Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN RẠCH GỐC HUYỆN NGỌC HIỂN – TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2030; TỶ LỆ 1/5.000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470 KB, 60 trang )

Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN RẠCH
GỐC HUYỆN NGỌC HIỂN – TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM
2030; TỶ LỆ 1/5.000

+ Cơ quan phê duyệt: UBND TỈNH CÀ MAU

Kèm theo Quyết định số

/QĐ-UBND ngày

tháng

năm 2014

+ Cơ quan thẩm định: SỞ XÂY DỰNG CÀ MAU

Kèm theo Báo cáo thẩm định số:868/TĐQH-SXD ngày 02 tháng 7 năm 2014

+ Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: UBND HUYỆN NGỌC HIỂN

Kèm theo Tờ trình số: 62/TTr-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2014

1



Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN RẠCH GỐC
HUYỆN NGỌC HIỂN – TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2030.
TỶ LỆ 1/5.000

+ Chủ nhiệm đồ án quy hoạch :

Kts. Mã Tài Hữu.

+ Chủ trì các bộ môn:
-KINH TẾ-KIẾN TRÚC:

Kts Nguyễn Hùng Cường

-GIAO THÔNG:

Ks Phạm Cao Cường

-CBKT ĐẤT XÂY DỰNG: Ks Nguyễn Thanh Bình
-CẤP NƯỚC:

Ks Nguyễn Thanh Bình

-THOÁT NƯỚC:

Ks Nguyễn Thanh Bình


-CẤP ĐIỆN:

Ks Hà Trang Tuấn Khải

-THÔNG TIN LIÊN LẠC: Ks Nguyễn Thanh Hiếu
-ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CL: Ks. Trương Viễn Kiều
+ Quản lý kỹ thuật:
-KINH TẾ-KIẾN TRÚC:

Kts Nguyễn Hùng Cường

-HẠ TẦNG KỸ THUẬT:

Ks Phạm Cao Cường

TP. Cà Mau, ngày tháng 6 năm 2014.
Công ty cổ phần Kiến trúc- Xây dựng AC
Giám Đốc

Nguyễn Hùng Cường

2


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

PHẦN MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU VÀ CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1. Giới thiệu chung
- Phía bắc Huyện Ngọc Hiển giáp với huyện Năm Căn, với sông Cửa Lớn là

ranh giới tự nhiên giữa hai huyện. Ba phía Đông, Tây và Nam đều giáp với biển.
Huyện Ngọc Hiển là nơi có Mũi Cà Mau và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
- Huyện Ngọc Hiển là huyện tận cùng của đất nước Việt Nam, có diện tích tự
nhiên 732,24 km2, Phía Bắc giáp huyện Năm Căn, Phía Tây, Đông và Nam đều giáp
biển, dân số năm 2010 dự kiến là 81.614 người, số hộ gia đình là 19.619 hộ. Huyện
được chia thành 7 đơn vị hành chính (6 xã và 1 thị trấn): Tân Ân, Tân Ân Tây, Tam
Giang Tây, Viên An, Viên An Đông, Đất Mũi và thị trấn Rạch Gốc. Năm 2010 dân số
tại Thị Trấn Rạch Gốc là 11.167 người.
- Khu vực Đất Mũi Cà Mau là điểm cuối cùng của tuyến đường Hồ Chí Minh
thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ
sinh quyển thế giới.
- Vùng phía nam của tỉnh Cà Mau trong đó trọng tâm là huyện Ngọc Hiển là
khu vực cuối, là điểm đến của hành lang kinh tế phía Nam của tiểu vùng kinh tế Mê
Kông mở rộng.
- Trung tâm huyện Ngọc Hiển nằm tại ngã ba sông Rạch Gốc và sông Đường Kéo,
huyện Ngọc Hiển nằm trong hành lang phát triển của tuyến đường Hồ Chí Minh nối dài từ
Năm Căn đến Mũi Cà Mau, đồng thời huyện Ngọc Hiển nằm trong hành lang ven biển Đông,
là vùng chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau. Theo tuyến hành lang này, thị trấn
Rạch Gốc là đô thị ven biển Đông, liên kết với các đô thị quan trọng khác dọc theo tuyến
đường đê biển Tây, đường Hồ Chí Minh như khu kinh tế Năm Căn.. Vì vậy huyện Ngọc Hiển
có điều kiện phát triển kinh tế nội địa, kinh tế biển và có điều kiện liên kết phát triển với các
địa phương khác trong tỉnh Cà Mau.

2. Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị
2.1. Đồ án phê duyệt năm 2004:
Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thị trấn Rạch Gốc đến năm 2020 đã được Ủy
ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 47/QĐ-CTUB ngày 28/01/2004.
Đồ án quy hoạch chung đô thị Rạch Gốc đến năm 2020 đã được thực hiện gần 10 năm,
theo luật xây dựng đã đến thời điểm cần phải được rà soát, đánh giá, điều chỉnh cho phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh Cà Mau. Thời hạn điều

chỉnh quy hoạch chung lần này được xác định đến năm 2030.
2.2. Những chủ trương, chính sách tác động đến định hướng chiến lược
phát triển đô thị:
Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012 - 2020;
Quyết định số 407/QĐ-CTUB ngày 12/3/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà
Mau phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển
tỉnh Cà Mau thời kỳ đến năm 2020;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau tại công văn số 3157/UBNDXD ngày 06/7/2012 về việc lập điều chỉnh quy hoạch trung tâm huyện lỵ Ngọc Hiển;
3


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

Điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển nhằm đảm
bảo đáp ứng về Biến đổi khí hậu có tác động đến quá trình định hướng phát triển Thị
trấn Rạch Gốc trở thành đô thị loại IV vào năm 2025;
2.3.Những động lực mới phát triển đô thị:
Quyết định số 544/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chủ tịch UBND
tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Ngọc Hiển đến năm 2020.
Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh;
Công văn số 6541/VPCKTN ngày 24/8/2012 của văn phòng Chính phủ về việc
bổ sung cảng Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau vào Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển
Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển là do thay
đổi chức năng sử dụng đất của đồ án quy hoạch và các dự án dự kiến triển khai trên địa
bàn phù hợp với yêu cầu phát triển như:
+ Dự án đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 1A) đi qua trung tâm Thị trấn Rạch Gốc

và chạy dọc theo Biển Đông về Khai Long – Đất Mũi; dự án cầu qua rạch Đường Kéo
về Tân Ân và cầu qua khu dân cư Đầu Voi Dá về Tam Giang Tây.
+ Dự án công viên tượng đài chiến thắng Vàm Lũng; nhà bia ghi danh các anh
hùng Liệt Sĩ; khu vực xây dựng các trụ sở, các cơ quan ngành dọc; dự án khu hành
chính Thị Trấn bố trí mới về phía đường Hồ Chí Minh; dự án khu tiểu thủ công
nghiệp, dự án khu dịch vụ hậu cần nghề cá; khu thương mại và chợ trung tâm.
+ Nhiều dự án đầu tư quy hoạch, công trình xây dựng làm thay đổi lớn bố cục
không gian, định hướng phát triển đô thị so với quy hoạch chung được duyệt năm 2004.
- Định hướng phát triển Thị trấn Rạch Gốc trở thành đô thị loại IV vào năm 2025;
- Tốc độ tăng trưởng dân số, tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh so với dự báo.
- Kế thừa những thành quả đã đạt được, nhằm khắc phục những hạn chế hiện
nay trong quản lý và phát triển đô thị;
- Phát triển ngành đánh bắt, công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, cụm công
nghiệp địa phương;
- Phát triển thương mại dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản sinh thái, phát triển du lịch sinh thái.
Những nhân tố này tạo cho Thị trấn Rạch Gốc có tốc độ phát triển đô thị cao,
thu hút đầu tư rất mạnh. Đồ án cũ quy hoạch trung tâm huyện Ngọc Hiển năm 2004
không còn đáp ứng nhu cầu phát triển về nhiều mặt như: Quy mô dân số, các yêu cầu
phát triển đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, VSMT, v.v…
Xuất phát từ các lý do trên, việc nghiên cứu lập Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể
trung tâm huyện lỵ Ngọc Hiển, làm cơ sở cho việc quản lý quy hoạch đô thị, đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng, lập kế hoạch quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên thiên
nhiên, nhân văn hợp lý nhằm nâng cao chất lượng phát triển kinh tế-xã hội và thích
ứng với tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng, góp phần thúc đẩy nhanh chóng
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện Ngọc Hiển.
4


