Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chứng minh rằng: Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý phức tạp và độc đáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.8 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................2
A. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................3
I. Khái quát chung về hiện tượng xung đột pháp luật...........................3
1. Khái niệm............................................................................................3
2. Nguyên nhân của hiện tượng xung đột pháp luật............................4
II. Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý phức tạp và độc đáo.......9
1. Tính độc đáo........................................................................................9
2. Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lí phức tạp......................10
III. Liên hệ thực tiễn...............................................................................15
C. PHẦN KẾT THÚC.................................................................................17
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................18

1


TỪ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật dân sự

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Ở thế kỉ XXI ngày nay, hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu, trong đó, các
quốc gia đã tổ chức giao lưu, kết làm phát sinh những mối quan hệ dân sự
mang yếu tố nước ngoài và chúng ngày càng trở nên phong phú, phức tạp.
Một tất yếu đặt ra là khi có quan hệ dân sự thì việc xảy ra tranh chấp, xuất


hiện các vấn đề cần giải quyết là điều không thể tránh khỏi. Do đó, các quốc
gia phải tìm cách giải quyết chúng. Từ vấn đề có ít nhất hai hệ thống pháp
luật thuộc 2 quốc gia khác nhau cùng điều chỉnh một vấn đề, người ta đã đặt
tên cho hiện tượng này là “xung đột pháp luât”. Xung đột pháp luật là một
hiện tượng độc đáo và phức tạp ngay từ chính cái tên của nó. Khi mà xung đột
pháp luật ở đây không được hiểu như cách cắt nghĩa câu chữ bình thường: xảy
ra khi có những quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề; mà nó xảy
ra khi có nhiều hơn hai hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ dân
sự.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát chung về hiện tượng xung đột pháp luật
1. Khái niệm
a. Định nghĩa
Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của
các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân
sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài ( quan hệ tư pháp quốc tế).1
b. Đặc điểm
Thứ nhất, xung đột pháp luật là một hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc
tế. Bởi trong các ngành luật khác, khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều
chỉnh của chúng phát sinh, không có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp
1

Giáo trình Tư pháp quốc tế, trường Đại học luật Hà Nội, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2017, tr.50

3


luật khác nhau cùng tham gia vào việc điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội ấy,
và cũng không có sự lựa chọn luật để áp dụng vì các quy phạp pháp luật của
các ngành luật này mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ. Chỉ khi các quan hệ

tư pháp quốc tế xảy ra thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau cùng tham gia điều chỉnh quan hệ đó và làm nảy sinh yêu cầu về
chọn luật áp dụng nếu trong trường hợp không có quy phạm thực chất thống
nhất.
Thứ hai, xung đột pháp luật giữa các hệ thống pháp luật của các nước khác
nhau chứ không phải các bang trong một nước nếu đó là nhà nước liên bang.
Bởi vấn đề mà tư pháp quốc tế điều chỉnh vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc
gia, nó nảy sinh giữa các công dân, pháp nhân của quốc gia này với công dân,
pháp nhân của quốc gia khác chứ không phải thuần túy giữa các công dân,
pháp nhân của một quốc gia với nhau, kể cả là một quốc gia liên bang.
Thứ ba, xung đột pháp luật chỉ xác định khả năng có thể được áp dụng để
điều chỉnh quan hệ của hai hay nhiều hệ thống pháp luật liên quan chứ không
phải tất cả các hệ thống đó đều được áp dụng để điều chỉnh quan hệ. Lí do là
bởi các hệ thống pháp luật khác nhau không thể cùng một lúc diều chỉnh một
quan hệ cụ thể được.
2. Nguyên nhân của hiện tượng xung đột pháp luật
a. Nguyên nhân khách quan
Do pháp luật của các nước có sự khác nhau. Pháp luật do nhà nước xây
dựng nên, phù hợp với các điều kiện chính trị, xã hội… của nước mình. Vì
vậy, có rất nhiều yếu tố làm cho pháp luật của các nước trên thế giới không
giống nhau, đó có thể là:
Do nguyên nhân chính trị, kinh tế, xã hội: Các quốc gia đều tồn tại dựa
trên một nền tảng kinh tế nhất định với một chế độ sở hữu tương ứng. Mà
theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, chế độ sở hữu là một bộ phận của
cơ sở hạ tầng, có mối quan hệ biện chứng với kiến trúc thượng tầng, trong đó
4


