Tải bản đầy đủ (.doc) (215 trang)

Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 215 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong tất cả các loại hình DN thuộc mọi thành phần kinh tế thì thông tin về
doanh thu, chi phí của DN trong kỳ hoạt động luôn được mọi đối tượng sử dụng
thông tin quan tâm đặc biệt là đối với các nhà quản trị DN. Đây là những thông tin
then chốt, quan trọng để giữ vững, điều chỉnh hoạt động kinh doanh đi đúng hướng,
đúng với kế hoạch DN đã đề ra.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây môi trường vận tải nói chung, vận tải
hành khách bằng đường bộ nói riêng đã có sự thay đổi rất lớn. Cơ cấu các thành
phần kinh tế tham gia vào hoạt động vận tải đã thay đổi rất nhiều, đặc biệt có sự
phát triển và đi lên nhanh chóng của thành phần kinh tế vận tải tư nhân, điều này đã
tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các DN, phấn đấu vì một chất
lượng dịch vụ vận chuyển hành khách ngày một tốt hơn.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua tiếp tục chịu ảnh hưởng, tác
động bởi những biến động và sự bất ổn của kinh tế thế giới, tuy nhiên, hoạt động
kinh doanh của các DN vận tải hành khách đường bộ vẫn tiếp tục phát triển, lượng
hành khách vận chuyển và luân chuyển trong năm vẫn gia tăng và gia tăng cao nhất
trong các loại hình vận tải hành khách. Sở dĩ như vậy là do tính ưu việt của vận tải
hành khách bằng đường bộ so với các phương thức vận tải hành khách khác qua
một số các tiêu chí như tốc độ; tính tiện nghi; tính đều đặn; độ an toàn, tin cậy; tính
linh hoạt và giá cước niêm yết.
Tuy nhiên để hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển có hiệu quả hơn nữa,
đòi hỏi các DN vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định phải sử dụng đồng
bộ các công cụ quản lý kinh tế, tài chính , trong đó kế toán được xem là công cụ
quản lý quan trọng nhất.
Hiện nay, tại các DN vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô,
công tác kế toán nói chung mới chỉ tập trung vào thực hiện những công việc theo
yêu cầu của KTTC, phần nhiều mang tính chất đối phó với các cơ quan quản lý Nhà
nước. Kế toán tại các DN vận tải hành khách này chưa thực sự là công cụ cho các
2


nhà quản lý DN, việc cung cấp thông tin kế toán đặc biệt là thông tin về doanh thu,
chi phí hoạt động vận tải cho quản trị DN chưa được chú trọng. Vì vậy việc thu
thập, phân tích thông tin, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý DN nhằm tăng
cường quá trình kiểm soát doanh thu, chi phí, giảm thiểu chi phí vận tải, nâng cao
hiệu quả điều hành kinh doanh vận tải của doanh nghiệp còn nhiều yếu kém.
Để phát huy một cách tốt nhất chức năng thông tin và kiểm tra của kế toán góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, các DN vận tải hành khách cần phải xây dựng
một hệ thống kế toán hoàn chỉnh hơn bao gồm hai phân hệ: KTTC và KTQT đặc
biệt đối với hai phần hành kế toán doanh thu và chi phí vận tải.
Bên cạnh đó, mặc dù trong những năm qua, hệ thống kế toán Việt Nam đã từng
bước xây dựng và sửa đổi cho phù hợp hơn với nền kinh tế mang nhiều nét đặc thù
tại Việt Nam, tuy nhiên còn có những hạn chế nhất định cho việc vận dụng trong
loại hình doanh nghiệp dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải khách theo tuyến cố định
hoạt động theo các mô hình kinh doanh khoán. Kế toán doanh thu, chi phí hoạt
động vận tải trong điều kiện khoán còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng, tính kịp
thời và cấp thiết trong việc cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng
còn chưa được đảm bảo.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, xuất phát từ những yêu cầu và
thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí trong
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định liên
tỉnh bằng ô tô tại Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Có thể nói rằng các thông tin kế toán về doanh thu, chi phí luôn được xem là
các thông tin quan trọng, cần thiết trong mỗi một DN. Sự chính xác, đầy đủ, kịp
thời của các thông tin doanh thu, chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định kinh
doanh, đầu tư của các đối tượng sử dụng thông tin. Chính vì vậy, đã có nhiều
nghiên cứu đã được công bố bàn về vấn đề kế toán doanh thu, chi phí hay liên quan
đến hạch toán doanh thu, chi phí xét trên các khía cạnh nhất định. Khi trình bày
tổng quan về vấn đề nghiên cứu của mình, tác giả tập trung vào các nghiên cứu (lý
3

thuyết và thực tiễn) đã được công bố mang tính điển hình cao – thể hiện phạm vi
ảnh hưởng của các nghiên cứu trong các diễn đàn hoặc khi nhắc đến vấn đề kế toán
doanh thu, chi phí, các học giả, các nhà nghiên cứu khoa học sẽ nhắc đến, đối với
các nghiên cứu nhỏ, lẻ khác tác giả không đề cập tới ở đây.
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đề cập tới các khía cạnh về doanh thu,
chi phí, kế toán doanh thu, chi phí
Các công trình nghiên cứu thành công trước đây mà tác giả biết tới có nghiên
cứu về các khía cạnh của nội dung doanh thu, chi phí, về kế toán doanh thu, chi phí
trong các DN có thể kể đến là:
- Nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng tại các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả
Đoàn Vân Anh (2005). Nghiên cứu của tác giả Đoàn Vân Anh đã phân tích, hệ
thống hóa và đưa ra những nhận thức mới, những vấn đề lý luận cơ bản về doanh
thu, thời điểm ghi nhận doanh thu và kế toán doanh thu theo chuẩn mực kế toán
quốc tế. Nghiên cứu đã khái quát hóa mô hình kế toán doanh thu bán hàng của một
số quốc gia phát triển trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Nghiên cứu đã khảo sát thực tế về kế toán doanh thu bán hàng ở một số DN xuất
nhập khẩu và DN thương mại, đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu
bán hàng trên cả 2 góc độ lý luận và thực tiễn.
- Nghiên cứu“Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng” của tác giả Nghiêm Thị
Thà (2007), với nghiên cứu này, luận án của tác giả đã trình bày rõ lý luận về tổ
chức kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của các DN sản xuất. Nghiên
cứu đã trình bày rõ các nguyên tắc, cơ sở, phương pháp ghi nhận và trình bày các
thông tin về chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của các DN trên báo cáo tài
chính. Luận án đã đề xuất các giải pháp về hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí,
doanh thu, kết quả kinh doanh khá toàn diện theo 2 phương diện kế toán tài chính
và kế toán quản trị như: hoàn thiện về môi trường pháp lý liên quan đến tổ chức kế
4

