Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

tài liệu tham khảo thêm về đấu THẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.52 KB, 9 trang )

Dự thảo Nghị định 71: Cấm các sàn giao dịch bất động sản mua bán bất
động sản với chủ đầu tư nhằm hưởng lợi nhuận chênh lệch.
Sàn giao dịch chỉ được hoạt động như một trung gian, bán hoặc cho thuê nhà
ở theo giá của chủ đầu tư.
Những sàn không phải do chủ đầu tư thành lập thì giữa chủ đầu tư và sàn
phải ký ủy quyền bán, cho thuê nhà ở qua sàn. Sàn chỉ được bán sản phẩm
trên cơ sở văn bản ủy quyền đã ký sau khi chủ đầu tư đã xây xong phần
móng của công trình nhà ở.
►Tổng cục Thuế vừa có công văn hướng dẫn về chính sách thuế thu
nhập cá nhân (TNCN) đối với chuyển nhượng bất động sản.
Theo đó, nếu cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng 1 thửa đất duy nhất mà
trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác định rõ mục đích sử dụng bao
gồm đất ở và đất sản xuất nông nghiệp thì chỉ miễn thuế TNCN với phần thu
nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở; thu nhập từ chuyển nhượng đất
nông nghiệp phải chịu thuế TNCN.
Thuế TNCN đối với phần thu nhập có được từ chuyển nhượng đất sản xuất
nông nghiệp được tính bằng 2% giá trị chuyển nhượng.
►Mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được mua 1 nhà ở
Cũng theo dự thảo Thông tư hướng dẫn NĐ71, mỗi hộ gia đình, cá nhân
góp vốn hoặc tham gia hợp tác đầu tư vào dự án nhà ở trước khi chủ đầu
tư xây dựng xong phần móng nhà thì chỉ được phân chia một lần với số
lượng một nhà ở (quỹ nhà ở thương mại 20% tổng số nhà ở của dự án được
phép bán không qua sàn giao dịch)
Người được phân chia không được chuyển nhượng quyền phân chia nhà ở
cho tổ chức, cá nhân khác,
Dự án mới
Khu đô thị Vĩnh Hiệp – Kiên Giang: Chủ đầu tư: HUD Holdings (UBND
tỉnh Kiên Giang đã giao cho Tổng công tyĐầu tư Phát triển Nhà và Đô thị
HUD làm chủ đầu tư dự án vào tháng 6 năm 2009).



Dự án có quy mô 311,5 ha nằm tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Quy mô dân số khoảng 31.500 người.
Vừa qua quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị mới và dân cư phường Vĩnh
Hiệp, tỷ lệ 1/500 do Công ty HUD-CIC (Công ty thành viên của Tập đoàn)
lập đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt tại Quyết định số 1313/QĐUBND.
Dự án được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật cùng như xã hội với các
công trình cao tầng, tổ hợp thương mại, hành chính, công viên, cây xanh,…
Khu đô thị Tiến Xuân – Hà Nội - Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu
tư phát triển Đô thị & Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico)
Dự án có diện tích quy hoạch khoảng 1.400 ha được xem là quy mô lớn nhất
từ trước tới nay (lớn gấp 4 lần so với dự án Nam An Khánh) với tổng
mức đầu tư gần 2.000 tỷ.
Khu giải trí được đặt tại phía bắc với nhiều trò chơi, giải trí mới nhất trên thế
giới như lướt sóng, đua xe trong nhà, nhảy dù, chiếu phim 3D.
Khu nhà ở đặc biệt với 94,4 ha, được tách biệt, khép kín xen giữa 2 hồ tự
nhiên. Khu nhà ở, biệt thự sinh thái, với diện tích từ 1.800-3.800 m2/căn;
khu biệt thự siêu cao cấp với diện tích mỗi lô từ 6.500 m2-1ha; ngoài ra dự
án còn có thêm khu biệt thự sườn đồi; khu đô thị hỗn hợp; chung cư cao cấp;
khu tái định cư cho dân quanh vùng; khu chữa bệnh cao cấp...
Vimeco Hanel – Hà Nội: Chủ đầu tư: CTCP Vimeco và Hanel với tỷ lệ góp
vốn Vimeco 64% và Hanel 34%. Tổng mức đầu tư dự án 1.700 tỷ đồng
Địa điểm xây dựng trên Lô E9 đường Phạm Hùng – Trung Hòa – Cầu Giấy
– Hà Nội, trên trục đường Phạm Hùng, đối diện Trung tâm Hội nghị Quốc
gia.
Dự án mới được vừa được điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch, nâng tầng cao
từ 30 tầng lên 47 tầng.


