Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thủ tục đối thoại theo luật Tố tụng hành chính 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.66 KB, 13 trang )

Đề bài: Đánh giá quy định của pháp luật về hoạt động đối thoại trong tố tụng
hành chính.
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................2
B. NỘI DUNG........................................................................................................2
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐỐI THOẠI TRONG TỐ TỤNG
HÀNH CHÍNH.....................................................................................................2
1. Khái niệm.....................................................................................................3
2. Nguyên tắc đối thoại....................................................................................3
3. Thông báo về phiên họp đối thoại...............................................................4
4. Thành phần phiên đối thoại........................................................................5
5. Trình tự phiên họp đối thoại.......................................................................5
6. Xử lý kết quả đối thoại.................................................................................6
II. ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐỐI THOẠI
TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH...................................................................7
C. KẾT LUẬN......................................................................................................12

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU.
Thực tiễn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2010 cho thấy, mặc dù số lượng
các vụ án hành chính ngày càng gia tăng nhưng chất lượng giải quyết, xét xử các
vụ án này chưa đáp ứng được mong đợi của người dân và toàn xã hội. Thậm chí,
có những khiếu nại, khiếu kiện hành chính đơn giản, chứng cứ rõ ràng nhưng việc
giải quyết, xét xử vẫn phải trải qua đầy đủ các giai đoạn tố tụng, dẫn đến tốn kém
thời gian, công sức và chi phí của người dân cũng như tòa án. Do đó, việc ban hành
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 với nhiều điểm mới đã góp phần tháo gỡ những
khó khăn, bất cập trong công tác giải quyết, xét xử các khiếu kiện hành chính hiện
nay.
Một trong những điểm mới đáng nói của Luật tố tụng hành chính 2015 so với Luật


tố tụng hành chính 2010 đó là quy định đối thoại trong Tố tụng hành chính là thủ
tục bắt buộc. Quy định này góp phần giải quyết hiệu quả hơn các khiếu kiện hành
chính bởi Luật Tố tụng hành chính 2010 chỉ quy định trong quá trình giải quyết vụ
án hành chính, tòa án sẽ chỉ tạo điều kiện để các đương sự đối thoại với nhau và đó
cũng không phải là thủ tục bắt buộc.
Còn theo Luật tố tụng hành chính 2015, đối thoại trong tố tụng hành chính được
quy định là thủ tục bắt buộc và là nhiệm vụ của thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án hành chính. Theo đó, Luật Tố tụng hành chính 2015 đã bổ sung quy
định cụ thể về nguyên tắc đối thoại, về những vụ án không tiến hành đối thoại
được và cả quy định về xử lý kết quả đối thoại,…
B. NỘI DUNG.
I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐỐI THOẠI TRONG TỐ
TỤNG HÀNH CHÍNH.
2


1. Khái niệm.
Tìm hiểu về thủ tục đối thoại trong tố tụng hành chính, trước tiên ta cần hiểu về
khái niệm của nó.
Theo thuật ngữ tiếng Việt thì đối thoại có nghĩa là “ Nói chuyện qua lại giữa hai
hay nhiều người với nhau hoặc bàn bạc, thương lượng trực tiếp giữa hai hay nhiều
bên với nhau để giải quyết các vấn đề tranh chấp”. Ở nghĩa thứ nhất "đối thoại"
được hiểu chỉ là những cuộc trao đổi miệng bình thường của hai hay nhiều người
với nhau, có thể không liên quan gì đến công việc. Nhưng ở nghĩa thứ hai "đối
thoại" lại là bàn bạc, thương lượng giữa hai hay nhiều bên với nhau để giải quyết
các vấn đề tranh chấp. "Bên", ở đây có thể là một người hoặc nhóm người có một
hoặc một số quan điểm giống nhau, còn tranh chấp chính là những mâu thuẫn, bất
hoà về quyền, lợi ích kinh tế và các lợi ích khác giữa các chủ thể tham gia quan hệ

nhưng chưa được giải quyết ổn thoả.
Như vậy, ta có thể hiểu đối thoại trong tố tụng hành chính là việc bàn bạc, thương
lượng giữa các bên để giải quyết vụ án hành chính.
2. Nguyên tắc đối thoại
Điều 134, Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về nguyên tắc đối thoại như sau:
2. Việc đối thoại phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự;
b) Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính
trái với ý chí của họ;
c) Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp
luật, trái đạo đức xã hội.
3