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau


3. Mục tiêu, quan điểm và yêu cầu phát triển đô thị đối với khu vực quy
hoạch
3.1. Quan điểm quy hoạch:
- Rà soát các nội dung của đồ án quy hoạch đã được UBND tỉnh Cà Mau phê
duyệt năm 2004 để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội hiện
nay của huyện Ngọc Hiển.
- Điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển phải phù
hợp với đường lối chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước; với Quy hoạch
xây dựng Vùng, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của huyện và Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ huyện Ngọc Hiển.
- Phát triển hạ tầng trên cơ sở phát huy tổng hợp nguồn lực của mọi khu vực
kinh tế, trong đó Phát triển kết cấu hạ tầng gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội và bảo
vệ quốc phòng an ninh và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên địa bàn
theo từng giai đoạn phù hợp với qui mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và từng
ngành, lĩnh vực.
- Phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, cân
bằng sinh thái, bảo tồn di sản và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
3.2 Mục tiêu quy hoạch:
- Định hướng về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, phát triển hệ thống cơ
sở hạ tầng kỹ thuật tại khu vực, làm cơ sở lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây
dựng (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2.000
- Hình thành một tổng thể phát triển phù hợp Quy hoạch Tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội của huyện Ngọc Hiển đến năm 2020.
- Cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau về thay đổi cơ cấu
phân khu chức năng trong khu trung tâm huyện Ngọc Hiển.
- Xác định các tiền đề, động lực và dự báo phát triển của Thị trấn, trên cơ sở
đó điều chỉnh phương án phát triển không gian cảnh quan, sử dụng đất, hệ thống hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất
đai, tối ưu hóa các nguồn lực tài chính, nhân lực, thị trường, văn hóa..làm cơ sở để

chính quyền địa phương phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, an
ninh quốc phòng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
- Làm cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương và các tổ chức, đơn vị triển
khai quy hoạch chi tiết các khu vực, lập các dự án đầu tư trên dịa bàn thị trấn theo
quy định, là công cụ pháp lý để chính quyền các cấp quản lý đầu tư xây dựng theo
quy hoạch; kiểm soát phát triển và quản lý đô thị; đề xuất các chương trình đầu tư và
dự án ưu tiên phát triển.
3.3 Yêu cầu phát triển đô thị:
- Phối hợp đồng bộ với các dự án đã và đang triển khai thực hiện trong khu
trung tâm huyện lỵ Ngọc Hiển và phù hợp với yêu cầu phát triển chung của ngành;
Đảm bảo mối liên hệ vùng và gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - Xã hội của đô thị bền
vững;
- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở trung tâm huyện theo tiêu chuẩn
đô thị loại IV vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
5


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

- Quy hoạch điều chỉnh phải đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật, đồng
thời phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải.
- Các giải pháp quy hoạch sử dụng đất đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng
đất hổn hợp, đảm bảo tính linh hoạt và năng động cho nhu cầu phát triển của đô thị.
- Đề xuất cấu trúc tổ chức không gian đô thị.
4. Các căn cứ pháp lý lập quy hoạch:
4.1. Các căn cứ pháp lý:
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội khóa XII;
Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch đô thị;
Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không

gian kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không
gian xây dựng ngầm đô thị;
Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012 - 2020;
Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng Quy định hồ sơ
của từng loại quy hoạch đô thị;
Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh
giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn nội
dung thiết kế đô thị;
Quyết định số 1037/QĐ-UBND, ngày 17/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà
Mau về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế điều chỉnh quy hoạch chung Thị Trấn Rạch Gốc
– huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 544/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chủ tịch UBND
tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngọc
Hiển đến năm 2020;
Quyết định số 47/QĐ-CTUB ngày 28/01/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể Trung tâm huyện lỵ Ngọc Hiển;
Công văn số 3175/UBND-XD Ngày 06/7/2012 của UBND tỉnh Cà Mau về việc
lập điều chỉnh Quy hoạch trung tâm huyện lỵ Ngọc Hiển;
Công văn số 487/UBND Ngày 11/7/2012 của UBND huyện Ngọc Hiển về việc
giao nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch trung tâm huyện lỵ Ngọc Hiển;
Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
ban hànhQuy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng (QCXDVN 01:
2008/BXD)

6



Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

4.2. Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngọc Hiển đến năm
2020;
- Các quy hoạch chuyên ngành của huyện Ngọc Hiển;
- Các dự án đầu tư có liên quan;
- Bản đồ địa hình huyện Ngọc Hiển (1/50.000, 1/100.000);
- Các bản đồ hành chính, mạng lưới giao thông, công nghiệp, du lịch huyện Ngọc
Hiển;
- Niên giám thống kê năm 2010, 2011, 2012;
- Các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên và hiện trạng;
- Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu quy hoạch chung đô thị, tỷ lệ 1/5.000.
PHẦN THỨ NHẤT
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

1. Phạm vi nghiên cứu và vị trí khu đất
1.1 Vị trí địa lý huyện Ngọc Hiển:
- Địa bàn huyện Ngọc Hiển là một bán đảo, chỉ có phía bắc tiếp giáp với huyện
Năm Căn, Sông cửa lớn, còn lại có 3 mặt tiếp giáp biển với chiều dài bờ biển là 98 km.
Trên vùng biển của huyện còn có cụm đảo Hòn Khoai cách đất liền khoảng 14 km
(Hòn Đá lẻ có toạ độ 8o22’8” vĩ độ Bắc và 104o52’4” độ kinh Đông, là toạ độ điểm
chuẩn đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam).
Huyện Ngọc Hiển chỉ tiếp giáp với huyện Năm Căn, nhưng hiện tại và trong
thời gian tới 2 huyện này sẽ có sự tác động hỗ trợ phát triển về nhiều mặt, nhất là sự
liên kết phát triển theo tuyến trục quốc lộ 1A nối dài. Phía bắc của huyện Ngọc Hiển
tiếp giáp với các khu vực kinh tế động lực của huyện Năm Căn như thị trấn Năm Căn,
cảng Năm Căn, khu công nghiệp Năm Căn, khả năng liên kết tuyến du lịch sinh thái từ
Ngọc Hiển đến khu vực Lâm ngư trường 184.
Với vị trí địa lý như vậy, huyện Ngọc Hiển có khả năng phát triển mạnh kinh tế

biển, kinh tế du lịch sinh thái, và du lịch biển đảo. Đồng thời huyện Ngọc Hiển có vai
trò đặc biệt quan trọng về nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển
Tây Nam của Tổ quốc.
1.2 Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch:
- Bao gồm toàn địa giới Thị trấn Rạch Gốc với diện tích 4.802,21 ha. Vị trí khu
đất điều chỉnh quy hoạch nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển không gian đô thị
đến năm 2030, khu đất dọc theo sông Rạch Gốc, khu Trung tâm huyện được kết nối từ
ngã ba kênh số 3 đến ngã ba rạch Đường Kéo hình thành nên 2 cực của khu trung tâm
với quy mô 420526 ha và được xác định bởi ranh giới quy hoạch như sau:
+ Hướng Đông Bắc giáp sông Rạch Gốc.
+ Hướng Tây Nam giáp rừng phòng hộ Biển Đông.
+ Hướng Đông Nam giáp sông Rạch Gốc.
7


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

+ Hướng Tây Bắc giáp Đất rừng.
2. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Khí hậu thời tiết
Khí hậu thời tiết của huyện mang đặc trưng khí hậu gió mùa cận xích đạo với
nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm là 26,9oC.
Huyện Ngọc Hiển là địa bàn có lượng mưa cao nhất trong tỉnh cũng như trong
vùng đồng bằng sông Cửu Long (lượng mưa bình quân nhiều năm tại trạm Năm Căn là
2.176mm). Lượng mưa cao hơn về phía Tây Nam huyện ở khu vực Mũi Cà Mau (từ
Khai Long đến Mũi Cà Mau), với lượng mưa trung bình nhiều năm là 2.300mm, lượng
mưa giảm dần về phía Đông Bắc của huyện, tại khu vực tiếp giáp với huyện Năm Căn
có lượng mưa trung bình 2.200mm. Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng nhiều đến các hoạt
động kinh tế xã hội của huyện Ngọc Hiển là sự phân mùa rõ rệt (mùa khô và mùa

