Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH LIÊN TỈNH TRONG KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 79 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ ÁN
TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH LIÊN TỈNH
TRONG KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Hải Phòng, 03/2017


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ ÁN
TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH LIÊN TỈNH
TRONG KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SỞ GIAO THÔNG
VẬN TẢI TP. HẢI PHÒNG

TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

Hải Phòng, 03/2017


MỤC LỤC


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1.1 Sự cần thiết..............................................................................................................................1
1.2 Căn cứ lập quy hoạch.............................................................................................................2
1.3 Mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu xây dựng Đề án................................................................3
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ CÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI, GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG...................5
2.1 Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội..........................................................5
2.2 Hiện trạng mạng lưới giao thông và quy hoạch phát triển GTVT................................11
2.3 Định hướng quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hải Phòng...............18
2.4 Định hướng quy hoạch phát triển bến xe khách trên địa bàn TP Hải Phòng..............24
2.5 Các quy hoạch liên quan......................................................................................................28
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN
CỐ ĐỊNH LIÊN TỈNH TRONG KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.......................30
3.1 Tổng quan hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn thành phố Hải Phòng...........30
3.2 Hiện trạng hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh trong khu vực
thành phố Hải Phòng..................................................................................................................31
3.3 Hiện trạng điểm dừng đỗ dọc hành lang tuyến VTHK cố định liên tỉnh.....................36
3.4 Đánh giá chung......................................................................................................................38
CHƯƠNG 4. DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI LIÊN TỈNH TUYẾN CỐ ĐỊNH VÀ
PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ TUYẾN VTHK LIÊN TỈNH TUYẾN CỐ ĐỊNH GIỮA CÁC
BẾN XE ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030...................................................................39
4.1 Dự báo nhu cầu vận tải liên tỉnh tuyến cố định................................................................39
4.2 Phương án phân bổ VTHK liên tỉnh tuyến cố định giữa các bến xe đến năm 2020,
định hướng 2030..........................................................................................................................42
CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO
TUYẾN CỐ ĐỊNH LIÊN TỈNH TRONG KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.......51
5.1 Phương án tổ chức phân luồng giao thông vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh
năm 2017......................................................................................................................................51
5.2 Đề xuất Phương án tổ chức phân luồng giao thông vận tải hành khách tuyến cố định
liên tỉnh đến năm 2020, định hướng 2030...............................................................................58

CHƯƠNG 6. KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN.............................70
6.1 Khái toán tổng mức đầu tư..................................................................................................70
6.2 Nguồn vốn..............................................................................................................................71
CHƯƠNG 7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................................................71
7.1 Sở Giao thông vận tải...........................................................................................................71
7.2 Sở Kế hoạch – đầu tư...........................................................................................................71
7.3 Sở Tài chính...........................................................................................................................71
7.4 Công an thành phố...............................................................................................................71
CHƯƠNG 8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................72
Trang | i


Trang | ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1: Dân số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2015..............................................6
Bảng 2-2: Giá trị sản xuất một số sản phẩm ngành công nghiệp giai đoạn 2010 -2015.....7
Bảng 2-3: Giá trị sản xuất ngành nông – lâm thủy sản giai đoạn 2010 - 2015.....................8
Bảng 2-4: Một số chỉ tiêu nhóm ngành dịch vụ - thương mại giai đoạn 2011 - 2015..........9
Bảng 2-5: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020................10
Bảng 2-6: Hiện trạng mạng lưới đường bộ thành phố Hải Phòng......................................12
Bảng 2-7: Hiện trạng quỹ đất bến bãi đỗ xe trên địa bàn TP. Hải Phòng..........................14
Bảng 2-8: Hiện trạng bãi đỗ xe trên địa bàn TP Hải Phòng.................................................15
Bảng 2-9: Hiện trạng các bãi đỗ xe buýt trên địa bàn TP Hải Phòng.................................16
Bảng 2-10: Quy hoạch các tuyến đường bộ đối ngoại TP Hải Phòng đến năm 2020, định
hướng 2030...................................................................................................................................20
Bảng 2-11: Quy hoạch các tuyến đường vành đai đô thị.......................................................21
Bảng 2-12: Quy hoạch các tuyến đường bộ trục chính đô thị..............................................22
Bảng 2-13: Quy hoạch bến xe khách Tp. Hải Phòng đến năm 2020...................................24

Bảng 2-14: Định hướng quy hoạch bến xe khách đến năm 2030.........................................26
Bảng 3-15: Khối lượng vận chuyển hành khách trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2008 - 2014..........................................................................................................................31
Bảng 3-16: So sánh phương tiện giao thông đường bộ..........................................................31
Bảng 3-17: Phương tiện trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2008-2015.........................32
Bảng 3-18: Hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn thành phố.......................................33
Bảng 3-19: DS các điểm đón, trả khách tuyến VTHK cố định liên tỉnh TP Hải Phòng...36
Bảng 4-20: Tổng số tuyến VTHK cố định Tp Hải Phòng đến năm 2020............................39
Bảng 4-21: Tuyến VTHK cố định liên tỉnh QH mở mới đến năm 2020 – TP Hải Phòng. 40
Bảng 4-22: Tuyến VTHK cố định liên tỉnh bổ sung đến năm 2020 – TP Hải Phòng.........42
Bảng 4-23: Tuyến VTHK cố định liên tỉnh đang khai thác sửa đổi đến năm 2020 – TP
Hải Phòng.....................................................................................................................................42
Bảng 4-24: Khả năng tiếp nhận của các bến xe giai đoạn 2020 – 2030...............................44
Bảng 4-25: Tỷ lệ phần trăm O – D đi và đến các khu vực của các bến xe..........................45
Bảng 4-26: Cơ cấu sử dụng đất trong phạm vi phục vụ bến xe...........................................46
Bảng 4-27: Phương án tuyến VTHK liên tỉnh cố định giữa các bến năm 2017.................47
Bảng 4-28: Phương án phân bổ tuyến VTHK liên tỉnh tuyến cố định giữa các bến xe
năm 2020......................................................................................................................................48
Bảng 4-29: Phương án điều chuyển tuyến giữa các bến xe đến năm 2030.........................49
Bảng 4-30: Phương án phân bổ tuyến năm 2030...................................................................50
Bảng 5-31: Phương án tổ chức phân luồng giao thông – BX Đồ Sơn..................................52
Bảng 5-32: Phương án tổ chức phân luồng giao thông – BX Cầu Rào...............................52
Bảng 5-33: Phương án tổ chức phân luồng giao thông – BX Niệm Nghĩa..........................53
Bảng 5-34: Phương án tổ chức phân luồng giao thông – BX Thượng Lý...........................54
Bảng 5-35: Phương án tổ chức phân luồng giao thông – BX phía Bắc Hải Phòng...........55
Trang | iii


