Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

phanndtthcm rất bổ ích 4. Khủng hoảng nợ công của Ý Từ khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, các nhà hoạch định chính sách Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã lo ngại rằng cơn hỗn loạn tài chính bắt đầu từ Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.7 KB, 15 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do , độc lập và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ quyết đem tất cả tin thần và lực
lượng , tính mạng và của cải để giữ vững niềm tự do , độc lập ấy”.
Thời gian đã qua lâu rồi, nhưng những lời tuyên ngôn của Bác đã đọc tại
quãng trường Ba Đình lịch sử vẫn luôn văng vẳng bên tai chúng ta. Lật lại những
trang sử hào hùng của dân tộc, ta thấy rằng dân ta đã đấu tranh rất anh dũng để có
được độc lập ngày nay. Hết đánh Pháp ta lại đánh Mỹ, ban đầu chỉ là những cuộc
đấu tranh tự phát sau đó chuyển sang tự giác nhưng hầu hết toàn thất bại. Cách
mạng Việt Nam lúc bấy giờ lâm vào bế tắc, nhiệm vụ cấp bách lga phải tìm một
con đườngc ách mạng mới. Chính lúc đó Nguyễn Ái Quốc xuất hiện người sinh ra
trong một gia đình nhà Nho nghèo tri thức, yêu nước muốn làm cách mạng nhưng
Nguyễn Ái Quốc không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối. Năm
1911, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước ở đây người đã nhận
thấy nổi khổ của nhân dân lao động, được tiếp xúc với luận cương của Lê-nin
người đã tìm thấy con đường đi mới cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trên
bước đường đi tìm con đường cứu nước và hình thành tư tưởng, người đã gặp
không ít khó khăn thử thách nhưng với tấm lòng yêu nước và sự kiên trì của
mình. Người đã vượt qua và tiếp tục sự nghiệp cách mạng. Các văn kiện như:
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Đường kách mệnh của bác đã góp phần
rất lớn trong việc tìm ra thông tin cho cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng
các dân tộc bị áp bức.
Quá trình hình thành tư tưởng của bác trải qua 5 giai đoạn, nó dần dần
được hoàn thiện và bổ sung vào những năm 1945-1969. Đây cũng là thời điểm
cách mạng tháng tám thành công. Cuộc cách mạng này là kết quả của việc vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và càng chứng minh đường lối cứu nước của Bác
hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy luật khách quan. Tư tưởng Hồ Chí Minh
là một hệ thống quan điểm và toàn diện những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
1



Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ ngĩa là sự
vận dụng sáng tạo và phát riển của chủ nghĩa Mác- Lê nin vảo điều kiện cụ thể
của việt nam, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải
phóng giai cấp và giải phóng con người. Bài tiểu luận hôm nay chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu vế Cơ sở, quá trình hình thành và phat triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có
những tư tưởng chủ yếu: tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc;
về Đảng Cộng Sản Việt Nam; về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội; về đại đoàn kết toàn dân tộc; về xây dựng nhà nước của dân, do
dân, vì dân; về nhân văn, đạo đức...

2


PHẦN NỘI DUNG
I.
KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG
Theo nghĩa phổ thông nhất, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý
thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh. Trong thuộc
ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, khái niệm “tư tưởng” có ý nghĩa ở tầm khái quát
triết học. Khái niệm “tư tưởng” ở đây không phải là ý thức tư tưởng của một cá
nhân, một cộng đồng, mà có nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan
niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học ( thế giới quan và
phương pháp luận) nhất quán đại biểu cho ý chí nguyện vọng của gia cấp, một
dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt
động thực tiễn, cải tạo hiện thực.
2. KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
Để trả lời cho câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh là gì với tinh thần tìm ra
một hệ thống quan điểm, quan niệm, về con đường cách mạng Việt Nam được

xây dựng trên nền tảng của một lý luận khoa học và cách mạng là chủ nghĩa
Mác – Lênin, những năm qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học, phát biểu
của các lãnh tụ Đảng và Nhà nước, nhiều nhà nghiên cứu trong nước ta, nêu lên
những định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh.
Dự trên những định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra một định
nghĩa: “tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng
tạo và phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng
thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người”. (Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh:
giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.19)
3


