Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần Vicem Bao bì Bỉm Sơn”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.81 KB, 49 trang )

MỤC LỤC

1

1


DANH MỤC SƠ ĐỒ

2

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GTGT
NSNN
TSCĐ
HH
DV
SXKD
CCDC
DT
CNV
XNK
GGHB
TNHH
TTĐB
CKTM

3



Giá trị gia tăng
Ngân sách nhà nước
Tài sản cố định
Hàng hóa
Dịch vụ
Sản xuất kinh doanh
Công cụ dụng cụ
Doanh thu
Công nhân viên
Xuất nhập khẩu
Giảm giá hàng bán
Trách nhiệm hữu hạn
Tiêu thụ đặc biệt
Chiết khấu thương mại

3


LỜI NÓI ĐẦU
Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của Nhà
nước, thuế có một vai trò hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế
giới, từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển.
Ở nước ta, Luật thuế GTGT được thông qua tại kỳ họp thứ XI Quốc hội khóa
IX ngày 10/05/1997 và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế
doanh thu. Thuế GTGT đã ra đời và được áp dụng rộng rãi từ rất lâu trên thế giới.
Nhưng đối với nước ta đây là sắc thuế mới, còn non trẻ so với sự vận động của cơ
chế kinh tế hiện nay ở nước ta. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã không ngừng
sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện thuế GTGT. Việc sửa đổi các chính sách thuế có
tác động rất lớn đến các doanh nghiệp.

Là một Công ty sản xuất và kinh doanh bao bì lớn, hoạt động mua bán diễn ra
nhiều, trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vicem
Bao bì Bỉm Sơn luôn đạt hiệu quả cao. Đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của ban
lãnh đạo cùng các nhân viên trong Công ty, đồng thời cũng là nhờ công tác kế toán
của Công ty luôn tuân thủ theo những quy định của Bộ tài chính, đặc biệt là trong
kế toán về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Khi có bất kỳ một sự sửa đổi
nào về luật thuế GTGT, Công ty đều thực hiện đúng theo các thông tư hướng dẫn và
làm theo những hướng dẫn mới nhất của cơ quan thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những
ưu điểm đạt được, công tác kế toán thuế của Công ty vẫn còn một số hạn chế như
cách sắp xếp bộ máy kế toán, việc tổ chức, sử dụng chứng từ, sổ sách và việc quản
lý sử dụng chi phí hợp lý, cần phải khắc phục để công tác kế toán của Công ty ngày
càng hoàn thiện, đồng thời giúp cho việc thực hiện nghĩ vụ với Ngân sách nhà nước
của Công ty được tốt hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần
Vicem Bao bì Bỉm Sơn, được tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại Công ty, đi sâu
nghiên cứu công tác kế toán thuế mà cụ thể là thuế GTGT, kết hợp với những kiến
thức đã học ở trường và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Vũ Thị Thu
Huyền, em đã chọn đề tài “Kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần Vicem Bao
bì Bỉm Sơn”.
4


Nội dung chuyên đề của em gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán thuế GTGT trong các doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần Vicem bao
bì Bỉm Sơn
Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế
GTGT tại Công ty Cổ phần Vicem bao bì Bỉm Sơn


5


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.
Một số vấn đề lý luận chung về kế toán thuế GTGT
1.1.1. Tổng quan về thuế GTGT
1.1.1.1.
Khái niệm