Bảng 5-36: Phương án tổ chức phân luồng giao thông – BX Vĩnh Bảo..............................55
Bảng 5-37: Phương án tổ chức phân luồng giao thông – BX Lạc Long..............................56

Bảng 5-38: Phương án tổ chức phân luồng giao thông – BX An Lão..................................56
Bảng 5-39: Phương án tổ chức phân luồng giao thông – BX Tiên Lãng.............................57
Bảng 5-40: Phương án tổ chức phân luồng giao thông – BX Cát Bà..................................58
Bảng 5-41 : Tổ chức phân luồng GT tuyến VTHK cố định liên tỉnh từ BX. Thượng Lý.59
Bảng 5-42: Tổ chức phân luồng GT tuyến VTHK cố định liên tỉnh từ BX. Phía Bắc......60
Bảng 5-43: Tổ chức phân luồng GT tuyến VTHK cố định liên tỉnh từ BX. Vĩnh Bảo.....61
Bảng 5-44: Tổ chức phân luồng GT tuyến VTHK cố định liên tỉnh từ BX. Đồ Sơn.........61
Bảng 5-45: Tổ chức phân luồng GT tuyến VTHK cố định liên tỉnh từ BX. An Lão.........62
Bảng 5-46: Tổ chức phân luồng GT tuyến VTHK cố định liên tỉnh từ BX. Kiến Thụy...63
Bảng 5-47: Tổ chức phân luồng GT tuyến VTHK cố định liên tỉnh từ BX. Hải Thành...64
Bảng 5-48: Tổ chức phân luồng GT tuyến VTHK cố định liên tỉnh từ BX. Vĩnh Niệm...65
Bảng 5-49: Phương án tổ chức phân luồng VTHK liên tỉnh tuyến cố định đến năm 2030
68
Bảng 6-50: Khái toán tổng mức đầu tư....................................................................................70

Trang | iv


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2-1: Vị trí các bến xe trên địa bàn thành phố năm 2015.............................................14
Hình 2-2: Vị trí các bãi đỗ xe buýt trên địa bàn TP Hải Phòng năm 2016.........................16
Hình 2-3: Quy hoạch mạng lưới đường bộ đối ngoại TP Hải Phòng đến năm 2020, định
hướng 2030...................................................................................................................................21
Hình 2-4: Quy hoạch 3 tuyến vành đai đường bộ Hải Phòng..............................................22
Hình 2-5: Quy hoạch các tuyến đường trục chính đô thị TP Hải Phòng............................24
Hình 2-6: Bản đồ quy hoạch mạng lưới bãi đỗ xem điểm đỗ xe Tp Hải Phòng đến năm
2020, định hướng đến năm 2030...............................................................................................27
Hình 3-7: Tăng trưởng phương tiện trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2008-2015....32
Hình 3-8: Tăng trưởng ô tô khách, ôtô tải TP. Hải Phòng....................................................32
Hình 3-9: Hành lang Hải Phòng - Hải Dương - Hà Nội........................................................36

Hình 4-10: Nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh hợp lý hóa mạng lưới VTHK tuyến
cố định liên tỉnh giai đoạn 2020 – 2030....................................................................................43
Hình 5-11: Bản đồ tổ chức phân luồng giao thông tuyến VTLT cố định – BX. Thượng Lý
59
Hình 5-12: Bản đồ tổ chức phân luồng giao thông tuyến VTLT cố định – BX.Phía Bắc. 60
Hình 5-13: Bản đồ tổ chức phân luồng giao thông tuyến VTLT cố định – BX. Vĩnh Bảo61
Hình 5-14: Bản đồ tổ chức phân luồng giao thông tuyến VTLT cố định – BX. Đồ Sơn...62
Hình 5-15: Bản đồ tổ chức phân luồng giao thông tuyến VTLT cố định – BX. An Lão...63
Hình 5-16: Bản đồ tổ chức phân luồng giao thông tuyến VTLT cố định – BX. Kiến Thụy
64
Hình 5-17: Bản đồ tổ chức phân luồng giao thông tuyến VTLT cố định – BX. Hải Thành
65
Hình 5-18: Bản đồ tổ chức phân luồng giao thông tuyến VTLT cố định – BX. Vĩnh Niệm
66
Hình 5-19: Bản đồ hành lang phân luồng giao thông Hải Phòng – Hải Dương – Hà Nội
đến năm 2030...............................................................................................................................67
Hình 5-20: Bản đồ hành lang phân luồng giao thông Hải Phòng – Quảng Ninh – Móng
Cái đến năm 2030........................................................................................................................67
Hình 5-21: Bản đồ hành lang phân luồng giao thông Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định
đến năm 2030...............................................................................................................................68

Trang | v


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1


Sự cần thiết

Thành phố Hải Phòng là một trong năm đô thị loại I trực thuộc trung ương, giữ vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội toàn quốc cũng như của vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố tăng cao
(đạt 11,21%) kéo theo sự phát triển ở nhiều phương diện xã hội; trong đó, không thể phủ nhận
sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao thông vận tải mà đặc biệt là vận tải hành khách bằng
đường bộ. Giai đoạn 2009-2014 đã ghi nhận một sự tăng trưởng cao và ổn định của ngành vận
tải đường bộ liên tỉnh với mức tăng nhu cầu lên tới 9,3%/năm. Về cơ bản đáp ứng nhu cầu của
nhân dân trên địa bàn thành phố và khu vực vùng KTTĐ Bắc Bộ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại
nhiều khó khăn và bất cập.
Cụ thể, trong công tác tổ chức khai thác các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định liên
tỉnh, công tác quản lý nhà nước, quy hoạch mạng lưới tuyến, quản lý phương tiện vận tải,...
vẫn còn những thiếu sót dẫn đến thường xuyên xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh,
tranh giành khách, đón trả khách không đúng nơi quy định. Tình trạng này ngày càng diễn ra
nghiêm trọng hơn gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông và chất lượng dịch vụ vận tải
hành khách đường bộ ngày càng đi xuống.
Để cải thiện các thiếu sót bất cập trên, Thành phố Hải phòng đã và đang triển khai các
quy hoạch như Quy hoạch phát triển VTHKCC bằng xe buýt, Quy hoạch mạng lưới bãi đỗ xe,
điểm đỗ xe trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn thiếu một đề án
quy hoạch vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư
63/2014/TT-BGTVT, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các tỉnh, thành phố triển khai lập Quy
hoạch mạng lưới các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi
lại của người dân, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, hạn chế phương tiện cá nhân,
giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường,... Cùng với Thông tư 63/2014/TT-BGTVT,
Bộ GTVT cũng đã ban hành Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT, số 3848/QĐ-BGTVT, số
135/QĐ-BGTVT ngày 15/01/2016, số 2548/QĐ-BGTVT và số 189/QĐ-BGTVT về việc phê
duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến
năm 2020 định hướng đến năm 2030.