Dự án có 47 tầng với 04 tầng hầm, diện tích xây dựng 4.184 m2, tổng diện
tích sàn xây dựng khoảng 83.625 m2. Tầng 1-2 sử dụng làm trung tâm dịch

vụ thương mại, từ tầng 3-45 là khu văn phòng.
Dự kiến công trình sẽ khởi công vào quý 4/2010 và hoàn thành vào cuối
năm 2013.
Bậc thang cuối cùng
Vào năm 2009, khi thị trường BĐS Hà Nội mới khởi động sóng tăng sau
chuỗi tháng ngày lê thê phải chịu trận với cơn khủng hoảng kinh tế, lượng
căn hộ trung - cao cấp trên địa bàn thành phố này mới chỉ có khoảng 8.000
căn - biểu hiện của tình trạng cung không đủ cầu.
Chính vì thế, tiếp theo đợt sốt đất nền dự án ở hai khu vực phía Tây và phía
Đông Hà Nội, ngay từ quý VI/2009 đã diễn ra hiện tượng ấm lên của phân
khúc căn hộ chung cư, rồi dẫn đến cơn sốt thực sự trong phân khúc này.
Tuy vậy, năm 2011 lại là một thái cực khác hoàn toàn. Nguồn cung căn hộ
của Hà Nội hiện nay lên đến 45.000 căn, trong đó hơn 80% là loại trung cao cấp. Thị trường bất động sản lại đang có dấu hiệu bão hòa. Những ngày
qua, một số nhà đầu tư vay vốn ngân hàng để lướt sóng căn hộ đã dính vào
tình trạng mắc kẹt trầm trọng, phải giảm giá căn hộ hàng trăm triệu đồng
nhưng vẫn không có người mua, trong lúc chính chủ đầu tư căn hộ lại tung
ra chính sách chiết khấu (khuyến mãi) giá căn hộ đến 12%.
Khi thời hạn nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính phải thanh toán cho ngân
hàng không còn nhiều, giới kinh doanh địa ốc đang đồn đoán về việc giá căn
hộ cao cấp sẽ phải giảm ít nhất 15% so với mức đỉnh.
Nhưng căn hộ vẫn chưa phải là minh họa tiêu biểu nhất cho sự thất bại của
trào lưu lướt sóng BĐS. Cái gì lên nhanh nhất, ảo nhất thì chiều xuống cũng
gần như vậy.
Vào tháng 4-5/2009, đất nền khu vực phía Tây Hà Nội đã được thổi giá đầu
tiên. Sau 3-4 đợt tăng giá, đến đầu năm 2011 mặt bằng giá khu Tây đã gấp
gần 3 lần giá năm 2009 - một tỷ lệ sốt vượt hơn hẳn phân khúc căn hộ và
nhà riêng lẻ, càng không thể so sánh được với mức giá chỉ tăng nhẹ của phân
khúc biệt thự, nhà phố. Đó cũng là lý do tại sao tuy vẫn có khá nhiều người
đánh giá đất nền là kênh đầu tư số một và kỳ vọng phân khúc này sẽ còn tiếp
tục mang lại lợi lộc, nhưng một sự thật không thể chối cãi là tại những dự án



