Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bà sửu là con gái duy nhất của hai cụ cụ thùy và cụ lâm cụ thùy mất năm 1970 cụ lâm mất năm 1974 sinh thời 2 cụ có 3 công đất tại huyện củ chi (TP h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.54 KB, 6 trang )

ĐỀ BÀI
Bà Sửu là con gái duy nhất của hai cụ: Cụ Thùy và cụ Lâm. Cụ Thùy mất
năm 1970; cụ Lâm mất năm 1974. Sinh thời 2 cụ có 3 công đất tại huyện Củ Chi
(TP HCM). Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, vợ chồng bà Sửu trở về
huyện Củ Chi và với tư cách là con gái duy nhất, bà làm đơn xin được thừa kế
quyền sử dụng ba công đất trên. Sau nhiều năm đơn từ khiếu lại, UBND thành phố
Hồ Chí Minh ra quyết định cuối cùng chấp nhận giải quyết bồi thường 3 công đất
trên cho gia đình bà Sửu. Tuy nhiên, không có cơ quan chức năng nào của huyện và
xã triển khai thực hiện quyết định bồi thường này của UBND thành phố Hồ Chí
Minh. Đến năm 2000, UBND thành phố Hồ Chí Minh lại ra quyết định cuối cùng
lần thứ 2 bác quyết định cuối cùng lần 1, với lý do chế độ cũ đã thu hồi 3 công đất
này. Hỏi:
1.

Nhóm anh chị hãy đưa ra những căn cứ pháp lý để giải quyết vụ việc

.

này? Những căn cứ pháp lý này nằm ở các văn bản pháp luật nào? Hãy liệt kê tên
đầy đủ của các văn bản pháp luật đó?
2

Theo anh, chị việc giải quyết của UBND thành phố Hồ Chí Minh là đúng

hay sai? Vì sao?
3

Anh, chị hãy tư vấn cho bà Sửu các bước cần thiết để tiến hành thủ tục

khiếu kiện nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.


1


Bài Làm
Câu1: Nhóm anh chị hãy đưa ra những căn cứ pháp lý để giải quyết vụ việc
này? Những căn cứ pháp lý này nằm ở các văn bản pháp luật nào?
Trả lời:
Căn cứ pháp lý để giải quyết vụ việc này theo quy định hiện nay là theo quy
định của luật dân sự (2005) về thừa kế di sản. Cụ thể:
Thứ nhất: theo quy định của pháp luật thì bà Sửu có quyền thừa kế chính
đáng 3 công đất do cha mẹ mình để lại, trường hợp được hưởng thừa kế theo pháp
luật. Bởi bà Sửu là người con duy nhất, thuộc hàng thừa kế thứ nhất (điều 676 – bộ
luật dân sự 2005), và không thuộc các đối tượng quy định tại điều 643 – Người
không được quyền hưởng di sản.
Thứ hai: theo quy định của điều 645 về thời hiệu khởi kiện về thừa kế - bộ
luật dân sự 2005: “thời hiệu khởi kiện để thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận
quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm,
kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Căn cứ theo đề bài, thì bà Sửu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế sau ngày miền
Nam hoàn toàn giải phóng tức năm 1975. Như vậy thì tính từ thời điểm này trở về
thời điểm mở thừa kế là chưa quá 5 năm. Do vậy việc vợ chồng bà sửu yêu cầu
chính quyền công nhận quyền thừa kế là hợp pháp.
Thứ ba: Theo quy định của điều 113 về quyền và ngĩa vụ của hộ gia đình,
cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê.
Cụ thể khoản 5 điều 113 quy định “hộ gia đình được nhà nước giao đất, nếu trong
hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được thừa kế theo di
chúc hoặc theo pháp luật”.
Thứ tư: Nghị định Số 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29/10/2004 của Chính
phủ về thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ban hành ngày
27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định

hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Cụ thể như sau:
Theo Điều 4 – Nghị định 181/2004/NĐ-CP về “Những bảo đảm cho người sử
dụng đất” quy định:
1. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết
khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các
chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường hợp sau:
a) Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở
miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức
bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam;