toán doanh thu, chi phí (các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán…), hoàn thiện về tổ
chức kế toán tài chính chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh trên các
mặt: chứng từ, tài khoản, hình thức kế toán và báo cáo tài chính, hoàn thiện về tổ
chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh như xác định
mô hình tổ chức kế toán quản trị, xây dựng dự toán, phân tích mối quan hệ C-V-P
trong doanh nghiệp sản xuất…
Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan tới công tác kế toán trong các
DN vận tải
Trong thời gian vừa qua có các công trình khoa học đã công bố nghiên cứu, bàn
về kế toán doanh thu, kế toán chi phí trong loại hình doanh nghiệp vận tải có thể kể
đến là:
- Tác giả Nguyễn Việt Tiến (2002) trong luận án tiến sĩ kinh tế nghiên cứu về
“Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải trong các doanh
nghiệp vận tải ô tô”, với công trình nghiên cứu này, tác giả đã khái quát và trình
bày một cách có hệ thống về nội dung chi phí, kế toán chi phí trong các DN vận tải
ô tô dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Thông qua đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp
có tính thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm vận tải trong các doanh nghiệp vận tải ô tô như: xác định lại nội dung một số
khoản chi phí và phân loại chi phí vận tải, hoàn thiện phương pháp kế toán tập hợp
chi phí và tính giá thành vận tải, xây dựng mô hình KTQT chi phí và xây dựng định
mức một số khoản chi phí đáp ứng yêu cầu khoán vận tải.
- Tác giả Đinh Phúc Tiếu (2003) nghiên cứu về “Hoàn thiện hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp vận
tải hàng không Việt Nam”.Trong luận án tiến sỹ kinh tế của mình, tác giả đã hệ
thống được, làm sáng tỏ các nội dung cơ bản về chi phí sản xuất, giá thành sản
phẩm, làm rõ đặc điểm hoạt động vận tải hàng không và thực trạng công tác kế toán
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong DN vận tải hàng không, đề xuất các
giải pháp cho loại hình DN này.
5
- Tác giả Mai Ngọc Anh (năm 2007) với luận án tiến sĩ kinh tế nghiên cứu về

“Tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch
vụ vận tải đường biển”, với công trình nghiên cứu này, tác giả làm rõ đặc thù hoạt
động kinh doanh vận tải biển và những ảnh hưởng đến cơ chế quản lý kinh tế tài
chính và công tác kế toán của các doanh nghiệp trong ngành, làm sáng tỏ nội dung
tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí trên góc độ lý luận và thực tiễn cho các
DN vận tải hàng hóa bằng đường biển trên các mặt như: tổ chức vận dụng chứng từ,
tổ chức vận dụng tài khoản kế toán, tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán để
ghi chép, tổ chức vận dụng các báo cáo kế toán trong việc cung cấp thông tin kế
toán trên cả hai góc độ lý luận và thực tiễn. Tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn
thiện tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải biển,
đề xuất xây dựng mô hình KTQT chi phí, doanh thu cho các DN vận tải biển.
- Tác giả Hồ Văn Nhàn (2010) với luận án tiến sĩ kinh tế nghiên cứu về đề tài
“Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành dịch vụ vận chuyển hành
khách trong các doanh nghiệp taxi”, tác giả đã hệ thống hóa trên góc độ lý luận và
thực tiễn tổ chức KTQT chi phí, giá thành dịch vụ vận chuyển, vận chuyển hành
khách bằng taxi. Qua việc phân tích những ưu, nhược điểm của công tác tổ chức
KTQT chi phi, giá thành vận tải khách tại các DN taxi tại Việt Nam, tác giả đã đưa
những đóng góp của mình để hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí và giá thành dịch vụ
vận chuyển hành khách trong các DN taxi tại Việt Nam.
- Tác giả Vũ Thị Kim Anh (2012) với đề tài luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện
kế toán quản trị chi phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả đã trình bày khái quát những vấn
đề lý luận cơ bản về KTQT chi phí vận tải trong điều kiện hội nhập, làm rõ đặc thù
về hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý kinh doanh vận tải đường sắt ảnh hưởng
tới cơ chế quản lý phân cấp tài chính và hạch toán nói chung, KTQT chi phí vận tải
nói riêng của các DN này. Tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện
KTQT chi phí vận tải đường sắt trong điều kiện hội nhập phù hợp và mang tính
thực tế cao, gắn liền với đặc điểm hoạt động kinh doanh của các DN này.
6
- Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) với đề tài luận án tiến sỹ kinh doanh và

quản lý “Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hóa trong các công ty vận
tải đường bộ Việt Nam”. Tác giả đã hệ thống hóa lý luận tổ chức KTQT chi phí
trong các DN dịch vụ, phân tích thực trạng tổ chức KTQT chi phí vận tải hàng hóa
trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam hiện nay. Tác giả đã đề xuất một số
các giải pháp như hoàn thiện tổ chức bộ máy KTQT, tổ chức thu thập thông tin ban
đầu về KTQT chi phí, tổ chức phân tích, xử lý và cung cấp thông tin về KTQT
trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam … đặc biệt là đóng góp của tác giả
trong giải pháp phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận, phân
tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với đòn bẩy kinh doanh, hệ số an toàn trong
các DN vận tải hàng hóa.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đề cập tới các khía cạnh về doanh thu,
chi phí, kế toán doanh thu, chi phí
- Nghiên cứu của Jonathan C. Glover and Yuji Ijiri (2000) với đề tài “
“Revenue accounting” in the Age of E-Commerce: Exploring its conceptual and
analytical frameworks” đã đề xuất một cách tiếp cận mới về kế toán doanh thu để
phục vụ nhu cầu thông tin cho nhà quản lý và các nhà đầu tư trong việc hoạch định
và kiểm soát các hoạt động bán hàng của một công ty cũng như kết quả tài chính
của công ty đó, đặc biệt trong thời kỳ của thương mại điện tử như hiện nay. Theo
như các tác giả của nghiên cứu này thì những điểm còn hạn chế của phương pháp kế
toán doanh thu truyền thống đó là chưa thiết lập các điểm mốc, các khoảng doanh
thu quan trọng (revenue mileposts) khi cung cấp thông tin cho các đối tượng sử
dụng để đánh giá sự tiến triển trong quá trình tạo doanh thu, chưa có phương pháp
đo lường tính bền vững của doanh thu Một số biện pháp dự kiến được các tác giả
đưa ra như thiết lập các điểm mốc, các khoảng doanh thu quan trọng, đo lường sự
gia tăng doanh thu bằng phương pháp tuyến tính theo cấp số nhân để xem xét các
thông tin về tính bền vững của doanh thu, đồng thời sử dụng các khái niệm phát
triển bền vững của doanh thu trong việc phân tích doanh thu cố định và doanh thu
7
biến đổi đã được thể hiện trình bày rõ trong nghiên cứu này của các tác giả qua các