GTGT là giá trị tăng thêm của một sản phẩm hàng hóa dịch vụ do cơ sơ sản
xuất, chế biến, thương mại hoặc dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) tác động
vào nguyên liệu thô hay hàng hóa, dịch vụ mua vào làm cho giá trị của chúng tăng
thêm. Nói cách khác, đây là chênh lệch giữa giá đầu ra và giá đầu vào do cơ sở kinh
doanh tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hay đó là phần giá trị tăng thêm
của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phát triển trong quá trình từ sản xuất, lưu thông
đến tiêu dùng.
Từ khái niệm về GTGT, chúng ta có thể có khái niệm về thuế GTGT như sau:
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng
hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất,lưu thông đến người tiêu dùng.
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên ban
hành luật thuế GTGT vào năm 1954.
1.1.1.2. Vai trò và đặc điểm của thuế GTGT
* Vai trò của thuế GTGT:
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ
mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, do đó thuế giá trị gia tăng có vai trò rất
quan trọng và được thể hiện như sau:
- Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối

với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch
vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách Nhà nước.
- Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng
nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao.
- Thuế giá trị gia tăng thường có ít thuế suất, bảo đảm sự đơn giản, rõ ràng.

6


- Nâng cao tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp
thuế. Việc kiểm tra thuế giá trị gia tăng cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua,
người bán phải nộp và lưu trữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ nên việc thu thuế tương đối
sát với hoạt động kinh doanh, từ đó tập trung được nguồn thu thuế giá trị gia tăng
vào Ngân sách Nhà nước ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau, còn kiểm
tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế được thất thu về thuế.
* Đặc điểm của thuế GTGT:
 Thuế GTGT là thuế gián thu: Đối tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng hàng

hóa, dịch vụ; người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng.
 Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp: Thuế GTGT đánh
vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần
giá trị tăng thêm của mối giai đoạn. Vì vậy, tổng số thuế thu được của tất cả các giai
đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
 Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao thể hiện ở các khía cạnh:
• Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng của kết quả kinh doanh của người nộp thuế
• Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình
kinh tế
 Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập: Nếu so sánh số thuế phải trả so
với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại

 Thuế GTGT đem lại nguồn thu thường xuyên và chủ yếu cho NSNN

1.1.1.3. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế
* Đối tượng chịu thuế:
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng ở Việt Nam ( bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân
nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
Như vậy, đối tượng chịu thuế GTGT có phạm vi rộng, bao quát được tất cả các
hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu
dùng trong nước.
* Đối tượng nộp thuế
Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức
kinh doanh ( gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT từ nước ngoài( gọi chung là
người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
7




Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng kí kinh doanh theo Luật doanh



nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật hợp tác xã
Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chắc xã

hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác

• Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác
kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: các tổ chức, cá nhân nước
ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt nam không thuộc các hình thức đầu tư theo luật
đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam
• Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh
khác có hoạt động sản xuất kinh doanh nhập khẩu
• Tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp
mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú
tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ
chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế
1.1.1.4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo quy định tại điều 4- Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật
thuế GTGT và nghị định số 209/2013/NCC-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ thì
có 26 nhóm hàng hóa dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT (Phụ lục 01, trang
1)
1.1.1.5. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
a. Giá tính thuế

Là căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp, là giá bán chưa có
thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng, người cung cấp dịch vụ. Đối với hàng
hóa chịu thuế hang hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ
môi trường nhưng chưa có thuế GTGT
Theo quy định tại Điều 7 – Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành
luật thuế GTGT thì giá tính thuế GTGT được quy định như sau:
1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán
chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là
giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập
khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được

xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
8


3. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho
là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại
thời điểm phát sinh các hoạt động này;
4. Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị
gia tăng;
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền
thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng thời kỳ hoặc trả
trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại
trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải
trả cho nước ngoài.
5. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo
giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm
khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;
6. Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;
7. Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công
trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường
hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính
thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc,
thiết bị;
8. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có
thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp
ngân sách nhà nước;
9. Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa
hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;
10. Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán

là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá thanh toán
1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)
 Giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả
Giá chưa có thuế giá trị gia tăng

=

khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

9


 Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có

doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
b. Thuế suất
Có 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10% được sử dụng đối với từng loại hàng hóa
dịch vụ sản xuất kinh doanh trong nước hoặc nhập khẩu
 Mức thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây

dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch
vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT khi xuất khẩu.
 Mức thuế suất 5%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần khuyến khích hoặc
sản xuất kinh doanh còn đang gặp khó khăn ( 15 nhóm sản phẩm dịch vụ)
 Mức thuế suất 10%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thông thường còn lại ngoài

những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0%, 5%.