pháp luật là một cấu thành quan trọng. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc
thượng tầng, kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng. Vì

vậy, dựa trên một chế độ sở hữu nhất định thì pháp luật cũng được hình thành
để phản ứng một cách phù hợp và tương xứng.
Sự khác nhau giữa hệ thống pháp luật các nước còn có thể từ các nguyên
nhân khác như tập quán, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, bởi cách giải
thích pháp luật khác nhau, áp dụng pháp luật khác nhau và hơn nữa là trình độ
phát triển ở các nước là không đồng đều… Nếu nền kinh tế phát triển kéo
theo cả một hệ thống pháp luật được xây dựng hoàn thiện, phát triển và ngược
lại nếu nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển thì hệ thống pháp luật cũng có
những yếu kém, hạn chế nhất định. sự dung hòa trong việc giải quyết các vấn
đề phát sinh trong quan hệ tư pháp quốc tế có thể được giải quyết nếu các
nước có sự phát triển tương đương về mặt kinh tế, xã hội. Chính những sự
khác biệt về kinh tế, chính trị, xã hội đã tạo ra một rào cản trong việc áp dụng
pháp luật để giải quyết chung một vấn đề phát sinh giữa các nước.
Do đối tượng điều chỉnh có sự hiện diện của yếu tố nước ngoài. Các quan
hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có
yếu tố nước ngoài. Chính yếu tố nước ngoài đã làm cho các quan hệ này liên
quan tới ít nhất là hai quốc gia, với ít nhất hai hệ thống pháp luật độc lập và
bình đẳng với nhau. Các hệ thống pháp luật là bình đẳng với nhau nên các hệ
thống pháp luật đó đều có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ, một
quan hệ trong tư pháp quốc tế tương ứng và hầu hết các quốc gia đều chấp
nhận việc có thể áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh lực này. Việc
quyết định sử dụng hệ thống pháp luật nào chính là vấn đề trọng tâm cần giải
quyết.
b. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan là do có sự thừa nhận khả năng áp dụng pháp
luật nước ngoài của nhà nước. Thực tế có những quan hệ pháp luật nảy sinh,
5


mặc dù hệ thống pháp luật của các nước là khác nhau, cũng có sự xuất hiện

của yếu tố nước ngoài tức là thỏa mãn hai điều kiện của nguyên nhân khách
quan nói trên, nhưng vẫn không có xung đột pháp luật. Đó là những quan hệ
trong lĩnh vực công như hình sự, hành chính, dù có yếu tố nước ngoài nhưng
không xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật. Sỡ dĩ như vậy do đây là những
quan hệ trong lĩnh vực công, việc áp dụng pháp luật nước ngoài có thể gây
mất ổn định của an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, có thể đánh mất đi
những giá trị cốt lõi, nền tảng của chính mình. Trong khi đó, các quan hệ dân
sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài sẽ phát sinh hiện tượng xung đột
pháp luật. Do bản chất của các quan hệ này là quan hệ dân sự, các quan hệ đời
thường diễn ra hằng ngày giữa người dân với nhau, họ là các chủ thể ngang
quyền và bình đẳng với nhau. Chính yếu tố bình đẳng trong quan hệ này là cơ
sở để có thể đặt ra vấn đề bình đẳng trong luật pháp giữa các nước và khi
quan hệ liên quan đến nhiều quốc gia thì nhiều hệ thống pháp luật tương ứng
sẽ có thể được cân nhắc áp dụng để điều chỉnh quan hệ cụ thể đang xem xét,
tức là có xung đột pháp luật. Nói cách khác, do đặc trưng của quan hệ dân sự
không “nghiêm trọng” mà các quốc gia đều thừa nhận khả năng có thể áp
dụng pháp luật nước ngoài với những điều kiện nhất định. Đây là điều kiện
cần và đủ để hiện tượng xung đột pháp luật tồn tại trong các quan hệ tư pháp
quốc tế.
c. Phạm vi xung đột pháp luật
Đối với các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
như hôn nhân, hợp đồng dân sự, thương mại… thì xung đột pháp luật sẽ nảy
sinh hầu hết trong các quan hệ này, tuy nhiên xung đột pháp luật sẽ không xảy
ra trong một số trường hợp đặc biệt do tính chất đặc thù của một số quan hệ.
Trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự, hành chính hay sở
hữu trí tuệ… không xảy ra xung đột pháp luật bởi vì:

