Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tập cá nhân tuần 1 công pháp quốc tế (đề 7 8 điểm) hai quốc gia a và b ký kết một điều ước quốc tế về việc sử dụng nguồn nước của sông oreka chảy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.48 KB, 3 trang )

ĐỀ BÀI
Tình Huống 4:
Hai quốc gia A và B ký kết một điều ước quốc tế về việc sử dụng nguồn
nước của sông Oreka chảy qua hai quốc gia này. Điều ước xác lập nghĩa vụ
của các bên không được tiến hành hoạt động làm ô nhiễm hay ảnh hưởng
đến việc sử dụng nguồn nước của quốc gia khác. Là quốc gia nằm ở đầu
nguồn sông Mika, quốc gia A tiến hành khai thác khoáng sản và xả toàn bộ
nước thải chưa qua xử lý của quá trình khai thác ra sông Oreka. Quốc gia B
đã lên tiếng phản đối vì cho rằng việc A khai thác khoáng sản và xả thải đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ở hạ nguồn sông Oreka chảy qua
B. B cũng khẳng định A đã vi phạm điều ước được ký kết giữa các bên, đồng
thời yêu cầu A phải áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế việc gây ô
nhiễm cho nguồn nước của sông. A đã không thực hiện các yêu cầu của B
và nhấn mạnh việc khai thác khoáng sản trên phần lãnh thổ của quốc gia A
hoàn toàn do quốc gia A tự quyết định. Sau đó, quốc gia A vẫn tiếp tục tiến
hành hoạt động khai thác như trước đây. Khi tranh chấp xảy ra, cả hai quốc
gia A và B cùng tuyên bố đơn phương chấm dứt quan hệ điều ước. Hãy cho
biết:
- Việc tiến hành khai thác khoáng sản và xả toàn bộ nước thải của quá trình
khai thác ra sông Oreka của quốc gia A có vi phạm điều ước quốc tế đã ký
hay không? Tại sao?
- Các tuyên bố đơn phương chấm dứt quan hệ điều ước quốc tế của quốc gia
A và quốc gia B có phù hợp với các quy định của luật quốc tế không? Tại
sao?


BÀI LÀM
1. Việc tiến hành khai thác khoáng sản và xả toàn bộ nước thải của quá
trình khai thác ra sông Oreka của quốc gia A đã vi phạm điều ước quốc
tế đã ký, vì:
Theo nguyên tắc Pacta Sunt Servanda_ Điều ước quốc tế phải được các


thành viên thực hiện trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí_Điều 26, công ước
viên 1969 quy định: “ Mọi điều ước quốc tế đã có hiệu lực đều rằng buộc
các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành một cách thiện
chí”. Theo nguyên tắc này mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự
nguyện, có thiện chí, trung thực và đầy đủ nghĩa vụ của điều ước quốc tế đã
ký kết trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Đồng thời, quốc gia không được phép
viện dẫn luật trong nước cũng như một ký do để không thực hiện các điều
ước quốc tế mà mình là thành viên. Như vậy ta thấy quốc gia A đã vi phạm
điều ước đã ký kết với quốc gia B.
Cụ thể trong tình huống trên giữa hai quốc gia A và B ký kết một điều ước
quốc tế về việc sử dụng nguồn nước của sông Oreka chảy qua hai quốc gia
này. Đó là điều ước xác lập nghĩa vụ của các bên không được tiến hành hoạt
động làm ô nhiễm hay ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước của quốc gia
khác, cho nên ta có thể thấy điều ước này có hiệu trực tiếp với hai quốc gia
A và B tuy nhiên việc quốc gia A nằm ở đầu nguồn sông Mika đã tiến hành
khai thác khoáng sản và xả toàn bộ nước thải chưa qua xử lý của quá trình
khai thác ra sông Oreka gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ở hạ
nguồn sông Oreka chảy qua B đã cho thấy quốc gia A đã không thực thi,
tuân thủ điều ước đã ký kết với quốc gia B và không tôn trọng đầy đủ các
nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế. Bởi vì bản chất của điều ước quốc tế
là cam kết thực hiện nghĩa vụ ghi trong điều ước.
Như vậy Việc tiến hành khai thác khoáng sản và xả toàn bộ nước thải
của quá trình khai thác ra sông Oreka của quốc gia A đã vi phạm điều ước
quốc tế đã ký
2. Các tuyên bố đơn phương chấm dứt quan hệ điều ước quốc tế của
quốc gia B phù hợp, quốc gia A không phù hợp với quy định của luật
quốc tế, vì:
Theo khoản 1, điều 56 công ước viên 1969 quy định: “Một điều ước
không có những quy định về việc chấm dứt điều ước đó, và không quy định
việc từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước, thì điều ước đó không thể là đối tượng

của việc từ bỏ hoặc rút lui, trừ khi:


a. Có sự quy định rằng các bên đã có ý định chấp nhận khả năng của một sự
từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước; hoặc
b. Quyền từ bỏ hay rút khỏi điều ước có thể suy ra từ bản chất của điều
ước”
Vì vậy tình huống trên có hai trường hợp xảy ra việc chấm dứt điều ước
Thứ nhất: Nếu có quy định trong điều ước về quyền đơn phương chấm dứt,
nghĩa là điều ước quốc tế đó cho phép thì các tuyên bố chấm dứt quan hệ
điều ước của hai quốc gia A và B đều hợp pháp.
Thứ hai: Nếu không quy định trong điều ước về quyền đơn phương chấm
dứt thì tuyên bố chấm dứt quan hệ điều ước của quốc gia A là không phù
hợp, trừ trường hợp tuyên bố đó được quốc gia B cho phép hoặc có thể suy
rộng ra từ bản chất của điều ước. Còn quốc gia B tuyên bố chấm dứt quan
hệ điều ước là phù hợp. vì theo Điều 60 Công ước Viên 1969 quy định:
“Nếu tồn tại một sự vi phạm đối với một điều ước hai bên bởi một trong số
các bên đó thì bên ký kết kia có quyền viện ra sự vi phạm đó làm cơ sở cho
việc chấm dứt hoặc tạm đình chỉ thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần
của điều ước” (khoản 1).
“Theo quy định của điều luật này, vi phạm điều ước bị coi là nghiêm trọng:
a) Một sự khước từ điều ước không theo các quy định của Công ước này:
hoặc
b) Sự vi phạm một quy định căn bản cho việc thực hiện đối tượng hoặc mục
đích của điều ước” ( khoản 3).
Ta thấy quốc gia A có hành vi vi phạm nghiêm trọng điều ước quốc tế đã
ký kết với quốc gia B nên đây chính là cơ sở để quốc gia B chấm dứt hiệu
lực hoặc tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế đó, mà cụ thể là quốc gia A
đã khai thác khoáng sản và xả thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn
nước ở hạ nguồn sông Oreka chảy qua quốc gia B qua đó ta có thể thấy đây

chính là nội dung điều ước đồng thời là nghĩa vụ, mục tiêu, mục đích của
điều ước mà hai quốc gia này ký kết. Khi mục đích của điều ước không được
quốc gia A thực hiện thì quốc gia B có quyền đơn phương chấm dứt điều ước
đã ký kết.
Như vậy có thể khẳng định do sự vi phạm của quốc gia A nên tuyên bố
đơn phương chấm dứt quan hệ điều ước quốc tế của quốc gia B phù hợp, còn
quốc gia A không phù hợp với quy định của luật quốc tế.



×