1.1.1.6. Phương pháp tính thuế GTGT
(1) Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
a. Đối tượng áp dụng
Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên
từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ; trừ hộ, các
nhân kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. Thời gian áp
dụng ổn định phương pháp tính thuế là hai năm liên tục.
b. Xác định số thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT

=

phải nộp
Trong đó:
Thuế GTGT
đầu ra
Thuế GTGT

Số thuế GTGT đầu

-

ra
Giá trị tính thuế của hàng

=

hóa, dịch vụ bán ra
Trị giá mua chưa thuế


Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Thuế suất thuế GTGT

x

của hàng hóa, dịch vụ
Thuế suất quy định cho

đầu vào
=
của hàng hóa, dịch vụ
x
loại hàng hóa, dịch vụ đó
 Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế
GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán của
hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn chứng từ. Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số
10


thuế GTGT đầu vào ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả
TSCĐ) dùng cho sản xuất kinh doanh nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT
theo hướng dẫn của bộ tài chính
 Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh
toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương
pháp tính sau để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào
Giá có thuế
Giá chưa có thuế GTGT


=
1+ Thuế suất hàng hóa, dịch vụ (%)

c. Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
 Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào
không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất
 Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng
thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế
GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
 Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do
doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại,
quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT
 Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số
thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
(2) Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
a. Đối tượng áp dụng
- Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ
kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ
chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa dơn,
chứng từ theo quy dịnh của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp
hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển để khai thác
dầu khí.
- Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý
11



b. Xác định thuế GTGT phải nộp
Trường hợp 1: Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hóa, dịch vụ
có hóa đơn, chứng từ ghi chép sổ sách kế toán thì thuế GTGT được xác định căn cứ
vào giá mua, giá bán ghi trên hóa đơn, chứng từ.
Số thuế GTGT

GTGT hàng hóa dịch

=

phải nộp
Trong đó:

vụ chịu thuế

GTGT của hàng hóa,

=

Thuế suất thuế GTGT của

X

Doanh số của hàng

hàng hóa, dịch vụ đó
Giá vốn của hàng hóa,

-


dịch vụ chịu thuế
hóa, dịch vụ bán ra
dịch vụ bán ra
Trường hợp 2: DN chỉ có hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ mà không
có hóa đơn chứng từ mua hàng.
Tỷ lệ GTGT tính trên

Số thuế GTGT
phải nộp

Thuế suất thuế GTGT

doanh số bán hàng và

=

X

cung cấp dịch vụ

của hàng hóa, dịch vụ
đó

Trường hợp 3: DN chưa thực hiện đầy đủ hóa đơn, chứng từ bán hàng thì căn
cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ mà ấn định mức doanh thu tính thuế.
Số thuế
GTGT phải

Doanh số hàng

=

hóa và dịch vụ ấn

nộp
định
1.1.2. Một số lý thuyết liên quan đến thuế GTGT
1.1.2.1.
Đăng kí nộp thuế

Tỷ lệ GTGT
x

tính trên doanh
số

x

Thuế suất
thuế GTGT

- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT kể cả các cơ sở trực thuộc
phải đăng kí nộp thuế GTGT với cơ quan thuế. Các tổng công ty, công ty, và các cơ
sở kinh doanh có các đơn vị chi nhánh trực thuộc đều phải đăng kí nộp thuế GTGT
với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở.
- Theo quy định, cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng kí nộp thuế
GTGT chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nhưng
có hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đăng kí nộp thuế trước khi kinh doanh. Trường
hợp sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi kinh doanh, cơ sở

kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi tiến hành
các hoạt động trên.
12