Do vậy, để giải quyết được các bất cập tồn tại trong tổ chức và khai thác vận tải hành
khách tuyến cố định, đồng thời phù hợp với “Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ thành
phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, các quy hoạch có liên quan của
Chính phủ, Bộ GTVT và các quy hoạch về vận tải khác trên địa bàn Thành phố Hải Phòng,
việc xây dựng “Đề án tổ chức phân luồng vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh
trong khu vực Thành phố Hải Phòng” là vô cùng đúng đắn và cần thiết.

Trang | 1


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

1.2

Căn cứ lập quy hoạch
Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH 12 ngày 13/11/2008);

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/6/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu.
Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ GTVT quy định về tổ chức,
quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Thông tư 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ GTVT về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của thông tư số 63/2014/TT-BGTVT
Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) thành phố Hải Phòng;
Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT ngày 26/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn
quốc đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 3848/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT;
Quyết định số 189/QĐ-BGTVT ngày 19/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về
việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết tuyến VTHK cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn
đến năm 2050;
Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê
duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng
đến năm 2020;

Trang | 2


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

Nghị quyết số 32/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố
Hải Phòng về việc phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải đường bộ thành phố Hải Phòng
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

1.3


Mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu xây dựng Đề án
1.3.1

Mục đích

Xây dựng phương án tổ chức phân luồng vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh
trong khu vực Thành phố Hải Phòng: danh mục tuyến vận tải, điểm đầu cuối, tần suất hoạt
động, loại hình phương tiện; bố trí sắp xếp lại luồng tuyến vận tải xe khách theo các bến xe
trên địa bàn thành phố
1.3.2

Nhiệm vụ của đề án

− Điều tra khảo sát đếm lưu lượng phương tiện phục vụ công tác dự báo nhu cầu;
− Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng (công tác quản lý nhà nước, mạng lưới tuyến,
phương tiện):

 Hiện trạng phương tiện vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh;
 Hiện trạng mạng lưới vận tải hành khách tuyến cố định đường bộ (lộ trình tuyến,
tần suất hoạt động, thời gian khai thác, chủng loại phương tiện…).

 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh: bãi
đỗ xe, điểm đầu cuối, dừng đỗ, trạm dừng nghỉ,…;

 Hiện trạng công tác quản lý nhà nước, các cơ chế chính sách ưu tiên hỗ trợ phát
triển vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh;

 Tính kết nối giữa vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh với các loại hình vận
tải khác (xe buýt, xe taxi, xe ô tô con, xe máy cá nhân,...);

− Dự báo nhu cầu vận tải hành khách theo giai đoạn 2020-2030;
− Đề xuất danh mục các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh;
− Đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách phù hợp với Quy định của Bộ GTVT và điều
kiện kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh trong khu vực thành phố
Hải Phòng.
1.3.3

Yêu cầu xây dựng Đề án

− Số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng phải chính xác, khách quan, đánh giá được những
tồn tại, bất cập, cơ hội và thách thức trong phát triển vận tải hành khách;

Trang | 3


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

− Đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý hoạt động vận tải hành
khách phải phù hợp với thực tế và quy hoạch của Bộ GTVT;
− Phương án tổ chức phân luồng tuyến vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh phải
phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, Quy hoạch
chung thành phố Hải Phòng và các chiến lược, quy hoạch khác có liên quan.

Trang | 4


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ CÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI, GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1

Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
2.1.1

Tổng quan vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu

a. Vị trí địa lý:
Hải Phòng là một trong những thành phố cảng lớn nhất của Việt Nam và đặc biệt là cửa
ngõ thông thương đường biển lớn ở khu vực miền Bắc, có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc
theo hướng Bắc – Nam, phía Bắc của thành phố có địa hình trung du (chiếm 15% diện tích),
đồi xen kẽ với đồng bằng và thấp dần về phía Nam ra biển. Phía Nam thành phố có địa hình
đồng bằng, cao độ 0,7 – 1,7m. Thành phố có đường bờ biển tương đối dài (trên 125 km), thấp
và bằng phẳng, có 5 cửa sông chính đổ ra biển thuận lợi cho giao thông đường thủy.
Phía Đông giáp Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ);
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh;
Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình;
Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương;
b. Điều kiện tự nhiên
Như đã đề cập ở trên, Hải Phòng có địa hình tương đối bằng phằng và đường bờ biển dài.
Không chỉ có vậy, thành phố Hải Phòng cũng có mật độ sông ngòi dày đặc (0,6 - 0,8 km/1
km²) và chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Một số sông chính ở Hải Phòng gồm:
sông Đá Bạc, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình, sông Bạch Đằng...
mang đến cho Hải Phòng một nguồn tài nguyên biển dồi dào, thuận lợi cho việc khai thác
thủy hải sản. Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng được thiên nhiên ưu ái với nguồn tài nguyên đất
và khoáng sản phong phú:
Tài nguyên đất: Hải Phòng có diện tích đất tự nhiên là 1.519,2 km², trong đó diện tích

đất liền là 1208,49 km². Do vị trí ở ven biển nên chủ yếu là đất phèn, đất mặn;
Tài nguyên rừng: Hải Phòng có khu rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà, là nơi dự trữ
sinh quyển Thế giới.;
Tài nguyên khoáng sản: Hải Phòng nằm ở vùng đồng bằng ven biển nên về cơ bản hạn
chế về tài nguyên đất nhưng lại có những lợi thế về tài nguyên khác như tài nguyên
nước, tài nguyên rừng, vật liệu xây dựng, quặng, khoáng sản, muối.
c. Khí hậu
Hải Phòng có khí hậu đặc trưng của miền Bắc nước ta, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa
rõ rệt;
Trang | 5


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23°C – 26°C;
Lượng mưa trung bình năm là khoảng 1600 - 1800 mm;
Độ ẩm trong không khí trung bình 85 - 86%.
2.1.2

Dân số và bố cục sản xuất

a. Dân số
Theo thống kê, dân số Hải Phòng năm 2015 là 1.936.315 người, tỷ lệ tăng dân số bình
quân giai đoạn 2010 - 2015 là 1,09%/năm (xấp xỉ mức trung bình cả nước 1,06%/năm). Mật
độ dân số 1.285 người/km2 (cao thứ 3 cả nước sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh) và có phân bố
dân số thành thị và nông thôn ở mức tương đối cân bằng, thành thị chiếm 46,73%, nông thôn
chiếm 53,27%. Dưới đây là thống kê số lượng dân số qua các năm của thành phố
Bảng 2-1: Dân số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2015
Khu vực