minh họa rất cụ thể. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển
một khung khái niệm, tiêu chuẩn về kế toán doanh thu và các tác giả đã đề xuất năm
nguyên tắc cơ bản về lý luận kế toán doanh thu và sự vận dụng 5 nguyên tắc này
trong thực tế hoạt động kế toán doanh thu
- Nghiên cứu “Accounting for revenues: a framework for standard setting”
(2011) của nhóm tác giả Yuri Biondi, Robert J. Bloomfield, Jonathan C. Glover,
Karim Jamal, James A. Ohson, Stephen H.Penman and EikoTsujiyama đã đề xuất
một phương pháp hạch toán doanh thu như một sự thay thế cho các đề xuất bởi
FASB và IASB. Khuôn mẫu của các tác giả hướng tới mục đích cụ thể hóa, mang
lại các giải pháp kế toán thực tế. Có 3 vấn đề đã được xem xét và giải quyết trong
nghiên cứu này đó là:
- Doanh thu được ghi nhận khi khách hàng thanh toán hoặc cam kết sẽ thanh toán.
- Sự ghi nhận doanh thu và sự ghi nhận lợi nhuận được kết hợp với nhau, với sự
ghi nhận lợi nhuận được xác định trên cơ sở các tiêu chí khách quan về giải pháp
cho sự rủi ro theo hợp đồng và do đó phải thận trọng.
- Hai cách tiếp cận khác được nghiên cứu và đề nghị đó là: Phương pháp hoàn
thành hợp đồng (lợi nhuận chỉ được ghi nhận khi chấm dứt hợp đồng) và phương
pháp tỷ suất lợi nhuận (trong đó tỷ suất lợi nhuận được áp dụng cho doanh thu ghi
nhận xuyên suốt hợp đồng). Cách tiếp cận thứ hai yêu cầu giải pháp cho sự không
chắc chắn (bất trắc).
- Bài báo “Cost accounting Practices in the service industry” của tác giả Erika
Waters đăng trên báo điện tử The Houston Chronicle đã đề cập tới vấn đề về sự hữu
ích của kế toán chi phí trong ngành công nghiệp dịch vụ, tác giả đã đưa ra các
phương pháp khác nhau về kế toán chi phí trong ngành công nghiệp dịch vụ như: kế
toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC), kế toán chi phí theo công việc, kế toán chi
phí theo quá trình, đồng thời cũng phân tích, làm rõ những lợi ích cũng như bất lợi
của các DN dịch vụ trong việc sử dụng kế toán chi phí.
8
- Bài báo “Turnaround accomplished: Correcting cost accounting in service
organizations” của tác giả Stephan M Pinsly đăng trên báo điện tử Abfjournal cho

rằng sự phức tạp trong quá trình cung cấp dịch vụ của các DN dịch vụ luôn làm ẩn
dấu đi sự rõ ràng của các tiêu thức phân bổ chi phí, đặc biệt cùng với sự phát triển
của DN thì dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng được mở rộng do đó DN thường
mất khả năng duy trì sự kiểm soát chi phí. Trong bài báo, tác giả cũng từng bước
tiếp cận làm sáng tỏ quá trình thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ của DN và yêu
cầu các chi phí liên quan đến quá trình cung cấp dịch vụ được định hướng ghi nhận
theo các bộ phận cung cấp dịch vụ (trung tâm chi phí).
Thứ hai, công trình nghiên cứu liên quan tới công tác kế toán trong các DN vận
tải
Nghiên cứu của nhóm tác giả Adil Baykasoglu, Vahit Kaplanoglu – Department
of Industrial Engineering, University of Gaziantep Turkey (2008) với đề tài
“Application of acctivity – based costing to a land transportation company – A case
study” Trong nghiên cứu này, các tác giả đã trình bày chi tiết một ứng dụng của mô
hình quản lý chi phí dựa trên hoạt động (ABC) cho một công ty vận tải đường bộ ở
Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu cũng chỉ rõ nếu ABC được sử dụng và thực hiện đúng có
thể rất hữu ích cho các công ty vận tải đường bộ xác định chi phí hoạt động với độ
chính xác cao hơn. Để nâng cao hiệu quả của ABC, nghiên cứu đã đề xuất một cách
tiếp cận: kết hợp ABC với mô hình tiến trình nghiệp vụ và phương pháp tiếp cận hệ
thống phân tích phân cấp. Phương pháp tiếp cận được đề xuất là khá hiệu quả trong
quản lý chi phí dịch vụ của các công ty vận tải đường bộ so với hệ thống chi phí
truyền thống hiện tại đang được sử dụng.
Như vậy, tất cả các công trình nghiên cứu đã công bố ở trên, chưa có một công
trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, mang tính đồng bộ về kế toán doanh thu,
chi phí cho loại hình DN vận tải ô tô khách theo tuyến cố định theo các đặc thù về
quản lý kinh doanh khoán, trong khi ngành kinh doanh dịch vụ vận tải ô tô khách
theo tuyến cố định đang rất cần những nghiên cứu mang tính đặc trưng của ngành
9
để tìm ra được những giải pháp đồng bộ, nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin về
doanh thu, chi phí vận tải cho các đối tượng sử dụng.
Chính vì vậy, vấn đề mà luận án tập trung nghiên cứu là hoàn thiện kế toán

doanh thu, chi phí trong các DN kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến
cố định liên tỉnh bằng ô tô tại Việt Nam với 2 phương diện KTTC và KTQT trên cơ
sở nghiên cứu các lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí trong DN vận tải,
phân tích thực trạng kế toán doanh thu, chi phí vận tải trong các DN vận tải tại Việt
Nam và các kinh nghiệm về kế toán doanh thu, chi phí của một số nền kinh tế trên
thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế có đặc điểm tương đồng với nền kinh tế Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Về lý luận:
+ Nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận cơ bản về kế toán doanh thu,
chi phí dịch vụ vận tải dưới góc độ KTTC và KTQT, những ảnh hưởng của phương
thức quản lý kinh doanh khoán tới công tác kế toán doanh thu, chi phí dịch vụ vận
tải.
+ Tìm hiểu kế toán doanh thu, chi phí của một số quốc gia trên thế giới, từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm và tìm phương hướng, giải pháp vận dụng vào lĩnh vực
kinh doanh dịch vụ vận chuyển cho các DN vận tải tại Việt Nam.
- Về thực tiễn:
+ Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng về đặc điểm doanh thu, chi phí, thực
trạng kế toán doanh thu, chi phí tại các DN Việt Nam kinh doanh dịch vụ vận tải
hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô, đánh giá thực tế phương thức
giao khoán doanh thu, chi phí, quy chế giao khoán tại các DN này với những ưu
điểm và tồn tại cần phải khắc phục
+ Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã nghiên cứu và thực trạng khảo sát, luận
án đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí
tại các DN kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng
ô tô tại Việt Nam để cung cấp thông tin hữu ích nhất cho các đối tượng sử dụng,
kiến nghị các điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp được đề xuất.
10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là nội dung kế toán doanh thu, chi

