vấn đề an toàn cho khách du lịch. Khi học đến một quốc gia khác,
đều có rất nhiều điểm khác biệt như: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lối sống
và cả quan niệm sống.
Khác biệt về ngôn ngữ là vấn đề từ lâu đối với khách du lịch, tuy nhiên
thì vì họ tự lái xe, tự kên kế hoạch di chuyển và thời gian di chuyển của mình
nên việc khác biệt về ngôn ngữ cũng tạo ra những khó khăn nhất định. hó

khăn trong việc giao tiếp, tiếp xúc khi giao tiếp với những người dân bản địa
thì họ không thể chỉ nói mà còn cần phải dùng cả hành động để diễn tả lời nói
của mình. Hoặc khi hỏng xe, tìm nơi sửa chữa thì việc chỉ đường đi đến các
điểm sửa xe cũng trở nên khó khăn hơn. Nếu khách du lịch muốn tự khám
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
20
Chuyên đề tốt nghiệp
phá cuộc sống của người dân nơi họ đến mà không cần nhờ đến hướng dẫn
viên thì họ cũng phải tìm cách để khắc phục vấn đề bất đồng ngôn ngữ. Sau
vấn đề ngôn ngữ thì vấn đề vấn đề khác biệt nữa là phong tục tập quán, lối
sống và quan niệm sống của mỗi vùng miền nơi họ đến với nơi họ sinh sống.
Đây là một trong những vấn đề hết sức nhạy cảm. vì nếu như khách du lịch
không biết mà vô tình vi phạm phong tục tập quán và quan niệm sống của
người dân nơi đến du lịch thì sẽ xảy ra những mâu thuẫn. Bởi bất cứ người
dân nào sống ở vùng đất của họ đều có những phong tục, tập quán và lối sống
riêng và đặc trưng của nơi đó. Họ sẽ không chấp nhận được việc một người
nước khác đến mà vi phạm đến điều mà họ đã được truyền qua nhiều thế hệ
sống ở đó, điều gần như luôn tồn tại trong tiềm thức của họ. Tuy nhiên thì bên
cạnh việc khác nhau về phong tục, tập quán và lối sống tạo ra khó khăn thì
đây cũng là một điểm thuận lợi. Vì họ có thể biết đến phong tục, tập quán, lối
sống và quan niệm sống của nhiều nơi. Họ có thể tiếp thu những văn hoá tốt
đẹp mà nơi họ chưa có, cũng như giao lưu văn hoá giữa chính nước họ với nơi
mình đến du lịch, để cả hai bên đều biết đến nhau. Và như đã nói ở trên thì
vấn đề cần phải đảm bảo an toàn cho khách nữa đó là vấn đề an toàn thực
phẩm.
Sau khi quan tâm đến những vấn đề an toàn cho khách thì cũng phải
quan tâm đến vấn đề an toàn cho chính quốc gia đến du lịch. Bởi khách du
lịch Caravan là những người đến từ quốc gia khác, nên cần phải kiểm soát
được những người đến quốc gia mình. Để tránh việc những khách du lịch lấy
lý do du lịch sang nước mình để làm những việc khác như: tuyên truyền phản