Nội hàm của khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Nó không phải là một tập hợp
đơn giản những ý tưởng, suy nghĩ cụ thể của Hồ Chí Minh trong những giai
đoạn cụ thể.Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên nền tảng chủ nghĩa
Mác – Lênin, là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại. Tư tưởng Hồ
Chí Minh là một khái niệm khoa học, vì thế hết sức cô đọng, chặt chẽ, có nội
hàm lý luận cao, có sức sống mãnh liệt và giá trị lý luận, thực tiễn rất to lớn
không những với cách mạng Việt Nam mà còn đối với sự nghiệp cách mạng
giải phóng giai cấp, giải phóng con người trên phạm vi toàn thế giới.
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có
những tư tưởng chủ yếu: tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc;
về Đảng Cộng Sản Việt Nam; về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ

nghĩa xã hội; về đại đoàn kết toàn dân tộc; về xây dựng nhà nước của dân, do
dân, vì dân; về nhân văn, đạo đức...
II.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. CƠ SỞ KHÁCH QUAN

1a. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Năm 1858, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn lần
lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân
Pháp.
Cho đến cuối thế kỷ XIX, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các phong trào
đấu tranh của nhân dân nổ ra và lan rộng khắp cả nước. Các cuộc khởi nghĩa vũ
trang dưới khẩu hiệu “Cần Vương” do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng
cũng thất bại. Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử.
4


Sang đầu thế kỷ XX, dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã
hội nước ta có sự chuyển biến và phân hóa mạnh mẽ. Do ảnh hưởng của “Tân
thư” ở Trung Quốc và trào lưu cải cách ở Nhật Bản, phong trào yêu nước của
nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Đại biểu là Phan Bội Châu
và Phan Chu Trinh, với phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân…
nhưng tất cả đều bị dập tắt do chưa có hướng đi đúng. Hệ tư tưởng tư sản cũng
không lãnh đạo được phong trào chống Pháp
Trước sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối, sứ mệnh lịch sử đặt ra cho cả dân
tộc Việt Nam là phải tìm con đường cứu nước đúng đắn. Phong trào yêu nước của
nhân dân ta muốn giành thắng lợi phải đi theo một con đường mới.
Bối cảnh thời đại

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh
chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Chúng đã xác lập quyền thống trị trên
phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân
tộc thuộc địa.
Thắng lợi cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm “thức tỉnh các dân tộc
Châu Á”. Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính
quyền Xô Viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người, mở ra con đường
giải phóng cho các dân tộc thuộc địa.
Tháng 3 năm 1919 Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ 3) ra đời, chủ trương đoàn kết
phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa Phương Tây và phong trào
giải phóng thuộc địa phương Đông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là
chủ nghĩa đế quốc.
1b. Những tiền đề tư tưởng- lý luận
5


Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Dân tộc Việt Nam đã có lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, hình thành
nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quí của dân tộc Việt Nam, trở
thành tiền đề tư tưởng lý luận xuất phát hình thành tư tương Hồ Chí Minh.
Đầu tiên, đó là chủ nghĩa yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất đấu tranh để dựng
nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hun đúc bởi cuộc đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tinh thần yêu nước ấy đã trở thành đạo lí, triết
lí sống, niềm tự hào của con người Việt Nam, tạo nên làng sức mạnh hút đẩy mình
vượt qua mọi khó khăn, thử thách gian nan. Chính từ thực tiễn đó Hồ Chí Minh đã
đúc kết chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báo
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cứu nước” (Hồ Chí Minh toàn tập, t.6,
tr.171, 46). Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành

quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành
sứ mệnh mà lịch sử giao phó. Sức mạnh đó đã trở thành động lực chi phối mọi suy
nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời của Hồ Chí Minh.
 Tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, “lá lành đùm lá rách, lá rách
đùm lá rách nhiều” trong hoạn nạn , khó khăn. Truyền thồng này được hình
thành cùng lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh đất nước và đấu tranh
với giặc ngoại xâm. Người Việt quen sống gắn bó trong tình làng nghĩa xóm,
tắt lửa tối đèn có nhau. Bước sang thế kỉ XX, mặc dù xã hội có sự phân hóa sâu
sắc nhưng truyền thống ấy vẫn không thay đổi. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh đã
kế thừa, phát huy sức mạnh củ tinh thần nhân nghĩa, nhấn mạnh bốn chữ đồng
(đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).
 Truyền thống đoàn kết, ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách. Đoàn
kết là sự gắn bó, hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh để vươn lên vượt qua
6


khó khăn thử thách, nguy hiểm. Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng
với sự hình thành của dân tộc Việt Nam và là cội nguồn của sức mạnh dân tộc
Việt: đoàn kết gia đình, cộng đồng, dòng họ, đoàn kết quốc gia dân tộc...
 Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, tài sản tạo quý
trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho
văn hóa dân tộc. Trên cơ sở giữ vững bản chất dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn
lọc, tiếp thu, cải biến cái hay, cái tốt, cái đẹp thành những giá trị riêng của
mình. Hồ Chí Minh là một chân dung sinh động và trọn vẹn truyền thống đó.
 Dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan yêu đời. Tinh thần lạc quan có cơ
sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân
lý, chính nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân của truyền thống lạc quan đó.
 Trong những giá trị trên, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình
cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng
cảm của người Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc.

Tinh hoa văn hóa nhân loại
Văn hóa Hồ Chí Minh được hình thành trong cái nôi văn hóa dân tộc và nhất là
trong quá trình Người tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Quá
trình này nằm trong cối cảnh văn hóa Việt Nam có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa
mạnh mẽ với văn hóa nhân loại. Có thể nói, việc kết hợp các giá trị truyền thống của
văn hóa phương Đông với các thành tựu hện đại cưa văn hóa phương Tây chính là nét
đặc sắc trong quá trình hình thành nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh luôn coi trọng tìm tòi, chắc lọc những tinh hoa, những yếu tố tích
cực của văn hóa phương Đông nhất là Nho giáo, Phật giáo. Trong các tác phẩm của
mình, người nhiều lần vận dụng các khái niệm, phạm trù, luận điểm tích cực của Nho
giáo nhưng gắn vào đấy những nội dung cách mạng của thời đại. Chẵng hạn Người
vận dụng các khái niệm “ trung” “hiếu” của Nho giáo và phát triển thành “ trung vói
nước, hiếu với dân”. Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu
7


nạn của Phật giáo và hướng cho mọi người “làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật
Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi khỏi cái khổ ải của nô lệ”.
Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với văn hóa phương Tây ngay từ thuở thiếu thời
khi theo học lớp dự bị trường tiểu học Pháp. Những tư tưởng của văn hóa phương Tây
như tự do, bình đẳng, bác ái đã sớm có ảnh hưởng đến việc hình thành văn hóa Hồ
Chí Minh. Sau này, khi bôn ba qua Pháp và nhiều nước khác, Hồ Chí Minh còn tiếp
cận với các giá trị văn hóa nổi bật khác của phương Tây như chủ nghĩa nhân văn, tinh
thần duy lý và văn hóa dân chủ. Hồ Chí Minh nghiên cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền
văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây. Người sớm làm quen với văn hóa Pháp,
tìm hiểu các cuộc cách mạng ở Pháp và ở Mĩ. Người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư
tưởng về tự do, bình đẳng quá các tác phẩm của các nhà khai sáng như Vonte, Rútxô,
Môngtétxkiơ. Người tiếp thu các giá trị của bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
của Đại cách mạng Pháp năm 1791, các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền
mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776.