phí trong các DN vận tải nói chung và DN kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách
theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô nói riêng cùng với sự ảnh hưởng của các
phương thức giao khoán doanh thu, chi phí vận tải xét trên khía cạnh KTTC và một
số vấn đề về KTQT cụ thể là: mô hình tổ chức KTQT doanh thu, chi phí vận tải;
xây dựng định mức và dự toán doanh thu, chi phí vận tải; phân tích điểm hòa vốn và
xác định giá cước vận tải trong kinh doanh vận tải, vận tải hành khách bằng ô tô
theo tuyến cố định liên tỉnh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án thực hiện nghiên cứu công tác kế
toán doanh thu, chi phí tại các DN Việt Nam kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách
theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô trên địa bàn miền Bắc Việt Nam, thông qua
khảo sát những công ty đại điện cho các loại hình DN vận tải hành khách đang hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam, đại diện cho các phương thức và quy chế giao khoán
chi phí điển hình tại Việt Nam như: công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hải
Phượng với thương hiệu VIP Hải Phượng, công ty cổ phần vận tải thủy bộ Yên Bái,
công ty cổ phần xe khách Thái Bình, công ty cổ phần vận tải Lào Cai, công ty cổ
phần vận tải ô tô Phú Thọ, công ty TNHH 27/7 Thanh Xuân với thương hiệu
Vietbus, trung tâm Tân Đạt thuộc tổng công ty vận tải Hà Nội Để minh họa quá
trình hạch toán doanh thu vận tải khách, quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm vận tải khách theo tuyến cố định, luận án sử dụng các tài liệu kế toán của
các DN nói trên để minh họa cho đề tài cụ thể:
- Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hải Phượng với thương hiệu VIP Hải
Phượng – đại diện cho nhóm DN áp dụng phương thức khoán quản chi phí nhiên liệu.
- Công ty cổ phần vận tải Thủy bộ Yên Bái, công ty cổ phần vận tải Lào Cai,
công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ, công ty cổ phần xe khách Thái Bình, trung
tâm Tân Đạt thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội đại diện cho nhóm các DN áp dụng
phương thức khoán gọn một phần chi phí vận hành phương tiện, trong đó
11
+ Công ty cổ phần Thủy bộ Yên Bái, công ty cổ phần vận tải Lào Cai, Công
ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ, trung tâm Tân Đạt thuộc Tổng công ty vận tải Hà

Nội đại diện cho nhóm DN khoán gọn các chi phí vận hành phương tiện theo định
mức đã xây dựng
+ Công ty cổ phần xe khách Thái Bình đại diện cho nhóm các DN khoán gọn
các chi phí vận hành phương tiện theo tỷ lệ với doanh thu kế hoạch (doanh thu định
mức).
Luận án chỉ nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí tại các DN của Việt Nam
kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô tại Việt Nam
mà phương tiện vận tải là thuộc sở hữu của DN, DN giao phương tiện cho các lái xe
vận hành. Các trường hợp kinh doanh vận tải tuyến cố định khác mà các DN kinh
doanh là DN có yếu tố nước ngoài hay phương tiện vận tải kinh doanh không thuộc
sở hữu của DN như liên kết ăn chia – phương tiện vận tải của cá nhân, thuê xe kinh
doanh… không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập
thông tin, số liệu về kế toán doanh thu, chi phí tại các DN Việt Nam kinh doanh
dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô trên địa bàn miền
Bắc Việt Nam trong 3 năm 2011, 2012 và 2013.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
+ Phạm vi về doanh thu: Luận án nghiên cứu về doanh thu dịch vụ vận tải hành
khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô tại các DN vận tải ô tô của Việt Nam
trên địa bàn miền Bắc Việt Nam.
+ Phạm vi về chi phí: Luận án nghiên cứu về chi phí kinh doanh vận tải hành
khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô tại các DN vận tải ô tô của Việt Nam
trên địa bàn miền Bắc Việt Nam phát sinh trong kỳ kế toán và tham gia vào quá
trình xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán của DN cụ thể là:
CPNVLTT; CPNCTT; CPSXC; chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN. Luận án
không nghiên cứu về chi phí vốn.
+ Phạm vi nghiên cứu chuyên sâu về kế toán: Nội dung nghiên cứu doanh thu
và chi phí kinh doanh vận tải của luận án được đề cập trên góc độ KTTC và một số
12
vấn đề về KTQT doanh thu, chi phí vận tải bao gồm: mô hình tổ chức KTQT doanh

thu, chi phí; xây dựng định mức và dự toán doanh thu, chi phí; phân tích điểm hòa
vốn trong kinh doanh vận tải khách và xác định giá cước vận tải hành khách bằng ô
tô theo tuyến cố định liên tỉnh.
5. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu
5.1 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
Nghiên cứu lý luận kết hợp với điều tra khảo sát thực tế để phân tích, so sánh, tổng
hợp, thống kê với các phương pháp trình bày khác nhau như sơ đồ, bảng biểu,
phương pháp diễn giải, quy nạp
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê số học để xử lý các số
liệu kế toán.
- Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu, thông tin bằng bảng hỏi: Đối tượng
điều tra là các chuyên gia, cán bộ quản lý, kế toán trưởng, nhân viên kế toán đang
làm việc tại các DN Việt Nam kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố
định liên tỉnh bằng ô tô tại Việt Nam để có được thông tin, bức tranh chung về thực
trạng hạch toán chi phí, doanh thu dịch vụ vận tải khách theo tuyến cố định liên tỉnh
bằng ô tô.
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu của đề tài
Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp:
- Dữ liệu sơ cấp:
+ Các bài phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo công ty và một số phòng ban có liên
quan như phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng vật tư, phỏng vấn trực tiếp các
nhân viên kế toán và lái, phụ xe chạy tuyến cố định, nhân viên giám sát hành trình.
+ Các phiếu điều tra đã phát cho các công ty và đã thu hồi lại được.
- Dữ liệu thứ cấp:
Nội dung chi phí, doanh thu dịch vụ vận tải hành khách, phương pháp hạch toán
chi phí, doanh thu dịch vụ vận tải hành khách theo các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành, số lượng hành khách vận chuyển, luân chuyển theo tuyến cố định bằng ô
13
tô, các phương pháp giao khoán chi phí, hợp đồng giao khoán, bảng định mức chi