mưa) với 2 hướng gió thịnh hành khác nhau, tác động rõ nhất là đối với nghề khai thác
biển.
+ Mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió thịnh hành hướng Đông và
Đông Bắc, vận tốc trung bình từ 1,6 - 2,8m/s, trong mùa khô biển tương đối lặng, thời
tiết tốt, thuận lợi cho khai thác biển, nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh các hoạt động du
lịch…
+ Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, gió thịnh hành hướng Tây Nam, tốc độ
gió trung bình từ 1,8 - 4,5m, lượng mưa lớn, trong mùa mưa thỉnh thoảng xuất hiện áp
thấp gần bờ, giông, lốc, gió xoáy cấp 7- cấp 8, ảnh hưởng đối với nghề khai thác biển.
Chế độ mưa và gió thịnh hành theo mùa đã tác động đến các công trình hạ tầng
nghề cá, nhất là ở các đảo, hình thành nên các bến cá, bến neo đậu khác nhau để tàu
thuyền neo đậu phù hợp theo mùa.
2.1.2. Địa hình, địa chất, thuỷ văn
a. Địa hình: Do ranh giới phía bắc của huyện là sông Cửa Lớn và sông Bồ Đề
nên địa bàn huyện Ngọc Hiển bị tách biệt như một cù lao. Nhìn chung địa hình bằng
phẳng, nhưng bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch tự nhiên và kênh mương chằng
chịt, có nhiều con sông rất rộng (sông Cửa Lớn có chiều rộng từ 400 - 1.000m).
Cao trình trung bình từ 0,5 - 0,7m, thường xuyên ngập triều biển, riêng vùng
ven biển Đông có địa hình cao hơn (từ 1,2 - 1,5m).
b. Địa chất: Do hình thành từ các trầm tích biển trẻ nên nhìn chung nền đất yếu,
lớp bùn hữu cơ và sét hữu cơ dày từ 0,7 - 1,7m, lớp bùn sét dày 1,3 - 1,4m. Do các
công trình xây dựng nằm trực tiếp lên lớp bùn yếu nên cần có các giải pháp xử lý về
nền móng, chống lún và triệt tiêu lún, vì vậy suất đầu tư rất cao.
Khu vực đất rừng, bờ sông thường có nhiều lỗ mối, đây là một đặc điểm cần
chú ý khi xây dựng các đầm nuôi thuỷ sản, cần có giải pháp thi công thích hợp để
chống cạn nước đầm nuôi.
c. Thủy văn: Vùng Mũi Cà Mau là nơi có cả bờ biển phía Đông và phía Tây, vì
vậy chịu tác động trực tiếp của cả triều biển Đông (bán nhật triều không đều) và triều
biển Tây (nhật triều không đều). Thuỷ triều Biển Đông lớn, vào các ngày triều cường
biên độ triều vào khoảng 300 - 500cm, các ngày triều kém biên độ triều cũng đạt từ

8


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

180 - 220cm. Thuỷ triều phía Vịnh Thái Lan yếu hơn, biên độ triều lớn nhất khoảng
100cm. Mực nước triều hàng năm cao trùng với mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau). Trong thời kỳ có gió chướng có thể gây ra hiện tượng nước dâng. Thuỷ triều
trên sông Cửa Lớn tại Năm Căn có thời gian triều lên kéo dài 5 giờ 43 phút và thời
gian thuỷ triều xuống là 6 giờ 40 phút (chu kỳ triều 12 giờ 23 phút).
Độ mặn nước sông biến đổi theo mùa, mùa khô nước các sông có độ mặn cao
hơn, tuy nhiên đối với khu vực huyện Ngọc Hiển do gần sát biển nên sự chênh lệch độ
mặn nước sông giữa các mùa biến đổi không lớn như các vùng sâu trong nội địa.
Đặc điểm địa hình, thuỷ văn của huyện nói chung và vùng Đất Mũi nói riêng
thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ, du lịch sông nước, phát triển nuôi
trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn…
Tuy nhiên, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn cũng có những hạn chế khó
khăn đối với sự phát triển về cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông đường bộ, điều kiện
xây dựng công trình…
2.1.3. Vấn đề môi trường:
Những yếu tố môi trường có tác động chủ yếu ở huyện Ngọc Hiển hiện nay cũng như
trong thời gian tới là:
+ Lượng phèn trong đất thải ra môi trường nước: Trên 90% diện tích đất của huyện
Ngọc Hiển là đất phèn nhiễm mặn dưới dạng phèn tiềm tàng, vì vậy quá trình đào mới,
nạo vét kênh thuỷ lợi, đào kênh và đắp bờ trong các đầm nuôi tôm làm giải phóng và ôxy
hoá lớp phèn tiềm tàng thành phèn hoạt động gây ô nhiễm phèn nguồn nước.
+ Ô nhiễm dầu nhớt: Vùng biển huyện Ngọc Hiển có lượng tàu đánh bắt hải sản
lớn, đồng thời hiện nay và trong thời gian tới, phương tiện giao thông thuỷ vẫn là chủ
yếu, nếu chủ phương tiện và các cơ sở sửa chữa máy thuỷ không chú ý, thải nhớt cặn
ra sông gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Chất thải rắn và vệ sinh đô thị: Quá trình đô thị hoá vừa qua cũng như trong
những năm sắp tới ở huyện còn chậm, vì vậy lượng chất thải rắn tập trung không lớn.
Nhưng cũng cần chủ động trong khâu thu gom xử lý, nhất là khu trung tâm huyện.
Cùng với quá trình đô thị hoá tại khu trung tâm huyện cần đảm bảo các điều kiện vệ
sinh môi trường.
+ Vấn đề sạt lở đất: Tình trạng sạt lở ở các cửa sông, sạt lở nền các công trình,
nhà ở ven sông… đang diễn ra rất mạnh, khu vực ven biển Mũi Cà Mau cũng đang bị
xói lở (do sóng biển tác động), các giải pháp đầu tư vừa qua chưa mang lại hiệu quả.
+ Một lưu ý quan trọng là quá trình biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển
dâng cao, Ngọc Hiển sẽ là huyện chịu ảnh hưởng nặng, cần quan tâm và có giải pháp
trong quy hoạch.
2.1.4. Vấn đề thiên tai: Thị trấn Rạch Gốc, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của
bão. Loại hình thiên tai có tác động lớn đến đời sống người dân ở đây là sạt lở dọc
theo các triền sông, triều cường và biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Vấn đề sạt lở
thường xuyên xảy ra, hiện chưa có biện pháp khắc phục triệt để, các biện pháp khắc
phục hiện nay mới chỉ là di dân ra khỏi các vùng có nguy cơ sạt lở.
2.1.5 Cảnh quan thiên nhiên: Có cảnh quan sông rạch đẹp, ấn tượng, có đặc thù
của vùng sông rạch ngập nước, cảnh quan rừng ngập mặn ven biển, có bờ biển, đảo
9


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

Hòn Khoai, có lộ giao thông nối liền trung tâm huyện và Rạch Gốc, hệ sinh thái ngặp
mặn thích hợp phát triển du lịch sinh thái. Tại khu vực thiết kế quy hoạch có mật độ
dân cư thấp, xung quanh chủ yếu là rừng, đất vuông tôm. Tại khu vực trung tâm huyện
đã và đang hình thành các công trình công cộng, tượng đài...Tạo nên cảnh quan đặc
trưng của vùng sông nước.
2.2. Hiện trạng về phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế: Thu nhập bình quân năm 2012 là 11,2 triệu
đồng/người/năm, thấp hơn so với bình quân khu vực nông thôn của tỉnh Cà Mau
(12.732.000 đồng/người/năm).
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của thị trấn Rạch Gốc theo
hướng Ngư - Lâm - Nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
+ Ngư - Lâm - Nông nghiệp:
Thủy sản được xác định là thế mạnh phát triển kinh tế của thị trấn Rạch Gốc,
với tỷ trọng Ngư - Lâm - Nông nghiệp chiếm 55% tổng giá trị sản phẩm.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng được Đảng bộ quan tâm, nhân dân đồng thuận.
Thực hiện mô hình trồng đa cây, nuôi đa con, nhân dân đã phát triển diện tích
trồng màu, cây ăn trái trên bờ vuông tôm và phát triển đàn gia súc, gia cầm tăng thu
nhập cho gia đình.
Trong nuôi trồng thủy sản, thực hiện tốt mô hình nuôi tôm kết hợp với phát
triển rừng làm chủ đạo, có hiệu quả.
+ Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước được phát triển đáp ứng
tốt hơn nhu cầu phục vụ nhân dân.
Điện khí hóa nông thôn được quan tâm đầu tư, hiện nay có 2.613 hộ sử dụng
điện chiếm 95%. Hệ thống cấp nước sạch ở các cụm dân cư được cải thiện đáng kể, có
100% hộ dân trên địa bàn thị trấn sử dụng nước giếng khoan và nước nối mạng.
+ Thương mại, dịch vụ:
Thương mại, dịch vụ trong thời gian qua đã có nhiều bước phát triển đáng phấn
khởi, ngành nghề kinh doanh đa dạng, các sản phẩm mua bán ngày càng phong phú.
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Khu vực kinh tế nông nghiệp những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nổi
bật thực sự đóng vai trò thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển.
- Thủy sản được xác định là thế mạnh phát triển kinh tế của thị trấn Rạch Gốc,
với tỷ trọng Ngư - Lâm - Nông nghiệp chiếm 55% tổng giá trị sản phẩm. Tổng số hộ

nuôi trồng thủy sản là 624 hộ với diện tích canh tác là 1223,37 ha. Tổng sản lượng
khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản là 46.053 tấn, đạt 96% kế hoạch. Trong đó,
tôm đạt 10.000 tấn, đạt 90% kế hoạch.

