Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

phân tích hình tượng rừng xà nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.42 KB, 3 trang )

Đề: phân tích hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành.
Bài làm:
Là nhà văn đầu tiên đưa văn chương hiện đại là Tây Nguyên, Nguyễn Trung
Thành với bút danh khác là Nguyên Ngọc đã thành công trong việc khắc hoạ hình ảnh
những người anh hùng cách mạng nơi mảnh đất này. Giữa công cuộc chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến chống Mỹ, năm 1965, tác phẩm “Rừng xà nu” ra đời như nguồn cỗ
vũ tinh thần cho nhân dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“ giặc về giặc chiếm đau xương máu
Đau cả lòng sông, đau cỏ cây”
Không phải là con người bằng xương bằng thịt, cây xà nu – một loại cây vô tri vô
giác đã hiện lên sừng sững giữa mảnh đất Tây Nguyên như một người anh cả bảo
bọc ,che chở cho dân làng. Bằng bút pháp tài hoa của mình, tác giả đã khắc hoạ được
hình tượng rừng xà nu như một hình tường vô cùng đặc sắc.
Mở đầu tác phẩm, tác giả cho người đọc thấy một vẻ ngút ngàn của rừng xà nu “
đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”.
Không chỉ là hình ảnh mở đầu, rừng xà nu cũng là điểm kết thúc của tác phẩm. Với kết
cấu đầu cuối tương ứng, tác giả mở ra được không gian mênh mông bạt ngàn, tưởng
chừng như vô tận của đồi xà nu. Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã từng viết: “tôi yêu
cây xà nu từ khoảnh khắc ấy. không cây nào đẹp về hình dáng về sức mạnh và về
phẩm chất của cong người Tây Nguyên như cây xà nu”. Đúng vậy, ẩn đằng sau cây xà
nu chính là sự kiên cường, bất khuất và đau thương mất mát của con người Tây
Nguyên nói riêng và cả dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ nói chung.
Rừng xà nu có một vẻ đẹp mà không cây nào, ở đâu có được. Cây xà nu “đẹp
từng cây và đẹp cả rừng”. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ tạo hình vô cùng đặc sắc
để tả nên được hình ảnh sống động của cây xà nu. Cây xà nu thẳng, hình nhọn như mũi
tên lao thẳng lên bầu trời. Ngọn xà nu xanh rờn cả bốn mùa mưa nắng. Cành lá xum
xuê chẳng khác gì những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Không chỉ đẹp về hình
dáng, cây xà nu còn đẹp cả màu sắc, hình khối và hương thơm “mỡ màng”. “Nó phóng



lên rất nhanh để đón nắng, thứ ánh nắng chiếu rọi từ trên cao xuống thành từng hàng
thẳng tắp, long lanh vô số hạt bụi vàng từ nhựa ứa ra, thơm mỡ màng”. Hình ảnh rừng
xà nu hiện lê vô cùng sống động. giữa màu sắc vàng của ánh nắng là màu xanh bất tận
của những đồi xà nu. Tác giả như đang chiêm ngưỡng một bức tranh sơn mài độc đáo
và say mê với điều ấy.
Cây xà nu đẹp nhưng suốt ngày phải chịu sự tàn phá mãnh liệt của bom đạn kẻ
thù. Cây xà nu hàng ngày phải chịu bom đạn của giặc. Do “làng ở trong tầm đại bác
của giặc”, ngày chúng bắn hai lần mà tất cả đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu. Rừng xà
nu phải chịu sự đau đớn khi cây con “vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đạn đại bác
chặt đứt làm đôi”, “ ở những chỗ đó, nhựa còn trong, chất ngầy còn loãng, vết thương
không lành được, năm mươi hôm thì cây chết”. Như những đứa trẻ, cây xà nu con
chưa trưởng thành đã phải chết đi. Cả những cây lớn, được tác giả ví như tuổi thanh
xuân cũng bị “ đạn chặt đứt làm đôi”, “đổ ào ào như một trận bão”, “máu đen và đặc
quyện lại thành từng cục máu lớn”. Bằng biện pháp nhân hoá và so sánh, tác giả đã
cho người đọc thấy rõ những cảnh tượng vô cùng chân thật giữa làng quê khi giặc phá.
Ứng với nỗi đau của rừng xà nu là sự đau thương mất mát của dân làng Xô Man. Nhàn
“bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng”, Anh Xút bị chúng treo cổ lên câ và đầu làng. Mẹ
con Mai lại bị giặc tra tấn bằng gậy sắt. Đến cả Tnú – cây xà nu vững chải của làng bị
bọn chúng đốt mười ngón tay từ nhựa cây xà nu. Cả dân làng dường như phải chịu nỗi
đau như cây xà nu phải chịu.
Bị tàn phá là vậy nhưng cây xà nu vẫn luôn vươn mình lên chống chọ, mang đến
một sức sống bền bỉ cho cả khu rừng. “Cạnh một cây mới ngã xuống đã có bốn, năm
cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Tác
giả đã kết hợp giữa biện pháp đối lập, tính từ mạnh “lao thẳng” để diễn tả sức sống
mãnh liệt của cây xà nu. Tác giả như đưa cây xà nu lên một tầng cao mới. Dường như
khi cây mẹ ngã xuống, cây con sẽ tiếp bước mà lớn lên, đó trở thành một sức sống bền
bỉ, tưởng chừng không bao giờ dứt. Cây xà nu còn là loại cây ham ánh nắng mặt trời
nên vươn mình lớn lên rất nhanh. Cả dân làng Xô-man cũng vậy, khi bà già, thanh niên
bị bắt khi đi nuôi cán bộ thì có Tnú tiếp bước, Mai nằm xuống thì đã có Dít – em Mai

lớn lên rất nhanh đi thay thế chị. Và bé Heng sẽ là thế hệ tiếp bước. Sự sống ở đây
dường như là sự sống khi có sự tiếp bước giữa các thế hệ. Thế hệ sau sẽ càng kiên
cường, mạnh mẽ hơn thế hệ trước và sẽ không bao giờ chịu cuối đầu.


Rừng xà nu như một thành viên của dân làng nên trong những sinh hoạt đời
thường hay những sự kiện trọng đại, rừng xà nu luôn có mặt. Đó có thể là cảnh xà nu
cháy giần giật bên nhà rừng, hay lúc anh Quyết dạy Mai và Tnú học chữ đã dùng khói
xà nu, và mỗi đêm, lửa xà nu luôn cháy bên bếp mỗi nhà. Xà nu cũng là một nhân
chứng lịch sử đã chứng kiến biết bao sự kiện trọng đại của dân làng. Khi Tnú bị giặc
bắt và đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu, dân làng Xô-man đã đứng lên đồng
khởi. Chính đuốc xà nu đã soi sáng xác mười tên lính giặc chết ngổn ngang trong đêm
ấy.
Tác giả đã thành công trong việc kết hợp giữa khuynh hướng Sử thi và cảm hứng
lãng mạng. Với từ ngữ trau chuốt, giàu tính tạo hình và chọn lọc chặt chẽ, tác giả đã
thể hiện được vẻ đẹp hào hùng và mãnh liệt của rừng xà nu.
“Rừng xà nu” là một tác phẩm đặc sắc khi đã thể hiện được trọn vẹn nghệ thuật
tài hoa của tác giả. Không chỉ vậy, tác phẩm còn cho người đoc thấy được hình ảnh
đẹp đẽ và không kém phần mãnh liệt của cây xà nu.



×