Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

BIỆN PHÁP GIÁO dục ý THỨC bảo tồn GIÁ TRỊ văn hóa LỊCH sử NHÀ mạc CHO CỘNG ĐỒNG dân cư HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.39 KB, 58 trang )

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC
BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA
LỊCH SỬ NHÀ MẠC CHO CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN KIẾN
THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


- Nguyên tắc đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn các
giá trị văn hóa lịch sử nhà Mạc cho cộng đồng dân cư huyện
Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Các giá trị văn hóa lịch sử cần được bảo tồn vì nó là một
thành tố quan trọng trong việc hình thành nên bản sắc văn hóa của
một cộng đồng. Bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử là một hoạt
động nhằm mục đích lưu giữ , bảo vệ các giá trị văn hóa lịch sử
đang có nguy cơ biến mất vì lý do này hay lý do khác. Việc bảo
tồn các giá trị văn hóa lịch sử phải tuân thủ các nguyên tắc như ý
thức cộng đồng, các văn bản pháp lý, việc trùng tu, tôn tạo, bảo
quản...
Để trùng tu, tôn tạo, sửa chữa di tích đều cần có những văn
bản pháp lý cụ thể, hướng dẫn việc thực hiện. Cộng đồng dân cư
cũng chịu sự giám sát của các cấp có thẩm quyền giám sát những
công việc làm cụ thể để tránh những tác hại xảy ra.


Giáo dục ý thức bảo tồngiá trị văn hóa lịch sử, mỗi cá nhân,
tổ chức cần phải hiểu đó là tài sản, niềm tự hào, nền văn hóa của
chính người dân sở tại.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh
toàn cầu hóa ở nước ta vừa có tính cấp bách, trước mắt, vừa mang


tính chiến lược, lâu dài nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, dậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng
nhân cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới, để văn hóa thực sự là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.
Về mặt thực tiễn và lí luận, không thể phủ nhận những thành
quả của hoạt động xây dựng gìn giữ bảo tồn các giá trị văn hóa
lịch sử của nhân dân huyện Kiến Thụy thời gian qua. Chính vì vậy,
các biện pháp cần được xây dựng trên cơ sở kế thừa những điểm
mạnh, khắc phục được các điểm yếu của những biện pháp đang
thực hiện, tận dụng tối đa việc kết hợp giữa các biện pháp cũ đang
áp dụng có hiệu quả với các biện pháp mới có tính đột phá.


- Nguyên tắc đảm bảo tính lợi ích
Giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử,là yếu tố
quan trọng để giúp các địa phương phát triển,“vì các giá trị văn
hóa lịch sử được coi là nguồn tài nguyên quan trọng góp phần phát
triển hoạt động du lịch”. Giáo dục ý thức bảo tồn bảo tồn các giá
trị văn hóa lịch sử đã góp phần quảng bá cho các hoạt động kinh
doanh du lịch. Cần đảm bảo các nguyên tắc cần bằng lợi ích giữa
giáo dục ý thức bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử với phát triển kinh
tế, chú trọng tới việc thúc đẩy sự tham ra của các cơ sở kinh doanh
du lịch, cộng động dân cư vào các hoạt động bảo tồn, không
ngừng tằng cường nhận thức về bảo tồn cho cộng đồng bằng các
chương trình giáo dục nhận thức về giá trị văn hóa lịch sử một
cách cụ thể. Từ đó thúc đẩy mối quan hệ tích cực của du lịch tới ý
thức bảo tồn.
Chính vì điều này mà nguyên tắc đầu tiên trong việc giáo dục
ý thức bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử cần phải đảm bảo, đó là cân

bằng lợi ích giữa bảo tồn văn hóa lịch sử và lợi ích kinh tế:“Giá trị
văn hóa lịch sử cần được nhìn nhận như một bộ phận hữu cơ trong


quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Kinh tế và di sản văn hóa là hai
yếu tố tương tác, phụ thuộc và bổ sung cho nhau. Và do đó, việc
bảo tồn di sản văn hóa không được cản trở, mà ngược lại, còn phải
tạo ra động lực cho phát triển xét dưới góc độ tác động tới việc
hình thành nhân cách con người và đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng phục vụ trực tiếp cho phát triển. Di sản văn hóa phải được
gắn với con người và cộng đồng cư dân địa phương”.
- Nguyên tắc tính hiệu quả của từng hoạt động
Vì vậy, trong quá trình bảo tồn, giữ gìn giá trị văn hóa lich
sử, ngoài vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, cần
thiết phải có sự tham gia một cách tích cực của người dân. Không
ai có thể giữ gìn giá trị văn hóa lịch sử tốt hơn, hiệu quả hơn chính
chủ nhân của các loại hình giá trị văn hóa lịch sử ấy. Đây chính là
ý thức tự giác của cộng đồng, giá trị văn hóa lịch sử không thể
đứng ngoài sinh hoạt của cộng đồng dân cư, bởi vì nó được tạo ra
bởi cuộc sống, sinh hoạt tâm linh, sinh hoạt văn hóa của người
dân. Ðể có thể duy trì sức sống cho di sản văn hóa đó, thì trước


hết, các di sản văn hóa ấy phải được bảo tồn như nó vốn có, được
người dân thừa nhận ngay trong chính đời sống của cộng đồng.
Truyền thống văn hóa của người dân sinh sống tại khu vực
này thì bản thân họ cũng là một phần trong nền văn hóa. Họ cũng
chia sẻ cho chúng tôi cách để bảo tồn.Đối với các lễ hội văn hóa
truyền thống, cần thiết thực lôi kéo được cả cộng đồng vào việc tổ
chức, sinh hoạt. Bởi vì hơn ai hết, khi người dân thấy được cái

hay, cái đẹp từ truyền thống văn hóa lịch sử họ sẽ có ý thức giữ
gìn. Ở đây, vai trò của những người cao tuổi trong cộng đồng có
ảnh hưởng đặc biệt đến việc hướng dẫn thế hệ trẻ có ý thức giữ gìn
truyền thống của cha ông. Chúng tôi lớn gần xã Thuận Thiên
(Kiến Thụy) nơi có Lễ Hội Minh Thệ của làng Úc Gián nhưng
cũng ít khi được nghe người lớn nói về nguồn gốc, ý nghĩa của nét
văn hóa tâm linh đặc biệt. Nếu thế hệ trẻ không được chia sẻ và
hiểu những giá trị từ một di sản, thật khó để họ tiếp nối duy trì di
sản đó. Vì thế, một làng, xã, gia đình dòng họ phải có trách nhiệm
hướng dẫn cho thế hệ trẻ và đưa họ đến với những giá trị tốt đẹp
nằm ẩn sau nhưng nghi thức, lễ tiết. Nếu không, khi người lớn tiến


hành những nghi lễ truyền thống, thì thanh niên, thiếu niên chỉ tò
mò đứng nhìn, nếu không thì chơi những trò chơi vô bổ.
Về phía cơ quan quản lý của thành phố, cần tạo ra một hành
lang pháp lý để các lễ hội dân gian phát huy được ý nghĩa thiết
thực, duy trì những nét đẹp từ cuộc sống của cộng đồng, tránh xa
hoa, lãng phí, thương mại hóa lễ hội, hay thấy làng trên có lễ hội,
làng dưới cũng phải có. Điều này gây ra sự tốn kém và lạm phát lễ
hội một cách không cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần tôn trọng
phong tục tập quán của nhân dân không nên can thiệp một cách cơ
học vào nội dung, hình thức của các lễ hội văn hóa truyền thống.
- Đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa phương
Ở mỗi một giai đoạn văn hóa lịch sử dân tộc đều mang giá trị
khác nhau và ở các địa phương khác nhau. Và những di sản đó ra
đời và tồn tại sẽ gắn liền với yếu tố địa phương. Cụ thể hơn, đó
chính là những làng ven biển sẽ xuất hiện đua thuyền rồng, thờ
cúng ngư Ông, liên quan đến yếu tố tâm linh, văn hóa của người
dân cư ngụ nơi đây. Hay những di tích lịch sử luôn gắn liền với