Việc đối thoại có thể tiến hành tại Toà án hoặc tại địa điểm khác do Toà án và các
đương sự thống nhất, song phải diễn ra thực sự công khai, dân chủ, có sự tham gia
của các bên đương sự và những người có liên quan. Các chủ thể tham gia phải thực
sự bình đẳng với nhau trong việc đưa ra các quan điểm, đánh giá, đề nghị trong quá
trình đối thoại.
Các bên cần quan tâm đến yêu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp để có quyết định
phù hợp. Các bên đối thoại cần đánh giá một cách trung thực, chính xác về tình tiết
của vụ án; thực hiện nguyên tắc này tạo điều kiện để các bên đưa ra những quan
điểm, đề nghị thiện chí trong quá trình đối thoại
Các bên đối thoại cần dựa trên các quy định của pháp luật để đánh giá khách quan
về yêu cầu của mỗi bên, về tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện. Mặt khác,
nguyên tắc này đòi hỏi các bên đương sự tham gia đối thoại ngoài việc tôn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp của mình còn phải tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác, lợi ích của Nhà nước. Mọi thoả thuận thông qua đối thoại có nội dung
trái pháp luật và đạo đức xã hội đều không được thừa nhận.
3. Thông báo về phiên họp đối thoại.

Mục đích của việc thông báo về phiên họp đối thoại là nhằm giúp cho đương sự,
người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ biết được thời
gian, địa điểm và nội dung của phiên họp đối thoại. Ngoài ra, thông qua việc thông
báo này giúp các bên đương sự có thời gian chuẩn bị trước để có thể bảo vệ quyền
lợi của mình một cách tốt nhất. Điều 136 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy
định thông báo về phiên họp đối thoại cùng một điều luật với thông báo phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
Trách nhiệm thông báo về phiên họp đối thoại thuộc về Thẩm phán được phân
công giải quyết vụ án, đồng thời là chủ thể tiến hành đối thoại. Nội dung thông báo
4


bao gồm thời gian, địa điểm và nội dung của phiên họp đối thoại. Trên cơ sở thông
báo của Thẩm phán, người được thông báo đến tham dự phiên họp để nêu ý kiến
của mình về vụ án mà Tòa án đang thụ lý giải quyết. Ngoài ra, Luật Tố tụng hành
chính năm 2015 cũng nêu rõ đối với vụ án hành chính không tiến hành đối thoại
được thì chỉ tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai
chứng cứ.
4. Thành phần phiên đối thoại.
Khoản 1 Điều 137 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định thành phần tham
gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại
gồm có: Thẩm phán chủ trì phiên họp; Thư ký phiên họp ghi biên bản; đương sự
hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự; người bảo vê quyền và lợi ich hợp
pháp của đương sự (nếu có), người phiên dịch (nếu có). Đây là những chủ thể phải
có mặt tại phiên họp đối thoại. Đối với đương sự hoặc người đại diện thì chỉ cần
một trong hai có mặt. Trường hợp vụ án hành chính có người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp thì họ có quyền đến tham dự phiên đối thoại, người phiên dịch bắt
buộc phải có mặt tại phiên họp đối thoại nếu như trong vụ án hành chính có đương
sự là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số hoặc đương sự bị khuyết tật nghe,
khuyết tật nói, khuyết tật nhìn theo quy định tại Điều 21 Luật Tố tụng hành chính

năm 2015. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 137 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì
trường hợp cần thiết, Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan tham gia phiên họp.
5. Trình tự phiên họp đối thoại
Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và đối thoại
được quy định tại khoản 4 Điều 138 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, theo đó
Thẩm phán tiến hành thủ tục đối thoại. Luật Tố tụng hành chính đã quy định rất chi
tiết về thủ tục phiên họp đối thoại, trong đó Thẩm phán có vai trò rất lớn. Theo quy
5


định trên thì tại phiên họp đối thoại Thẩm phán với tư cách là người tiến hành tố
tụng và là chủ thể tiến hành đối thoại sẽ cung cấp cho các đương sự biết về các văn
bản pháp luật có liên quan đến việc đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu
kiện để họ tự xác định xem khiếu kiện Tòa án đang giải quyết có hợp pháp hay
không, đồng thời Thẩm phán có thể phân tích cho các đương sự hiểu đúng về nội
dung của quy phạm pháp luật để họ có thể quyết định việc lựa chọn việc giải quyết
tranh chấp đang phát sinh giữa các bên.
6. Xử lý kết quả đối thoại.
Điều 140 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã quy định rất cụ thể về xử lý kết
quả đối thoại:
1. Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện vẫn giữ yêu cầu khởi kiện, người
bị kiện giữ nguyên quyết định, hành vi bị khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Thẩm phán tiến hành các
thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.
2. Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì
Thẩm phán lập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện. Người
khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
3. Trường hợp qua đối thoại mà người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế,

hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và
người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện thì Tòa án lập biên bản về việc cam kết
của đương sự. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải
gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành
vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn

6


khởi kiện. Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết
của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.
Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện
thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết. Trong thời hạn 07 ngày kể
từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu các đương sự không có ý kiến phản
đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc
giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định
này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm; trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên đã thống nhất và cam kết
là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì
quyết định của Tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
II.

ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐỐI
THOẠI TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH.

Về cơ bản, bắt buộc thủ tục đối thoại trong tố tụng hành chính là một bước tiến bộ
lớn của Bộ luật tố tụng hành chính 2015.
Thứ nhất, với các quy định pháp luật khá chặt chẽ với hoạt động đối thoại trong tố
tụng hành chính, quy định này đã góp phần đơn giản hóa thủ tục giải quyết các
khiếu kiện hành chính.

Thứ hai, như chúng ta đã biết, việc mở phiên tòa xét xử sẽ gây mất nhiều thời gian
và tốn kém tiền bạc cho các bên tham gia phiên tòa. Vì thế, nếu các bên có thể thỏa
thuận được với nhau thông qua hoạt động đối thoại sẽ góp phần tiết kiệm chi phí
và thời gian, nâng cao hiệu quả xử lý các khiếu kiện hành chính.
Xuất phát từ mối quan hệ quan hệ hành chính không ngang bằng, giữa 1 bên chỉ
đạo, điều hành và bên kia là bên chấp hành, song khi ra Tòa án thông qua thủ tục
7


này Tòa án tạo điều kiện, môi trường công lý, bình đẳng để các bên đương sự gặp
gỡ trao đổi trực tiếp với nhau, thông qua sự điều khiển của Thẩm phán, như là
trọng tài, đương sự sẽ hiểu biết nhau hơn, làm rõ được những nguyên nhân của
những khác biệt trong nhận thức, những sai sót, hạn chế trong công tác quản lý
Nhà nước (nếu có) sẽ được thể hiện rõ hơn thông qua đối thoại; mặt khác người
khởi kiện (đa số là người dân) có thể hiểu rõ hơn về những quy định pháp luật, mà
trong đó có nhiều quy định rất phức tạp, như đất đai, thuế, hải quan liên quan đến
việc khởi kiện, từ đó các bên có thể đưa những quan điểm xích lại gần nhau hơn,
làm giảm hoặc giải quyết được mâu thuẫn, xung đột.
Thực tế cho thấy trong nhiều vụ án hành chính phức tạp, đương sự khiếu kiện gay
gắt, đã thực hiện quyền khiếu nại lên các cơ quan hành chính, nhưng không thỏa
mãn nên đã khiếu kiện đến Tòa án. Song Tòa án đã chú trọng đến việc đối thoại,
tạo điều kiện các bên khi tham gia đối thoại các bên đạt được sự thống nhất về việc
giải quyết những nội dung khởi kiện, người khởi kiện rút đơn khởi kiện, không yêu
cầu Tòa án giải quyết nữa do thông qua đối thoại người bị kiện thay đổi, bổ sung
hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính, hoặc do họ đã được Tòa
án phân tích, giải thích một cách khách quan tính không có căn cứ của việc khởi
kiện.
Việc chấm dứt giải quyết VAHC thông qua đối thoại có ý nghĩa rất quan trọng, vì
hầu như đương sự đã thỏa mãn, không kháng cáo, hoặc khiếu kiện kéo dài (chứ
nếu để đưa ra xét xử thì nhiều vụ phải xử sơ thẩm, bị đương sự kháng cáo phải xử

phúc thẩm, không ít trường hợp phải giám đốc thẩm, tái thẩm). Từ đó cũng giải
quyết được nhiều bức xúc trong nhân dân; qua đó cũng giảm đáng kể gánh nặng
cho cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, giải quyết loại án hành chính phức tạp này.
Thậm chí nếu không giải quyết dứt điểm vụ án, thì qua đối thoại, đặc biệt là thủ tục
đối đáp trực tiếp cũng làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề, tình tiết làm cơ sở giải quyết
8