2


b) Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia
đình, cá nhân;
c) Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác
xã nông nghiệp bậc cao;
d) Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất
vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao
cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng
đất;
đ) Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một
phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam
sau ngày giải phóng.
2. Việc giải quyết các trường hợp khiếu nại, tranh chấp về đất đai phải căn cứ
vào pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến khiếu
nại, tranh chấp bao gồm các văn bản có liên quan đến đất đai sau đây:
a) Luật cải cách ruộng đất ban hành ngày 04 tháng 12 năm 1953 của nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà;
b) Thông tư số 73/TTg ngày 07 tháng 7 năm 1962 của Thủ tướng Chính phủ

nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc quản lý đất của tư nhân cho thuê, đất
vắng chủ, đất bỏ hoang tại nội thành, nội thị;
c) Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao ban hành ngày 01 tháng 5 năm
1969;
d) Nghị quyết số 125/CP ngày 28 tháng 6 năm 1971 của Hội đồng Chính phủ
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất;
đ) Nghị định số 47/CP ngày 15 tháng 3 năm 1972 của Hội đồng Chính phủ
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Điều lệ tạm thời về việc lựa chọn địa
điểm công trình và quản lý đất xây dựng;
e) Nghị quyết số 28/CP ngày 16 tháng 12 năm 1973 của Hội đồng Chính phủ
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc di chuyển dân cư để giải phóng lòng
sông;
g) Quyết định số 129/CP ngày 25 tháng 5 năm 1974 của Hội đồng Chính phủ
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc ban hành chính sách đối với các hợp tác
xã mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ở trung du và miền núi;
h) Nghị định số 01/NĐ/75 ngày 05 tháng 3 năm 1975 của Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam về chính sách ruộng đất;
i) Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 20 tháng 8 năm 1976 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam về việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về
vấn đề ruộng đất ở miền Nam;

3


k) Quyết định số 188/CP ngày 25 tháng 9 năm 1976 của Hội đồng Chính phủ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích
chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam
Việt Nam;
l) Quyết định số 318/CP ngày 14 tháng 12 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xoá bỏ hình thức bóc lột tư bản chủ

nghĩa về ruộng đất và xúc tiến điều chỉnh ruộng đất ở nông thôn miền Nam;
m) Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 7 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thống nhất quản lý ruộng đất và
tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước;
n) Luật Đất đai năm 1987 và Nghị định số 30/HĐBT ngày 23 tháng 3 năm
1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật Đất đai năm 1987;
o) Quyết định số 13/HĐBT ngày 01 tháng 02 năm 1989 của Hội đồng Bộ
trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc giải quyết một số vấn đề
cấp bách về ruộng đất.
3. Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có công
trình xây dựng trên đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực
hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước
ngày 01 tháng 7 năm 1991 được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số
23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội và văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Câu 2. Theo anh, chị việc giải quyết của UBND thành phố Hồ Chí Minh là
đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời
Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành tức vào thời điểm UBND thành
phố Hồ Chí Minh đưa ra quyết định cuối cùng lần 2 (năm 2000) là luật dân sự
năm 1995 và luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998 thì nhóm chúng em xin đưa
ra quan điểm của mình như sau:
Việc UBND thành phố Hồ Chí Minh đưa ra quyết định cuối cùng lần 1 là chấp
nhận giải quyết bồi thường 3 công đất trên cho gia đình bà Sửu là đúng.
Việc UBND thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định cuối cùng lần hai bác quyết
định lần thứ 1 vào năm 2000, với lý do chế độ cũ đã thu hồi 3 công đất này là sai.
Bởi vì:
Thứ nhất: theo quy định của luật dân sự 1995 về thừa kế thì bà Sửu có
quyền thừa kế di sản là 3 công đất do cha mẹ bà để lại và thuộc hàng thừa kế thứ
nhất do: Theo quy định của Điều 738 (bộ luật dân sự 1995) Thừa kế quyền sử

dụng đất.