2010

2011

2012

2013

2014

2015

Thành thị

859,8

871,3

885,0

897,3

909,1

917,4

Tỷ lệ (%)

46,28


46,35

46,48

46,61

46,72

46,73

Nông thôn

998,0

1.008,5

1.019,1

1.027,9

1.036,9

1.045,9

Tỷ lệ (%)

53,72

53,65


53,52

53,39

53,28

53,27

1.857,8

1.879,8

1.904,1

1.925,2

1.946,0

1.963,3

0,94

1,19

1,29

1,11

1,08


0,89

Toàn thành phố
Tỷ lệ tăng (%)

Nguồn: niên giám thống kê TP. Hải Phòng, năm 2015

Có thể thấy so với giai đoạn trước năm 2012, dân số Hải Phòng có xu hướng tăng giảm.
b. Bố cục sản xuất
Nhìn chung, trong những năm gần đây, GDP bình quân của thành phố có xu hướng tăng
dần qua các năm. Theo thống kê trong Văn bản số 275/BC-UBND ngày 24/11/2016 của
UBND thành phố Hải Phòng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2016 (theo giá so sánh
2010) ước đạt 105.584 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2015 (gấp 1,7 lần bình quân chung của
cả nước). Trong đó nông - lâm - thủy sản tăng 1,01%, công nghiệp – xây dựng tăng 14,36%,
dịch vụ tăng 9,76% so với cùng kỳ. GRDP bình quân đầu người đạt 79,175 triệu đồng cao hơn
mức bình quân cả nước là 50,160 triệu đồng.
Về cơ cấu kinh tế, các nhóm ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ
trọng chủ yếu (lần lượt chiếm 50,52% và 42,80%); mặt khác, ngành nông, lâm thủy sản chiếm
tỷ trọng nhỏ 6,68%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công
nghiệp, xây dựng và giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản. Cụ thể: từ năm 2006 đến
nay, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng từ 35,40% lên 42,80%, nông, lâm thủy sản giảm từ
11,60% xuống 6,68%, ngành dịch vụ phát triển tương đối ổn định.
Trang | 6


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

2.1.3


Các ngành kinh tế chủ lực và chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu

Tình hình phát triển của các ngành kinh tế chủ lực và các chỉ tiêu phát triển kinh tế được
đánh giá như sau:
a. Về công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 151.752,3 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng
18,3% so với năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ yếu
(chiếm 82,8% giá trị sản xuất công nghiệp).
Các sản phẩm mũi nhọn, quan trọng được tập trung đầu tư phát triển, làm nền tảng cho
công nghiệp hoá, hiện đại hoá như: cơ khí, phôi thép, thép tấm, xi măng, nhiệt điện, phân bón
DAP… Đã từng bước hình thành trung tâm công nghiệp đóng tầu, sản xuất kim loại lớn của
vùng và cả nước. Một số ngành kỹ thuật cao được hình thành như sản xuất máy móc thiết bị
điện, điện tử; dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác; thiết bị văn phòng và máy tính.
Bảng 2-2: Giá trị sản xuất một số sản phẩm ngành công nghiệp giai đoạn 2010 -2015

Năm

Công nghiệp
khai khoáng

Tổng số

Công nghiệp
chế biến, chế
tạo

Sản xuất và
phân phối điện,
khí đốt, nước


Cung cấp nước,
hoạt động quản
lý và xử lý rác
thải, nước thải

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)
2010

86.554,0

702,0

82.111,0

3.352,0

389,0

2012

106.065,8

467,6

97.167,6

7.539,1

891,4


2013

111.986,2

381,0

103.703,1

7.197,0

705,2

2014

128.312,4

434,4

118.454,5

8.702,6

720,8

2015

151.752,3

393,9


140.853,5

9.728,6

776,2

2010

100

0,81

94,87

3,87

0,45

2012

100

0,44

91,61

7,11

0,84


2013

100

0,34

92,60

6,43

0,63

2014

100

0,34

92,32

6,78

0,56

2015

100

0,26


92,82

6,41

0,51

Cơ cấu (%)

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp phân theo ngành cấp II (%)
2010

109,41

96,57

109,9

108,77

103,82

2012

104,24

86,39

103,63


117,89

108,85

2013

104,27

63,59

104,52

102,79

105,04

2014

112,98

8,12

112,22

159,65

107,14

2015


116,45



117,57

107,54

105,95

Nguồn: niên giám thống kê TP. Hải Phòng, năm 2015
Trang | 7


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

b. Về nông, lâm, thuỷ sản
Theo niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2015, giá trị sản xuất nông – lâm –
thủy sản năm 2015 đạt 14.490,5 tỷ đồng (giá so sánh 2010) tăng 0,12% so với năm trước
trong đó nông nghiệp tăng 0,9%, thủy sản tăng 4,41% và lâm nghiệp giảm 3,49%.
Cụ thể, giá trị sản xuất, cơ cấu ngành và các chỉ tiêu khác của ngành nông – lâm – thủy
sản được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2-3: Giá trị sản xuất ngành nông – lâm thủy sản giai đoạn 2010 - 2015
Năm

Tổng số

Nông nghiệp


Thủy sản

Lâm nghiệp

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)
2010

12.724,8

9.096,2

2.908,50

38,0

2011

12.492,9

-

-

36,9

2012

13.489,8

9.961,6


3.448,40

32,1

2013

13.869,1

10.076,0

3.438,22

39,15

2014

14.347,2

9.943,7

3.665,86

40,5

2015

14.490,5

10.034,3


3.827,58

39,5

2010

100,00

75,53%

24,15%

0,32%

2012

100,00

-

-

-

2013

100,00

74,11%


25,65%

0,24%

2014

100,00

74,34%

25,37%

0,29%

2015

100,00

72,85%

26,86%

0,30%

Cơ cấu (%)

Chỉ số phát triển so với năm trước (%)
2010


104,42

2012

105,18

2013

...