10


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

- Công tác quản lý, bảo vệ rừng được Đảng bộ quan tâm, nhân dân đồng thuận.
Trong nhiệm kỳ, chỉ đạo trồng rừng mới 392 ha, đạt 187% chỉ tiêu được giao.
- Thực hiện mô hình trồng đa cây, nuôi đa con, nhân dân đã phát triển diện tích
trồng màu, cây ăn trái trên bờ vuông tôm và phát triển đàn gia súc, gia cầm tăng thu
nhập cho gia đình. Tổng diện tích trồng màu, cây ăn trái duy trì hàng năm là 76 ha, đạt
76% chỉ tiêu. Tổng đàn gia súc là 15.918 con, đạt 67,7%, đàn gia cầm 24.919 con, đạt
107%. Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được quan tâm, tỷ lệ
đàn gia cầm được tiêm phòng hàng năm đạt trên 85%.
- Trong nuôi trồng thủy sản, thực hiện tốt mô hình nuôi tôm kết hợp với phát
triển rừng làm chủ đạo, có hiệu quả. Kết hợp với khuyến ngư tỉnh, huyện tập huấn
chuyển giao khoa học kỹ thuật được 48 lớp với 1.352 lượt người dân tham gia. Từ đó,
nâng dần việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người dân đã xây dựng mô
hình nuôi tôm với hình thức bán thâm canh được 52 ha/150 ha, đạt 3,46% kế hoạch.
Toàn thị trấn có 22 trại sản xuất tôm sú giống, sản lượng đạt 550 triệu post/năm, đáp
ứng số lượng, chất lượng nhu cầu cho người nuôi tôm trong thị trấn và các vùng lân
cận.
b) Khu vực kinh tế công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước được phát triển đáp ứng
tốt hơn nhu cầu phục vụ nhân dân. Trên địa bàn thị trấn có 03 cơ sở sản xuất nước đá,
04 cơ sở cơ khí, 03 cơ sở sản xuất bún, bánh mì, 03 trại cưa, 03 cơ sở kinh doanh xăng
dầu và 22 cơ sở sản xuất tôm giống.

Điện khí hóa nông thôn được quan tâm đầu tư, hiện nay có 2.613 hộ sử dụng
điện, chiếm 95%. Hệ thống cấp nước sạch ở các cụm dân cư được cải thiện đáng kể,
có 100% hộ dân trên địa bàn thị trấn sử dụng nước giếng khoan và nước nối mạng.
c) Khu vực kinh tế dịch vụ
Thương mại, dịch vụ trong thời gian qua đã có nhiều bước phát triển đáng phấn
khởi, ngành nghề kinh doanh đa dạng, các sản phẩm mua bán ngày càng phong phú.
Toàn thị trấn có 150 hộ kinh doanh, 24 cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá hoạt động ổn
định, 05 nhà nghỉ trọ đảm bảo phục vụ tốt các nhu cầu cần thiết cho nhân dân, là lĩnh
vực đóng góp rất lớn vào nguồn ngân sách hàng năm. Ngoài ra khu nhà lồng chợ cũng
được quy hoạch mở rộng về quy mô diện tích nhằm đáp ứng nhu cầu cho việc tiêu thụ
sản phẩm tại chỗ, tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi, nhằm nâng cao chất lượng
hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trường.
d) Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Qua phân tích đánh giá tình hình hiện trạng phát triển các ngành, lĩnh vực ở
trên, có thể rút ra một số nhận xét khái quát về thực trạng kinh tế - xã hội ở thị trấn
Rạch Gốc như sau:
- Thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng, có tiềm năng rất lớn, tuy nhiên sự phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng, cần chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản theo
chiều sâu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như nuôi tôm
quảng canh cải tiến năng suất cao, nuôi tôm công nghiệp. Ngoài ra việc khai thác biển
với phương tiện công suất nhỏ, trang thiết bị thô sơ chủ yếu khai thác gần bờ. Vì vậy
việc khai thác chưa gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ hải sản.

11


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

- Công tác bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng có nhiều cố gắng, nhưng hiện
tại áp lực đối với rừng còn rất lớn, vốn rừng chậm được cải thiện.

- Sự phát triển kinh tế chưa kết hợp với yêu cầu bền vững, tình trạng vi phạm
các quy định bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản còn khá phổ biến.
- Các ngành dịch vụ phát triển khá, nhất là một số dịch vụ về sản xuất tôm
giống, dịch vụ hậu cần nghề cá,…
- Các ngành văn hoá, xã hội có nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện địa bàn sông
nước nên đã có những khó khăn hạn chế đối với giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân
dân… Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Quốc phòng an ninh được củng cố và giữ vững.
- Kết cấu hạ tầng những năm qua đã được quan tâm đầu tư, tập trung chỉ đạo
khẩn trương xây dựng hoàn thiện các công trình giao thông như cầu, lộ giao thông,...
phát triển lưới điện rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân trong vùng.
2.3. Hiện trạng về dân số, lao động và nguồn nhân lực
2.3.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:
- Dân số thị trấn Rạch Gốc năm 2010 là 11.167 người.
- Năm 2010 giải quyết việc làm cho 390 lao động, dạy nghề cho 260 lao động.
Khuyến khích các lao động nhàn rổi ở địa phương đi lao động trong và ngoài tỉnh
thông qua các chương trình hội chợ giới thiệu việc làm nhằm tạo thu nhập và sử dụng
hợp lý nguồn lao động tại chổ.
Bảng 1: Dân số huyện Ngọc Hiển phân theo địa bàn (Đơn vị: Người)
Đơn vị

Dân số 2005

Dân số 2009

Dân số 2010

Toàn huyện


82226

78.610

81.614

Mật độ DS
(người/km2)
107

Xã Tam Giang Tây

11.265

10.784

11.194

102

Xã Tân Ân Tây

10.443

9.984

10.353

94


Xã Viên An Đông

14.443

13.808

14.319

120

Xã Viên An

13.351

12.764

13.167

108

Thị trấn Rạch Gốc

11.341

10.842

11.167

107


Xã Tân Ân

4.820

4.608

4.746

118

Xã Đất Mũi

16.529

15.802

16.276

111

12


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

2.3.2 . Nguồn nhân lực:
Trong điều kiện huyện Ngọc Hiển nằm xa các trung tâm kinh tế và xa các đô thị,
địa hình huyện lại bị chia cắt bởi kênh rạch nên nhìn chung trình độ dân trí nói chung và
nguồn nhân lực nói riêng còn thấp so với bình quân chung của tỉnh. Số thuê bao internet
của huyện năm 2007 chỉ đạt 0,7%, năm 2009 tăng lên 0,9% so với toàn tỉnh, phần lớn các

xã trên địa bàn huyện chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Tất cả các chỉ tiêu về giáo
dục, y tế trên địa bàn huyện đều thấp so với mức trung bình toàn tỉnh, điều này thể hiện
phần nào trình độ dân trí của huyện là thấp.
Về nguồn nhân lực: Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của huyện chiếm khoảng
trên 60% dân số toàn huyện
- Kết quả dự báo: (người)

2010

2015

2020

-

Tổng dân số.