4


“Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của
người chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp
với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.” Như vậy đất đai được coi
là tài sản được thừa kế.
Mặt khác bà Sửu là người con duy nhất của hai cụ. theo quy định của Điều
679 bộ luật dân sự 1995 quy định về người thừa kế theo pháp luật, cụ thể tại điểm
a khoản 1 như sau:
“1- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết”.
Mặt khác bà Sửu cũng không thuộc đối tượng nêu trong điều Điều 646.
Người không được quyền hưởng di sản.
Thứ hai: yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của bà Sửu phù hợp với quy định của
luật dân sự 1995 điều 648 về thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế “Thời hiệu
khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết (khoản 1
điều 636 – bộ luật dân sự 1995). Mặt khác cụ Thùy mất năm 1970, Cụ Lâm mất
năm 1974 do vậy có thể xác định thời điểm mở thừa kế cuối cùng là vào năm 1974.
Trong khi đó thì bà Sửu làm đơn xin được thừa kế quyền sử dụng ba công đất này
sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng tức năm 1975). Mặt khác khoảng thời
gian từ 1974 đến 1975 chưa đủ thời hạn để coi 3 công đất này là đất vắng chủ để
thực thi việc thu hồi đất của nhà nước (theo các văn bản pháp luật về đất đai quy
định từ năm 1953 đến nay). Như vậy việc yêu cầu công nhận quyền thừa kế của bà
Sửu là hoàn toàn hợp pháp.
Về việc năm 2000 UBND thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định cuối cùng lần

2 bác quyết định lần 1 với lý do chế độ cũ đã thu hồi 3 công đất này có thể là do
UBND thành phố Hồ Chí Minh đã cho rằng chế độ cũ đã thu hồi 3 công đất này
trong trường hợp không có người thừa kế do lúc cụ Lâm chết năm 1974 và lúc đó
người thừa kế duy nhất là bà Sửu không có ở đó. Nhận định trên của UBND thành
phố Hồ Chí Minh là trái với quy định của luật dân sự năm 1995 về thời hiệu khởi
kiện quyền thừa kế và các quy định khác về xác định đất vắng chủ thuộc trường
hợp bị thu hồi.
Về phía các cơ quan chức năng của huyện và xã cũng phải có trách nhiệm vì
không thực hiện chức năng và không hoàn thành nhiệm vụ được giao, bởi đã không
triển khai thực hiện quyết định bồi thường của UBND thành phố Hồ Chí Minh gây
ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của bà Sửu.
Câu 3. Anh, chị hãy tư vấn cho bà Sửu các bước cần thiết để tiến hành thủ tục
khiếu kiện nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

5


Trả lời
Theo như Mục 3 – Chương II – Luật Khiếu nại, tố cáo (1998), được sửa đổi bổ
sung năm 2004 và 2005, các bước cần thiết để bà Sửu tiến hành thủ tục khiếu kiện
nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình như sau:
+ Trong vòng tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận quyết định lần 2 của UBND
TpHCM, bà Sửu phải thực hiện việc khiếu nại của mình lên chính người đã ra
quyết định trên hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có đưa ra quyết định trên.
+ Thủ tục khiếu nại cụ thể như sau: Theo Điều 33 – Luật Khiếu nại, tố cáo quy
định:
1- Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu
nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên,
địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu
cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên.

2- Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ có trách
nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo
quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký của người khiếu nại.
3- Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì
người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và việc
khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này.
+ Trường hợp bà Sửu không đồng ý quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có
thể khiếu nại tiếp lên cơ quan cấp trên hoặc Tòa án nhân dân TpHCM (nếu người
giải quyết khiếu nại lần 1 cho bà là Chủ tịch UBND TpHCM). Thời hạn khiếu nại
là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết lần 1. Bà Sửu phải gửi đơn
kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan
(nếu có) cho người giải quyết khiếu nại lần hai.

6



×