108,10

99,00

104,40

108,81

86,86

104,58

101,15

99,70

121,97

2014


100,70

98,69

106,62

103,48

2015

100,12

100,91

104,41

97,51

Nguồn: niên giám thống kê TP. Hải Phòng, năm 2015

c. Các ngành dịch vụ
Theo niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2015, giá trị sản xuất khu vực dịch
vụ đạt 86.222,6 tỷ đồng tăng 10,37% so với năm 2014. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 đạt 80.672,71 tỷ đồng, tăng 12,69% so với cùng kỳ năm
trước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 4.222,58 triệu USD tăng 18,17% so với năm trước,
kim ngạch nhập khẩu đạt 4.317,1 triệu USD tăng 20,89% so với năm 2014.
Trang | 8


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Bên cạnh đó, số liệu thống kê năm 2015 cho thấy, tổng số lượt khách du lịch đạt 5,5 triệu
lượt hành khách, doanh thu từ hoạt động du lịch trong năm 2015 đạt trên 2.000 tỷ đồng.
Bảng 2-4: Một số chỉ tiêu nhóm ngành dịch vụ - thương mại giai đoạn 2011 - 2015
Năm
Xuất khẩu (triệu USD)
Nhập khẩu (triệu USD)
Tổng mức bán lẻ (Tỷ đồng)
Doanh thu du lịch (Tỷ đồng)

2011
2.024,5
2.135,4
26.858,0
1.129.327

2012
2.619,600
2.702,5
42.608,0
1.477.523

2013
3.025,4
3.061,6
46.920,2
1.643.535

2014

3.576,2
3.571,1
53.073,9
1.849.634

2015
4.225,8
4.317,1
60.113,5
2.087.682

Nguồn: niên giám thống kê TP. Hải Phòng, năm 2015

2.1.4
Phòng

Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải

Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đã được đề ra
trong Đại hội đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 với các nội
dung chính sau:
(1) Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đề ra
đường lối phát triển phù hợp cho thành phố; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, khả năng
cạnh tranh; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Hoàn thành chương trình xây
dựng nông thôn mới. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, hợp
tác xã để tạo sự phát triển đột phá cho thành phố.
(2) Có những quyết sách nhanh nhạy để tận dụng thời cơ lịch sử từ quá trình hội nhập
quốc tế với những vận hội to lớn cho Thành phố Cảng trong giai đoạn mới; đổi mới công tác
xúc tiến đầu tư, đặc biệt là từ Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Singapo,… Tăng nhanh số

lượng các doanh nghiệp có thương hiệu, tham gia vào chuỗi quản trị, chuỗi dịch vụ, có khả
năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
(3) Xây dựng và phát triển đô thị Hải Phòng theo hướng đô thị xanh, văn minh, hiện
đại và thông minh. Tiếp tục thực hiện tốt ba khâu đột phá chiến lược về phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế-xã hội, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh thực hiện cải cách
hành chính.
(4) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đổi mới nghiên cứu, ứng dụng
khoa học và công nghệ; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố.
(5) Phát triển văn hoá - xã hội mang bản sắc của Hải Phòng. Nâng cao thu nhập và
chất lượng cuộc sống người dân, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng văn hóa, xã hội, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của người dân thành phố, môi trường sống an toàn, môi trường
sinh thái tốt, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội.

Trang | 9


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

(6) Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, giữ
vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Chú trọng đẩy mạnh công tác đối ngoại và
hội nhập quốc tế.
(7) Tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; thường xuyên củng cố hệ
thống chính trị, xây dựng các cấp chính quyền địa phương hiệu lực, hiệu quả; phát huy dân
chủ và sức mạnh đoàn kết toàn dân; vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể. Xây dựng
đội ngũ cán bộ thành phố có tâm, nhiệt huyết và có tri thức hiện đại ngang tầm với yêu cầu
của tình hình và nhiệm vụ mới.
Bên cạnh đó, Đại hội cũng đề ra các chỉ tiêu phát triển cụ cho hoạt động kinh tế - xã hội
của thành phố trong giai đoạn 2015 – 2020 như sau:
 Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2015 – 2020 đạt 13,5-14%;

 GRDP bình quân đầu người (tính theo giá hiện hành) đạt 5.600 USD/năm;
 Cơ cấu ngành kinh tế có bước chuyển dịch rõ rệt với các sản phẩm chủ lực có sức
cạnh tranh cao cả trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp;
Các chỉ tiêu cụ thể cho từng ngành được tóm lược trong bảng sau::
Bảng 2-5: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020
STT
1
2
3

Chỉ tiêu
Tốc độ tăng trưởng GRDP toàn thành phố (%/năm)
Dịch vụ
Công nghiệp - xây dựng
Nông - lâm nghiệp - thủy sản
Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GRDP (%)
Dịch vụ
Công nghiệp - xây dựng
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
GRDP bình quân đầu người (USD/năm)

Năm 2020
10,5
11,7
10
2,7
57
37,7
5,3
5.600


Nguồn: Nghị quyết số 12-NQ/ĐH ngày 24/10/2015

Ngoài ra, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác cũng được đề ra trong hội nghị này. Bao
gồm:
 Chỉ tiêu kinh tế:


Tỷ trọng GDP nhóm ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và nông - lâm - ngư
nghiệp đạt tương ứng 57% ; 37,7% và 5,3%;



Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 12-17 tỷ USD;



Sản lượng hàng hoá thông qua các cảng trên địa bàn đạt 110 triệu tấn;



Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt 440.000 tỷ đồng;
Trang | 10


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP




Thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch;



Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đạt trên 80.000 tỷ đồng, trong đó thu
nội địa đạt trên 20.000 tỷ đồng;



Phấn đấu 100% số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới;



Tỷ trọng năng suất tổng hợp TFP đóng góp vào tăng trưởng đạt 40%;

 Các chỉ tiêu xã hội:


Tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 4%. Thời gian làm việc của lao động nông thôn
là 85%.



Tạo 52.000 việc làm mới/năm.



Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%.




Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 90%.



Tuổi thọ trung bình đạt 77 tuổi.



Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) giảm 0,7%-1%/năm.

 Các chỉ tiêu môi trường:


Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý hợp vệ sinh: đô thị đạt 100%; nông thôn đạt
90%.



Tỷ lệ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn môi trường đạt
100%.



Đảm bảo 100% số khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải
tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

 Các chỉ tiêu xây dựng Đảng:



Phấn đấu 50% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh (theo quy định của
Trung ương); cơ bản không còn cơ sở đảng yếu kém.



Kết nạp từ 18.000 đến 18.500 đảng viên; trong đó kết nạp đảng viên mới khu vực
doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập năm sau
cao hơn năm trước.