1.1.2.2. Kê khai thuế GTGT
Theo quy định của Luật thuế GTGT hàng tháng cở kinh doanh phải lập tờ khai
tính thuế GTGT theo mẫu quy định của Bộ tài chính để phù hợp với phương thức
quản lý của cơ quan thuế, việc kê khai thuế cần được thực hiện như sau:
- Cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ nộp
thuế theo phương pháp kê khai thì thực hiện kê khai hàng tháng, thời hạn nộp tờ
khai thuế chậm nhất là 10 ngày của tháng sau.
- Những cơ sở kinh doanh được cơ quan thuế ấn định doanh thu để tính thuế
GTGT và ổn định mức thuế trong một thời gian nhất định (3 tháng, 6 tháng, 1 năm)
thời hạn kê khai phải nộp tờ khai chậm nhất là 10 ngày của tháng cuối cùng thời
hạn ấn định.
- Cơ sở kinh doanh được cơ quan thuế ổn định mức thuế, nếu trong thời gian
ổn định tình hình kinh doanh có thay đổi làm số thuế GTGT tháng tăng hoặc giảm
từ 20% trở lên thì hộ kinh doanh phải khai báo lại với cơ quan thuế để cơ quan thuế
tính lại số thuế phải nộp.
- Đối với cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng
chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng khi vận chuyển hàng đi.
1.1.2.3. Nộp thuế
Theo điều 14 luật thuế GTGT thì các cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu thuộc
đối tượng phải kê khai thuế và các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ thuộc đối tượng nộp
thuế GTGT có trách nhiệm nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà
nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá
ngày 20 của tháng tiếp theo.
Các cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế GTGT theo

từng lần nhập khẩu.
Trong kì tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kì tính
thuế tiếp theo.
1.1.2.4. Quyết toán thuế GTGT

13


Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế.
Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ
ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan
thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế
của kì tiếp theo.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá
sản, cơ sở kinh doanh cũng phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trong
thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định trên.
1.1.2.5. Hoàn thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số
thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc quý thì được khấu trừ
vào kì tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng kí kinh doanh, đăng
kí nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và
phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động.
Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới.
Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế
GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu
đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn

thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp sát nhập…..
Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ
nhân đạo.
1.2.
Phương pháp kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp
1.2.1. Tài khoản sử dụng

- TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
TK 133
Nợ
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
14


Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.


Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua
vào nhưng đã trả lại, được giảm giá.
Số thuế GTGT đã được hoàn lại.
DCK: Số thuế GTGT đầu vào còn
được khấu trừ, số thuế GTGT đầu
vào được hoàn lại nhưng NSNN
chưa hoàn trả
TK 133 có 2 TK cấp 2: +TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của HH, DV
+TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
- TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

TK 3331
Nợ

Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ
Số thuế GTGT đầu ra và số thuế
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp đã
GTGT hàng xuất khẩu
nộp NSNN
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác
Số thuế được giảm trừ vào số thuế đã nộp
còn phải nộp NSNN
Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại,
giảm giá
DCK: Số thuế, phí, lệ phí và các
khoản khác còn phải nộp NSNN
TK 3331 có 2 TK cấp 2: +TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
+TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
1.2.2. Phương pháp hạch toán kế toán
1.2.2.1. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
a. Kế toán thuế GTGT đầu vào
 Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
Nợ TK 152, 153, 156: giá mua chưa thuế
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán
 Khi mua vật tư, hàng hoá, CCDC dùng ngay vào SXKD hàng hoá, dịch vụ... thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT
Nợ TK 621, 627, 641, 642: giá mua chưa có thuế
Nợ TK 133(1): thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán

15


 Khi mua hàng hóa bán ngay cho khách hàng

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán (giá mua chưa có thuế)
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán
 Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
-BT1: Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu
Nợ TK 152, 156, 221: tổng giá thanh toán (chưa gồm thuế GTGT)
Nợ TK 635: chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 111, 112, 331: số tiền phải trả cho người bán
Có TK 333(2,3): thuế TTĐB, thuế NK phải nộp
Có TK 515: chênh lệch lãi tỷ giá
-BT2: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Nợ TK 133(1,2): thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333(12): thuế GTGT hàng NK
 Khi hàng mua phải trả lại hoặc được giảm giá
Nợ TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán
Có TK 152, 153, 156, 211, ... giá mua chưa thuế GTGT
Có TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
 Đối với hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ mua về dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh
-

-

hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT
Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ. Kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153, 156/611, 211, 213: giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 133
: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…: tổng giá thanh toán
Cuối kì, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được
khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế GTGT đầu vào được tính
khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT
so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kì.
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kì tính vào giá vốn hàng
bán trong kì, kế toán ghi:
Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán
Có TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ
+ Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn tính vào giá
vốn hàng bán ra trong kì của kì kế toán sau, kết chuyển số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ trong kì tính vào giá vốn hàng bán của các kì kế toán sau, ghi:
Nợ TK 142: chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 242: chi phí trả trước dài hạn
Có TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ
16


Định kì tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng
bán của kì kế toán sau, kế toán ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 142, 242
b. Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp
 Khi bán hàng hoá, dịch vụ
Nợ TK 111, 112, 131, ...: tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333(11): thuế GTGT phải nộp

 Trường hợp DN có tài sản cho thuê hoạt động, thu tiền trước nhiều kì
- Khi nhận tiền kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền nhận được
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện (giá chưa thuế)
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
- Cuối kì kế toán tính và kết chuyển doanh thu cho thuê hoạt động tài sản của

-

kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 3387: DT chưa thực hiện
Có TK 511: DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sang kì kế toán tiếp theo, tính và kết chuyển DT kinh doanh cho thuê hoạt động tài

sản của kì kế toán sau, kế toán ghi:
Nợ TK 3387: DT chưa thực hiện
Có TK 511: DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
 Đối với trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp, kế toán xác định doanh thu
bán hàng là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT:

17


Nợ TK 111, 112, ...: số tiền người mua trả lần đầu
Nợ TK 131: số tiền người mua chưa thanh toán
Có TK 511: DT bán hàng
Có TK 333(1) : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 338(7): lãi trả chậm, trả góp
 Trường hợp bán hàng theo phương thức đổi hàng
- BT1: Khi đưa hàng đi đổi

Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 333(1)
- BT2: Khi nhận được hàng trao đổi
Nợ TK 152, 153, 156
Nợ TK 133
Có TK 131
 Thưởng hoặc trả lương cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá:
Nợ TK 334
Có TK 512
Có TK 333(11)
 Đối với hàng hoá sau khi bán bị khách hàng trả lại hay phát sinh các khoản CKTM
hay GGHB
Nợ TK 521, 531, 532
Nợ TK 333(1)
Có TK 111, 112, 131, ...
 Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính hay thu nhập khác
Nợ TK 111, 112, 131, 138: tổng giá thanh toán
Có TK 515, 711: giá chưa có thuế GTGT
Có TK 333(1): thuế GTGT phải nộp
c. Hạch toán kế toán thuế GTGT phải nộp
Cuối kì kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải
nộp:

18


 Số thuế GTGT được khấu trừ trong kì, kế toán ghi:










Nợ TK 3331(33311, 33312)
Có TK 133 (1331, 332)
Khoản chênh lệch khi nộp thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
Nếu cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT đầu vào, kế toán ghi
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
1.2.2.2. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
a. Kế toán thuế GTGT đầu vào
Mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng cho SXKD hoặc dùng cho SXKD
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 621, 627, 641, 642: giá mua có thuế
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán
Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, thiết bị dùng vào hoạt động SXKD hoặc hoạt động
sự nghiệp, phúc lợi... thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp được tính vào trị














