Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

NỘI DUNG KIỂM TRA THỐNG NHẤT văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.99 KB, 3 trang )

NỘI DUNG KIỂM TRA THỐNG NHẤT
I.

Văn bản
1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Thể loại: tục ngữ
- Phương thức biểu đạt và kiểu văn bản: Biểu cảm, miêu tả
o Chủ đề 1: Tục ngữ về thiên nhiên

Câu 1: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
NT: Phép đối , nói quá: tháng 5 đêm ngắn, tháng 10 đêm dài.
ND: Giúp con người chủ động về thời gian , công việc trong những thời điểm khác nhau.
Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
NT: Vầng lưng, nhịp 4/4, đối.
ND: Đêm sao dày dự báo cho ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao báo hiệu cho ngày hôm sau sẽ mưa.
Câu 3: Ráng mỡ gà , có nhà thì giữ.
NT: Vầng lưng, nhịp 4/4, đối
ND: Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng thì sắp có bão xảy ra.
Câu 4 : Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
NT: Nhịp 4/4, đối, vầng lưng
ND: Kiến ra nhiều vào tháng 7 âm lịch sẽ có lũ lụt nên đề phòng lũ lụt khi thấy hiện tượng
o Chủ đề 2: Tục ngữ lao động sản xuất
Câu 5: Tất đất tất vàng.
NT: So sánh “ đất-vàng”, vầng lưng
ND: Giá trị của đất đối với đời sống lao động sản xuất của người nông dân.
Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
NT: Vầng lưng, liệt kê “ nhất-nhị-tam”, điệp từ “ canh”.
ND: Liệt kê các hình thức phát triển kinh tế, muốn giàu thì nuôi cá là lời nhất, rồi đến làm vườn, làm ruộng.
Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
NT: Liệt kê” nhất- nhì-tam-tứ”


ND: Trong nghề nông có 4 yếu tố quan trọng nhất: nước, phân, chăm bón, giống tốt thì mùa màng bội thu.
Câu 8: Nhất thì, nhị thục
NT: Liệt kê” nhất-nhì”
ND: Để đảm bảo năng suất cây trồng cao thì đảm bảo đúng thời vụ và làm kĩ đất.
2. Tục ngữ về con người và xã hội
- Thể loại: Tục ngữ
- Phương thức diễn đạt và kiểu văn bản: Miêu tả, Biểu cảm


Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của.
NT: So sánh , nhân háo, nhịp điệu, nói quá
ND: Nói lên giá trị con người , người bao giờ cũng quí hơn của cải, vật chất. Khẳng định tư tương coi trọng giá trị con
người của nhân dân ta.
Câu 2: Cái răng, cái tóc là góc con người
NT: Điệp từ “ cái”, liệt kê “ răng, tóc”, so sánh , đối, ẩn dụ
ND: Nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng và tóc cho sạch đẹp cũng là cách để giữ gìn nhân cách.
Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm
NT: Phép đối “ đói- sạch, rách-thơm”, Điệp từ “ cho”, ẩn dụ, vầng
ND: Đề cao đạo đức, lối sống trong sạch , thanh cao, không bị cám dỗ bởi vật chất
Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
NT: Nhịp 2/2/2/2, liệt từ “ học”, ẩn dụ, vầng
ND: Khuyên con người học cái hay , cái đẹp trong giao tiếp, ứng xử để chứng tỏ mình là người có nhân cách.
Câu 5: Không thầy đố mày làm nên.
NT: nói quá, so sánh, đối lập, vầng
ND: Khẳng định vai trò và công ơn của người thầy, khuyên con người phải biết kính trọng và tìm thầy mà học.
Câu 6: Học thầy không tày học bạn.
NT: nói quá, so sánh, đối lập, vầng
ND: Khuyến khích việc kết bạn và mở rộng đối tượng cũng như phạm vi học hỏi.
Câu 7: Thương người như thể thương thân.
NT: So sánh “ như”, nhịp điệu, điệp từ “ thương”

ND: Đề cao tinh thần đồng cảm là bài học về tinh thần nhân đạo, thương yêu người khác như chính bản than mình
Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
NT: Ẩn dụ “ ăn quả- hưởng thành quả, kẻ trồng cây- người đã có công gây dựng nên”
ND: Nhắc nhở con người luôn có long tri ân và các thế hệ tiền nhân.
Câu 9: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
NT: Ẩn dụ “ một cây- một mình , ba cây- nhiều người”, đối chiếu.
ND: Nhắc nhở con người về sự đoàn kết.
3.
-

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Thể loại: nghị luận xã hội
Phương thức biểu đạt và kiểu văn bản: nghị luận
Nội dung: chứng minh về một vấn đề tư tưởng chính chị
Bố cục : 3 phần
o Phần 1: Từ đầu tới “ lũ cướp giặc” => Nhận định chung về lòng yêu nước.


o Phần 2: Tiếp đến tới “ yêu nước”=> Những biểu hiện của lòng yêu nước.
o Phần 3: Phần còn lại.=> Nhiệm vụ của chúng ta.
NT: -Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu chọn lọc theo phương
diện : tuổi, nghề nghiệp, vùng miền.
-

Sử dụng từ ngữ gợi hình là câu văn nghị luật them sinh động hiệu quả.
Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các vị anh hung trong lịch sử dân tộc đề cao lòng yêu nước của nhân dân
ta.

ND: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy và duy trì trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo

vệ đất nước.
4.
-

Đức tính giản dị của Bác Hồ
Thể loại: Nghị luân chứng minh
Phương thức biểu đạt và kiểu văn bản: Nghị luận
Bố cục : 2 phần
o Phần 1: Từ đầu đến “ thanh bạch , tuyệt đẹp” => Cuộc sống giản dị và khiêm tốn của Bác.
o Phần 2: Còn lại. => Chứng minh cuộc sống giản dị của Bác bằng dẫn cứng và lí lẽ.

NT: - Chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm, dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luaanh sâu sắc và có sức thuyết
phục. Lập luận theo trình từ hợp lí và giọng văn sôi nổi, nồng nhiệt.
ND: - Ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ. Bài học về việc học tập , rèn luyện, noi theo tấm gương đạo đức của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
II.
Tiếng Việt
1. Câu đặt biệt:
- Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ.
- Câu đặc biệt thường được dung đê:
o Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
o Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc, hiện tượng.
o Bộc lộ cảm xúc
o Gọi đáp
2. Rút gọn câu:
- Là có thể lượt bỏ 1 số thành phần của câu.
- Nhằm những mục đích sau:
o Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong
câu trước.
o Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

3. Thêm trạng ngữ cho câu:
- Là thêm các cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc
nêu trong câu.
- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu .
- Giữa trạng ngữ và chủ ngữ - vị ngữ thường có dấu phẩy khi viết.
4. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người, vật khác.
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
- Mục đích: Liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.



×