81.614

84.666

89.424

-

Dân số độ tuổi lao động

48.968

51.646


55.443

-

Dân số đô thị

11.788

16.582

21.765

3. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị trấn Rạch Gốc năm 2010 là 4.802,21 ha
gồm 02 loại đất chính: Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2010
Stt
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
2
2.1

2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9

Chỉ tiêu
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất lúa nước
Đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất khu công nghiệp
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ
Đất cho hoạt động khoáng sản
Đất có di tích, danh thắng

Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại


NNP
DLN
HNK
CLN
RPH
RDD
RSX
NTS
LMU
PNN
CTS
CQP
CAN
SKK
SKC
SKX
SKS
DDT
DRA

Diện tích
(ha)
4.802,21
4.042,55
6,83
515,64
499,39

1.797,32
1.223,37
493,83
12,56
1,70
3,80
1,65
-

Cơ cấu
(%)
100,00
84,18
0,14
10,74
10,40
37,43
25,48
10,28
0,26
0,04
0,08
0,03
-

-

13



Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.14.1
2.14.2
2.14.3
2.14.4
2.14.5
2.14.6
2.14.7
2.14.8
2.14.9
2.14.1
0
2.14.11
2.15
3
4
5
6
7

Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất sông suối

Đất phát triển hạ tầng
Đất giao thông
Đất thủy lợi
Đất công trình năng lượng
Đất công trình bưu chính viễn thông
Đất xây dựng công trình văn hóa
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở giáo dục đào tạo
Đất thể dục thể thao
Đất cơ sở nghiên cứu khoa học

TTN
NTD
SMN
SON
DHT
DGT
DTL
DNL
DBV
DVH
DYT
DGD
DTT
DKH

Đất cơ sở dịch vụ về xã hội

DXH


Đất chợ
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất đô thị
Đất khu bảo tồn thiên nhiên
Đất khu du lịch
Đất khu dân cư nông thôn

DCH
PNK
DCS
DTD
DBT
DDL
DNT

3,06
185,57
236,00
87,90
129,45
0,06
0,91
0,45
5,38
9,02
2,68
-

0,06

3,86
4,91
-

0,15
0,59
265,83
48,90
700,69

0,01
5,54
1,02
14,59

4. Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật
4.1. Giao thông bộ
- Tuyến giao thông đối ngoại: Đường Hồ Chí Minh: Đoạn qua Thị trấn Rạch
Gốc hiện đang được đầu tư cầu qua Kênh Ngang với quy mô cấp III Đồng Bằng, kết
cấu BTCT mặt bê tông nhựa.
Đường trung tâm huyện (đường số 4) nối từ Khu hành chính Huyện (Kiến
Vàng) đến Thị trấn Rạch Gốc và nối vào đường HCM, đường xung quanh khu hành
chính huyện với tổng chiều dài 7,2km (kết cấu đường láng nhựa, cấp V đồng bằng), hệ
thống đường nội bộ thuộc các khu dân cư tại TT Rạch Gốc và dọc theo sông Rạch Gốc
(bê tông rộng 2m phục vụ đi lại cho xe hai bánh) với tổng chiều dài 17,4km.
Đang đầu tư tuyến đường số 13 và cầu nối trung tâm huyện với Thị trấn Rạch
Gốc; Tân Ân Tây và cầu qua rạch Đường Kéo nối với khu dân cư Đầu Voi Dá về Tam
Giang Tây (mặt đường nhựa, cấp V đồng bằng có mặt cắt lòng đường là 6,5m).
- Bến bãi: 02 bến phà dọc theo sông Rạch Gốc qua xã Tân Ân, bến phục vụ cho
xe 02 bánh. và bến cao tốc tại thị trấn Gạch Rốc và bến lên xuống khách tại trung tâm

huyện và tuyến neo đậu trú bão dọc theo sông Rạch Gốc.
- Công trình phục vụ giao thông: chưa hình thành.
4.2. Giao thông thủy

14


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

Trên địa bàn huyện Ngọc Hiển gồm có 248 tuyến sông, kênh rạch với tổng
chiều dài 870,7 km. Các sông có khả năng vận chuyển gồm sông Cửa Lớn, sông Ông
Định, sông Ông Trang, rạch Đường Kéo, sông Rạch Gốc….. Hàng hóa vận chuyển chủ
yếu là hàng tiêu dùng, thủy hải sản, than củi, vật liệu xây dựng…. Có kế hoạch nạo vét
hằng năm.
Khu neo đậu trú bảo đang đầu tư xây dựng.
- Tuyến giao thông thủy chính là tuyến sông Đường Kéo và sông Rạch Gốc nối
từ cửa Rạch Gốc đến sông Cửa Lớn và Tam Giang.
- Hệ thống giao thông thủy nội địa nối với tuyến chính và đi đến các nơi trong
huyện Ngọc Hiển như tuyến kênh Ba, kênh Quế, kênh Một....
4.3. Công trình cấp nước
- Chỉ có trạm cấp nước Thị trấn với qui mô 50m³/ngày,đêm phục vụ cho nhu
cầu sử dụng tại trung tâm thị trấn Rạch Gốc.
- Tại trung tâm huyện và các hộ dân cư sử dụng nước giếng khoan.
4.4. Chuẩn bị kỹ thuật
- San lấp cục bộ tại các vị trí xây dựng công trình, cao trình san lấp là từ 2.25 2.65 hệ cao độ Quốc gia Hòn Dấu-Hải Phòng. Chưa có hệ thống kè ven sông và tại các
vị trí ngập thường xuyên.
- Chưa hình thành hệ thống thoát nước mưa và hệ thống cống thoát nước.
4.5. Thoát nước thải, quản lý CTR và Nghĩa trang
- Nước thải hiện tại thoát ra các kênh mương gần công trình sau khi qua hệ
thống hầm tự hoại và mương thoát nước.

- Nước thải sinh hoạt trong các hộ dân thoát trực tiếp ra các sông rạch.
- Hệ thống thu gom rác hằng ngày bằng các xe đẩy, sau đó tập trung về khu bãi
rác lộ thiên, chưa hình thành khu xử lý rác tập trung.
- Khu nghĩa trang tập trung nằm ngoài ranh giới quy hoạch, hình thức chôn cất
cát tán, trong các hộ gia đình.
4.6. Cấp Điện và chiếu sáng đô thị
- Nguồn điện: Từ trạm 110KVa Năm Căn.
- Lưới điện 3 pha chạy dọc theo tuyến đường trung tâm huyện. Lưới điện sinh
hoạt đến từng hộ nhà trong khu quy hoạch.
- Mạng lưới chiếu sáng công cộng: chưa hình thành
4.7. Hiện trạng môi trường
- Nguồn ô nhiểm môi trường chủ yếu là từ nước sinh hoạt và hố xí chưa hợp vệ
sinh nằm dọc theo sông Rạch Gốc và sông Đường Kéo.
- Nguồn rác thải từ khu vực chợ Rạch Gốc và khu chợ tự phát tại Kiến Vàng.
- Nguồn từ xăng dầu của các loại máy móc..
- Nguồn từ vật liệu rời xây dựng công trình.
- Không có các khu vực gây ô nhiểm môi trường.
15


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

5. Đánh giá chung về hiện trạng tự nhiên và dân cư:
Qua phân tích đánh giá về các mặt trên, khu vực triển khai quy hoạch chi tiết có
những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Vị trí khu vực rất thuận lợi về giao thơng đường bộ.
- Hạ tầng kết nối 02 khu trung tâm và tuyến đường Hồ Chí Minh đã và đang
hình thành. Có điều kiện kết nối các khu đơ thị xã Tân Ân và Tân Ân Tây với khu kinh
tế Năm Căn.

- Hạ tầng xung quanh khu vực đã cơ bản được hình thành.
- Quỹ đất trống chưa khai thác còn lớn, khả năng giải phóng mặt bằng nhanh.
* Khó khăn:
- Khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vốn đầu tư, cần có những chính sách và giải
pháp để huy động được vốn từ nhiều nguồn (ngân sách, các nhà đầu tư trong và ngồi
nước).
- Do điều kiện tự nhiên vốn có của vùng sơng nước và ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu nên suất đầu tư xây dựng cao, do chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật đơ thị lớn.
- Mức độ ơ nhiễm mơi trường là đáng báo động, phải tun truyền và vận động
người dân có ý thức về bảo vệ mơi trường.
- Mức độ xây dựng tự phát của dân cư tương đối cao và khơng theo quy họach
việc cải tạo khó khăn.
- Cao độ tự nhiên ≥ 1,3m, chiều cao đắp nền ≤ 1,2 m.
6. Đánh giá việc thực hiện đồ án Quy hoạch năm 2004
6.1. Về quy hoạch
Quy họach tổng thể khơng gian cảnh quan trung tâm huyện lỵ Ngọc Hiển, tỷ lệ
1/2000 được phê duyệt vào năm 2004. Quy hoạch sử dụng đất cụ thể như sau:
Bảng 3: Cân bằng đất đai theo quy hoạch phê duyệt năm 2004
STT
01
02
03
04
05
06

LOẠI ĐẤT

Đất XD cơng trình cơng cộng
Đất Cây xanh- cơng viên - TDTT

Đất
tiểu
thủ
công
nghiệp.
Đất ở.
Đất giao thông.
Đất ao, hồ và bảo lưu bờ
sông.