những sự kiện lịch sử mà chính nơi đó, người dân họ đã chứng


kiến, trải qua. Chính vì thế, mỗi một biện pháp đưa ra phải tính
đến việc phù hợp với từng loại hình di sản, di tích văn háo lịch sử
hay nói chính xác hơn nó phù hợp với người dân tại địa điểmcư
ngụ trên địa bàn đó.
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục nhân cách
Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, thì không gian dành
cho các loại hình văn hóa, lịch sử truyền thống ngày càng thu hẹp
hoặc bị thay đổi. Không hiểu hết giá trị của các giá trị văn hóa lịch
sử mà có xu hướng ưa chuộng những hình thức nghệ thuật mới, hiện
đại, ít quan tâm tìm hiểu những giá trị truyền thống. Chúng ta vẫn
thường nói, một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng ngày nay quay
lưng lại với lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc. Nhưng đôi khi
chúng ta cũng phải xem xét lại cách ứng xử, giáo dục của chính
mình có phần nào sao nhãng. Bởi chính các giá trị văn hóa lịch sử ấy
nó có tác dụng rất lớn tới việc giáo dục nhân cách của mỗi các nhân
trong cộng đồng.
- Đảm bảo tính đồng bộ


Đảng, Nhà nước tiếp tục ban hành các chủ trương, chính sách
nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân
dân; phát huy vai trò của chính quyền các cấp, các đoàn thể chính
trị - xã hội, vai trò của nhà trường tăng cường giáo dục ý thức
cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử. Tính thống
nhất mục tiêu để thực hiện việc bảo tồn và phát huy các di sản, di
tích lịch sử văn hóa, phát huy sức mạnh của toàn xã hội. Cần tiếp
tục đổi mới nội dung, phương thức phát huy dân chủ, đoàn kết, tập

hợp nhân dân; tạo sự đồng thuận trong xã hội; củng cố mối quan
hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Phát huy quyền làm chủ
của nhân dân; tham gia xây dựng luật pháp, chính sách; tham gia
góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tích cực thực hiện
hoạt động giám sát đối với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, đối
với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và từng bước thực
hiện các biện pháp giáo dục ý thức cộng đồng dân cư bảo tồn giá
trị văn hóa lịch sử nhà Mạc.
- Biện pháp giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử
nhà Mạc cho cộng đồng dân cư huyện Kiến Thụy, thành phố
Hải Phòng


- Đẩy mạnh việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa lịch sử
* Mục tiêu của biện pháp
Đẩy mạnh việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa lịch sử nhằm giữ được những giá trị gốc, giữ được cái
hồn của các giá trị văn hóa lịch sử, mang tính nguyên vẹn, việc
bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử không chỉ riêng của bộ phận
nào, hoặc cơ quan nào, việc bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử là việc
chung của toàn dân, của cả cộng đồng.
* Chủ thể thực hiện
Ban tuyên giáo và ngành văn hóa của huyện, của các xã, thị
trấn. Ban vận động các làng, các khu dân cư. Ban quản lí các di
tích, lễ hội. Toàn thể cộng đồng dân cư.
* Nội dung của biện pháp
Là một địa phương sinh sống lâu đời trên mảnh đất Dương
Kinh đầy nắng và gió, cộng đồng dân cư huyện Kiến Thụy đã tạo
dựng cho riêng mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô



cùng đa dạng, độc đáo. Thế nhưng trước sự tác động của nền kinh
tế thị trường cũng như sự tràn ngập của những yếu tố văn hóa
ngoại lai làm cho việc nhận thức về các giá trị văn hóa đặc trưng
của của huyên bị hạn chế. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta cần thực
hiện một cách đồng bộ các giải pháp để giáo dục cho thế hệ trẻ ý
thức bảo vệ nền văn hóa truyền thống của địa phương mình, góp
phần xây dựng “nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc các dân tộc”.
Đây không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa mà còn là trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong cộng đồng.
Đứng trước nguy cơ có thể mai một chúng ta cần tập trung một số
nội dung sau trong định hướng giáo dục chính.
Trước hết cần tập trung nâng cao nhận thức cho nhân dân về
những giá trị văn hóa lịch sử hết sức đặc sắc, độc đáo của địa
phương để họ có lòng tự hào dân tộc và có ý thức biết giữ gìn và
phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương. Đặc biệt, khi giao
lưu tiếp biến các nền văn hóa khác họ chú trọng đến việc bảo vệ các
giá trị “nguyên gốc”, tránh việc “tam sao thất bản” hoặc hình thành
những yếu tố văn hóa có tính sao chép, chắp nhặt hoặc lai căng. Yếu