6



- Các quan hệ về Hình sự, Hành chính mang tính hiệu lực lãnh thổ rất
nghiêm ngặt (quyền tài phán công gắn liền với chủ quyền lãnh thổ), bên cạnh
đó chúng không bao giờ có các quy phạm xung đột và tất nhiên cũng không
bao giờ cho phép áp dụng luật nước ngoài.
- Về các quan hệ sở hữu trí tuệ, với đặc điểm nổi bật là tính vô tính của
tài sản, nên tài sản trí tuệ phát sinh trên cơ sở pháp luật nước nào, yêu cầu bảo
hộ ở đâu thì chỉ được bảo hộ và chỉ bảo hộ được trong phạm vi nước đó mà
thôi. Vì vậy, đối với các quan hệ này không có xung đột pháp luật, do vậy
không thể áp dụng luật nước ngoài để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho một đối
tượng nào đó ở Việt Nam. Song, đối với các quan hệ hợp đồng có đối tượng
liên quan đến chuyển giao quyền đến sở hữu trí tuệ như hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng hoặc chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng sở hữu
trí tuệ; hoặc các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra được xem là các quan hệ hợp đồng, bồi
thường thiệt hại hay quan hệ dân sự bình thường và đều có xung đột pháp
luật..
d. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
Do mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau nên giải quyết xung đột
pháp luật cũng bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp giải
quyết xung đột là cách thức giải quyết vấn đề khi xảy ra tình huống có hai hay
nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể áp dụng để điều
chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế. Các phương pháp này bao gồm:
Thứ nhất, phương pháp thực chất. Phương pháp thực chất được hiểu là
phương pháp dùng quy phạm thực chất, trực tiếp điều chỉnh quan hệ mà
không cần qua khâu trung gian. Trong đó, quy phạm thực chất là quy phạm
pháp luật quy định cụ thể cách thức ứng xử của các chủ thể tham gia quan hệ,
trực tiếp điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quy phạm thực chất
gồm hai loại: quy phạm thực chất thống nhất (nằm trong các điều ước quốc
tế) và quy phạm thực chất thông thường (nằm trong hệ thống pháp luật quốc
7



gia). Xuất phát từ định nghĩa cũng như thực tiễn áp dụng, có thể thấy rằng
phương pháp này được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất trong việc giải
quyết xung đột pháp luật. Bởi lẽ, nó áp dụng quy phạm thực chất – quy phạm
mà có thể áp dụng ngay mà không cần dẫn chiếu đến bất kỳ pháp luật của
nước nào. Hay nói cách khác, phương pháp này có thể giải quyết nhanh
chóng, kịp thời lại đơn giản hơn, tránh được những khó khăn trong quá trình
giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có quy phạm thực
chất trong nội dung của điều ước quốc tế hay không phải lĩnh vực nào cũng có
điều ước quốc tế điều chỉnh.
Thứ hai, phương pháp xung đột. Đây là phương pháp mà nhà nước dùng
để xác định các quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật cụ thể
sẽ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của tư pháp quốc tế. Quy phạm
xung đột là quy phạm xác định pháp luật nước nào cần phải áp dụng để giải
quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ
thể. Cũng như quy phạm thực chất, quy phạm xung đột cũng gồm quy phạm
xung đột thống nhất quà quy phạm xung đột thông thường. Phương pháp
xung đột là phương pháp gián tiếp bởi nó chỉ xác định hệ thống pháp luật nào
sẽ được áp dụng giải quyết xung đột chứ không có quy phạm cụ thể để giải
quyết vấn đề trực tiếp. Như vậy, so với phương pháp thực chất, phương pháp
này không yêu cầu thời gian trong việc xây dựng các quy phạm thực chất, hay
chính là việc xây dựng quy phạm xung đột đơn giản, dễ dàng hơn. Nhưng
nhược điểm của phương pháp này chính là sự phức tạp trong việc áp dụng vào
thực tiễn khi nó đòi hỏi người áp dụng phải hiểu rõ và vận dụng đúng các quy
phạm xung đột.
Thứ ba, áp dụng tập quán quốc tế hay “pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội tương tự”. Phương pháp áp dụng tập quán quốc tế hay “pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội tương tự” sẽ được cân nhắc sử dụng trong trường
hợp không có cả quy phạm thực chất cũng như quy phạm xung đột. Phương