như Geleximco và Kim Chung - Di Trạch, giá đất đang giảm gần 10 triệu
đồng/m2.
Trước đó, Sóc Sơn sau một thời gian ngắn đột ngột nóng đất thổ cư, đã gây
nên hiệu ứng tháo chạy đối với nhiều nhà đầu tư. Rất rõ ràng, đặc thù của
những vùng xa trung tâm Thủ đô là do giá thấp hơn hẳn đất đô thị nên mặt
bằng giá có thể được đội ngũ cò đẩy lên vô chừng, tạo ra biên độ lợi nhuận
thậm chí còn cao hơn cả đất phía Tây Hà Nội. Thế nhưng sự quá hạn chế về
tính thanh khoản cũng có thể khiến Sóc Sơn trở thành Ba Vì thứ hai - lúc hạ
sốt không ai mua cả.
Theo logic trên, điều tự nhiên là những khu vực gần Hà Nội được đánh giá
là đầy tiềm năng như Vĩnh Phúc cũng bỗng dưng lặng sóng. Lại trở về với
thời kỳ đầu năm 2009, các văn phòng môi giới nhà đất ở Hà Nội đang uể oải
ngáp dài. Một số môi giới còn tính đến chuyện bỏ nghề.
Một thị trường BĐS được coi là ổn định khi giá cả hợp với túi tiền của người
tiêu dùng. Trong thị trường BĐS ở nước ta, quan niệm này ít khi được để ý
tới, hay nói chính xác hơn là chỉ được các chủ đầu tu lưu tâm vào thời suy
giảm hoặc đóng băng của thị trường địa ốc.
Còn khi thị trường này bùng nổ, người ta chỉ mải mê so sánh giữa nơi này
giá thấp với nơi kia giá cao mà hầu như chẳng quan tâm đến bao giờ, khi nào
thì người có thu nhập thấp mới mua được nhà. Cũng bởi thế, gần 70% người
đi mua đất nền thuộc về mục đích đầu cơ, hoặc nếu có đầu tư cũng chỉ là bất
đắc dĩ do "lệch sóng".
Với mặt bằng giá đất nền dù đã giảm đôi chút như hiện nay ở Hà Nội, có thể
nói vẫn còn là quá cao so với mặt bằng thu nhập của đại đa số người dân.
Cuối năm 2009, đầu năm 2010, người tiêu dùng còn có thể với tới những căn
hộ và nhà ở có mức giá dưới 3 tỷ đồng, nhưng đến cuối năm 2010 thì cái
mặt bằng giá ấy đã đội thêm ít nhất 30% nữa. Còn với đất nền, con số 3 tỷ
đó chỉ mua được khoảng 60m2 ở khu phía Tây Hà Nội. Mà mua đất rồi thì

không biết lấy tiền đâu xây nhà.
Nhìn tổng quan hơn, chỉ số giá nhà/thu nhập người dân ở Việt Nam đang lên
đến 24,5-26,6, cao hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực Nam Á
(6,25) và châu Âu, Bắc Mỹ (6,25); và càng không phù hợp chút nào với mức
khuyến cáo từ 3-4 của Liên Hiệp Quốc.
Thị trường sẽ "tự phê bình"


Dõi theo thị trường, có một số quan ngại về tình trạng bong bóng BĐS và
nguy cơ đối với giới đầu tư. Một điều đáng ghi nhận là có khá nhiều ý kiến
phản hồi bài viết này với nội dung cho rằng do nhu cầu còn rất lớn về đất ở
của người Hà Nội và các vùng xung quanh Hà Nội nên phân khúc đất nền sẽ
không thể xuống giá được.
Nhưng từ đầu tháng 4/2011 đến nay, không ít người dân đã phải tìm ra cách
ứng xử miễn cưỡng đối với thị trường BĐS: quay lưng lại với thị trường này.
Một khi lực cầu đại chúng đóng băng và thời hạn thanh toán ngân hàng luân
phiên đến gần, làm sao đất nền còn tồn tại được mặt bằng giá cao chót vót?
Nhưng cũng có một nguồn cơn có lẽ quan trọng không kém làm cho giá đất
nền phải tiếp tục xu hướng giảm, đó là việc dòng tiền nóng - dòng tiền đầu
cơ dường như đã chính thức nói lời chia tay với thị trường BĐS Hà Nội.
Vào năm 2009, nếu như thị trường này được "đánh lên" bởi giới đầu cơ, thì
nay cũng chính giới đầu cơ làm cho nó chìm lắng trở lại. Nói một cách ý nhị,
"hàng" đã được "thanh lý" xong. Có thể từ tháng 12 của năm 2010, nhiều đại
gia đã cơ bản thu hồi nguồn vốn bị tồn từ đầu năm 2008 và đã bắt đầu nghĩ
sang những câu chuyện khác - những miền đất hứa khác.
Với những lý do trên, lịch sử tăng trưởng theo hình "ruộng bậc thang" của
thị trường BĐS Hà Nội thật khó lặp lại trong năm 2011, thật khó để tạo ra
một bậc thang mới cao hơn bậc thang cũ. Trên tổng thể, sẽ chỉ còn một ít đợt
sốt xảy ra cục bộ tại một ít địa bàn có thay đổi đột biến về quy hoạch, giao
thông. Làn sóng đầu tư sẽ nhanh chóng chuyển từ quan niệm giá trị sang giá