tố nguyên gốc được xem như một trong những tiêu chí cơ bản của
sự bảo tồn.
Việc bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của huyện Kiến
Thụy cũng đòi hỏi phải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nhằm nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân ý thức trách
nhiệm của cộng đồng
Phải nâng cao hơn nữa phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, huy động tất cả cộng đồng,

lực lượng cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội tham gia phong
trào. Phát huy vai trò của Ban lãnh đạo các Làng Văn hóa…trong
việc xây dựng môi trường văn hóa tại các thôn.
Đẩy mạnh xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo,
khoa học, công nghệ, thể dục thể thao, cất nhắc và trọng dụng
nhân tài dựa trên đặc điểm và tình hình cụ thể ở từng địa phương
các xã, thị trấn.
Khi giáo dục cho nhân dân đề cao ý thức giữ gìn và phát huy
các giá trị văn hóa lịch sử đặc trưng của địa phương, cần giải quyết
hài hòa và thỏa đáng mối quan hệ giữa tính thống nhất và đa dạng,


truyền thống và hiện đại. Đồng thời cũng tạo cho họ sức đề kháng
đấu tranh chống lại các khuynh hướng lợi dụng văn hóa để trục lợi,
loại bỏ những yếu tố không phù hợp, cản trở sự phát triển.
Việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
lịch sử của địa phương phải gắn liền với giá trị lịch sử văn hóa của
dân tộc.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
UBND các cấp hỗ trợ kinh phí để tổ chức các chuyên đề,
mua, in ấn tài liệu phát cho nhân dân.
Việc giáo dục ý thức bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử, đòi hỏi
phải chú ý đến tính đặc thù về điều kiện địa lý sinh thái, đặc điểm
tâm lý, phong tục tập quán, chú ý đến truyền thống và đặc điểm văn
hóa của mỗi làng, xã. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác xã hội
hóa các hoạt động văn hóa tinh thần đồng thời cũng phải ngăn ngừa
xu hướng thương mại hóa các hoạt động văn hóa tâm linh. Cần nêu
cao vai trò tự chủ của cộng đồng, tạo không khí cởi mở, dân chủ
trong tổ chức hoạt động văn hóa lễ hội. Việc tổ chức các hoạt động



văn hóa phải phù hợp với yêu cầu và khả năng thực tế của địa
phương.
- Tổ chức đa dạng các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho cộng đồng về nhàMạc
* Mục tiêu của biện pháp
Di sản văn hóa lịch sử là tài sản vô giá trong kho tàng di sản
văn hóa của dân tộc ta, từ khi tiến hành đổi mới hội nhập quốc tế
đất nước ta đã coi văn hóa là mục tiêu, là động lực để phát triển
kinh tế xã hội, để gìn giữ và phát huy tác dụng của nó thì việc
tuyên truyền, nâng cao nhận thức là một biện pháp hiệu quả nhất
để bảo vệ tài sản đó.
* Chủ thể thực hiện
Phòng Văn hóa Thông tin tham mưu với UBND huyện, xây
dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo Ban văn hóa các xã, thị trấn để làm
tốt các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cộng
đồng về bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử nhà Mạc.
* Nội dung của biện pháp