pháp này được áp dụng trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của
8


pháp luật quốc gia cũng như phù hợp với đường lối, chính sách đối ngoại của
nhà nước. Có thể thấy rằng, tuy không phổ biến như hai phương pháp trên
nhưng trong những trường hợp nhất định – khi không thể áp dụng được
phương pháp thực chất cũng như phương pháp xung đột thì phương pháp này
là sự lựa chọn tất yếu để giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế.
II.

Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý phức tạp và độc đáo

1. Tính độc đáo
Thứ nhất, xung đột pháp luật là một hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc
tế. Xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài (theo nghĩa rộng). Trong các ngành luật như: Luật Lao động, Luật Dân
sự, Luật Hôn nhân và gia đình...không có yếu tố nước ngoài tham gia thì các
quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực này được điều chỉnh một cách đơn giản
và trực tiếp thông qua các quy phạm pháp luật cụ thể. Do vậy không xảy ra
hiện tượng xung đột pháp luật. Đối với các ngành luật như Luật hành chính,
Luật Hình sự,...cũng không xảy ra xung đột pháp luật vì những ngành luật này
mang tính hiệu lực lãnh thổ rất nghiêm ngặt, hay nói cách khác là quyền tài
phán công có tính chất lãnh thổ chặt chẽ. Chính vì vậy mà khi quan hệ xã hội
thuộc đối tượng điều chỉnh của những ngành luật này phát sinh thì sẽ không
có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời có thể áp dụng để
điều chỉnh quan hệ đó.
Chỉ có trong tư pháp quốc tế mới có xung đột pháp luật vì chỉ khi các quan
hệ tư pháp quốc tế xảy ra thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp
luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh quan hệ đó và làm nảy sinh yêu cầu

về chọn luật áp dụng nếu trong trường hợp không có quy phạm thực chất
thống nhất.
Quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết quan hệ pháp luật. Thông
thường, quy phạm sẽ trực tiếp giải quyết quan hệ pháp luật phát sinh, tuy
nhiên, quy phạm xung đột không giống như vậy. Nó chỉ có nhiệm vụ dẫn
9


chiếu tới luật thực chất của quốc gia mà ở đó có các quy định thực tế giải
quyết quyền và phân định nghĩa vụ của các bên trong quan hệ. Các quy định
đó cũng là nền tảng để giải quyết các tranh chấp khi chúng phát sinh.
Thứ hai, xung đột pháp luật vừa có những mặt tiêu cực, hạn chế vừa có
những mặt tích cực.Mỗi quốc gia trên thế giới có hệ thống pháp luật khác
nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Khi xảy ra xung đột pháp luật thì vấn đề
quan trọng nhất cần phải giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật
đó để áp dụng giải quyết quan hệ pháp luật trên. Trong giai đoạn chọn luật
của quốc gia nào để áp dụng, tòa án phải xem xét để lựa chọn hệ thống pháp
luật nào là phù hợp. Do vậy thời gian giải quyết vấn đề sẽ bị kéo dài. Các bên
liên quan phải đợi thời gian giải quyết vụ việc nên quyền cũng như lợi ích hợp
pháp của họ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nhờ vào việc tiếp cận các hệ thống pháp luật khác thông qua
việc giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật sẽ giúp cho quốc gia nhận ra
những điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống pháp luật nước nhà. Từ đó, có
những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật trong nước.
2. Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lí phức tạp
a. Phức tạp trong các hệ thuộc luật trong tư pháp quốc tế
Hệ thuộc luật là một bộ phận cấu thành của quy phạm xung đột. Đây là
phần chỉ ra hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan
hệ liên quan. Để áp dụng quy phạm xung đột một cách đúng đắn và đầy đủ,
cần phải biết rõ về các loại hệ thuộc cơ bản. Hiện tại tư pháp quốc tế có một

số loại hệ thuộc cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thuộc luật nhân thân.Luật nhân thân thường được áp dụng
trong các mối quan hệ liên quan đến nhân thân của con người như các quan hệ
về năng lực pháp luật và năng lực hành vi, các quan hệ về hôn nhân, gia đình,
thừa kế động sản. Luật nhân thân tồn tại dưới hai dạng sau:
10


