Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Các quy định về giảm trừ gia cảnh trong luật thuế thu nhập cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165 KB, 15 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đối với đời sống xã
hội , thuế đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, điều tiết
sản xuất cũng như phân phối tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Hiện nay, có
loại thuế được nhà nước áp dụng, mỗi loại thế có những đối tượng nộp khác
nhau để nhằm đảm bảo nguyên tắc không đánh trùng thuế và một trong số đó là
thuế thu nhập cá nhân. Là loại thuế chủ yếu đánh vào thu nhập của cá nhân, thuế
thu nhập cá nhân hiện nay có vai trò tương đối quan trọng nhằm thực hiện việc
công bằng xã hội nhằm thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu
nhập của cá nhân vào ngân sách nhà nước và có thể được sử dụng để điều tiết vĩ
mô nền kinh tế thông qua việc khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi, thông qua
việc thu hay không thu thuế đối với các khoản thu nhập từ kinh doanh, đầu tư.
Tuy nhiên, không phải bất cứ cá nhân nào có thu nhập cao đều được tính thuế
như nhau mà nhà nước còn dựa trên hoàn cảnh, điều kiện của người đó mà có
mức giảm trừ gia cảnh cũng như mức thuế suất khác nhau. Đây có thể coi là một
quy định hợp lý của luật thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi
hành luật thuế TNCN, một số quy định về mức giảm trừ gia cảnh đã nảy sinh
một số bất cập hạn chế, cần được khắc phục kịp thời.

B. NỘI DUNG CHI TIẾT
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ CÁC
QUY ĐỊNH VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH.
1. Khái quát về pháp luật thuế thu nhập cá nhân
 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân có thể được hiểu là loại thuế điều tiết vào phần thu
nhập hợp pháp của cá nhân có được theo quy định của pháp luật.
 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân:
- Thứ nhất: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân có thu nhập
chịu thuế. không phân biệt cá nhân đó có tư cách chủ thể, tức là độ tuổi hay xác
định năng lực trách nhiệm pháp luật…


1


- Thứ hai: : Mức độ điều tiết phần thu nhập cao là rất lớn theo mức thuế
suất tỷ lệ lũy tiến từng phần.
- Thứ ba: Quy định về chế độ miễn giảm linh hoạt.
 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân:

Được quy định tại điều 2 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 bao gồm: cá
nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh
trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế
quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Cá nhân cư
trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký
thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời
hạn.
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2
Điều này.
 Thu nhập chịu thuế

Là tất cả các khoản thu nhập hợp pháp của cá nhân (Điều 3 Luật). Với cách
quy định như vậy đồng nghĩa với việc xác định đối tượng chịu thuế thu nhập cá
nhân là tất cả các khoản thu nhập tính từ đồng thu nhập đầu tiên, bao gồm: Thu
nhập từ kinh doanh; Thu nhập từ tiền lương, tiền công, Thu nhập từ đầu tư vốn,
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, Thu
nhập từ trúng thưởng, Thu nhập từ bản quyền, Thu nhập từ nhượng quyền
thương mại; Thu nhập từ nhận thừa kế; Thu nhập từ nhận quà tặng
2. Các quy định về giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật hiện hành.

Theo khoản 1, Điều 19, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì: Giảm trừ
gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với
thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân
cư trú.
2.1.

Điều kiện giảm trừ:
2


Với quy định trên thì cá nhân là đối tượng chịu thuế chỉ được giảm trừ gia
cảnh khi hỏa mãn đồng thời 2 điều kiện:
- Thu nhập được xác định để giảm trừ gia cảnh là thu nhập từ kinh doanh, tiền
lương, tiền công của đối tượng nộp thuế.
- Áp dụng đối với cá nhân cư trú.
2.2.

Mức giảm trừ:
Theo điểm a, b, khoản 1 điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân và điều 12

Nghị định 100/2008/NĐ – CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ hướng dẫn Luật
thuế thu nhập cá nhân, đề cập đến khoản giảm trừ gia cảnh gồm:
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu

đồng/năm). Ở đây, mức 4 triệu đồng/tháng là mức tính bình quân cho cả năm,
không phân biệt một số tháng trong năm tính thuế không có thu nhập hoặc thu
nhập dưới 4 triệu đồng/tháng.
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách

nhiệm nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng, kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi

dưỡng.
2.3.