Phấn đấu hằng năm thành lập từ 35 đến 40 tổ chức đảng trong khu vực doanh nghiệp
ngoài nhà nước, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

2.2

Hiện trạng mạng lưới giao thông và quy hoạch phát triển GTVT
2.2.1

Hiện trạng và phương án quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông

Trang | 11


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

Thành phố Hải Phòng nằm trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, hệ thống GTVT trên địa bàn thành
phố hội tụ đầy đủ 05 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường
thủy nội địa và đường biển; trong đó phương thức đường bộ và đường biển chiếm thị phần

vận tải lớn... Cụ thể:
 Giao thông vận tải đường bộ
Mạng lưới đường bộ trên địa bàn thành phố bao gồm các tuyến đường: quốc lộ, đường
tỉnh, đường giao thông nông thôn, đường đô thị và đường chuyên dùng với tổng chiều dài
khoảng 4054,61 km. Cụ thể:
Bảng 2-6: Hiện trạng mạng lưới đường bộ thành phố Hải Phòng
TT
1
2
3
4
5
6

Loại đường

Chiều dài (km)
33,00
108,10
251,00
2921,80
324,50
489,31
4127,71

Cao tốc
Quốc lộ
Đường tỉnh
Đường GTNT
Đường đô thị

Đường chuyên dùng
Tổng

Nguồn: Sở GTVT Hải Phòng, năm 2015

Kết cấu mặt đường tương đối tốt: mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng và láng nhựa
chiếm 91,4%; mặt đường cấp phối chiếm 6,4%; đường đất chỉ chiếm 2,2%.
 Giao thông vận tải đường sắt
Trên địa bàn thành phố có duy nhất 1 tuyến đường sắt đó là tuyến đường sắt Hà Nội - Hải
Phòng. Tuyến đường sắt này có khổ đường 1.000 mm từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng, dài
102 km; đoạn đi qua Hải Phòng dài 24,4 km và có 4 ga đầu mối là ga Hải Phòng, ga Thượng
Lý, ga Vật Cách và ga Dụ Nghĩa; chức năng chính của tuyến là vận chuyển hàng hóa, hành
khách trên hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng;
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có 3 nhánh đường sắt chuyên dùng kết nối từ tuyến
Hà Nội–Hải Phòng với các khu bến cảng dọc sông Cấm từ khu vực cảng Vật Cách đến cảng
Chùa Vẽ. Riêng khu bến Đình Vũ là khu bến chuyên container chưa có đường sắt kết nối trực
tiếp và hiện phải kết nối ra đường sắt bằng cách chuyển sang đường thủy ra khu bến Vật Cách
hoặc sử dụng phương thức đường bộ. Hạ tầng đường sắt cũ kỹ, phương tiện lạc hậu là thực
trạng chung của vận tải đường sắt tại Hải Phòng;
Hiện nay, tại các ga đều có kết nối với phương thức vận tải đường bộ (xe taxi, xe buýt, xe
tải,...); tuy nhiên, các vị trí điểm đỗ xe, bãi đỗ xe trong các ga còn thiếu về quy mô, xắp xếp
các vị trí đỗ chưa hợp lý. Chưa có bố trí khu vực cho taxi đưa đón khách….
 Giao thông vận tải đường biển và hệ thống cảng biển
Trang | 12


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

Cảng biển: cảng Hải Phòng là đầu mối, cửa ngõ chính giao lưu hàng hóa với vùng đồng

bằng Bắc Bộ. Cụm cảng Hải Phòng hiện có 5 khu cảng: cảng Hải Phòng, cảng Chùa Vẽ, cảng
Đoạn Xá, cảng Cửa Cấm, và cảng Đình Vũ năng lực hàng hóa thông qua cụm cảng năm 2015
đạt 31,314 triệu tấn tăng 24,92% so với năm 2010 đạt 25,067 triệu tấn. (Niên giám thống kê
TP Hải Phòng, năm 2015);
Tại khu vực các cảng biển Hải Phòng, khi đầu tư xây dựng có bố trí các điểm đỗ, bãi đỗ
xe phục vụ nhu cầu xếp dỡ hàng hóa cho phương tiện vận tải đường biển và đường bộ, đã đáp
ứng được một phần nhu cầu đỗ xe tải trên địa bàn thành phố.
 Giao thông vận tải đường thủy
Hải Phòng là thành phố có mật độ đường thủy nội địa cao nhất ở Miền Bắc, đạt 0,6-0,8
km/km2. Thành phố có 26 tuyến đường thủy nội địa đang khai thác tổng chiều dài khoảng
528,5 km. Tuy nhiên, các tuyến này trong dịch vụ vận tải còn thấp, chỉ chiếm 8% tổng lượng
hành khách và 6,1% tổng lượng hàng hóa thông qua Tp Hải Phòng. Do các tuyến vận tải còn
dựa nhiều vào sông rạch tự nhiên đường đi quanh co dẫn đến cự ly vận chuyển cao. Tiềm
năng vận tải thủy nội địa của Tp Hải Phòng là rất lớn cả về năng lực thông qua của luồng lạch
cũng như phương tiện. Nhìn chung mạng lưới giao thông thủy của thành phố khai thác chưa
hết và hợp lý tiềm năng sẵn có;
Tại các khu vực bến, cảng thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hải Phòng chưa được quan
tâm bố trí điểm đỗ xe, bãi đỗ xe hàng hóa và hành khách. Một phần do nhu cầu đỗ xe chưa
cao, đã và đang tận dụng các khu đất trống, kho bãi tại bến, cảng làm điểm đỗ xe trông giữ
phương tiện của người dân xung quanh khi có nhu cầu.
 Giao thông vận tải hàng không
Thành phố Hải Phòng có 2 sân bay: Sân bay Cát Bi, sân bay Kiến An. Sân bay Kiến An
là sân bay chuyên dùng cho quân sự. Hiện nay, tại cảng hàng không quốc tế Cát Bi có 9 tuyến
bay (gồm 7 tuyến nội địa và 2 tuyến quốc tế). Năm 2015, sản lượng vận chuyển HK của cảng
hàng không là 1,22 triệu HK, tăng 41% so với năm 2014. Sản lượng vận chuyển HH là 6.100
tấn, tăng 1,67% so với năm 2014. Tại cảng hàng không Cát Bi đã có bố trí khu vực dành riêng
bãi đỗ xe taxi, chưa bố trí khu vực đỗ xe buýt. Hiện nay xe buýt và xe cá nhân đưa đón hành
khách đều đỗ trên đường Lê Hồng Phong trước cổng vào khu vực cảng hàng không…. Do
nhu cầu đỗ xe tại cảng hàng không chưa lớn, tuy nhiên trong tương lai cần bố trí các điểm đỗ,
bãi đỗ xe đảm bảo ATGT cho hành khách đến – đi tại sân bay, tránh tình trạng dừng đỗ tùy ý

tại cổng ra vào cảng hàng không.
2.2.2

Hiện trạng và quy hoạch cơ sở hạ tầng

Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như ở trên, việc phát triển đầy đủ các các
loại hình vận tải ở Hải Phòng là một hướng đi vô cùng đúng đắn. Mặc dù còn tồn tại bất cập

