Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.53 KB, 14 trang )

Phân loại học thực vật
1. Các khái niệm và nguyên tắc trong PLTV
Phần 2 :

 Các định nghĩa về loài
loài (species) là bậc cơ bản trong phân loại, có 3 quan điểm về loài:


Loài duy danh (Buffon, Robinet, Lamark): loài là một khái niệm trìu

tượng, do con người đặt ra. Loài chẳng bao giờ được sinh ra, cũng chẳng
bao giờ mất đi, trong thiên nhiên chỉ có những cá thể, những cá thể đó do
một lực “toàn năng” (thượng đế) sinh ra.

 Loài hình thái (Platon, Aristote, Linné): loài là một nhóm cá thể có một
nguồn gốc chung và có những đặc điểm hình thái giống nhau. Loài có thật
trong tự nhiên.



Loài sinh học:
-Theo Simpson: loài là những quần thể tự nhiên, giao phối với nhau và
cách biệt sinh sản với các nhóm khác.
-Theo Jukovski (1971): trong tự nhiên loài là tập hợp những quần thể được
cách ly về mặt sinh học trong quá trình tiến hoá, giao phối tự do với nhau để
cho thế hệ con cái hoàn toàn hữu thụ, cách ly với các loài khác bởi sư khó
kết hợp với nhau về mặt sinh sản hữu tính.


 Định nghĩa về taxon, bậc phân loại, bậc taxon
 Taxon: là nhóm sinh vật có thật, được chấp


nhận làm đơn vị phân loại ở bất kỳ mức độ
nào.
 Bậc phân loại: là một tập hợp mà thành viên
của nó là các taxon ở một mức nhất định trong
thang chia bậc đó.
 Bậc taxon: là một bậc phân loại nào đó mà nó
là một thành viên (theoTakhtajan, 1966).


Các bậc cơ bản trong phân loại:
Giới (Regnum)
Ngành (Divisio)
Lớp (Classis)
Bộ (ordo)
Họ (Familia)
Chi (Genus)
Loài (species)
Thứ (Varietas)
Dạng (Forma)


Bậc phân loại trung gian và bậc phụ thuộc
 Giữa một số bậc phân loại chính có các bậc trung gian:
+Giữa chi và loài: Nhánh (sectio); Loạt (series)
+Giữa họ và chi : Tông (Tribus)
 Để thành lập thuật ngữ chỉ các bậc phụ thuộc; người ta thêm
tiếp đầu ngữ vào các bậc chính:
+Super- (liên, trên):
Liên bộ (superordo), Liên ngành (superdivisio)
+Sub- (phân, dưới):

Phân loài (subspecies);Phân chi (subgenus); Phân họ
(subfamilia); Phân bộ (subordo);Phân lớp (subclassis); Phân
ngành (subdivisio); Phân giới (subregnum)


A. Cách gọi tên loài
+Linnaeus là người đầu tiên đề xuất (1753) cách
goi tên loài bằng hai từ tiếng Latinh, Sau đó
được các hội nghị quốc tế về TVH hoàn thiện
và đi đến luật Seattle ( XI/1969).
+ Nguyên tắc thành lập:
Tên kh của loài = Tên chi + tính ngữ loài

Tên chi : danh từ riêng, luôn viết hoa
Tính ngữ loài : Chỉ đặc điểm ( sinh lý, sinh hóa,
hình thái, nguồn gốc ...) của loài.
Sau đó là tên tác giả đã đặt tên cho loài đó
đầu tiên, nếu viết tắt phải có dấu chấm (.)


Cách thành lập tên loài thực vật
Ví dụ:

Tên chi

Lúa

Tính ngứ loài

Oryza sativa


Tên tác giả

L.

Đậu tương Glycine max (L.) Merrill

Dâu tằm
Ngái

Morus alba L.
Ficus hispida L.


B.Nguyên tắc viết và in tên khoa học của các loài
thực vật
1.Trích dẫn tên tác giả: khi viết tên khoa học của một
loài thực vật , người ta thường viết kèm đằng sau
nó tên của một hoặc nhiều tác giả đã công bố tên
đó. Tên trích dẫn thường là tên họ và được viết tắt.
Trường hợp tên ngắn gọn có thể viết nguyên tên
Podocarpus imbricatus Bl.
Dacrydium pierrei Hickel
 Trong trườn hợp cùng loài cây đó, nhưng một tác giả
khác đã hiệu đính và được quốc tế thông qua thì tên
mới được lưu hành, nhưng tên tác giả trước vẫn
được giữ lại và để trong ngoặc đơn

Đậu tương Glycine max (L.) Merrill



 Nếu tên một loài thực vật do 2 tác giả cùng công bố, thì tên 2 tác giả
đó được viết nối với nhau bởi liên từ “ et”
( et: và)
Hopea hainenensis Merr. et Chun
 Nếu tên loài do một tác giả đề nghị nhưng chưa công bố, sau đó
một tác giả khác mô tả đầy đủ hơn và công bố thì viết tên tác giả thứ
nhất ngay sau tên loài và nối tên tác giả thứ 2 vào bởi giới từ “ex”
( ex: cùng với)
Diospyros mun A. Chev. ex Lec.
 Nếu tên loài kèm bản mô tả của một tác giả này lại công bố trong
công trình của một tac giả khác, thì tên người công bố tên loài được
viết trước, tên tác giả công bố công trình được viết sau và cách bởi
giới từ “in” (in: trong)
Ardisia vestica Wall. in Roxb.
 Nếu một loài có nhiều tên khoa học, do nhiều tác giả công bố, gọi là
tên đồng nghĩa. Do vậy khi viết tên loài cần viết tên tác giả
Loài ươi thạch: Sterculia lychnophora Hance
Sterculia macropodia Miq.