phí nhiên liệu, lương lái, phụ xe , sổ chi tiết, sổ tổng hợp doanh thu, chi phí dịch
vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng ô tô, bảng kế hoạch vận tải, bảng
tính giá thành, bảng tổng hợp doanh thu dịch vụ vận tải khách bằng ô tô theo tuyến
cố định.
- Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp:
Niên giám thống kê (2000 – 2012), các báo báo tổng kết của Bộ Giao thông vận
tải, Tổng cục vận tải đường bộ Việt Nam, Bộ Tài chính, các loại sách, báo, tạp chí
như: Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, tạp chí kế toán, tạp chí kế toán – kiểm
toán, tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán, tạp chí kinh tế và phát triển, các
nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Các trang web như www.mof.gov.vn
(trang thông tin điện tử của Bộ tài chính), www.mt.gov.vn (trang thông tin điện tử
của Bộ giao thông vận tải) www.gso.gov.vn (trang thông tin điện tử của Tổng cục
thống kê), www.gdt.gov.vn (trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế), google
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh, hoạt động
kế toán dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định như Nghị định,
Quyết đinh, thông tư, thông tư liên tịch của Chính phủ và các cơ quan chức năng
có liên quan.
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Phỏng vấn bán cấu trúc (ghi chép, ghi âm) các chuyên gia, lãnh đạo các DN
vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định liên tỉnh, các kế toán trưởng, kế toán
viên, nhân viên các phòng ban có liên quan, lái xe, phụ xe, nhân viên giám sát hành
trình tại các DN này.
+ Quan sát, điều tra bằng phiếu khảo sát, tác giả đã khảo sát tại 116 DN Việt
Nam kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định liên tỉnh tại Việt Nam,
đối tượng nhận phiếu khảo sát là các giám đốc công ty, kế toán trưởng, nhân viên kế
toán. Tổng số phiếu phát ra là 116 phiếu, thu về 106 phiếu đạt tỷ lệ 91,38%.
+ Tìm kiếm, tra cứu bằng từ khóa, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học đã công bố.
14
6. Những đóng góp của luận án.

Về mặt lý luận:
- Luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh
thu, chi phí trong DN kinh doanh dịch vụ vận tải trên góc độ KTTC, đặc biệt làm rõ
các phương thức giao khoán trong kinh doanh vận tải gắn liền với phương pháp kế
toán doanh thu, chi phí, làm cơ sở soi rọi thực tế công tác giao khoán và kế toán
doanh thu, chi phí hiện nay tại các DN
- Luận án đã nghiên cứu và khái quát hóa một số nội dung cơ bản của KTQT
doanh thu, chi phí trong kinh doanh vận tải, đặc biệt đã phân tích và đưa ra những
nhận thức mới về 3 phương pháp xác định giá cước trong kinh doanh vận tải
- Luận án đã khái quát hóa mô hình kế toán doanh thu, chi phí của một số quốc
gia tiêu biểu trên thế giới (Pháp, Mỹ, Trung Quốc) và rút ra được bài học kinh
nghiệm cho các DN kinh doanh dịch vụ vận tải tại Việt Nam.
Về mặt nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu chỉ rõ đặc thù kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến
cố định liên tỉnh bằng ô tô tại Việt Nam và những ảnh hưởng nhất định tới công tác
kế toán doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh vận tải khách.
- Khảo sát, nghiên cứu và phân tích thực tế kế toán doanh thu, chi phí hoạt động
kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô tại Việt Nam,
từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và các điều kiện thực hiện giải pháp.
Về tính ứng dụng trong thực tiễn: Luận án đã đề xuất được những giải pháp
hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí trong các DN kinh doanh vận tải hành khách
theo tuyến cố định liên tỉnh tại Việt Nam trên cả 2 góc độ KTTC và KTQT phù hợp
với mô hình quản lý kinh doanh khoán.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được trình bày trong 3 chương:
15
Chương 1: Lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí trong các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí trong các doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định liên tỉnh tại
Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí trong các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định liên tỉnh tại
Việt Nam.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI
16
1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỀ DOANH THU, CHI PHÍ TRONG
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI
1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh thu trong doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ vận tải
1.1.1.1 Khái niệm doanh thu trong DN kinh doanh dịch vụ vận tải
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm và cách hiểu về doanh thu nói chung,
doanh thu dịch vụ vận tải nói riêng, dưới đây luận án đưa ra một số khái niệm về
doanh thu nói chung:
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS18 – Doanh thu thì “ Doanh thu là tổng
giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động
sản xuất kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
nhưng không bao gồm khoản góp vốn của các chủ sở hữu vốn.” [15, tr 144]
Theo hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB) định nghĩa
“doanh thu là dòng vào hoặc sự gia tăng khác của tài sản hay là việc thanh toán nợ
phải trả (hoặc phối hợp cả hai) xuất phát từ việc phân phối hay sản xuất hàng hóa,
cung cấp dịch vụ hay các hoạt động khác cấu thành các hoạt động chủ yếu hoặc
trung tâm của DN” [39, tr 226]
Theo học viện đào tạo các kế toán viên công cộng của Mỹ (AICPA) thì “
Doanh thu là tổng số gia tăng tài sản hay là sự giảm gộp các khoản nợ được công
nhận và được định lượng theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp thuận, là kết
quả của các loại hoạt động có lợi nhuận của DN và có thể làm thay đổi vốn chủ sở

hữu”
Theo chuẩn mực kế toán Mỹ thì “Doanh thu là một dòng vào DN của tiền,
các khoản phải thu khách hàng hay giá trị hàng đổi được từ phía các khách hàng
để đổi lấy việc được sử dụng, được cung cấp các dịch vụ hay sản phẩm từ phía DN”
[94, tr 75]
Theo tác giả Jeffrey Slater thì quan niệm “Doanh thu là một lượng giá trị
DN có được thông qua việc cung cấp dịch vụ hay bán hàng hóa cho khách hàng.
Lượng giá trị này có thể thu ngay bằng tiền mặt hoặc được ghi nhận là một khoản
phải thu khách hàng, doanh thu là một bộ phận của vốn chủ sở hữu, khi doanh thu
tăng lên thì vốn chủ sở hữu cũng tăng lên tương ứng” [86, tr 26]
17
Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành QĐ 15/2006 cùng với các thông tư
sửa đổi bổ sung thì quan niệm “Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế DN
đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản
thu hộ bên thứ 3 không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu”. [11, tr 385]
Theo quan điểm của Luật thuế TNDN năm 2008, trên cơ sở xác định doanh
thu chịu thuế TNDN, quan điểm: “Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia
công, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả trợ giá và phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh
doanh được hưởng” với điều kiện DN đã phát hành hoá đơn hoặc dịch vụ cung cấp
đã hoàn thành
Riêng đối với hoạt động vận tải, khi bàn về khái niệm doanh thu vận tải, tác
giả Nguyễn Văn Điệp cho rằng “Doanh thu vận tải là số tiền mà người sản xuất
vận tải (doanh nghiệp vận tải, cá nhân) thu được do bán sản phẩm vận tải của mình
trong một khoảng thời gian nhất định” [35, tr 186]
Như vậy qua các khái niệm, các quan điểm đã đề cập ở trên phương diện
quốc tế và cả ở Việt Nam, tác giả nhận thấy doanh thu nói chung, doanh thu dịch vụ
vận tải nói riêng có những đặc trưng cơ bản là:
- Là sự tăng lên của tổng giá trị các lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, DN có