vụ án mà rất khó có thể thu thập chứng cứ bằng con đường khác. Tuy nhiên cũng
cần lưu ý đối với đương sự cố chấp, lợi dụng việc đối thoại để yêu cầu quá đáng,
không có căn cứ pháp luật về việc khởi kiện của mình, thì cũng kiên quyết bác bỏ
yêu cầu của họ, không nên kéo dài việc đối thoại.
Qua công tác kiểm sát giải quyết án hành chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Từ
khi Luật TTHC có hiệu lực từ ngày 1. 7. 2011 đến năm 2014 cho thấy thông qua
đối thoại Tòa án nhân dân 2 cấp thành phố Đà Nẵng đã đình chỉ giải quyết 33 vụ
án trên tổng số 86 vụ án đã được giải quyết, nhất là cấp thành phố, riêng trong năm
2014 cấp thành phố thụ lý 09 vụ, thì qua đối thoại đã đình chỉ 5 vụ, đạt tỷ lệ 55%,
tỷ lệ đình chỉ thông qua đối thoại ở Tòa án cấp quận thì thấp hơn. Qua đây, Tòa án
cấp quận cũng cần lưu ý tăng cường hơn nữa công tác đối thoại khi thụ lý, giải
quyết vụ án hành chính ở cấp mình.
Bên cạnh những thuận lợi và các điểm tích cực mà hoạt động này mang lại cũng
tồn tại một vài vướng mắc và thách thức như sau:
Thứ nhất, quy định của pháp luật còn chưa đầy đủ.
Hiệu quả đối thoại là rất quan trọng, nhưng hiện nay chỉ được quy định ngắn gọn
và rải rác tại một số điều luật nêu trên(so với chế định hòa giải tương ứng trong tố
tụng dân sự có đến 9 Điều (từ Điều 180- 188 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS).
Ngoài ra chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về nguyên tắc đối thoại, thành
phần tham gia đối thoại, những vụ án không đối thoại được, trình tự, thủ tục, nội
dung đối thoại, giá trị pháp lý của biên bản đối thoại, các biểu mẫu tiến hành việc
đối thoại và cũng chưa có văn bản nào quy định về việc Viện kiểm sát có phải bắt

buộc tham gia đối thoại hay không? Có địa phương mời Viện kiểm sát tham gia đối
thoại, song cũng có địa phương không mời. Nếu Viện kiểm sát tham gia thì việc
nghiên cứu hồ sơ trước khi tham gia như thế nào, Viện kiểm sát có ký vào các biên
bản đối thoại không. Thực tế cho thấy, khi tham gia đối thoại, vai trò của Viện
9


kiểm sát cũng rất quan trọng, cùng với Tòa án phân tích, giải thích pháp luật, đánh
giá tính chất, mức độ, tính có căn cứ hoặc không có căn cứ của việc khởi kiện, của
quyết định, hành vi hành chính bị khởi kiện và cũng nắm bắt được nội dung vụ án
rất nhanh phục vụ tốt cho công tác kiểm sát sau này, tiết kiệm đáng kể thời gian
nghiên cứu hồ sơ.
Về xử lý kết quả đối thoại, Khoản 3 Điều 140 Luật TTHC năm 2015, quy
định: “…Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn
khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết. Trong thời hạn 07
ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu các đương sự không có ý
kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành,
đình chỉ việc giải quyết vụ ánvà gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm; trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên đã thống nhất
và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã
hội thì quyết định của Tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.”
Vậy trường hợp trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản mà một trong các
bên đương sự không thực hiện cam kết, tức là chỉ có một bên gửi cho Tòa án văn
bản rút đơn khởi kiện hoặc quyết định hành chính mới thì Thẩm phán tiến hành các
thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án hay thực hiện việc thông báo cho các đương
sự khác biết và trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án,
nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận
kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án?1
Qua tham khảo các tài liệu, các chuyên gia kiến nghị sửa đổi như sau: Nếu hết thời

hạn 7 ngày mà người bị kiện không ban hành quyết định hành chính mới, nhưng
người khởi kiện vẫn đồng ý rút đơn khởi kiện thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải
1 Ths.LS Lê Văn Sua, Bàn về một số quy định Luật tố tụng hành chính 2015, 10/4/2017, trang thông tin điện tử Bộ
tư pháp, moj.gov.vn