giá hàng hoá mua vào
Nợ TK 152, 156, 211, ...
Có TK 333(12): thuế GTGT phải nộp
Có TK 333(3): thuế XNK
Có TK 111, 112, 331, ...
b. Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp
Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512: doanh thu bán hàng
Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác
Nợ TK 111, 112, …
Có TK 515, 711
Khi bán hàng trả chậm, trả góp
Nợ TK 111, 112, 131, ...
Có TK 511
Có TK 338(7)
c. Hạch toán kế toán thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 511: DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Đối với hoạt động tài chính và hoạt động khác:
Nợ TK 515: DT hoạt động tài chính
Nợ TK 711: Thu nhập khác
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Khi nộp thuế vào NSNN:

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112

19


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VICEM BAO BÌ BỈM SƠN
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Đề tài kế toán thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp đã có một số tác giả lựa
chọn để thực hiện nghiên cứu khoa học, luận văn. Mỗi tác giả tập trung vào một nội
dung nghiên cứu, một đối tượng nghiên cứu khác nhau nên đã có rất nhiều vấn đề
liên quan được phát hiện và có rất nhiều ý kiến đề xuất được đưa ra để hoàn thiện
công tác kế toán thuế GTGT cho các công ty, doanh nghiệp thương mại nói chung
và doanh nghiệp mà các tác giả nghiên cứu trực tiếp nói riêng.
- Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thuế GTGT
tại Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại” (GVHD: Th.S.Đồng Thị Nga, SVTH: Trần
Thị Hà – Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Dân lập Hải Phòng). Chuyên
đề nghiên cứu các vấn đề lý luận về Kế toán thuế GTGT, đồng thời tìm hiểu, đánh
giá thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác tổ chức kế toán
thuế GTGT tại Công ty. Về phần lý luận, tác giả nêu ra lý luận chung về thuế
GTGT, nội dung cơ bản của thuế GTGT tại Việt Nam, phương pháp tính thuế
GTGT, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán thuế, tổ chức kế toán thuế tại các
doanh nghiệp. Về phần thực tế, tác giả nêu cụ thể đặc điểm tổ chức kế toán tại Công
ty, tình hình thực hiện công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty. Trong bài tác giả
đưa ra nhiều tài liệu làm dẫn chứng, sau đó đi đến đánh giá thực trạng kế toán thuế
GTGT tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phải lại, tác giả nêu ra các ưu điểm, nhược
điểm về tổ chức bộ máy kế toán, về kỹ thuật, về hình thức kế toán áp dụng, về
chứng từ, sổ sách sử dụng, về công tác tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng. Cuối
cùng tác giả đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại

Công ty và kết luận.
- Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần Vật tư
nghiệp Hà Nội” (SVTH: Phan Hoàng Hưởng – Khoa Kế toán – Trường đại học
Kinh doanh Công Nghệ Hà Nội). Bài luận văn có nội dung chính là hệ thống hóa
nhưng vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán thuế GTGT, đồng thời phân tích thực
tế thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần Vật tư nghiệp Hà
20


Nội nhằm đánh giá được những ưu, nhược điểm trong công tác kế toán thuế GTGT
tại Công ty và đưa ra các phương án đề xuất để hoàn thiện công tác kế toán thuế
GTGT tại Công ty.
2.2. Tổng quan về Công ty cổ phần Vicem Bao bì Bỉm Sơn
2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty
+ Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM BAO BÌ BỈM SƠN
+ Tên gọi tắt : Công ty cổ phần Vicem bao bì Bỉm Sơn.
+ Tên giao dịch Quốc tế : BIMSON PACKING JOINT STOCK COMPANY.
+ Tên viết tắt : BPC.
+ Trụ sở Công ty: Phường Lam Sơn -Thị xã Bỉm Sơn-tỉnh Thanh Hóa.
+ Tel/Fax : 0373.825.632 /0373.825.633
+ Website:
+ Người đại diện theo pháp luật của công ty:



Chức danh : Giám đốc công ty.
Họ và tên : Trần Văn Chương.
+ Kế toán trưởng: Mai Viết Dụng
+ Quyết định thành lập: công ty cổ phần Bao Bì Bỉm Sơn được thành lập theo
giấy phép số 04/1999/QĐ – TTG của thủ tướng chính phủ cấp ngày 7/1/1999

+Mã số thuế: 2800508928
+Vốn điều lệ: 38.000.000.000 đồng Việt Nam. (số cổ phiếu phát hành
3.800.000 cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu 10.000đ/cổ phiếu)





Trong đó: Vốn nhà nước 49%.
Cổ phần lao động trong Công ty: 8%.
Cổ phần ngoài Công ty: 43%.
Loại hình công ty: Công ty CP VICEM bao bì Bỉm sơn là thành viên của tổng
Công ty công nghiệp xi măng Việt nam.
Công ty là pháp nhân theo pháp luật Việt nam, được cấp đăng ký kinh doanh
thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập có con dấu riêng được mở tài khoản tại
Ngân hàng, hoạt động theo điều lệ Công ty cổ phần.
* Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:

-

Sản phẩm sản xuất chính của công ty là vỏ bao xi măng cung cấp cho nhà máy xi
măng Bỉm Sơn và các nhà máy xi măng miền Trung và miền Bắc Việt Nam, thực
21


hiện tốt các mục tiêu kinh tế, xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động,
tăng cổ tức cho các cổ đông, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước và không ngừng
-

phát triển công ty.

Xây dựng và tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh.
Chuyên sản xuất các loại vỏ bao: PP, PK, KPK làm từ một lớp giấy Kraft và một
lớp nhựa PP. Xuất nhập khẩu bao bì các loại, vật tư phụ tùng thiết bị sản xuất bao

-

bì.
Kinh doanh các nghành nghề trong phạm vi đăng ký kinh doanh phù hợp với quy
định của pháp luật.
2.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng hkí kinh doanh số 2800508928, đăng kí kinh
doanh lần đầu ngày 07 tháng 06 năm 1999, đăng kí thay đổi lần thứ 2 : ngày 25
tháng 11 năm 2011
*Lĩnh vực sản xuất kinh doanh :
Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa. Chi tiết sản xuất các loại
bao bì từ nhựa, giấy
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết : Kinh doanh
các loại bao bì từ nhựa giấy
Xuất nhập khẩu bao bì các loại, thiết bị, vật tư và phụ tùng sản xuất bao bì.
*Đặc điểm ngành sản xuất bao bì :
-Yêu cầu của bao bì đựng xi măng: có tính bền cơ học cao,có tính chất chống
thấm O2 , hơi nước, dầu mỡ và các khí khác để đảm bảo chất lượng xi măng được
tốt nhất. Đặc điểm này quy định quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

22


2.2.3.

Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Giám đốc

PHÓ GIÁM ĐỐC

BAN ISO

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kế toán thống kê tài chính

Tổ
Tổng
Hợp

Tổ
quản


Tổ
Tạo sợi

Tổ
Dệt

Tổ
Tạo ống


Tổ
Máy
Khâu
in

Tổ
Tạo sợi

Tổ
Dệt

Tổ
Tạo
ống

Tổ

điện

Ca
Số
1

Tổ
Máy
Khâu
in

Xưởng sản xuất


Ca
Số
2

Tổ
Tạo sợi

Ca
Số
3

Tổ
Dệt

Tổ
Kỹ
thuật

Ca
Số
4

Tổ
Tạo
ống

Phòng kỹ thuật kế hoạch kinh doanh

Tổ

Máy
Khâu
in

Tổ
Tạo sợi

Tổ
Gia
công
chế
tạo

Tổ
Dệt

Tổ
kho
Tiêu
thụ

Tổ
Tạo
ống

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Vicem Bao bì Bỉm Sơn
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Công ty)
23