Tăng cường các hoạt động tuyên truyền Luật Di sản văn hóa,
các văn bản về bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa dưới
nhiều hình thức khác nhau nhằm đưa các văn bản này vào cuộc
sống và có hiệu lực trong thực tế, đồng thời nâng cao nhận thức
của người dân, hình thành ý thức, thái độ trân trọng đối với các
loại hình di sản văn hóa truyền thống trên quê hương.
Việc tuyên truyền giá trị văn hóa lịch sử nhà Mạc để người
dân có cách ứng xử tích cực, phù hợp là vấn đề cần thiết nhất.
Trong quá khứ cũng như hiện nay, truyền thống đấu tranh, tinh
thần yêu nước, tự hào dân tộc luôn là vấn đề được coi trọng hàng

đầu. Lịch sử hào hùng của dân tộc ngày nay được lắng đọng, thể
hiện qua các di sản, di tích. Do vậy cần tuyên truyền, định hướng
giúp cho người dân nhận thức đúng vai trò, giá trị của loại hình di
sản, di tích này từ đó nhân dân có ý thức về bảo tồn giá trị văn hóa
lịch sử.
Bảo tồn phải gắn liền với việc giữ gìn giá trị nguyên bản, giữ
được những giá trị gốc tạo nên giá trị văn hóa lịch sử, phải giữ
được cái hồn của truyền thống lịch sử, giá trị đó tồn tại ở cái hữu


hình và vô hình. Điều đó lý giải vì sao khi phần vật thể bị mất đi
nhưng trong tiềm thức của người dân thì di sản, di tích đó vẫn còn
tồn tại và sẽ phục dựng lại nó khi có điều kiện. Điều ấy cũng lý
giải vì sao từng mảng chạm khắc, từng viên gạch, từng đường nét
hoa văn của di tích được nâng niu, gìn giữ khi trùng tu, bổ dưỡng
di tích.
Bên cạnh việc lưu giữ những giá trị gốc thì cần được bổ
sung, bởi bảo tồn là để phát triển thì quản lý di tích lịch sử văn hóa
phải coi trọng việc khơi dậy những giá trị thiêng liêng, tiềm ẩn
trong cộng đồng đó, phải phát triển thì mới bảo tồn được.
Những người có trách nhiệm trùng tu, tôn tạo di tích nhất
định phải là người có trình độ chuyên môn sâu về di tích, nếu
không có sự hiểu biết sẽ dẫn tới hủy hoại, biến dạng các di tích. Sự
không hiểu biết nếu kèm với lợi dụng sẽ dẫn đến tình trạng không
thể kiểm soát.
Những nguyên vật liệu sử dụng để trùng tu, tôn tạo di tích
phải có chất liệu giống hoặc gần giống chất liệu gốc của di tích,
hạn chế tình trạng bê tông hóa, làm sai lệch giá trị của di tích.



Di sản văn hóa là tài sản chung của một cộng đồng nên biện
pháp quản lý hữu hiệu nhất phải xuất phát từ ý thức, trách nhiệm,
tinh thần và cách thức tổ chức, tự quản của cộng đồng, vậy nên
không được tự ý tiến hành trùng tu, tôn tạo di tích mà chưa có sự
cho phép của cơ quan chức năng.
Phát triển kinh tế nhanh, công nghiệp hóa mạnh sẽ đem lại
nhiều của cải vật chất cho đất nước, cho dân tộc và một phần nào
đó tạo ra nguồn lực phát triển. Tuy nhiên, kèm với đó là sự gia
tăng nhanh chóng việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tác
động trực tiếp đến môi trường du lịch, di tích lịch sử văn hóa. Vậy
nên việc khai thác, sử dụng di tích để giáo dục truyền thống,
nghiên cứu, phục vụ du khách phải đảm bảo. Không xâm hại đến
di tích.
Cần tăng cường phối hợp giữa hoạt động du lịch với việc sửa
chữa, tôn tạo di tích, tích lũy các nguồn kinh phí từ hoạt động du
lịch và các nguồn kinh phí từ xã hội hóa, để trùng tu tôn tạo các di
tích.