được thông qua các hoạt động bán sản phẩm hay hàng hóa mua vào hay thực hiện
cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận với khách hàng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán.
- Làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không bao gồm khoản góp vốn của cổ
đông hoặc chủ sở hữu.
1.1.1.2 Phân loại doanh thu trong các DN kinh doanh dịch vụ vận tải
Đối với DN vận tải thì hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải – thu tiền là hoạt
động mang lại lợi nhuận chính cho DN, là nguồn bổ sung lớn nhất vào nguồn vốn
kinh doanh và các loại quỹ của DN, để từ đó DN có thể tái sản xuất, mở rộng quy
mô. Theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế được thừa nhận rộng rãi thì
doanh thu dịch vụ nói chung, doanh thu dịch vụ vận tải nói riêng thì doanh thu vận
tải được ghi nhận khi dịch vụ vận chuyển được hoàn thành, khách hàng đã sử dụng
dịch vụ và thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
18
Tùy theo nhu cầu sử dụng thông tin kế toán về doanh thu dịch vụ vận tải, kế
toán DN vận tải có thể dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại doanh thu,
những tiêu thức cơ bản để phân loại doanh thu dịch vụ vận tải có thể kể đến là:
- Theo phương thức thanh toán khi cung cấp dịch vụ vận chuyển
+ Doanh thu dịch vụ vận tải thu tiền ngay: Là doanh thu dịch vụ vận tải được
thu ngay bằng tiền tại thời điểm DN cung cấp dịch vụ.
+ Doanh thu dịch vụ vận tải chưa thu tiền: Là doanh thu dịch vụ vận tải trong
trường hợp DN thực hiện cung cấp dịch vụ vận tải theo hợp đồng trong nhiều kỳ,
thỏa thuận về thanh toán là khi kết thúc, hoàn thành hợp đồng vận tải hoặc là khoản
doanh thu DN giao khoán cho các phương tiện vận tải theo phương thức giao
khoán.
Theo cách phân loại này kế toán DN vận tải có thể xây dựng được kế hoạch
phân tích doanh thu, xác định được tỷ lệ doanh thu đã thu được trên tổng doanh thu
vận tải đạt được trong kỳ, xác định tỷ lệ DN bị chiếm dụng vốn hợp pháp và thời
điểm, và khả năng cần phải thu hồi được công nợ để đảm bảo khả năng thanh toán
cho DN.
- Theo đặc điểm của khách hàng mua dịch vụ vận chuyển bên trong hay bên

ngoài DN, doanh thu dịch vụ vận tải của DN được phân thành
+ Doanh thu dịch vụ vận tải nội bộ: là doanh thu của dịch vụ vận chuyển được
cung cấp cho các đối tượng khách hàng là người trong nội bộ tổ chức của DN hay
của các đơn vị trực thuộc trong tổng công ty, công ty…
+ Doanh thu dịch vụ vận tải bán ra bên ngoài: là doanh thu của dịch vụ vận
chuyển cung cấp cho các khách hàng ngoài phạm vi của DN.
Phân loại doanh thu theo tiêu thức này cung cấp thông tin cho việc xác định
đúng đắn kết quả kinh doanh của DN, lập báo cáo tài chính hợp nhất về các chỉ tiêu
chi phí, doanh thu, kết quả.
- Theo thời điểm xác định doanh thu dịch vụ vận tải
+ Doanh thu dịch vụ vận tải theo dự toán: là doanh thu vận tải được dự báo
cho kỳ kinh doanh sắp tới trên cơ sở phân tích các thông tin về nhu cầu vận tải của
thị trường và khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường về sản phẩm vận tải của DN.
+ Doanh thu dịch vụ vận tải theo kế hoạch: là doanh thu vận tải được xây
dựng dựa trên năng lực hoạt động trong kỳ kế hoạch (tháng, quý, năm) của DN vận
tải.
19
+ Doanh thu dịch vụ vận tải thực hiện: là doanh thu vận tải thực tế đạt được
trong kỳ của DN vận tải.
Theo cách phân loại này, nhà quản lý DN vận tải có thể đánh giá khả năng, tình
thực thực hiện các mục tiêu luân chuyển vốn của DN cũng như các kế hoạch vận tải
đã đề ra, đánh giá tính hiệu quả, kịp thời của công tác phân tích, dự báo nhu cầu vận
tải của thị trường, từ đó thực hiện những điều chỉnh cần thiết phù hợp với tình hình
thực tế.
Như vậy, với mỗi cách phân loại doanh thu vận tải với những tiêu thức khác
nhau đã đề cập ở trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng
thông tin đặc biệt là cho các nhà quản lý DN vận tải, hỗ trợ công tác quản lý, điều
hành, định hướng hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải của DN được tốt hơn.
1.1.2 Khái niệm và phân loại chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ vận tải

1.1.2.1 Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm, cách nhìn nhận, tiếp cận khác nhau về chi
phí, theo ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB – International Accounting
Standards Board) thì “Chi phí là sự giảm đi của lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán
dưới hình thức dòng ra (hay sự suy giảm) của tài sản hoặc sự tăng lên của nợ phải
trả dẫn đến sự giảm xuống của vốn chủ sở hữu mà không phải do phân phối vốn
cho chủ sở hữu.” [39, tr 230]
Còn theo hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB – Financial
Accounting Standards Board) thì cho rằng “Chi phí là dòng ra (hoặc tự sử dụng)
của tài sản hay sự phát sinh nợ phải trả (hoặc phối hợp cả hai) từ việc bán hay sản
xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ hay thực hiện các hoạt động khác cấu thành hoạt
động chủ yếu hoặc trung tâm của DN.” [39, tr 230]
Theo tác giả Ray h. Garrison thì “Chi phí được hiểu như là một khoản hao phí
bỏ ra để thu được của cải hoặc một dịch vụ phục vụ nào đó. Khoản hao phí này có
thể được tính bằng tiền chi ra, tài sản chuyển nhượng, dịch vụ hoàn thành…” [61,
tr 21]
Theo các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận rộng rãi (GAAP) thì quan
niệm “Chi phí là giá trị tiền tệ của các loại hàng hóa và dịch vụ mà DN đã sử dụng
20
trong kỳ hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu được lợi ích kinh tế trong hiện
tại và tương lai” [81, tr 34]
Theo tác giả Jeffrey Slater cho rằng “Chi phí là các khoản chi phát sinh trong
quá trình hoạt động kinh doanh của một DN khi tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ
nhằm tạo ra doanh thu cho DN. Khi chi phí hoạt động kinh doanh tăng thì có sự
giảm sút tương ứng của vốn chủ sở hữu” [86, tr 25]
Theo chuẩn mực kế toán Trung Quốc, chuẩn mực số 1 – Chuẩn mực chung,
chương 7, điều 33 có trình bày khái niệm “Chi phí là tổng giá trị các dòng ra về lợi
ích kinh tế phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp mà kết quả là dẫn tới sự giảm xuống của vốn chủ sở hữu, ngoại trừ các
khoản liên quan đến khoản đóng góp của các thành viên góp vốn” [91, tr 5]