- Hệ thuộc luật quốc tịch. Về nguyên tắc, mỗi cá nhân đều có mối quan
hệ pháp lý mật thiết với một nhà nước, sẽ được hưởng những quyền và sự bảo
hộ của quốc gia, cũng như phải chịu những nghĩa vụ pháp lý mà quốc gia quy
định. Do đó, cá nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì sẽ chịu sự điều
chỉnh của hệ thống pháp luật quốc gia đó. Loại hệ thuộc này phổ biến tại các
quốc gia theo hệ thống luật Civil Law, Việt Nam cũng áp dụng hệ thuộc này.
Ví dụ, khoản 1 Điều 673 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc
tịch.” Tuy vậy, có những trường hợp dấu hiệu quốc tịch không rõ ràng như
trường hợp cá nhân không có quốc tịch, thôi quốc tịch mà chưa có quốc tịch
mới, đương nhiên mất quốc tịch không áp dụng được hệ thuộc luật quốc tịch
mà phải áp dụng các hệ thuộc khác. Ngoài ra, trong trường hợp đa quốc tịch,
thưởng quốc tịch, người ta sẽ sử dụng thêm mối liên hệ mật thiết để xác định
quốc tịch, đó là quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân chủ yếu, quan hệ nơi cư trú
của đương sự đa quốc tịch.
- Hệ thuộc luật nơi cư trú. Luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật
sẽ là pháp luật của nơi đương sự cư trú. Nơi cư trú phải hợp pháp, bảo đảm
tính ổn định lâu dài hình thức giấy chứng nhận, giấy phép cư trú lâu dài. Các
quốc gia thuộc hệ thống luật án lệ ( Anh- Mỹ ) thường áp dụng hệ thuộc luật
nơi cư trú. Ở Việt Nam, Điều 682 BLDS năm 2015 quy định: “Giám hộ được
xác định theo pháp luật của nước nơi người được giám hộ cư trú”. Đây là hệ
thuộc cực kỳ quan trọng do yếu tố nhân thân thường đóng vai trò chủ đạo

trong phần lớn các quan hệ tư pháp quốc tế.
Thứ hai, hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân. Pháp nhân sẽ được hưởng
những quyền và sự bảo hộ của quốc gia, cũng như phải chịu những nghĩa vụ
pháp lý mà quốc gia quy định (thuế, tài chính, trưng dụng trưng thu trang thiết
bị cho những trường hợp khẩn cấp … )
Pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì đương nhiên sẽ chịu sự
điều chỉnh của quốc gia đó. Quốc tịch của pháp nhân có thể được xác định
thông qua: nơi đăng ký thành lập; nơi đóng trụ sở của pháp nhân; nơi tiến
hành các hoạt động kinh doanh chính của pháp nhân; nơi có phần lớn tài sản
11


của pháp nhân. Tại khoản 1 Điều 676 BLDS 2015 của Việt Nam quy định:
“Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp
nhân thành lập.”
Thứ ba, hệ thuộc luật nơi có tài sản.Là hệ thống pháp luật của nước nơi tài
sản tồn tại, tức là cách thức áp dụng pháp luật dựa vào yếu tố tài sản, khách
thể của quan hệ đang được xem xét: tài sản nằm ở đâu thì áp dụng pháp luật ở
nơi đó để giải quyết. Hệ thuộc luật này được áp dụng chủ yếu cho các quan hệ
có liên quan trực tiếp đến tài sản và quyền tài sản: quan hệ sở hữu, quan hệ
thừa kế, phân chia tài sản trong hôn nhân gia đình. Ví dụ: khoản 1 Điều 678
BLDS năm 2015: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu
và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có
tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Thứ tư, hệ thuộc luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn.Đây là hệ thống
pháp luật của nước mà các bên trong hợp đồng quốc tế thỏa thuận lựa chọn
dựa vào ý chí và sự định đoạt của các bên. Sự lựa chọn này phải thỏa mãn
một số yêu cầu thì mới được pháp luật thừa nhận như: không được nhằm mục
đích lẫn tránh pháp luật; không được trái với quy định pháp luật quốc gia của
các bên, các điều ước quốc tế mà các quốc gia của các bên là thành viên; hệ