Trang | 13


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

trong công tác triển khai quy hoạch, song nhìn chung cơ sở hạ tầng đường sá, bến bãi đang
được quy hoạch và hoạt động tương đối tốt.
Bên cạnh đó, khi đề cập đến hiện trạng và quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
thành phố, không thể không nhắc đến hiện trạng và quy hoạch các bãi đỗ xe trên địa bàn
thành phố với tổng diện tích đất tại các bến xe khách, điểm đỗ xe, bãi đỗ xe được cấp phép
hoạt động là 19,90 ha. Tỷ lệ đất bến điểm đỗ xe, bãi đỗ xe đô thị chiếm tỷ lệ rất thấp so với
đất xây dựng đô thị là 0,08%, so với đất giao thông đô thị là 2,45%.
Bảng 2-7: Hiện trạng quỹ đất bến bãi đỗ xe trên địa bàn TP. Hải Phòng
STT
1
2
3
4

Bến/điểm đỗ xe, bãi đỗ xe
Bến xe khách

Bãi đỗ xe được cấp phép
Bãi đỗ xe buýt
Điểm đỗ xe
TỔNG

Diện tích (m2)
65.943
71.134
42.300
19.651
199.028
Nguồn: TDSI - năm 2015

 Bến xe khách
Toàn thành phố hiện có 9 bến xe khách với tổng diện tích 65.943 m 2. Trong khu vực
trung tâm có 4 bến: Lạc Long, Niệm Nghĩa, Cầu Rào, Thượng lý và 6 bến xe ở các quận,
huyện khác: bến xe Vĩnh Bảo, bến xe phía bắc Hải Phòng, bến xe Đồ Sơn, bến xe Kiến Thụy,
Tiên Lãng, bến xe An Lão. Trong đó, bến xe Thượng lý được đưa vào hoạt động tháng
4/2015. Với 194 tuyến xuất phát từ các bến xe đi đến các tỉnh, thành trong cả nước, sản lượng
hành khách qua các bến xe năm 2016 là 5.242.111 HK; tăng 4,4% so với năm 2015 về cơ bản
đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân với chất lượng phục vụ ngày càng cao.

Hình 2-1: Vị trí các bến xe trên địa bàn thành phố năm 2015
 Bãi đỗ xe công cộng
Trang | 14


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP


Mạng lưới bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố chưa được chú trọng đầu tư phát triển, do đó
vị trí các bãi đỗ xe hầu hết là tạm thời, sử dụng gầm cầu, khu vực đất chưa sử dụng và không
gian đường phố. Tính đến tháng 08/2013, có 15 bãi đỗ xe được cấp phép đỗ xe với tổng diện
tích 39.134 m2, diện tích sử dụng đỗ xe là 32.751 m 2; trong đó có 11 bãi đỗ xe đang sử dụng
gầm cầu. Các xe ra vào bãi đỗ xe này thường gây hiện tượng ùn tắc giao thông và mất ATGT.
Hiện nay, các bãi đỗ xe đang được điều chỉnh sắp xếp lại.
Bảng 2-8: Hiện trạng bãi đỗ xe trên địa bàn TP Hải Phòng
STT

Diện tích
(m2)

Vị trí

Tính chất

1

Gầm cầu An Đồng (phía Lê Chân)

10.000

Tạm thời

2

Gầm cầu An Đồng (phía An Dương)

3.037


Tạm thời

3

Gầm cầu vượt Lạch Tray

2.500

Tạm thời

4

Gầm cầu Thượng Lý (phía cửa nhà máy Xay)

3.415

Tạm thời

5

Gầm cầu Đông Hải

2.500

Tạm thời

6

Gầm cầu Lương Quán


3.000

Tạm thời

7

Gầm cầu Niệm (phía Kiến An)

2.302

Tạm thời

8

Gầm cầu Kiến An (phía Kiến An)

1.200

Tạm thời

9

Gầm cầu Rào 2 (quận Lê Chân, phía phải cầu-hướng
đi Đồ Sơn)

4.471,2

Tạm thời

10


Gầm cầu Rào 2 (quận Dương Kinh, phía phải cầuhướng cầu Rào 2 đi Đồ Sơn)

5.208,8

Tạm thời

11

Chân cầu vượt Lạch Tray

500

Tạm thời

12

Bãi đỗ xe Đình Hàng

1.000

Tạm thời

13

Bãi đỗ xe đền Bà Đế

2.000

Lâu dài


14

Bãi đỗ xe TT quận Đồ Sơn

5.000

Lâu dài

15

Bãi đỗ xe khu II

25.000

Lâu dài

TỔNG

71.134
Nguồn: Sở GTVT Hải Phòng – TDSI, 2015

Hiện tại, các bãi đỗ xe trên mới đáp ứng được khoảng 8-10% nhu cầu đỗ xe của người
dân. Đồng thời, có 15 bãi đỗ xe được quản lý thì có tới 11 bãi đỗ xe là tận dụng gầm cầu làm
bãi đỗ xe.
Một số bãi đỗ xe gầm cầu đang vi phạm hành lang an toàn đường bộ cần sớm nghiên cứu
đề ra những vị trí hợp lý để bố trí các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe thay thế các bãi đỗ xe gầm cầu.
Trang thiết bị (bán vé, an ninh, phòng cháy chữa cháy,...) tại các bãi đỗ xe chưa được đầu tư
đúng quy chuẩn mà còn rất sơ sài, lạc hậu.
 Bãi đỗ xe buýt:

Trang | 15


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

Tính đến tháng 12/2016, trên địa bàn thành phố có 6 bãi đỗ xe buýt do tăng 01 bãi đỗ xe
buýt so với năm 2015 là bãi đỗ xe buýt An Lão tại xã Quốc Tuấn huyện An Lão; với tổng diện
tích bãi đỗ 4,23 ha, trong đó diện tích tự có 0,3 ha (diện tích của doanh nghiệp kinh doanh),
diện tích được thành phố cấp 3,5 ha, diện tích đi thuê 0,43 ha. Các bãi đỗ xe, gara của các
doanh nghiệp vận tải buýt hiện nay phần lớn đều do các đơn vị vận tải tự sắp xếp bố trí, chỉ có
bãi đỗ xe tại KCN Đình Vũ của công ty CPVTTM Quảng Đông được thành phố cấp đất, còn
lại là của doanh nghiệp hoặc đi thuê.
Có tổng số 23 điểm đầu cuối; 351 điểm dừng (biển báo), 88 nhà chờ và 04 nhà bán vé xe
buýt trên toàn mạng lưới VTHKCC của thành phố; tuy nhiên, chưa có điểm trung chuyển xe
buýt lớn phục vụ cho việc trung chuyển của hành khách được dễ dạng hơn.