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung (VAS 01) - thì
“Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới
hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc làm phát sinh các
khoản nợ phải trả dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu của DN, không bao gồm khoản
phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.
Đối với hoạt động kinh doanh vận tải là hoạt động mà trong đó DN vận tải sử
dụng nhân công và phương tiện của mình để chuyên chở hành khách hay hàng hóa
theo nhu cầu. Trong quá trình hoạt động này, các yếu tố chi phí đầu vào của DN
như lao động, nhiên liệu, tài sản cố định ….bị tiêu hao và dịch chuyển dần hình
thành nên chi phí, giá thành hoạt động dịch vụ vận tải thì quan điểm của chi phí
được nhìn nhận “Chi phí vận tải là toàn bộ các khoản chi mà DN vận tải phải tiêu
dùng trong một kỳ kinh doanh để thực hiện quá trình kinh doanh tạo ra sản phẩm
vận tải” [40, tr 63]
Như vậy qua các khái niệm, các quan điểm đã đề cập ở trên, tác giả nhận thấy
chi phí nói chung, chi phí vận tải nói riêng có những đặc trưng cơ bản là:
- Là sự giảm đi của các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ kế toán dưới các hình
thức khác nhau.
- Chi phí khi phát sinh làm giảm tương ứng vốn chủ sở hữu của DN nhưng
không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Có thể thấy độ lớn của chi phí vận tải phụ thuộc vào hai nhân tố chủ yếu đó là
số lượng hoặc khối lượng các yếu tố sản xuất đã được tiêu dùng và giá cả các yếu tố
21
đầu vào đã được tiêu dùng.Trong DN vận tải, khối lượng các yếu tố sản xuất đã
được tiêu dùng phụ thuộc vào mức độ hoạt động của DN vận tải.
Thực tế hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm, cách hiểu còn nhầm lẫn giữa hai
khái niệm chi tiêu trong quá trình kinh doanh vận tải hành khách và chi phí vận tải
hành khách, để đi đến thống nhất thì cần phải phân biệt hai khái niệm trên. Chi phí
vận tải là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện, cung
cấp dịch vụ vận tải cho các khách hàng trong một kỳ nhất định, trong khi không
phải tất cả các khoản chi tiêu đều phục vụ cho việc thực hiện, cung cấp dịch vụ vận

tải trong kỳ đó. Ví như các khoản chi tiêu của DN vận tải trong kỳ vào việc mua
sắm phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, mua sắm vật tư, ắc quy …dự trữ trong
kho phục vụ cho nhiều kỳ hoạt động kinh doanh vận tải của DN và đúng là không
đồng nghĩa với các khoản chi phí vận tải ghi nhận trong kỳ đó.
Chi phí vận tải luôn là đối tượng đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý,
điều hành của DN vận tải. Việc hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ về chi phí vận tải
luôn là một nội dung quan trọng trong công tác kế toán và hoạch định kế hoạch kinh
doanh, quyết định quá trình tập hợp, xử lý và cung cấp thông tin kế toán về chi phí
kinh doanh vận tải cho các đối tượng sử dụng trong và ngoài DN.
1.1.2.2 Phân loại chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải
Đối với nhà quản lý DN thì, chi phí vận tải là mối quan tâm hàng đầu vì các
khoản chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Chi phí vận tải có thể được
phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, mỗi tiêu thức có mục đích, yêu cầu và tác
dụng riêng giúp nhà quản lý của DN vận tải có thể nhận diện và thấu hiểu cách phân
loại của từng loại chi phí để có thể quản lý, kiểm soát tốt chi phí, từ đó đưa ra
những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh
của DN.
Trong hoạt động kinh doanh vận tải do các chi phí vận tải phát sinh rất đa dạng
và chịu ảnh hưởng nhiều theo tính đặc thù của ngành vận tải (vận tải đường bộ, vận
tải đường thủy (sông, biển), vận tải hàng không, vận tải đường sắt, vận tải đường
ống), tuy nhiên về cơ bản có thể phân loại toàn bộ chi phí kinh doanh dịch vụ vận
tải theo các tiêu thức sau:
 Phân loại chi phí vận tải theo yếu tố chi phí
22
Theo cách phân loại này thì nếu chi phí dịch vụ vận tải phát sinh có cùng nội
dung kinh tế thì được sắp xếp vào một yếu tố bất kể là nó phát sinh ở bộ phận hay
hoạt động nào, dùng để cung cấp dịch vụ vận tải nào.
- Chi phí nhiên liệu: bao gồm giá trị các loại nhiên liệu mua từ bên ngoài dùng
cho hoạt động kinh doanh vận tải của DN.
- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: bao gồm giá trị của tất cả vật liệu, công cụ

dụng cụ DN mua về dùng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của DN. Thông qua
yếu tố chi phí này giúp cho nhà quản trị DN hoạch định mức luân chuyển qua kho,
định mức dự trữ và nhu cầu thu mua vật liệu, dụng cụ cho hợp lý.
- Chi phí tiền lương: Gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp của lái xe, lái
tầu, thuyền trưởng, phi công … (tùy theo loại hình vận tải), của nhân viên điều hành
đội phương tiện vận tải…, các nhân viên sửa chữa, phục vụ, nhân viên bán hàng,
nhân viên quản lý của DN vận tải.
- Các khoản trích theo lương là số tiền trích theo một tỷ lệ nhất định so với quỹ
lương hàng tháng thực tế để hình thành quỹ nhằm trợ cấp về mất sức lao động tạm
thời hay vĩnh viễn của người lao động hay hình thành nguồn quỹ cho liên đoàn lao
động cấp trên, kinh phí phát sinh tại công đoàn cơ sở tính cho toàn thể cán bộ nhân
viên trong DN
- Chi phí săm lốp: (chỉ có trong vận tải ô tô, vận tải đường không) bao gồm các
chi phí mua sắm săm lốp và đắp lốp trong quá trình vận tải của các phương tiện
chuyên chở.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao phải trích trong kỳ của tất
cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh vận tải tại DN
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí gắn liền với các dịch vụ mua từ bên
ngoài cung cấp cho hoạt động kinh doanh vận tải trong kỳ kế toán của DN.
- Chi phí khác như chi phí về lệ phí giao thông, sửa chữa thường xuyên phương
tiện, chi phí bảo hiểm, đăng kiểm phương tiện, chi phí bến, cảng phí, đại lý phí, hoa
tiêu
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố giúp cho các nhà quản trị DN nắm được
thông tin về tỷ trọng, kết cấu của từng loại chi phí mà DN đã chi ra, qua đó xác định
được khối lượng, giá trị các nguồn lực mà DN đã tiêu dùng trong kỳ, từ đó hoạch
định, xây dựng hệ thống dự toán chi phí cho DN.
23
 Phân loại chi phí vận tải theo chức năng của chi phí
Cách thức phân loại chi phí này dựa trên mối quan hệ của chi phí vận tải với
phạm vi sản xuất. Theo tiêu thức phân loại này, chi phí dịch vụ vận tải được phân