2. Viết và in tên khoa học của thực vật
2.1. Viết tắt: tên khoa học của loài cần viết đầy đủ cả
hai từ, khi cần thiết phải viết tắt thì chỉ được viết tắt từ
thứ nhất (tên chi) với điều kện là trong văn bản đã
viết đầy đủ tên loài đó ít nhất một lần.
2.2. Viết và in tên khoa học:
Trong các văn bản khoa học, để tránh nhầm lẫn, tên
khoa học cần được phân biệt với ngôn ngữ văn bản
và tên tác giả trích dẫn, vì vậy cần lưu ý:

- Nếu văn bản viết tay hoặc đánh máy chữ thì tên
khoa học được gạch chân, tên tác giả trích dẫn không
gạch chân.
- Nếu in vi tính hoặc in offset thì tên khoa học in
nghiêng, tên tác giả trích dẫn in đứng. Trong đoạn văn
bản in nghiêng thì làm ngược lại.


c. Cách thành lập tên khoa học các taxon dưới loài
và trên loài:
1.Các taxon dưới loài:
 1.1. Tên taxon thuộc bậc dưới loài: lấy tên loài viết kèm chữ
subsp. (viết tắt của subspecies) rồi thêm vào sau đó một tính
ngữ.
Vd: Dimocarpus fumatus subsp. indochnensis
( Nhãn Đông dương)
1.2. Tên taxon thuộc bậc thứ: lấy tên loài viết kèm chữ var.
((viết tắt của varietas) rồi thêm và sau đó mọt tính ngữ.
Vd: Pinus caribaea var. hondurensis
(Thông Honduras)
 1.3. Tên taxon thuộc bậc dạng: lấy tên thứ viết kèm chữ form.
( viết tắt của forma) rối thêm vào phía sau đó một tính ngữ.
Vd: Celosia argentea var. cristata form. Plumosa
(Mào gà tua)



2 . Các taxon bậc chi:
Tên chi là một danh từ số ít hoặc một từ dược xem là danh từ. Để có tên chi
thông thường người ta có thể chọn một trong các cách sau đây:

a. Lấy tên cây có sẵn bằng tiếng Latinh, hoặc Latinh hóa một tên cây bản địa bất
kỳ nào đó: Cinnamomum, Rosa, Pinus....
b. Latinh hóa tên người phát hiện:
- Averrhoa ( từ tên thầy thuốc Averrhoes); Bauhinia (từ tên nhà thực vật Bauhin);
Caesalpinia (từ tên nhà thực vật Caesalpino)
c. Latinh hóa một địa danh:
- Taiwania (từ địa danh Taiwan); Washingtonia (từ địa danh Washington); Guihaia (từ
địa danh Guiha)...
d.Ghép nối một tiền tố vào tên chi có sẵn:
- Neolitsea ( Neo- + litsea); Rhodomyrtus (Rhodo- +myrtus)...
e. Ghép 2 gốc từ với nhau để tạo ra danh từ có ý nghĩa, nói lên một đặc điểm nào
đó của chi muốn đặt tên:
- Chrysophyllum (Chryso-: vàng ánh; + phyllum: lá);
Rhododendron (Rhodo- : đỏ + dendron: cây gỗ)


3. Cách gọi các taxon trên bậc chi
 Tên các bậc taxon từ họ trở lên lấy thân từ của tên
chi chuẩn (typus) và thêm vào các đuôi sau:
Họ thêm đuôi
– aceae
Phân bộ thêm đuôi - ineae
Bộ thêm đuôi
- ales
Phân lớp thêm đuôi – idae...
Ví dụ

Chi Hoa hồng

Rosa

Họ Hoa hồng
Bộ Hoa hồng
Phân lớp Hoa hồng

Rosaceae
Rosales
Rosidae


Tên gọi các taxon trên bậc chi có đuôi được tóm tắt trong bảng sau

Ngành

Phân
ngành

Lớp

Phân
lớp

bộ

Phân
bộ

họ

Phân
họ


Tông Phân
tông

TVBC

-phyta

Phytina

-opsida

-idae

-ales

-ineae

-aceae

-iodeae

-eae

-inae

Tảo

-nt-


-phyceae

phycidae

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

mycetes

mycetidae

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-


-nt-

Nấm

mycota

-nt-

mycotina


 Sự phân chia sinh giới
 Từ thời Aristote, phân chia sinh giới thành 2 giới: Thực vật
(Vegetabilia) và Động vật (Animalia).
 Haeckel (1866), phân chia sinh giới thành 3 giới: Thực vật,
Động vật và nhóm sinh vật nguyên sinh(Protista): gồm nấm
và các sinh vật đơn bào.
 Whittaker (1963), phân chia sinh giới thành 5 giới: khởi sinh
(Monera); Nguyên sinh vật (Protista); Nấm (Fungi); Thực
vật (Plantae); Động vật (Animalia)
 Takhtajan (1973), phân chia sinh giới thành 4giới: Mycota (vi
khuẩn và tảo lam); Thực vật (Vegetabilia); Động vật
(Animalia); Nấm (Mycetalia)
 Woese, Phân chia sinh giới thành 6 giới: Vi khuẩn cổ; Vi
khuẩn; Nguyên sinh vật; Nấm; Thực vật; Động vật.



×