Những giá trị văn hóa như vậy đã được hợp dung trong văn hoá Hồ Chí Minh
và được người vận dụng sáng tạo vào việc lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc cũng như công cuộc xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa sau này.
Những đặc sắc của văn hóa nhân loại đã ghi dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, hòa quyện nhuần nhị trong văn hóa Hồ Chí Minh để từ đó tỏa sáng qua lăng
kính tư duy sắc xảo và minh triết của Người. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Học thuyết
của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, tôn giáo của Giêsu
có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả, chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là chính
sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta”. Và Người nhấn mạnh: “Khổng Tử,
Giêsu, Mác, Tôn Trung Sơn chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu
hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội...Tôi cố gắng làm học trò của các
vị ấy”. Cũng cần nói thêm rằng tinh thần học tập suốt đời cũng là một nét đặc sắc
trong văn hóa Hồ Chí Minh. Không chỉ ở giai đoạn đầu mà ở cả những giai đoạn sau
8


cho đến cuối đời, Hồ Chí Minh đều không ngừng học tập để làm giàu vốn văn hóa của
mình. Người đã nêu tấm gương sáng về học tập. Khi tìm hiểu Hồ Chí Minh – nhà văn
hóa kiệt xuất, cùng với việc khẳng định văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết tinh những
tinh túy của văn hóa dân tộc và van7 hóa nhân loại, cũng cần thấy rõ Hồ Chí Minh là
một nhà văn hóa lớn.
Tóm lại, Hồ Chí Minh đã tự biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của
thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừ chọn lọc để từ tầm cao trí thức nhân loại mà
suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
Chủ Nghĩa Mác- Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thến giới quan
phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin ở
Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng tư tưởng của những tri thức văn hóa tinh túy được
chắt lọc, hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua
thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc. Hồ Chí

Minh đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin cũng có nghĩa là đến
với con đường cách mạng vô sản không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản” và “chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc;
cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách
mạng thế giới” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2000, 1l, tr 416). Đến với chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa
yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lạp trường
của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh là “kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa
9


và phát triển các giái trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại” ( văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001, tr 20).
Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh
tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của mình mà tìm ra con đường cứu nước,
ảnh hưởng sâu sắc và quyết định ấy đã thể hiện trong câu nói của Người: “Lúc đầu
chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo
Lênin, tin theo Quốc tế III. Trong cuộc đấu tranh, vừa nghiêm cứu lí luận Mác –
Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân
thế giới”. “ Bây giờ học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” ( Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr 128). Và
“Chính do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với
thực tế Việt Nam mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được thắng lợi to lớn”.
Từ những nhận thức ban đầu về chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đã tiến gần tới

nhận thức lý tính, trở lại nghiêm cứu Mác sâu sắc hơn, để rồi tiếp tục học thuyết của
các ông một cách có chọn lọc, không rập khuôn máy móc, không sao chép giáo điều.
Người tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp mácxít, nắm lấy cái tinh thần,
cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của
chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chứ
không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Viết Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể ở nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng
Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lênin nằm trong sự thống nhất hữu cơ, cả hai đều là
10


nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta. Chúng ta
không thể lấy chủ nghĩa Mác – Lênin thay cho tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như
không thể hiểu hay quán triệt, vận dụng sâu sắc tư tưởng Hồ Chí minh nếu không nắm
vững chủ nghĩa Mác – Lênin.
2. NHÂN TỐ CHỦ QUAN .
Các nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng hồ chí minh
Chủ quan là hoạt động của con người nói chung, của những tập đoàn xã
hội, giai cấp, đảng phái và của từng con người. Nó xuất phát từ bản thân mỗi chủ
thể, là điều kiện tiên quyết trong mỗi hành động của con người. Yếu tố chủ quan
trong hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm ở hai đặc điểm chính.
* Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã không ngừng quan
sát, nhận xét thực tiễn, khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa
và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý
luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực
tiễn, từ đó mà lý luận của Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan,cách mạng và

khoa học.
*Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.
Thể hiện ở tư duy độc lập , tự chủ , sáng tạo . đầu óc có phê phán , tinh
tường, sáng suốt trong việc nhận xét , đánh giá các sự vật , sự việc xung quanh.
Người có những bản lĩnh kiên định , luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn , giản dị ,
ham học hỏi , nhạy bén với cái mới , có phương pháp biện chứng , có đầu óc thực
tiễn.Sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại , tâm hồn của
một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành với cách mạng,
11