thống pháp luật được lựa chọn phải là luật có giá trị pháp lý và có chức năng
điều chỉnh phải thỏa mãn nguyên tắc tự do tự nguyện cam kết thỏa thuận. Ví
dụ: khoản 1 Điều 683 BLDS năm 2015 quy định: “Các bên trong quan hệ
hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ
trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên
không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên
hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.”
Thứ năm, hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi.Nguyên tắc áp dụng pháp
luật để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến các quan hệ có yếu tố
nước ngoài sẽ dựa vào nơi hành vi tương ứng trong quan hệ được thực hiện.
Điều kiện để áp dụng hệ thuộc này là quan hệ phải có hành vi được thực hiện.
Vì hành vi có nhiều loại nên hệ thuộc luật này cũng có nhiều dạng cụ thể khác
12


nhau, đó là: hệ thuộc luật nơi kí kết hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng, nơi
thực hiện nghĩa vụ, nơi tiến hành kết hôn.
Thứ sáu, hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại Hệ thống pháp luật
của nước nơi hành vi gây thiệt hại xảy ra sẽ được áp dụng để giải quyết vấn
đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hành vi gây thiệt hại ở
đâu thì hệ thống pháp luật ở đó sẽ được áp dụng. Ví dụ: khoản 1 Điều 687
BLDS năm 2015: “Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho
việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát
sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.” Theo đó, tòa án khi xét
xử vụ án sẽ áp dụng pháp luật theo thứ tự ưu tiên, lần lượt là pháp luật do các
bên lựa chọn, pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả.
Thứ bảy, hệ thuộc luật tòa án. Dựa vào nơi có tòa án và cơ quan có thẩm
quyền giải quyết vụ việc: tòa án quốc gia nào thì áp dụng pháp luật quốc gia
đó để giải quyết. Tức là, tòa án quốc gia nào xét xử thì sẽ áp dụng pháp luật tố

tụng (luật hình thức) của quốc gia đó để giải quyết. Nhưng cũng có những
trường hợp ngoại lệ không áp dụng luật tố tụng của nước có tòa án khi: việc
cho phép áp dụng luật tố tụng nước ngoài được ghi nhận trong điều ước quốc
tế hoặc trong pháp luật quốc gia; hoặc khi luật trong nước có quy định năng
lực hành vi tố tụng dân sự xác định theo sự lựa chọn giữa luật tòa án và luật
nhân thân.
b. Phức tạp trong phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật như đã nhắc đến ở trên là cách
thức giải quyết vấn đề khi có tình huống hai hay nhiều hệ thống pháp luật của
các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ tư
pháp quốc tế. Do đó, cần phải chọn luật áp dụng dựa trên những nguyên tắc
nhất định, chứ không thể tự do, tùy ý, tùy tiện. Điều này có nghĩa là việc lựa
chọn hệ thống pháp luật nào để áp dụng sẽ không phụ thuộc vào chủ quan ý

13


chí của toà án có thẩm quyền, hoặc sẽ không phụ thuộc vào ý chí của các bên
tham gia quan hệ.
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế rất đặc biệt là luôn có yếu tố
nước ngoài, do đó, không một quốc gia nào có thể đơn phương ban hành các
quy định pháp luật giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Chính đối tượng
điều chỉnh đặc thù này của tư pháp quốc tế có ý nghĩa quyết định đến phương
pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế: phương pháp thực chất và phương pháp
xung đột. Mặc dù phương pháp xung đột có những hạn chế nhất định nhưng
có thể nói đây là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của tư pháp quốc tế vì cả
lý luận và thực tiễn đã chứng minh việc xây dựng quy phạm xung đột, kể cả
quy phạm xung đột thống nhất trong các điều ước quốc tế là dễ dàng hơn việc
xây dựng các quy phạm thực chất.