Hầu hết giá trị văn hóa lịch sử trên địa bàn huyện Kiến Thụy
đều là cơ sở tự phục vụ cho nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo
của nhân dân và các di tích lịch sử cách mạng. Lịch sử hình thành
phát triển rất lâu dài và phức tạp, đan xen, hòa quyện trong một
tâm thế mở của văn hóa Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc trong
suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Vì vậy, các chính sách quản
lý hoạt động của di tích , di sản văn hóa lịch sử cũng phải tiến
hành đồng thời, nhất quán với các chính sách hoạt động quản lý
đời sống tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo.
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ
thuật và công nghệ, các phương tiện thông tin đại chúng đã ngày

càng mở rộng khả năng thông tin nhanh, hiệu quả trên toàn cầu,
thì việc đẩy mạnh công tác công tác tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về việc bảo tồn giá
trị văn hóa lịch sử, trên các phương tiện đó, có nhiều thuận lợi
và cần được. Nội dung tiến hành cần tập trung vào những vấn đề
cụ thể như:


Tuyên truyền, giới thiệu tổng quát về giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học của từng di tích trên phương phương tiện thông tin như:
báo chí, phát thanh truyền hình, các pa nô, tờ rơi, áp phích, hoạt
động của các đội thông tin lưu động, sinh hoạt câu lạc bộ, các lớp
tập huấn và lồng ghép thông qua các hoạt động của phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về di tích - văn hóa tiêu biểu
theo chương trình ngắn hạn, hoặc theo từng chủ đề cụ thể trên các
phương tiện thông tin truyền thông ở địa phương và trên toàn
quốc.
Tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa phi vật thể của di
tích như: nghi thức tế lễ, các hoạt động văn hóa dân gian, dân tộc,
trò chơi dân gian.
Tuyên truyền, phổ biến kế hoạch tu bổ, tôn tạo, khai thác,
phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, về lịch lễ hội.
Thông báo các kết quả nghiên cứu khoa học, những phát hiện
mới về di tích.


Xây dựng Website điện tử, xây dựng phần mềm quản lý để
trao đổi thông tin về chương trình du lịch, lễ hội.
Bên cạnh những nội dung cụ thể còn có thể áp dụng những

phương thức, phương tiện khác, cụ thể như:
Đưa các nội dung tuyên truyền, phổ biến các giá trị văn hóa
lịch sử vào các chương trình giảng dạy trong nhà trường, hoặc
thông qua các lớp bồi dưỡng, các lớp ngoại khóa, tổ chức tham
quan di tích, bảo tàng… cho các học sinh các trường trung học cơ
sở, trung học phổ thông. Thông qua các chương trình học tập,
nghiên cứu trực tiếp tại di tích giúp cho học sinhhiểu rõ hơn về
lịch sử, văn hóa của địa phương môt cách chân thực, sinh động.
Từ đó góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách, đạo đức, biết nâng
niu quý trọng di sản của thế hệ trước để lại.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kiến Thụy phối hợp với
các di tích và các cơ quan liên quan của huyện phim tài liệu về
lịch sử nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm. Tổ chức hội thi tìm
hiểu truyền thống văn hóa lịch sử địa phương…Những mô hình


này bước đầu thu được kết quả tốt, cần tiếp tục duy trì tổ chức
trong thời gian sắp tới nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về
giá trị văn hóa lịch sử sâu rộng hơn đến thế hệ trẻ.
Tổ chức đa dạng các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho cộng đồng về luật di sản văn hóa, về các văn bản về bảo
vệ, phát huy giá trị di sản di tích lịch sử văn hóa cho người dân.
Chính quyền tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho ban
quản lý các di tích lịch sử văn hóa.
- Hoàn thiện các văn bản về phối hợp với các lực lượng chức
năng của huyện trong việc giáo dục ý thức bảo tồn giá trị văn
hóa lịch sử
* Mục tiêu của biện pháp
Vận dụng linh hoạt chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà

nước Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập hiện nay.
Huyện Kiến Thụy nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung xác
định tầm quan trọng trong việc phát hành những văn bản về công
tác giáo dục ý thức bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử. Trong đó, lấy