trị sử dụng. Vì thế, phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình
và thu nhập thấp vẫn còn đất sống.
Muốn có một bậc thang mới trong năm nay, nhiều khả năng thị trường đất
nền và căn hộ cao cấp phải có thái độ "tự phê bình', tự làm cho nó giảm đi ít
nhất 15%.
Tâm lý giới đầu tư và đầu cơ hiện nay đang chờ đợi sự sụt giảm đó cũng là
một nguyên do làm cho thị trường phải đóng băng. Và chỉ đến khi độ sụt
giảm đã đủ để kích thích lòng tham từ dòng tiền đầu cơ cũng như tạo ra sự
an ủi phần nào cho dòng tiền đầu tư, thị trường BĐS lúc đó mới có thể tiếp
tục hành trình bậc thang - nhưng rất có thể bậc thang này chỉ đạt đến mức
ngang bằng hoặc thấp hơn bậc thang cũ, với mức thanh khoản khiêm tốn
giống như những đợt "phục hồi kỹ thuật" trên sàn chứng khoán vậy.




Tài liệu thêm về Cung cầu BBĐS2010
Theo báo cáo tổng kết năm 2010 và kế hoạch năm 2011 của Bộ Xây dựng,
tính đến 31-12-2010, cả nước có 755 đô thị, tổng diện tích nhà ở toàn quốc
tăng thêm khoảng 86.8 triệu mét vuông, theo đó diện tích bình quân nhà ở
toàn quốc đạt khoảng 17.5m2 sàn/ người. Như vậy, thị trường bất động sản
2010 tiếp tục đà hồi phục nhanh của năm 2009. Tuy nhiên, tình hình thị
trường có nhiều diễn biến phức tạp, ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn. Giá nhà ở
vẫn tăng và đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Mặc dù có
nhiều sản phẩm nhưng ít loại phù hợp với khả năng chi trả và nhu cầu tối đa
của người dân.
Toàn quốc có 707 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động và có tên trong
các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên các hoạt động đầu cơ,
thổi giá, đầu tư theo phong trào diễn ra phổ biến đang là thách thức lớn cho
công ty quản lý, cũng như giải quyết nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp.

Nhiều chính sách liên quan đến nhà ở thị trường bất động sản đã được Bộ
trình và đã được Chính phủ ban hành như Nghị định số 71, Nghị định 90,
Thông tư 16… Trong năm 2010, Bộ Xây dựng tiếp tục tập trung chỉ đạo
triển khai chương trình nhà ở sinh viên, nhà ở người có thu nhập thấp,
chương trình nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, chương trình xây
dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long
(giai đoạn 2) và chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số
167/2008/QĐ-TTg.
Hiện Bộ Xây dựng cũng đã nghiên cứu, trình Chính phủ dự thảo nghị định
sửa đổi, bổ sung môt số điều của Nghị định số 127/2005 quy định việc giải
quyết một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các
chính sách quản lý của nhà đất; dự thảo nghị định về cơ chế, chính sách cải
tạo, chỉnh trang và xây dựng lại các khu nhà ở, các khu chung cư cũ tại khu
vực đô thị…
ĐẦU CƠ
Theo thông tin từ Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, nếu
chỉ số giá nhà/thu nhập của người dân theo chuẩn chung của Liên hợp quốc