động, kích động những người dân địa phương phản lại Tổ quốc hoặc để
truyền bá những đạo không lành mạnh vào quốc gia mình, hoặc họ cũng nhằm
âm mưu gây khủng bố… do đó cần phải kiểm soát được khách du lịch khi qua
các cửa khẩu biên giới, vì thế không được bỏ qua việc kiểm tra thủ tục qua các
cửa khẩu, thủ tục nhập cảnh. Tuy vậy cũng cần tránh việc kiểm tra quá lâu làm
mất thời gian du lịch của khách du lịch, và tránh thủ tục quá rườm rà.
1.2.1.8. Thủ tục hành chính
Thủ tục tại biên giới các nước và thủ tục xuất nhập cảnh:
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
21
Chuyên đề tốt nghiệp
Với loại hình du lịch Caravan thì nhất thiết phải đi qua biên giới nước
mình để đến quốc gia khác nhau đi du lịch. Không chỉ vậy, với loại hình du
lịch này thì khách du lịch còn phải tự lái xe, vì thế nên càng không tránh khỏi
các vấn đề về thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính đầu tiên và buộc phải có
đó là thủ tục qua các cửa khẩu biên giới các nước và thủ tục xuất nhập cảnh
bất kể người dân nước nào muốn sang nước khác với bất kỳ mục đích gì, dù
là buôn bán, làm việc, hay đi du lịch bằng đường bộ đều phải có thủ tục
này. Nhằm đảm bảo cho những người dân sang nước đó nói chung và
khách du lịch nói riêng có thể đi lại và sinh hoạt dễ dàng hơn trong đất
nước khác. Đồng thời là cách để mỗi quốc gia kiểm soát người dân nước
khác vào nước mình.
Mỗi quốc gia đều có những hệ thống luật lệ giao thông đường bộ riêng
của mình. Mà khách du lịch của loại hình du lịch Caravan thì lại là những
người tự lái xe riêng của mình đi du lịch. Do đó để phát triển du lịch loại hình
này ở một quốc gia, thì đòi hỏi ở tầm vĩ mô hệ thống luật lệ giao thông ở các
nước phải khớp nhau. Nếu hệ thống luật lệ ở các nước mà quá khác thì khi du
khách sang du lịch họ sẽ khó tránh khỏi những vi phạm luật giao thông. Điều
này sẽ gây cản trở cho loại hình du lịch này. Hệ thống giao thông các nước
trái ngược nhau, khi khách du lịch tham gia giao thông ở quốc gia họ không

bị vi phạm nhưng sang nước khác thì điều đó lại không được cho phép thì
khách du lịch rất dễ bị vi phạm. Từ đó có thể tạo ra cho khách du lịch những
tâm lí không thoải mái, tạo cho họ những ấn tượng không tốt, ấn tượng về
một chuyến du lịch đầy những vi phạm về luật lệ giao thông đường bộ. Do
vậy thì việc khớp nhau vì hệ thống giao thông đường bộ giữa các quốc gia là
điều rất cần thiết, để khi du khách tham gia giao thông ở nước khác nhưng
cũng có cảm giác như tham gia giao thông nước mình bởi luật lệ giao thông
của các nước giống nhau và tương tự như nhau.
Sau khi đã kết thúc thủ tục qua cửa khẩu thì khách du lịch còn phải làm
thủ tục nữa đó là thủ tục nhập cảnh nếu như muốn cư trú và du lịch ở quốc gia
khác.
Thủ tục xin giấy phép lái xe của những tay lái nghịch:
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Là một thủ tục bắt buộc đó là các khách du lịch tham gia du lịch theo
loại hình du lịch này phải có giấy phép cho phép những tay lái nghịch lái xe
vào quốc gia đó. Điều này đòi hỏi ở cấp vĩ mô quốc gia đó phải có những văn
bản và những qui định điều khiển xe tay lái nghịch di chuyển trên quốc gia
đó. Nếu như quốc gia đó không có những văn bản, qui định về việc cho phép
xe tay lái nghịch di chuyển trên các con đường trên quốc gia mình thì khách
du lịch Caravan không thể đi qua nước đó. Và điều này có nghĩa là quốc gia
đó không thể phát triển loại hình du lịch này. Các qui định về tay lái xe của
các nước là khác nhau, có quốc gia thì tay lái xe là bên phải như Thái Lan, có
quốc gia thì tay lái xe là bên trái như Việt Nam. Nếu như không được ban
hành những qui định về tay lái nghịch thì khách du lịch theo loại hình du lịch
Caravan từ Việt Nam sẽ không thể sang Thái Lan và những nước có qui định
tay lái như Thái Lan và ngược lại thì khách du lịch cũng không thể đi từ Thái
Lan sang Việt Nam và những nước có qui định tay lái như Việt Nam…như
thế thì khó để phát triển du lịch Caravan giữa các nước này. Ngoài ra thì còn