đối tượng chủ yếu trong việc giáo dục ý thức bảo tồn giá trị văn
hóa lịch sử cộng đồng cư dân tại địa phương.
Đảng ta xác định:“Văn hóa, là nền tảng tinh thần của xã hội
vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,
khẳng định được tầm vóc, trình độ, bản lĩnh và bản sắc văn hóa
Việt Nam trong giao lưu và hội nhập quốc tế. Cùng với quá trình
mở cửa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia vào hoạt động văn
hóa, kể cả việc hưởng thụ, lao động sáng tạo văn hóa, sản xuất
phát hành và tiêu thụ các sản phẩm văn hóa. Chính sách văn hóa
góp phần bảo vệ đạo đức, chính trị và tự do tín ngưỡng. Vận động
nhân dân, các doanh nghiệp đóng góp, tài trợ cho việc tu bổ di
tích, tôn tạo cảnh quan, môi trường của di tích, đồng thời đưa các
di tích đã được xếp hạng vào chương trình du lịch nhằm quảng bá
hình ảnh của di tích đến đông đảo mọi người.


* Chủ thể thực hiện
Sự chỉ đạo của Huyện ủy Kiến Thụy, Ủy ban nhân dân các
cấp hoàn thiện hệ thống các văn bản về quy chế phối hợp, các
ngành chức năng từ huyện đến cơ sở phối kết hợp nhịp nhàngtrong

việc giáo dục ý thức bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử.
* Nội dung của biện pháp
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào giới thiệu về giá trị văn hóa
lịch sử cho đối tượng học sinh, tổ chức đăng ký chăm sóc các di
tích trên địa bàn theo kế hoạch liên tịch về phong trào “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, báo cáo cụ thể về công
tác phối hợp chăm sóc di tích của các trường học trên địa bàn quản
lý.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức
của người dân,ngăn chặn triệt để các tập tục lạc hậu như: mê tín,
dị đoan, bói toán… tại các di tích. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến
về Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật về di sản văn hóa.


Các chính sách, pháp luật của Nhà nước đã góp phần tạo nên
sự thay đổi nhận thức của toàn xã hội về vai trò, giá trị của di tích,
là cơ sở để tạo về mặt pháp lý trong chủ trương “xã hội hóa các
hoạt động bảo tồn”. Trong những năm qua công tác quản lý Nhà
đã đạt được những thành quả nhất định về mặt vận dụng cơ chế,
chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di tích cũng bộc lộ những
tồn tại cần được đổi mới, điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với
tình hình hiện nay.
* Điều Kiện thực hiện biện pháp
Việc quản lý bảo, vệ di tích lịch sử - văn hóa có hiệu quả thì
sự chỉ đạo của Đảng và Chính quyền phải có cái nhìn đúng về góc
độ văn hóa, đây không phải là công việc của riêng cá nhân hay tập
thể nào mà nó là nhiệm vụ quan trọng toàn Đảng toàn dân phải
cùng chăm lo quản lý, nhằm giáo dục cho thế hệ mai sau để nhớ
về cội nguồn, nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Đây là định

hướng sự đổi mới lãnh đạo của Đảng “theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”. Hiện
nay, lãnh đạo Đảng và Nhà nước chủ trương tổng kết 15 năm thực


hiện Nghị quyết trung ương 5, nhằm đánh giá cái gì đạt được cái
gì chưa đạt được, để có sự đổi mới trong công tác hướng dẫn, chỉ
đạo về “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”, trong đó, có vấn đề
quản lý các di sản văn hóa.
- Đưa nội dung giáo dục các giá trị văn hóa lịch sử nhà Mạc vào
chương trình giáo dục địa phương trong nhà trường
* Mục tiêu của biện pháp
Cần thiết phải đưa các giá trị lịch sử văn hóa địa phương vào
lồng ghép trong một số môn học. Mục tiêu chính là nâng cao nhận
thức về ý nghĩa giá trị văn hóalịch sử đối với học sinh, thanh thiếu
niên và sinh viên.
Các giá trị văn hóa lịch sử nhà Mạc đưa vào chương trình
giáo dục địa phương trong nhà trường nhằm giúp cho các em học
sinh phát triển toàn diện đức, trí, thể mĩ, các em càng tự hào về
quê hương đất nước, đồng thời giúp cho mỗi em học sinh là một
tuyên truyền viên tích cực trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa
lịch sử.


×