Tổ

Máy
Khâu
in


- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, có trách
nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm trước các
cổ đông và pháp luật về những kết quả công việc của ban với công ty .
- Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất, điều hành toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty và chịu mọi trách nhiệm với Công ty .
- Phó giám đốc : Là ngời giúp cho Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành sản
xuất kinh doanh và mọi hoạt động khác của Công ty. Khi giám đốc đi vắng có uỷ
quyền cho Phó giám đốc và chịu trách nhiệm trước toàn Công ty .
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng các định mức trả lương
cho từng loại sản phẩm đối với công nhân sản xuất và hệ số bậc lương đối với nhân
viên quản lý Công ty, xây dựng quỹ lương, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ
cho ngời lao động, theo dõi công tác thi đua khen thưởng …và làm công tác hành
chính hàng ngày theo lệnh của Giám đốc.
- Phòng Kỹ thuật – Kế hoạch - Kinh doanh: Có nhiệm vụ tổng hợp cân đối
yêu cầu vật, vật liệu cho phù hợp với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Lập kế hoạch
sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, xây dựng công trình công nghệ tạo
ra sản phẩm, đồng thời xây dựng giá cả sản phẩm mới và tiêu thụ, cung ứng hàng
hoá kịp thời với thị trường .
- Phòng kế toán thống kê tài chính : Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài
chính, theo dõi toàn bộ thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ
chức ghi chép những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý
vốn và sử dụng vốn, lập và gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng, tổ
chức bảo quản chứng từ lưu trữ.
- Xưởng sản xuất: Có chức năng sử dụng nguyên liệu là hạt nhựa pp, tạo ra

sợi vải pp, dệt thành vải pp và tráng một lớp màng pp + một lớp giấy Kraft.
Sử dụng giấy Kraft và vải pp đã tráng màng và một lớp giấy Kraft để may
thành vỏ bao xi măng thành phẩm, thông qua các công đoạn: in nhãn mác, dựng
ống, may bao.

24


2.2.4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Khi bắt đầu thành lập Công ty thì đồng thời cũng tiến hành lập bộ máy kế toán
của Công ty, để hoạt động theo chức năng trong công tác quản lý kinh tế, thống kê,
kế toán tài chính.
*Biên chế chức danh phòng kế toán gồm 8 người:
STT
Chức danh
Số lượng( người)
Trình độ
1
Trưởng phòng
1
Thạc sĩ
2
Kế toán tổng hợp
2
Đại học
3
Kế toán bán hàng
1
Đại học

4
Kế toán tiền lương
1
Đại học
5
Kế toán vật tư
1
Đại học
6
Kế toán thanh toán
1
Đại học
7
Thủ quỹ
1
Đại học
Xuất phát từ hình thức sản xuất kinh doanh của công ty và chức danh biên chế
phòng kế toán quyết định chọn mô hình tổ chức quản lý kế toán theo hình thức kế
toán tập trung.
*Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán:
-Chức năng của phòng kế toán:
 Tổ chức ghi chép hạch toán mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong Công ty và sự

biến động của hàng hoá, vật tư tiền vốn, tài sản trong Công ty.
 Tập hợp phản ánh phân loại các chỉ tiêu kinh tế nhằm cung cấp các thông tin cho
lãnh đạo nắm được chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty để có biện
pháp kịp thời nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
 Cung cấp số liệu cần thiết cho các cơ quan chức năng có liên quan như tài chính
Ngân hàng.
-Nhiệm vụ của phòng kế toán:

 Cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác số liệu về sử dụng vốn, ti sản hiện có trong

Công ty và sự biến động của tài sản.
 Giám sát việc thực hiện vốn kinh doanh việc quản lý tài sản, hạch toán kết quả kinh

doanh làm công tác thanh toán với bạn hàng, khách hàng về các khoản mua nguyên
liệu, hàng hoá vật tư, thành phẩm và nghĩa vụ thuế với Ngân sách Nhà nước cũng
như các khoản phải thu phải nộp khác.
* Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty:

25


×