chỉ từ 3 đến 4 thì ở Việt Nam, con số này đang là từ 24,5 đến 26,6, nghĩa là
cao gấp 6 - 8 lần thế giới.
Chỉ số giá nhà/ thu nhập của người dân được Liên hợp quốc đánh giá hàng
năm là dựa trên thu nhập trung bình và khả năng tiếp cận nhà ở của người
dân, không nhất thiết thu nhập cao đồng nghĩa với tiêu chuẩn người dân ai
cũng có nhà, nhưng tỷ lệ chênh lệch như Việt Nam thì thực sự hiếm.
Dẫn ra số liệu so sánh với các nước, Bộ Xây dựng cho biết, nếu xét chỉ số
giá nhà/ thu nhập của người dân, thì Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các
nước trên thế giới và khu vực, đơn cử ở khu vực Nam Á là 6,25, Đông Á là
4,14, châu Phi là 2,21, châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ là 6,25, Mỹ La tinh
và Caribê là 2,38.

Hiện tỷ lệ tiền nhà ở trong tiền lương chỉ là 54.750 đồng/tháng, quá thấp so
với chi phí thực tế hiện nay. Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất điều chỉnh cơ cấu
tiền lương và thu nhập theo hướng bổ sung chi phí nhà để người làm công ăn
lương có đủ khả năng tự giải quyết chỗ ở. Đây là lí do Bộ này kiến nghị cần
đưa thêm chi phí nhà ở vào lương tối thiểu.
BĐS bị chiếm dụng, đầu cơ đang gia tăng
Theo số liệu của Tổng cục Quản lý Đất đai, trong thời gian qua, 2 mô hình
nhà chung cư và biệt thự liền kề tại các khu đô thị được xây dựng với tốc độ
khá nhanh, là biểu tượng của quá trình đô thị hóa tại các thành phố lớn. Tuy
nhiên, khi mà giá nhà chung cư đang vượt xa giá trị thực thì các khu biệt thự
chỉ 10% có người ở. Đây là minh chứng cho thấy rằng chúng ta chưa có giải
pháp chống đầu cơ đất đai…
Nóng bỏng và gây bức xúc nhất thời gian gần đây chính là hiện tượng có quá
nhiều khu biệt thự bị bỏ hoang trong khi nhiều dự án chung cư cho người thu
nhập thấp được chủ đầu tư “kêu ca” thiếu đất. Hình ảnh rất nhiều khu đô thị
“kiểu mẫu” mà chủ yếu là các lô biệt thự xây xong phần thô đã lâu nhưng
không người ở nên nhiều căn bị cỏ mọc đầy, khuất lấp cả lối vào.
Ngay tại Hà Nội, có thể kể ra rất nhiều lô như: khu biệt thự Quang Minh;
Linh Đàm; Mỹ Đình I , Mỹ Đình II ; ven cao tốc Nội Bài, đường 1A mới
Bắc Ninh… Dù bỏ hoang, nhưng giá đất ở đây cũng không dành cho người
nghèo bởi với giá từ 25-50 triệu/m2 thì họ khó có thể mua. Chưa nói tới “ý
tưởng” xây dựng các khu nhà này mỗi căn trung bình rộng khoảng 200300m2 thì rõ ràng chỉ dành cho người giàu. Khi hoàn thiện, mức giá đưa ra


khiến nhiều người “bỏng tay”, bởi rẻ nhất cũng khoảng 80 triệu đồng/m2,
còn nếu vị trí đẹp thì mức giá lên tới 130 triệu đồng/m2. Như vậy giá bán
mỗi căn biệt thự này lên tới 6-8 tỷ đồng, gấp 10 lần so với giá gốc, chưa kể
phí trung gian...
Tuy nhiên, theo nhận định của giới đầu cơ, hầu hết số biệt thự nêu trên đều
có hai mặt tiền, nên mà chủ nhân của nó không chỉ có tiền mà “phải có