c. Phức tạp trong một số vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến việc
áp dụng pháp luật nước ngoài
Một là, lẩn tránh pháp luật. Lẫn tránh pháp luật là hiện tượng các đương
sự đã bằng hành vi của mình như thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư trú, hoặc
chuyển hóa tài sản…để đạt được mục đích là áp dụng hệ thống pháp luật có
lợi nhất cho mình. Ví dụ: trong quan hệ hôn nhân, công dân Việt Nam 16 tuổi
sang Mỹ để tiến hành kết hôn. Hành vi này tuy mang lại lợi ích trước mắt cho
chủ thể liên quan nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng: làm cho tác
dụng điều chỉnh của pháp luật bị vô hiệu, luôn bị xem là hành vi bất hợp pháp
và các quốc gia thường áp dụng các biện pháp chế tài như phủ nhận, xử lý
hành chính, vô hiệu hóa toàn bộ hậu quả pháp lý của hành vi, thậm chí trách
nhiệm hình sự.
Hai là, dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.Việc dẫn
chiếu của quy phạm xung đột là chỉ ra hệ thống pháp luật cần áp dụng để điều
chỉnh một quan hệ pháp lí cụ thể. Hệ thống pháp luật được chỉ ra đó nhiều
trường hợp là luật nước ngoài. Vấn đề là hệ thống pháp luật nước ngoài được
14


dẫn chiếu tới, bao gồm cả các quy phạm xung đột hay chỉ bao gồm các quy
định trong phần luật thực định của nó mà thôi. Nếu chỉ dẫn chiếu đến phần
thực định của luật nước ngoài thì sẽ loại trừ hiện tượng dẫn chiếu ngược. Nếu
dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài trong đó bao gồm cả
phần luật xung đột thì sẽ xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến
pháp luật của nước thứ ba.
Ba là, bảo lưu trật tự công. Nội dung của bảo lưu trật tự công trong tư
pháp quốc tế là không áp dụng pháp luật nước ngoài nếu hậu quả của việc áp
dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam. Về lý luận, trật tự công là hệ thống các giá trị, lợi ích mà các quốc gia
mong muốn và ưu tiên bảo vệ, có thể là trật tự tôn giáo, chính trị, kinh tế, an

ninh, lợi ích chủ quyền quốc gia,..Tuy nhiên, trong thực tế, các tòa án rất e
ngại việc áp dụng pháp luật nước ngoài nên thường từ chối áp dụng pháp luật
nước ngoài bằng cách lạm dụng lý do bảo lưu trật tự công.
III.

Liên hệ thực tiễn

Sau đây là một vụ án về xung đột pháp luật được Viện pháp luật Singapore
(SAL) tổng hợp và đăng tải trên trang web của mình2:
Giữa ông Lee Chong Ming (đang sống ở Canada) cùng những nguyên đơn
khác là cổ đông của ty Laiden – công ty mẹ của Công ty TNHH Câu lạc bộ
Thượng Hải Thái Bình Dương (SPC) thành lập tại Trung Quốc. Để tìm kiếm
nguồn hỗ trợ tài chính thực hiện dự án, ông Lee đã gặp gỡ ông John Shih (bị
đơn) và đi tơi ký kết 1 hợp đồng tài chính được soạn thảo bằng tiếng Trung
Quốc, trong đó có những điều khoản như sau:
- Để tạo thuận lợi cho việc vay nhân dân tệ tại Ngân hàng Công thương
Trung Quốc chi nhánh Thượng Hải ("ICBC Shanghai") của SPC, bên bị đơn
đặt cọc 1 khoản tiền trị giá 6 triệu USD tại ngân hàng Hoa Kỳ (US Bank) để
đảm bảo cho khoản vay.
2

/>
15


- Bên nguyên đơn sử dụng 20 triệu cổ phiếu tại công ty Laiden nhằm
đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Bên bị đơn sẽ nhận số cổ phiếu này sau 30 ngày kể
từ ngày công ty SPC vi phạm nghĩa vụ trả nợ.
- Bất kỳ tranh chấp phát sẽ được các bên giải quyết thông qua tham vấn,
nhưng nếu việc tham vấn đó thất bại, tranh chấp sẽ được chuyển tới Ủy ban