Nguồn: Sở GTVT Hải Phòng

Hình 2-2: Vị trí các bãi đỗ xe buýt trên địa bàn TP Hải Phòng năm 2016
Có thể thấy, nhiều khu vực còn thiếu các điểm dừng, nhà chờ (khu vực ngoại thành); hệ
thống biển báo thông tin không đầy đủ, khó nhận biết; thiếu bến bãi đỗ xe buýt (khu vực nội
thành).
Hiện tại, vị trí, quy mô và hình thức sở hữu của các bãi đỗ xe buýt được tổng hợp trong
bảng sau:
Bảng 2-9: Hiện trạng các bãi đỗ xe buýt trên địa bàn TP Hải Phòng
Trang | 16


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP

TT
1
2
2
4
5
6

Vị trí
Bãi Thượng Lý
Bãi đỗ KCN
Đình Vũ
Lãm Hà, Quán
Trữ, Kiến An
Bến phà Gia
Luận, Cái Viềng
Quảng Thanh,
Thủy Nguyên
Bãi đỗ xe buýt
An Lão
TỔNG

Tổng diện
tích sử dụng
(m2)

Hình thức sở hữu
Tự



TP
cấp

Thuê
ngoài

1.500

1.500

-

-

25.000

-

25.000

-

3.500

1.500

-


2.000

100

-

-

100

2.200

-

-

2.200

10.000
42.300

DN vận tải
Công ty Cổ phần Đường
bộ Hải Phòng
Cty CPVTTM Quảng
Đông
Công ty TNHH Thịnh
Hưng
Công ty TNHH Quốc
Hưng

Cty CPTMDL Tân Việt

10.000
3.000

35.000

4.300
Nguồn: Sở GTVT Hải Phòng

Nhìn chung, vị trí các bãi đỗ xe phân bố chưa hợp lý tại KCN Đình Vũ diện tích bãi đỗ xe
quá lớn (2,5 ha) được giao cho 1 doanh nghiệp sử dụng; tại khu vực quận Đồ Sơn, các huyện
Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Dương chưa có bãi đỗ xe cho các tuyến VTHKCC bằng
xe buýt.
Việc bố trí các bãi đỗ xe buýt chưa hợp lý là nguyên nhân làm cho cự ly huy động xe lớn
làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, tăng chi phí khai thác và giảm hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp vận tải xe buýt.
Trong bãi đỗ xe buýt đã bố trí các điểm đỗ xe cá nhân phục vụ nhu cầu trực tiếp của cán
bộ công nhân viên công ty.
 Điểm đỗ xe
Trước năm 2013 thành phố có bố trí đỗ xe trên 29 tuyến phố. Trong đó có 13 tuyến phố
đạt tiêu chuẩn Nghị định 100/2013 (chiều rộng lòng đường >10,5m) được sử dụng làm điểm
đỗ xe tạm thời chiếm tỷ lệ 44,8%, 16 điểm không đảm bảo Nghị định 100/2013 chiếm 55,2%,
các điểm đỗ xe trên địa bàn thành phố đều nằm trong khu vực trung tâm và sử dụng một phần
lòng đường, hè phố để đỗ xe…
Tuy nhiên, các điểm đỗ xe chủ yếu tập trung khu vực trung tâm (Hồng Bàng, Ngô Quyền,
Lê Chân), chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Mặc dù, đến năm 2016, quận Hồng
Bàng có thực hiện Đề án thí điểm tạm thời sử dụng một phần lòng đường ngoài mục đích giao
thông để bố trí điểm đỗ xe tại khu vực giải trung tâm thành phố và 5 phường trung tâm quận
Hồng Bàng nhưng số ô đỗ giải chỉ giải quyết được một phần nhu cầu đậu đỗ xe của người

dân. Đồng thời, hầu hết các điểm đỗ xe trên các tuyến đường được bố trí song song với tim
Trang | 17


ĐỀ ÁN TỔ CHỨC PHÂN LUỒNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TP HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP

đường, nhiều tuyến phố sử dụng vỉa hè làm điểm trông giữ xe máy góp phần giảm tải cho các
bãi đỗ và bến xe. Tuy nhiên, trong khu vực trung tâm thành phố một số tuyến phố thường
xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào những giờ cao điểm như đường Phạm Minh Đức, Võ Thị
Sáu, Trần Khánh Dư… do lưu lượng thông qua những tuyến đường này lớn, việc bố trí các
điểm đỗ xe dọc theo những tuyến phố này chưa hợp lý.
Ngoài ra, có một thực trạng diễn ra không chỉ ở Hải Phòng mà tồn tại ở rất nhiều đô thị
của Việt Nam, đó là khi nhu cầu đỗ xe trong khu vực trung tâm ngày càng lớn sẽ xuất hiện
nhiều điểm đỗ xe mang tính tự phát, không được quản lý của nhà nước và các trang thiết bị
đảm bảo hoạt động an toàn của điểm đỗ thường rất sơ sài, lạc hậu.
2.2.3

Công tác quản lý nhà nước về GTVT

Hiện nay việc quản lý về bến xe, điểm đỗ xe, bãi đỗ xe, được căn cứ theo các quy định
được liệt kê sau đây:
‐ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
‐ Cấp phép, công bố bến xe đủ điều kiện hoạt động tuân thủ theo Thông tư số
73/2015/TT-BGTVT ngày 11/11/2015;
‐ Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tuân thủ theo Nghị định số
86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014;
‐ Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ tuân thủ theo Nghị định 100/2013/NĐ-CP
ngày 03/09/ 2013;
‐ Các điểm đỗ xe ở quận Hồng Bàng đã được công bố trong Đề án thí điểm tạm thời sử

dụng một phần lòng đường ngoài mục đích giao thông để bố trí điểm đỗ xe tại khu vực
giải trung tâm thành phố và 5 phường trung tâm quận Hồng Bàng (năm 2016);
‐ Quyết định 2052/QĐ-UBND ngày 29/11/2010 quy định về phí sử dụng một phần lòng
đường, vỉa hè ngoài mục đích giao thông và phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa
bàn thành phố Hải Phòng;
‐ Quyết định số 2261/2013/QĐ-UBND ngày 13/11/2013 quy định tạm thời mức thu, chế
độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí sử dụng lề đường, bến bãi.

2.3

Định hướng quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hải Phòng

Trên cơ sở nghiên cứu Nghi quyết số 20/2015/NQ-ĐND ngày 18/12/2015, về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh thành phố 5 năm (2016 – 2020), và các chương
trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng hướng tới nền kinh tế xanh và các quy hoạch có
liên quan từ đó có những nhận xét các định hướng cụ thể về phát triển vận tải và phương tiện
trên địa bàn thành phố Hải Phòng như sau:
 Định hướng phát triển giao thông vận tải
Trang | 18


×