10


quyết vụ án. Trường hợp người bị kiện ban hành quyết định hành chính mới, nhưng
khởi kiện vẫn không rút đơn khởi kiện thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Thứ ba, như chúng ta có thể thấy, trong hoạt động đối thoại, Thẩm phán được phân
công giải quyết vụ án đóng một vai trò vô cùng quan trọng và xuyên suốt. Vì vậy,
một vấn để nữa được đặt ra ở đây là khả năng của thẩm phán trong tiến hành đối
thoại. Để có thể duy trì được hiệu quả của hoạt động đối thoại không chỉ đòi hỏi
trình độ chuyên môn của thẩm phán mà còn đòi hỏi kĩ năng tổ chức, sắp xếp trong
hoạt động đối thoại. Tuy rằng thẩm phán không đóng vai trò quyết định trong việc
thành công hay không thành công của hoạt động đối thoại nhưng sự tác động của
thẩm phán tới các bên tham gia đối thoại để họ có thể cùng bàn bạc với nhau là
không hề nhỏ. Vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tập huấn các kĩ
năng liên quan đến tổ chức đối thoại trong tố tụng hành chính cho các thẩm phán là
một vấn đề cần chú trọng.

 Kiến nghị nâng cao hiệu quả của hoạt động đối thoại trong tố tụng hành
chính:
Một là, Viện kiểm sát cần phối hợp tốt với Tòa án tăng cường công tác đối thoại
trong công tác giải quyết án hành chính, nhất là cấp quận, để lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng của người dân, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công
tác quản lý hành chính Nhà nước. Từ đó xử lý kịp thời những mâu thuẫn, tồn tại,
giải quyết dứt điểm những trường hợp khiếu kiện hành chính. Khi đối thoại đề nghị
Tòa án các cấp phân công Thẩm phán có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn,

nghiên cứu kỹ hồ sơ, chuẩn bị kỹ các phương án đối thoại, để bảo đảm hoạt động
tố tụng này đạt hiệu quả.
Hai là, đề nghị cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các quy định về tố
tụng hành chính như đối thoại, như quy định về nguyên tắc đối thoại, những vụ án
11


khuyến khích các bên đối thoại, những vụ án không được đối thoại, thành phần
tham gia đối thoại (trong đó có đại diện Viện kiểm sát), trình tự, thủ tục đối thoại,
giá trị pháp lý của biên bản đối thoại.
Tại một cuộc hội thảo do TAND Tối cao tổ chức tại Đà Nẵng ngày 26 và 27 tháng
11 năm 2014 góp ý kiến xây dựng Luật TTHC sửa đổi, bổ sung, đa số các quan
điểm đến từ các chuyên gia, những người công tác giải quyết án hành chính cũng
đã phân tích và thống nhất cao việc sửa đổi, bổ sung chế định đối thoại này, thậm
chí nhiều quan điểm đề nghị nên quy định đối thoại là thủ tục bắt buộc trong tố
tụng hành chính. Chúng tôi nêu nội dung này để thấy được mức độ cần thiết phải
sửa đổi, bổ sung chế định đối thoại trong thủ tục hành chính.2
C. KẾT LUẬN
Thông qua việc đánh giá các quy định trên đây, có thể nói rằng quy định bắt buộc
thủ tục đối thoại trong tố tụng hành chính là một bước đổi mới cơ bản và tiến bộ
của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện sự đổi mới trong tư tưởng và quan điểm giải
quyết các khiếu kiện hành chính. Quy định này đã phát huy hiệu quả trong giải
quyết các khiếu kiện hành chính và bước đầu đạt được những thành tựu nhất định
dù còn gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Hi vọng rằng trong thời gian tới,
với nỗ lực khắc phục những điểm còn hạn chế, quy định này sẽ phát huy cao hơn
nữa hiệu quả của mình.

2 Thái Văn Đoàn, Phòng 12 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, Hiệu quả công tác đối thoại trong giải
quyết vụ án hành chính và kiến nghị, vksdanang.gov.vn


12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bộ luật tố tụng hành chính 2015
2. Bộ luật tố tụng hành chính 2010.
3. “Hiệu quả công tác đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính và kiến
nghị” - Thái Văn Đoàn, phòng 12 VKSND thành phố Đà Nẵng
4. “Bàn về một số quy định Luật tố tụng hành chính 2015” – Ths.LS Lê Văn
Sua

13



×