quyền” mới có thể sở hữu được những biệt thự này ngay khi nó còn… nằm
trên dự án.
Có thể nói, tình trạng đầu cơ BĐS đã ở mức báo động khi khả năng tiếp cận
nhà đất của người dân có thu nhập trung bình ngày càng trở lên xa vời.
Không có công cụ chống đầu cơ
Đại diện cơ quan chủ quản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam
cũng nhiều lần nói về mâu thuẫn giữa giá nhà đất và mức thu nhập tại Việt
Nam. Theo ông, giá nhà ở Việt Nam hiện xếp thứ 20 trên thế giới, trong khi
về sự giàu có thì nước ta đứng thứ trên 100 thế giới. “Nếu chỉ trông vào thu
nhập từ lương hiện nay chắc chắn không ai có thể mua được nhà tại các đô
thị lớn, kể cả đó là nhà dành cho người có thu nhập thấp”, ông Nam nói.
Trong khi đó, một công cụ được coi là hữu hiệu nhất để chống đầu cơ BĐS
chính là đánh thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, GS.TS khoa học
Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN& MT cho rằng với mức thuế
trong Luật Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp như hiện nay là không thể
chống được đầu cơ đất đai. Thực tế cho đến nay, sắc thuế về sử dụng đất phi
nông nghiệp của chúng ta có vấn đề. Không một ai phải "sợ" vì đang sở hữu
quá nhiều đất, bởi chẳng có ai kiểm tra, kiểm soát được tài sản của họ.
Thực tế khi ban hành Luật Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp (tại kỳ họp thứ
7, QH khóa 12 ngày 17/6/2010 - PV) với kỳ vọng rằng việc áp dụng thuế lũy
tiến sử dụng đất sẽ có hiệu quả trong chống đầu cơ bằng cách đánh thuế thật
nặng phần vượt quá diện tích đất được sử dụng, khiến người có nhiều đất
buộc phải bán chứ không có chuyện để hoang phí.
Tuy nhiên, theo tính toán của GS Đặng Hùng Võ, với mức thuế lũy tiến cao
nhất đối với 100m2 đất ở tại nơi có giá đất cao nhất của Hà Nội cũng chỉ 1,5
triệu đồng/ năm. Như vậy, số tiền này chỉ “như hạt cát” so với siêu lợi nhuận
thu được từ đầu cơ. Do vậy, phương pháp đánh thuế lũy tiến đối với hành vi


“găm” đất trở lên mất tác dụng, không có khả năng kiềm chế được đầu cơ

bất động sản.
Nhìn vào thực tế, không chỉ biệt thự, chung cư mà ngay cả đất phân lô, đất
đền bù giải phóng mặt bằng… những người đứng tên mua bán/giao dịch với
chủ đầu tư trước đây chưa hẳn là người đang sở hữu thực tế. Bởi có thể khi
sổ đỏ đến tay người nhận, chủ sở hữu của khối BĐS có thể đã là chủ thứ 4
hoặc 5 rồi. Bởi khi chúng ta chưa minh bạch được thị trường BĐS, không
kiểm tra được thu nhập cá nhân thì việc muốn thống kê được mỗi cá nhân có
bao nhiêu nhà, đất chỉ là câu chuyện hoang đường.
Mặc dù Bộ Xây dựng đang “hô hào” và đưa ra hàng loạt các biện pháp như:
thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở; Xã hội hóa đầu tư các dự án nhà ở xã hội;
nâng tỷ lệ tiền nhà ở trong tiền lương (hiện tiền nhà/lương chiếm 7,5% PV). Nhưng thực tế nếu nhu cầu nhà ở vẫn không ngừng tăng như hiện nay,
các biện pháp chống đầu cơ BĐS bị vô hiệu hóa thì ước mơ nhà ở của người
dân, nhất là dân nghèo đô thị càng trở lên… hoang đường.
Xin dẫn lời của một vị lãnh đạo Bộ Xây dựng thay cho lời kết: Nếu không
ăn không tiêu, dành toàn bộ tiền lương cho việc tạo lập chỗ ở thì người làm
công ăn lương ở nước ta phải mất tới 24,5 - 26,6 năm mới mua được nhà, đó
là chưa tính tới trượt giá, hết quỹ đất hay khủng hoảng kinh tế...



×