cần quy định loại phương tiện giao thông được phép đi vào đất nước mình và
quy định tốc độ đi xe
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống giao thông đường bộ và cơ sở hạ tầng
tốt thì còn phải xây dựng những trạm nghỉ trên những tuyến đường đó. Du
lịch Caravan là loại hình du lịch đường dài đi xuyên qua biên giới các nước,
vì vậy đòi hỏi phải có những trạm nghỉ trên đường đi. Những trạm nghỉ này
giúp họ có thể nghỉ ngơi sau chặng đường dài mệt mỏi. Hoặc khi đến các trạm
nghỉ đó họ có thể sửa xe, đổ xăng hoặc ăn uống cho đỡ đói…Điều quan trọng
nhất là sau khi dừng chân tại trạm nghỉ thì đoàn Caravan có thể ngồi cùng
nhau, vừa nghỉ ngơi vừa chia sẻ những cảm xúc của mình vừa trải qua trên
chặng đường dài…Đồng thời sau khỏang thời gian tập trung cho việc lái xe
thì khi đến trạm nghỉ họ có thể giảm bớt căng thẳng để lái xe tốt hơn ở chặng
đường tiếp theo. Mặt khác có thể chia sẻ những kỹ thuật để đi qua những
chặng đường khó đi hay những cách để có thể lái xe an toàn nhất, tốt nhất,
hay chia sẻ với nhau những cơ hội làm ăn.
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
23
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2. Các điều kiện đặc trưng để phát triển loại hình du lịch Caravan
1.2.2.1. Điều kiện tài nguyên du lịch
Nếu như các điều kiện chung trên kia là được coi là điều kiện đủ để
phát triển du lịch thì các điều kiện về tài nguyên du lịch được coi là điều kiện
cần để phát triển du lịch. Mỗi quốc gia, mỗi vùng dù có nền kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội phát triển cao, nhưng không có tài nguyên du lịch thì cũng
không thể phát triển du lịch được. Tiềm năng kinh tế của một quốc gia là vô
hạn nhưng tiềm năng về tài nguyên du lịch là có hạn, đặc biệt là tài nguyên
thiên nhiên - những cái mà do thiên nhiên ban tặng cho một số vùng và một
số nước nhất định. Tài nguyên du lịch thì bao gồm: tài nguyên thiên nhiên và
tài nguyên nhân tạo.
• Tài nguyên thiên nhiên:

Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên
thiên nhiên về du lịch là: đia hình đa dạng, khí hậu ôn hoà, động, thực vật
phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi.
Địa hình: địa hình ở một nới thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng
của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa
phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển,
rừng, song, hồ, núi…khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng,
núi, biển, đảo…thường không thích những nơi có địa hình và phong cảnh
đơn điệu
Khí hậu: những nơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du lịch ưa
thích. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau.
Thực vật: thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát trỉên của du
lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lượng nhiều rừng, nhiều hoa…Rừng là nơi
sản xuất ra oxy, là nơi yên tĩnh và trật tự. Nếu thực vật phong phú và quí hiểm
thì sẽ thu hút được cả khách du lịch văn hoá với lòng ham tìm tòi, nghiên cứu
thiên nhiên.
Động vật: động vật cũng có thể là một trong những nhân tố góp phần
thu hút khách du lịch. Nhiều loại động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
24
Chuyên đề tốt nghiệp
lịch. Có những loại động vật quý hiếm cần được bảo tồn
Tài nguyên nước: các nguồn nước mặt như ao, hồ, sông…vừa tạo điều
kiện để điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói
chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng. Các
nguồn nước khoáng là tiền để không thể thiếu để phát triển du lịch chữa bệnh.
Vị trí địa lý bao gồm:
Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch.
Khoảng cách từ điểm đến du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn.
• Tài nguyên nhân văn:

Gía trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa
đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một số địa điểm, một vùng hoặc một
quốc gia. Chúng có sự hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều
nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch. Các giá trị lịch sử được
chia làm hai nhóm:
Những giá trị lịch sử gắn với nền văn hoá chung của nhân loại.
Những giá trị lịch sử đặc biệt
Tất cả các nước đều có các giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các giá trị
lịch sử ấy lại có sức hấp dẫn khác nhau đối với khách du lịch. Thông thường
chúng thu hút những khách du lịch nội địa muốn hiểu biết sâu về lịch sử dân
tộc mình
Những giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham
quan, nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến các viện khoa học, các trường đai học,
các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật và điêu
khắc, các trung tâm thường xuyên tổ chức các hội diễn nhạc, biểu diễn sân
khấu, liên hoan phim, Olympic, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế,…
Các giá trị văn hoá thường có nhiều ở các thành phố thủ đô, ở đó
thường có các thư viện quốc gia lớn, các thư viện khoa học, nhiều toà nhà với
kiến trúc đẹp, triển lãm tranh… các giá trị văn hoá không chỉ thu hút khách du
lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút khách du lịch đi với
mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến. Hầu hết tất cả khách
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp: Du lịch 48
25

×