chia thành
• Chi phí sản xuất sản phẩm vận tải:
Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm - dịch vụ vận
tải phục vụ khách hàng trong kỳ kế toán bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nhiên liệu, vật liệu được sử
dụng trực tiếp để thực hiện hoạt động vận chuyển trong kỳ.
- Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí trả cho nhân viên điều hành trực
tiếp phương tiện vận tải (ô tô, tầu thủy, tàu biển, máy bay hay tàu hỏa ) như tiền
lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương
- Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí sử dụng cho hoạt động vận tải
ngoài chi phí nhiên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp như chi phí quản lý
tổ, đội xe, khấu hao tài sản cố định, lệ phí giao thông, phí bảo hiểm xe, các chi phí
khác bằng tiền
• Chi phí ngoài sản xuất:
Là các chi phí liên quan đến việc quản lý và thực hiện việc cung ứng dịch vụ
vận tải phát sinh ngoài phạm vi sản xuất dịch vụ vận tải bao gồm:
- Chi phí bán hàng: là các chi phí liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ vận
tải tới các khách hàng bao gồm: chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của
nhân viên bộ phận bán vé, nguyên liệu vật liệu phục vụ bán vé, chi phí khấu hao
TSCĐ phục vụ hoạt động bán vé, đại lý phí, chi phí dịch vụ, chi phí khác
- Chi phí quản lý DN: bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến công việc hành
chính, quản trị ở phạm vị toàn DN vận tải bao gồm chi phí tiền lương, các khoản
trích theo lương của nhân viên quản lý DN, nguyên liệu vật liệu phục vụ cho quản
lý DN, chi phí khấu hao TSCĐ, trụ sở, thiết bị văn phòng phục vụ hoạt động quản
lý, quản trị DN, chi phí dịch vụ, chi phí khác
Cách phân loại theo tiêu thức này cho phép kiểm soát chi phí theo địa điểm
24
phát sinh chi phí, là cơ sở để kế toán tài chính tập hợp chi phí, phục vụ cho việc tính
giá thành dịch vụ vận tải, xây dựng kế hoạch giá thành và phân tích tình hình thực
hiện kế hoạch giá thành, phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính.

 Phân loại chi phí vận tải theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Theo cách phân loại này chi phí được chia thành ba loại là chi phí biến đổi và
chi phí cố định và chi phí hỗn hợp.
- Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ theo mức độ hoạt
động của DN nhưng không thay đổi khi tính trên một đơn vị của mức độ hoạt
động. Trong DN vận tải thì chi phí biến đổi thường bao gồm các chi phí như chi
phí nhiên liệu, chi phí tiền lương của nhân công trực tiếp, các khoản trích theo
lương của nhân công trực tiếp Kiểm soát được các khoản chi phí biến đổi này có
ý nghĩa rất quan trọng đối với mục tiêu lợi nhuận của DN vận tải, kiểm soát tốt chi
phí biến đổi sẽ làm tăng lợi nhuận cho DN.
- Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi hoặc ít thay đổi về tổng số
trong một phạm vi phù hợp các mức độ hoạt động của DN nhưng lại biến động
ngược chiều với mức độ hoạt động khi tính bình quân cho một đơn vị mức độ
hoạt động. Trong DN vận tải thì chi phí cố định bao gồm các chi phí như chi phí
khấu hao phương tiện vận tải, lương của nhân viên quản lý đội, nhóm, điều hành
phương tiện, nhân viên sửa chữa bảo dưỡng … Phạm vi phù hợp để xem xét tính cố
định hay biến đổi của chi phí ở đây là giới hạn năng lực sản xuất tối thiểu và tối đa
trong ngắn hạn của DN.
Ngoài ra DN vận tải còn có chi phí hỗn hợp là những chi phí có cả yếu tố cố
định và yếu tố biến đổi. Trong thực tế có rất nhiều chi phí phát sinh trong hoạt
động kinh doanh của DN vận tải không thuần tuý là chi phí biến đổi hay thuần tuý
là chi phí cố định mà là chi phí hỗn hợp ví dụ như chi phí điện thoại, chi phí sửa
chữa, bảo dưỡng xe, chi phí dầu mỡ bôi trơn v v v. Hiểu biết rõ về các thành phần
biến đổi và cố định trong chi phí hỗn hợp sẽ giúp ích cho DN trong việc dự toán chi
phí. Để phân tích chi phí hỗn hợp, kế toán có thể sử dụng 4 phương pháp cơ bản đó
là:
25
- Phương pháp biểu đồ phân tán
- Phương pháp cực đại, cực tiểu.
- Phương pháp bình phương nhỏ nhất

- Phương pháp hồi quy
+ Phương pháp biểu đồ phân tán
Khi một khoản chi phí được xếp loại là chi phí hỗn hợp hoặc khi nhà phân tích
không có ý kiến rõ ràng về tính chất của khoản chi phí đó thì nhà phân tích có thể
vẽ biểu đồ biểu diễn các mức độ chi phí phát sinh ở các mức độ hoạt động khác
nhau dựa trên cơ sở số liệu thống kê ở các kỳ kinh doanh đã qua. Nhà phân tích sẽ
rút ra một quy luật về mức độ phát sinh chi phí là một đường thẳng phù hợp nhất
với các điểm đã quan sát.
Phương pháp này tương đối đơn giản và rất có ý nghĩa trong việc cung cấp ý
niệm ban đầu về tính biến đổi, cố định hay hỗn hợp của chi phí. Tuy nhiên hạn chế
của phương pháp này là phụ thuộc và sự quyết định chủ quan của nhà phân tích.
+ Phương pháp cực đai – cực tiểu
Phương pháp cực đại – cực tiểu ước tính chi phí hỗn hợp bằng cách sử dụng số
liệu thống kê ở mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất trong một loạt các số liệu
thống kê về mức độ hoạt động và chi phí của DN. Khi đó chi phí biến đổi /1 đơn vị
mức độ hoạt động và chi phí cố định trong một kỳ được xác định theo công thức.
a =
Y
max
-Y
min
X
max
-X
min
b= Y
max
- aX
max
= Y

min
-aX
min
Khi đó phương trình biến thiên của chi phí hỗn hợp được xác định theo công
thức.
Y = aX + b
Trong đó:
a: Biến phí/1 đơn vị mức độ hoạt động
b: chi phí cố định
Y
max
: Tổng chi phí ở điểm quan sát cao nhất
Y
min
: Tổng chi phí ở điểm quan sát thấp nhất

×