DIỆN TÍCH
(ha)

TỶ LỆ
(%)

76.78
35.92
43.15
121.2
20.30
44.85

22.44
10.5
12.61
35.42
5.93
13.10


16


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

Tổng cộng

432.2

100

Cơ bản đã và đang triển khai theo đúng đồ án quy hoạch chung đã được duyệt,
tuy nhiên trong quá trình thực hiện có một số điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển của huyện.
6.2. Về đầu tư phát triển đô thị
Trong thời gian triển khai các dự án đầu tư trong quy hoạch được phê duyệt
năm 2004, những nội dung đã được thực hiện theo đồ án quy hoạch được ghi nhận như
sau:
- Các khu, cụm dân cư đã hình thành gồm: Khu dân cư trung tâm huyện (hình
thành dọc theo sông Rạch Gốc, khu dân cư trung tâm Thị Trấn Rạch Gốc …Một số do
người dân tự hình thành các cụm dân cư không theo quy hoạch.
- Các dự án đã thực hiện gồm: Khu hành chính và các ban ngành huyện được
đầu tư dọc theo tuyến đường trung tâm huyện (Khu trung tâm hành chính huyện, cụm
tượng đài chiến thắng Vàm Lũng, Trung tâm văn hóa thể thao huyện, huyện đội Ngọc
Hiển, công an huyện, chi cục thuế, kho bạc, trung tâm dạy nghề, trung tâm Bồi dưỡng
chính trị, trường trung học phổ thông, TTDSKH hóa gia đình, BHXH, bệnh viện đa
khoa huyện, điện lực Ngọc Hiển và khu neo đậu trú bão, khu dịch vụ hậu cần nghề
cá…..
Mặt khác, cùng với sự phát triển và lịch sử hình thành để lại … thì ở khu vực
trung tâm hình thành các khu tượng đài chiến thắng Vàm Lũng, Khu công viên và bia

tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và khu quãng trường tập trung, việc bổ sung một số
khu quy hoạch và công viên cho khu vực này là rất cần thiết và phù hợp với sự phát
triển của khu vực.
6.3. Tình hình sử dụng đất đô thị
Sau hơn 8 năm thực hiện quy hoạch chung đánh giá tình hình sử dụng đất tại đô
thị Rạch Gốc như sau:
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất Thị trấn Rạch Gốc đến năm 2010
STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH
(Ha)

TỶ LỆ (%)

1

ĐẤT Ở

82,7

15,86

2

ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

22,4


4,30

3

ĐẤT VĂN HOÁ - GIÁO DỤC

13,8

2,65

4

ĐẤT Y TẾ

5,4

1,04

5

ĐẤT QUÂN SỰ

5,2

0,99

6

ĐẤT CÔNG NGHIỆP


2,2

0,42

7

ĐẤT RỪNG, NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

328,3

62,98

8

ĐẤT NGHĨA TRANG NHÂN DÂN

2,7

0,51

9

ĐẤT SÔNG HỒ, MẶT NƯỚC

24,7

4,74
17



Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau
10

ĐẤT GAO THÔNG
TỔNG CỘNG

33,9

6,50

521,58

100,00

6.4. Đánh giá thực hiện quy hoạch chung:
Bộ mặt đô thị đã từng bước được cải thiện, nhiều công trình đã được đầu tư, hệ
thống kết cấu hạ tầng đang hình thành tạo thế đi lên cho đô thị Rạch Gốc.
Về cơ bản việc xây dựng phát triển đô thị trong những năm qua đã bám sát quy
hoạch chung và tính chất đô thị được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt.
Hạ tầng đô thị đã từng bước được đầu tư và cải thiện.
Từng bước hình thành các cơ sở sản xuất vào những vùng tiểu thủ công nghiệp
được xác định trong mặt bằng quy hoạch chung.
Thu hút đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ thương mại theo định hướng quy
hoạch chung ngày 1 tăng.
Tính chất đô thị thay đổi do tác động của dự án đường Hồ Chí Minh và yêu cầu
phục vụ phát triển khu tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ hậu cần nghề cá và định hướng
phát triển của khu hành chính thị trấn Rạch Gốc đến năm 2025 trở thành đô thị loại IV.
Thiếu các khu chức năng đô thị cấp vùng; chưa đáp ứng biến đổi khí hậu, nước
biển dâng và phát triển bền vững.
Chưa khai thác đặc trưng cảnh quan sông nước tạo bản sắc cho đô thị đặc thù

sông nước Cà Mau, hình thái phát triển đô thị chưa thực sự phù hợp.
Các đồ án quy hoạch phân khu, đồ án quy họach chi tiết chưa được tổ chức thực
hiện theo đồ án quy họach chung được duyệt.
6.5. Tồn tại trong quá trình phát triển đô thị:
Dân số thay đổi liên tục, lao động chưa có việc làm còn nhiều, lực lượng cán bộ
khoa học có trình độ cao còn quá ít. Sự cạnh tranh trong khu vực về các lĩnh vực phát
triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, đào tạo….., sẽ là thách thức, đòi hỏi về các giải
pháp kỹ thuật, kinh tế và cân bằng lao động trong các khu vực kinh tế.
Tốc độ đô thị hóa còn chậm, huyện đang cố gắng tập trung đầu tư phát triển
một số công trình khu vực trung tâm thị trấn, còn các khu vực khác trong thị trấn chưa
được đầu tư.
Các Dự án trọng điểm có sức lan tỏa thúc đẩy đô thị phát triển như dự án khu
tiểu thủ công nghiệp, khu dịch vụ hậu cần nghề cá chưa được đầu tư xây dựng hoàn
chỉnh.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa kết nối đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển của đô thị hiện tại và trong tương lai.
Chịu sự ảnh hưởng lớn của thủy triều, sóng lớn và mực nước biển dâng cao do
sự nóng lên của trái đất.
Sự bồi lắng ở các cửa sông, Biển ảnh hưởng đến giao thông thủy.
Một số điểm nhấn kiến trúc ven sông, ven biển còn chưa được đầu tư hoàn
chỉnh, chưa tạo được bộ mặt kiến trúc đặc sắc cho khu vực trong điểm của Đô thị.
18


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

Còn nhiều tuyến dân cư hiện trạng sống ven các kênh rạch có nguy cơ chịu ảnh
hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, các dự án nhỏ lẻ có nguy cơ phá vỡ
tổng thể.

Vẫn còn tồn tại trong khu dân cư các khu nghĩa địa nằm rải rác, cần phải di
chuyển.
Về hạ tầng kỹ thuật đã và đang hình thành trục đường trung tâm và các tuyến
đường nhánh nối trung tâm hành chính huyện với trung tâm thị trấn và các xã.
Tỷ lệ cây xanh trong công trình và khu dân cư còn thiếu, chưa hình thành công
viên trung tâm trong khu đô thị.
Hệ thống cấp và thoát nước chưa hình thành đồng bộ.
PHẦN THỨ II
CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
1. Động lực phát triển đô thị:
1.1. Đánh giá chung mối quan hệ vùng:
- Có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Các tuyến,
điểm du lịch của tỉnh phần lớn có trên địa bàn huyện Ngọc Hiển như Bãi Khai Long,
Mũi Cà Mau, đảo Hòn Khoai, làng rừng… Hiện nay các khu du lịch này đang được
quy hoạch, đầu tư xây dựng, khi hệ thống hạ tầng giao thông đấu nối đến sẽ nhanh
chóng phát huy hiệu quả.
- Có tiềm năng về kinh tế thuỷ sản: Ngoài phát triển các nghề khai thác hải sản
ngoài biển như tàu đánh bắt, đóng đáy hàng khơi… huyện Ngọc Hiển còn có diện tích
lớn đất nuôi thuỷ sản, bao gồm cả nuôi trong đất liền, nuôi ở ngoài biển.
- Huyện Ngọc Hiển chỉ tiếp giáp với huyện Năm Căn, nhưng hiện tại và trong
thời gian tới 2 huyện này sẽ có sự tác động hỗ trợ phát triển về nhiều mặt, nhất là khi
dự án cảng biển Hòn Khoai hình thành tạo nên sự liên kết phát triển theo tuyến trục
quốc lộ 1A nối dài. Phía bắc của huyện Ngọc Hiển tiếp giáp với các khu vực kinh tế
động lực của huyện Năm Căn như thị trấn Năm Căn, cảng Năm Căn, khu công nghiệp
Năm Căn, khả năng liên kết tuyến du lịch sinh thái từ Ngọc Hiển đến khu vực Lâm
ngư trường 184.
- Vùng phía nam của tỉnh Cà Mau trong đó trọng tâm là huyện Ngọc Hiển là
khu vực cuối, là điểm đến của hành lang kinh tế phía Nam của tiểu vùng kinh tế Mê
Kông mở rộng.
- Huyện Ngọc Hiển nằm ở tâm điểm vòng cung về đường biển với các nước

trong khu vực ASEAN, trong tương lai khi có tuyến vành đai ven biển nối liền tuyến
từ Băngkok (Thái Lan) đến Phnompenh (Campuchia) đến Hà Tiên xuống đến Năm
Căn (Cà Mau - Việt Nam). Huyện Ngọc Hiển là điểm cuối của hành lang và trở thành
điểm du lịch không những của cả nước mà còn của cả vùng Đông Nam Á.
1.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho phát triển công nghiệp
Thị trấn Rạch Gốc có vị trí nằm gần cửa biển Rạch Gốc, giáp biển Đông ,địa
hình sông ngòi chằn chịt, nguồn nước dồi dào là một lợi thế để phát triển kinh tế nuôi
trồng thủy sản, phát triển ngành khai thác biển, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi
19