Hồ Chí Minh còn có một trái tim yêu nước , thương dân, sẵn sàng chịu đựng sự
hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, hạnh phúc của nân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm vừa tổng hòa của những điều kiện khách
quan và chủ quan của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Cùng với sự thực tiễn dân tộc và thời đại của Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa
sắc sảo , tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí
Minh đã trở thành tư tưởng Việt nam hiện đại .
III.

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN TỐ CHỦ QUAN VÀ NHÂN TỐ KHÁC

QUAN TRONG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ cơ sở thực tiễn và cơ sở lý
luận tương ứng với nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan .
Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau : “Lý luận đi đôi với
thực tiễn “, “Lý luận kết hợp với thực hành phải luôn đi đôi với nhau” ,
“ Lý luận phải đi đôi với thực tế ( Hồ Chí Minh , 1995 Tập 9, tr.292).
Dù nói : “ Đi đôi”, “gắn liền”, “kết hợp” nhưng điều cốt lỗi nhất mà
Người muốn nhấn mạnh là “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là

một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác Lenin.
Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng .
Lý luận mà không có liên hệ thực tiễn là lý luận suông”(Hồ Chí Minh,
1995,tập 8, tr.496).
Chính vì thế mà mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách
quan trong hai nhân tố trong cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chính
Minh . Nhưng nhân tố quan trọng quyết định bản chất cách mạng và
khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nhân tố khách quan( cơ
sở lý luận ).
12


PHẦN KẾT LUẬN
Từ những vấn đề trên, ta nhận thấy Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn
cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. Khi đứng trước hoàn cảnh phức
tạp,người có tính nhạy cảm cao, cân nhắc, sáng tạo cái mới. Trong quá trình đi tìm
13


đường cứu nước, Hồ Chí Minh khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống
văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát
thành lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.
Nhờ vào con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh mang
ý nghĩa khách quan, cách mạng và khoa học.
Là một trong những tiền đề quan trong để hình thành tư tưởng, lý luận Hồ chí
Minh là truyền thống dân tộc. Là con người tiêu biểu cho tầng lớp nhân dân yêu
nước Việt Nam“ trí –dũng song toàn”. Người khiêm tốn tiếp thu những tinh hoa
văn hóa nhân loại để làm giàu dân tộc. Chính lòng yêu nước, yêu dân tộc đã hình
thành trong Người tư tưởng về một dân tộc độc lập Và quyết tâm tìm đường giải
phóng dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ tư tưởng yêu nước và một lòng muốn
giải phóng dâ tộc . Đó là cả một quá trình lâu dài. Với ý chí kiên định, vướt qua
thử thách, giữ vựng lậ trường, cùng với sự tiếp thu, vận động sáng tạo Chủ Nghĩa
Mác Lenin là thắng lợi của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với tư tưởng Chủ
Nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ thực tiễn trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta , tư tưởng
Hồ Chi Minh đã được tiếp thu và phát triển thành một hệ thống những quan điểm
cách mạng lý luận Việt Nam . Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của
những điều kiện khách quan và chủ quan , của truyền thống văn hóa dân tộc và
tinh oa văn hóa nhân loại. Cùng với sự thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí
Minh tổng kết , cuyển hóa sắc sảo , tinh tế với một phương pháp khoa học biện
chứng . Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*TÀI LIỆU SÁCH
14


Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh –NXB Chính trị Quốc Gia
Giáo Trình chủ nghĩa xã hội khoa học
*TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN
Doc.edu.vn
Google.com.vn
Tailieu.vn
Luanvan.com

15




×