Trọng tài Kinh tế và Thương mại Quốc tế (CIETAC) để giải quyết thông qua
trọng tài.
Sau đó, các bên còn ký thêm hiệp định bổ sung ba bên giữa ông Lee, SPC,
bị đơn, theo đó, số tiền 6 triệu USD gửi vào ngân hàng US Bank sẽ được thay
bằng 3 tín thư dự phòng trị giá lần lượt là 4 triệu USD và 1 triệu USD cùng 1
triệu USD tiền mặt.
Tuy nhiên, sau khi đến hạn Công ty SPC không thể hoàn thành nghĩa vụ
trả nợ, nên vào ngày 25/6/2004 ngân hàng Ngân hàng ICBC Thượng Hải đã
thực hiện thủ tục để thu hồi 2 khoản tín thư dựa phòng trị giá 5 triệu USD tại
US Bank.
Vào ngày 24/4/2006, các luật sư của bị đơn đã gửi một thư yêu cầu tới
nguyên đơn theo yêu cầu của từng văn bản trong tổng số tiền thanh toán của
họ là 4.623.999,97 USD. Số tiền này là số tiền mà bị đơn trả cho Ngân hàng
Hoa Kỳ sau khi đã tính lại số tiền 404.435,57 đô la Mỹ mà ICBC Shanghai trả
lại, cũng như các khoản phí ngân hàng phát sinh do bị đơn liên quan đến thỏa
thuận tài trợ.
Tuy nhiên, phía nguyên đơn không đồng ý, ông Lee đã yêu cầu trọng tài
CIETAC giải quyết và được chấp thuận trong ngày 15/5/2006. Trong trường
hợp này, các bên cho rằng có ba hệ thống pháp luật điều chỉnh là hệ thống
pháp luật của Mỹ, Trung Quốc và Singapore. Như vậy, ở đây đã có sự xung
đột pháp luật. Trước tiên, trước tiên, đối với luật điều chỉnh của Chứng thư ở
tòa án, khi áp dụng các nguyên tắc luật xung đột Singapore, Thẩm phán cho
rằng luật pháp Hoa Kỳ là luật điều chỉnh của Chứng thư. Quyết định đó dựa
trên những lý do sau:
16


Luật pháp Trung Quốc không phải là luật điều chỉnh. Điều này là do Deed
được soạn thảo bằng tiếng Anh, trong khi hợp đồng năm 2003 và các hiệp
định bổ sung được soạn thảo bằng tiếng Trung. .

Luật Singapore cũng không phải là luật điều chỉnh. Chỉ có duy nhất mối
liên hệ giữa Deed và Singapore là quốc tịch của những người kháng cáo như
các công ty Singapore. Mặc dù Deed phải được thi hành ở Singapore chống
lại những người kháng cáo, nó sẽ được thi hành tại Canada đối với ông Lee.
Bên bị đơn (người thụ hưởng Chứng Thư) được thành lập ở Mỹ. Người
phát hành thư tín dụng dự phòng (Ngân hàng Hoa Kỳ) cũng ở Hoa Kỳ, và đó
cũng là nơi ông Lee có quốc tịch của mình. Các loại tiền tệ của các nghĩa vụ
có trong Deed là đồng đô la Mỹ. Hơn nữa, nghĩa vụ của người nộp đơn đối
với Ngân hàng Hoa Kỳ, là chủ thể của Chứng thư, phải được điều chỉnh bởi
luật Hoa Kỳ nói chung hoặc luật pháp của một quốc gia Hoa Kỳ cụ thể.
Như vậy, ở đây, Thẩm phán đã sử dụng phương pháp xung đột, bằng việc
nghiên cứu các nguyên tắc luật xung đột Singapore, ông đã dẫn chiếu sang
pháp luật Hoa Kỳ và lấy đó làm cơ sở giải quyết vụ việc.
C. PHẦN KẾT THÚC
Như vậy, bằng những phân tích trên, có thể nhận thấy, xung đột pháp luật
không những là một hiện tượng phức tạp, độc đáo mà còn hết sức thú vị. Việc
nghiên cứu, tìm hiểu và tìm cách giải quyết hiện tượng này ngoài việc giải
quyết những tranh chấp trước mặt còn có ý nghĩa rất to lớn đối với hệ thống
pháp luật quốc gia, đặc biệt là những quốc gia như Việt Nam: Trong quá trình
giao lưu kinh tế, thương mại với các bạn hàng, cần có sự chuẩn bị về mặt
pháp lý nhằm tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có, đồng thời đảm
bảo cho quyền và lợi ích của bản thân, tránh tình trạng bị lừa dối trục lợi, gây
hao phí tiền của.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư
pháp, Hà Nội, 2017.
17


2. Bộ luật Dân sự 2015 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

3. Trang web: singaporelaw.sg.

18



×