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

thế của biển và vùng ven biển. Vì vậy, phải chấp nhận đầu tư lớn và khai thác biển
cũng phải được xây dựng thành một nền công nghiệp biển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Thị trấn Rạch Gốc có nguồn tài nguyên phong phú từ lâm nghiệp nhằm cung
cấp nguyên liệu gỗ cho các ngành như chế biến gỗ gia dụng, vật liệu xây dựng, sản
xuất nhiên liệu (than).
Với vị trí thuận lợi giáp biển, thị trấn Rạch Gốc rất thuận lợi để phát
triển công nghiệp sản xuất con giống như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua…Do đó sẽ
thu hút vốn đầu tư hình thành các hợp tác xã, các tổ chức nuôi trồng thủy sản.
Nhìn chung, thị trấn Rạch Gốc có vị trí thuận lợi, có nguồn tài nguyên
dồi dào là điều kiện để phát triển một số ngành như: phát triển ngành vận tải, sản xuất
nuôi trồng thủy hải sản, khai thác biển và phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Tuy nhiên, cần kêu gọi thu hút vốn đầu tư từ các nhà kinh tế nhiều hơn để phát huy hết
tiềm năng phát triển công nghiệp, thương mại trong khu vực.
2. Định hướng quy hoạch xây dựng
2.1. Giai đoạn quy hoạch
Nội dung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Rạch Gốc được nghiên

cứu theo hai giai đoạn: đến năm 2020; đến năm 2030, hoàn thiện các không gian phát
triển của các khu chức năng chính. Việc nghiên cứu tổng thể với tầm nhìn dài hạn đảm
bảo một định hướng lâu dài, đồng bộ và bền vững cho quá trình phát triển toàn khu, với
các định hướng về phân khu chức năng mang tính nguyên tắc, đảm bảo tính mở và linh
hoạt trong thực tế triển khai xây dựng, đồng thời đảm bảo các yêu cầu phát triển bền
vững.
Giai đoạn quy hoạch xây dựng đợt đầu được xác định là đến năm 2020.
2.2 Cơ sở kinh tế - kỹ thuật
- Là đô thị loại IV trong tương lai, nằm trong hành lang kinh tế ven biển Đông
có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế Biển.
- Điểm đến cuối cùng của đường Hồ chí Minh có vị trí trọng yếu về Quốc
phòng An ninh trong hệ thống phòng thủ Quốc Gia.
3. Tính chất và chức năng
3.1 Tính chất đô thị: Là đô thị loại V thuộc tỉnh. Khu vực triển khai quy hoạch
được xác định với tính chất là Khu Trung tâm Kinh tế - Hành chính - Văn hóa - Xã hội
của huyện Ngọc Hiển.
3.2 Chức năng đô thị: Được phân thành 03 khu chức năng chính cụ thể như sau:
- Khu trung tâm hành chính huyện; Khu trung tâm hành chính thị trấn Rạch
Gốc và khu dân cư – thương mại - dịch vụ - công nghiệp.
4. Quy mô Dân số:
- Sự phát triển kinh tế xã hội và đô thị của đô thị thị trấn Rạch Gốc trong tương
lai gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế biển. Dự báo dân số đô thị Rạch Gốc trên
cơ sở tăng dân số tự nhiên và tăng dân số do nhập cư.

20


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

- Nhịp độ tăng dân số thời kỳ 2010 - 2015 là 1,5%, thời kỳ 2016 - 2020 là 1,3%,

thời kỳ 2021- 2025 là 1,2%.
- Về nguồn nhân lực. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của huyện chiếm
khoảng trên 60% dân số toàn huyện.
Bảng 5: Kết quả tính toán quy mô dân số
STT

Lực lượng lao động – dân số

I
1
2
3

Tổng dân số
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Dân số phụ thuộc
Tổng dân số
Dân số nội thị
Tổng dân số
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Dân số phụ thuộc
Tổng dân số
Dân số nội thị

II
1
2
3


Số lượng
(ng)

Đến năm 2015

II
1
2
3

Tỉ trọng

60% tổng dân số
20% lao động trực tiếp
50% tổng LĐ
80%
Đến năm 2020
60% tổng dân số
20% lao động trực tiếp
50% tổng LĐ
80%
Đến năm 2030

Tổng dân số
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Dân số phụ thuộc
Tổng dân số
Dân số nội thị


60% tổng dân số
20% lao động trực tiếp
50% tổng LĐ
90%

16.000
9.600
3.200
8.000
20.800
16.640
22.000
13.200
4.400
11.000
28.600
22.880
30.000
18.000
6.000
15.000
39.000
35.100

Tổng hợp dự báo dân số các giai đoạn sẽ là:
- Đến năm 2015: Dân số đô thị Rạch Gốc là 16.640 người
- Đến năm 2020: Dân số đô thị Rạch Gốc là 22.880 người
- Đến năm 2030: Dân số đô thị Rạch Gốc là 35.100 người
5. Các chỉ tiêu cơ bản về đất đai

Quy mô đất đai tính theo dân số đô thị theo tiêu chuẩn đất đai đô thị loại V
150200 (m2/người)

21


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

5.1. Chỉ tiêu sử dụng đất:
Các chỉ tiêu cơ bản tính toán cho thị trấn Rạch Gốc để hoàn thiện cho tiêu chí
đô thị loại V trước khi phát triển lên đô thị loại IV cho tương lai.
a) Các chỉ tiêu đất đai tổng quát
Tổng số
Loại đô thị

Đô thị loại V

Đất khu dân dụng

Diện tích
(m2/người)

Tỷ lệ
(%)

Diện tích
(m2/người)

150 - 200


100

64 - 82

Tỷ lệ
(%)
41 - 43

Đất ngoài khu dân dụng
Diện tích
(m2/người)

Tỷ lệ
(%)

86 - 118

57 - 59

b) Chỉ tiêu đất đai khu dân dụng
STT

Loại chỉ tiêu

Đơn vị

Định mức

1


- Đất khu ở

m2/ng

4455

2

- Đất Trung tâm & công trình công cộng

m2/ng

3÷4

3

- Đất cây xanh

m2/ng

5÷6

4

- Đất giao thông

m2/ng

12÷17


Cộng chung

m2/ng

6482

Đơn vị

Định mức

c) Chỉ tiêu đất đai khu ngoài dân dụng
STT

Loại chỉ tiêu

1

- Đất khu CN & TTCN

m2/ng

510

2

- Đất kho tàng

m2/ng

1÷2


3

- Đất giao thông đối ngoại

m2/ng

4÷5

4

- Đất khác (đất dự trữ)

m2/ng

76÷101

Cộng chung

m2/ng

86118

Quy mô diện tích tính theo dân số đô thị đến năm 2020 là: 451,39ha
Quy mô diện tích tính theo dân số đô thị đến năm 2030 là: 521,58ha
6. Các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Tính toán các chỉ tiêu hạ t6àng kỹ thuật thị trấn Rạch Gốc theo tiêu chí Đô thị
loại V.
Bảng 6: Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật (nguồn QCXDVN 01:2008/BXD)
STT


Hệ thống HTKT

Đơn vị

Chỉ tiêu

1

Cấp nước (tỷ lệ cấp nước 100%)

Lít/người/ngày

80÷100

2

Thoát nước bẩn

80% cấp nước

64÷80

22


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

3


Thu gom CTR (tỷ lệ gom ≥ 90%)

Kg/người-ngày

0,9

4

Cấp điện
- TC cấp điện dân dụng

KWh/người/năm

400

- TC cấp điện công cộng

% điện dân dụng

30

- TC cấp điện công nghiệp

KW/ha

200

- TC cấp điện tiểu thủ công nghiệp

KW/ha


120

- TC cấp điện kho tàng

KW/ha

50

Bảng 7: Quy định tối thiểu đối với các công trình dịch vụ đô thị cơ bản
Cấp
quản lý

Chỉ tiêu sử dụng công
trình tối thiểu
Chỉ
Đơn vị tính
tiêu

a. Trường mẫu giáo

Đơn vị ở

chỗ/1000người

50

m2/1 chỗ

15


b. Trường tiểu học

Đơn vị ở

chỗ/1000người

65

m2/1 chỗ

15

c. Trường trung học CS

Đơn vị ở

chỗ/1000người

55

m2/1 chỗ

15

Đô thị

chỗ/1000người

40


m2/1 chỗ

15

Đơn vị ở

trạm/1000người

1

m2/trạm

500

b. Phòng khám đa khoa

Đô thị

Công trình/đô thị

1

m2/trạm

3.000

c. Bệnh viện đa khoa

Đô thị


giường/1000người

4

m2/giườngbệnh

100

d. Nhà hộ sinh

Đô thị

giường/1000người

0,5

m2/giường

30

m2/người
ha/công trình
m2/người
ha/công trình
m2/người
ha/công trình
m2/người
ha/công trình


0,5
0,3
0,6
1,0
0,8
2,5
0,8
3,0

Loại công trình

Chỉ tiêu sử dụng đất đai
tối thiểu
Chỉ
Đơn vị tính
tiêu

1. Giáo dục

d. Trường phổ thông
trung học, dạy nghề
2. Y tế
a. Trạm y tế

3. Thể dục thể thao
a. Sân luyện tập

Đơn vị ở

b. Sân thể thao cơ bản


Đô thị

c. Sân vận động

Đô thị

d. Trung tâm TDTT

Đô thị

4. Văn hoá

23


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

a. Thư viện

Đô thị

ha/công trình

0,5

b. Bảo tàng

Đô thị


ha/công trình

1,0

c. Triển lãm

Đô thị

ha/công trình

1,0

d. Nhà hát

Đô thị

số chỗ/ 1000người

5

ha/công trình

1,0

e. Cung văn hoá

Đô thị

số chỗ/ 1000người


8

ha/công trình

0,5

g. Rạp xiếc

Đô thị

số chỗ/ 1000người

3

ha/công trình

0,7

h. Cung thiếu nhi

Đô thị

số chỗ/ 1000người

2

ha/công trình

1,0


Đơn vị ở

CT/đơn vị ở

1

ha/công trình

0,2-0,8

5. Chợ

PHẦN THỨ III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN HẠN ĐẾN NĂM 2030
1. Định hướng phát triển không gian:
1.1 Cơ cấu tổ chức không gian:
- Về cơ bản tuân theo quy hoạch đã được duyệt năm 2004, về hướng phát triển
dọc theo sông Rạch Gốc về hướng Tây Bắc
- Phát triển đô thị tại các khu vực đã có dự án, có chủ trương đã được thông qua như:
Dự án công viên tượng đài, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, khu tiểu thủ công nghiệp…
- Phát triển và xây dựng mới khu trung tâm hành chính cụ thể như sau:
+ Phân thành 02 khu chính là khu hành chính huyện nằm tại ngã ba sông Rạch
Gốc và Đường Kéo và khu hành chính – thương mại Thị Trấn Rạch Gốc nằm tại Thị
Trấn Rạch Gốc, kết nối giữa hai khu là khu dân cư – thương mại và tuyến đường trung
tâm huyện.
- Về hướng phát triển vẫn giữ theo ranh giới quy hoạch đã được phê duyệt. Đề
xuất phân vùng phát triển, xác định khu vực phát triển đô thị, khu vực dịch vụ thương
mại, khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khu neo đậu trú bảo, vùng cây xanh cảnh
quan, công viên tượng đài, không gian mở ….
- Xác định không gian cây xanh, mặt nước đan xen giữa các khu đô thị, kết nối

hệ thống sông, kênh rạch và vùng sản xuất nông nghiệp. Khai thác các đặc thù của đô
thị vùng sông nước.
- Điều chỉnh và chuyển đổi mục đích; mở rộng diện tích các khu chức năng theo
yêu cầu phát triển. Đề xuất phân khu Thị Trấn Rạch Gốc cần tách biệt giữa khu vực
hiện trạng cải tạo và các khu vực phát triển mới để có những giải pháp quản lý phù
hợp.
1.2 Quy hoạch định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2030:
- Tổ chức và khai thác khung liên kết giữa đường trong và ngoài khu đô thị thông
qua hệ thống giao thông đối ngoại là đường Hồ Chí Minh và các trục chính đô thị.
- Tổ chức hành lang kỹ thuật gồm đường Hồ Chí Minh kết nối với tuyến trục
chính đô thị và khu công nghiệp.
24


Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch chung Thị trấn Rạch Gốc - huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau

- Quãng trường, khu công viên cây xanh: Giữ vị trí theo quy hoạch hiện hữu,
điều chỉnh lại thành các khu công viên tượng đài các anh hùng liệt sĩ, Tượng đài chiến
thắng Vàm Lũng, nhà bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ và Đài tưởng niệm anh hùng
liệt sĩ.
- Khu liên cơ quan hành chính huyện giữ theo vị trí hiện hữu không điều chỉnh,
chỉ điều chỉnh quy mô khu quãng trường phía trước khu hành chính.
- Khu vực các cơ quan ban ngành dọc theo tuyến đường trung tâm và các đường
phân khu vực vẫn giữ theo vị trí hiện hữu nhưng điều chỉnh cho phù hợp với tuyến
đường trung tâm huyện về quy mô, tên gọi
- Chuyển đổi các khu dân cư bố trí trong trung tâm chưa hình thành thành khu
đất công cộng.
- Chợ khu vực: Bố trí theo quy hoạch hiện hữu, điều chỉnh quy mô có một mặt
tiếp giáp với đường về Thị trấn Rạch Gốc và mặt tiếp giáp với sông Rạch Gốc để sử
dụng và khai thác giao thông thuỷ vốn là yếu tố đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ

và định hướng phát triển một trung tâm thương mại tại Rạch Gốc.
- Tại vị trí lô đất ở có kí hiệu LB24 bố trí khu dân cư điều chỉnh thành Tòa án
nhân dân và Cục thi hành án huyện và một phần đất công trình công cộng, phần còn lại
bố trí dân cư.
- Tại vị trí lô đất ở có kí hiệu C19 bố trí trường tiểu học hiện hữu, bố trí thành
trường mẫu giáo và một phần bố trí thành dân cư.
- Tại vị trí khu dân cư giới hạn từ kênh Ông Nam đến Kênh 1, đường trung tâm
huyện và sông Rạch Gốc điều chỉnh lại thành khu tiểu thủ công nghiệp và khu dịch vụ
hậu cần nghề cá, phần dân cư hiện hữu dọc theo sông Rạch Gốc giữ theo hiện trạng.
- Tại vị trí lô đất ở có kí hiệu C24 bố trí nghĩa địa hiện hữu, bố trí thành khu dân
cư mật độ thấp.
- Tại vị trí lô đất ở có kí hiệu C29 bố trí trường THCS hiện hữu, bố trí thành
trường tiểu học 2 Thị Trấn và khu vực Nhà Bia và khu dân cư hiện hữu.
- Tại vị trí lô đất ở có kí hiệu C32, 33, 34, 35, 36 bố trí các công trình dịch vụ
đầu mối, bến xe tàu... hiện hữu, bố trí thành khu dân cư mật độ thấp.
- Tại vị trí lô đất ở có kí hiệu LA18, LA19 và C37 bố trí khu dân cư và khu dịch
vụ xăng dầu điều chỉnh thành Khu hành chính Thị Trấn và công trình công cộng bố trí
dọc theo hai bên đường Hồ Chí Minh.
- Tại vị trí lô đất ở có kí hiệu C38, C39 bố trí khu dịch vụ tiểu thủ công nghiệp
và đất dự trữ điều chỉnh thành Khu dân cư và khu đất dự trữ.
- Nhà ở và các công trình giữ theo hiện trạng (dọc theo các tuyến giao thông bộ
dọc theo sông Rạch Gốc.
- Nhà ở mật độ cao: Bố trí dọc theo các tuyến đường chính và khu vực chợ.
- Nhà ở mật độ thấp: Bố trí dọc theo các tuyến đường phụ, với khoản lùi xây
dựng công trình theo quy định và kết hợp với trồng cây xanh.
*Tóm lại: Nhìn tổng quát ta thấy hệ thống giao thông chính đô thị và kênh 3,
Kênh Quế tuyến nối Thị trấn Rạch Gốc và Tân Ân đã phân chia Khu quy hoạch thành
3 khu vực chính như sau:
25



×