Nguyên tắc giảm trừ:
Khoản 2 điều 19 quy định: “Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với

người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính
giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế”.
Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát
sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó. Trường hợp nhiều đối tượng nộp
thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì các đối tượng nộp thuế phải
tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập
từ tiền lương, tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập
từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
Về nguyên tắc, Bộ Tài chính quy định đối tượng nộp thuế chỉ được tính
giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đối tượng nộp thuế đã đăng ký thuế

3


và được cấp mã số thuế và phải có đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo
quy định.
2.4.

Xác định người phụ thuộc

Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng,
bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức
quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố,
mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác
không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Trong quy định này của Luật nhiều điểm vẫn còn chưa được rõ ràng. Vì thế
Nghị định 100/2008/NĐ – CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ hướng dẫn Luật
thuế thu nhập cá nhân hay Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ tài chính hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành
Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, đã có những quy định cụ thể hơn
về đối tượng phụ thuộc bao gồm:
a) Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng)
Ví dụ: Con anh Nguyễn Văn A sinh tháng 7 năm 1992. Trường hợp này
con anh Nguyễn Văn A được tính là người phụ thuộc đến hết tháng 6 năm 2010.
b) Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động;
c) Con đang theo học tại các trường: đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc mức thu nhập bình quân tháng trong
năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.
d) Người ngoài độ tuổi lao động hoặc người trong độ tuổi lao động theo quy
định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu
nhập hoặc có thu nhập nhưng mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất
cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng, bao gồm:
- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;
4


- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế
- Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động
theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động,

không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt
quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây mà đối tượng nộp thuế đang phải trực
tiếp nuôi dưỡng, bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế.
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột,
bác ruột của đối tượng nộp thuế.
- Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột,
em ruột).
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Ở đây, người tàn tật, không có khả năng lao động theo quy định nêu trên
được hiểu là người bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể trực tiếp sản xuất,
kinh doanh hoặc người bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh không có khả năng tự phục
vụ bản thân được cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận hoặc bản tự khai có
xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao
động.
2.5.

Thủ tục kê khai người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.

2.5.1. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.
Theo khoản 5, điều 12 Nghị định 100/2008/NĐ – CP ngày 8/9/2008 của Chính
phủ hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân thì người nộp thuế tự kê khai số
lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và tự chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác của việc kê khai.
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc được Bộ tài chính quy định tại Thông
tư số 84/2008/TT-BTC như sau:
a) Đối với con:
- Con dưới 18 tuổi cần một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai sinh
hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động cần có các giấy

5


tờ sau:
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
+ Bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có
xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao
động.
- Con đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học
nghề (kể cả con đang học ở nước ngoài) cần có các giấy tờ sau:
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
+ Bản sao Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc
các giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề.
Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú thì ngoài Giấy khai sinh cần có
bản sao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc
nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Đối với vợ hoặc chồng:
- Vợ hoặc chồng đã hết tuổi lao động cần một trong các giấy tờ sau: bản
sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn.
- Vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên phải
có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có
xác nhận của Uỷ ban nhân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
c) Đối với cha, mẹ, anh chị em ruột:
- Trường hợp đã hết tuổi lao động cần có: bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ
liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng
nộp thuế (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột).
- Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có
thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có
xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao

động.
d) Đối với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu,
cháu ruột cần có: các giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ
6


thuộc với đối tượng nộp thuế (là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì,
chú, bác, cậu ruột, cháu ruột) và bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân
cấp xã nơi đối tượng nộp thuế cư trú về trách nhiệm nuôi dưỡng của đối tượng
nộp thuế với người phụ thuộc.
Các giấy tờ hợp pháp nêu ở đây là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định
được mối quan hệ của đối tượng nộp thuế đối với người phụ thuộc như: bản sao
sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), bản sao Giấy khai sinh thể hiện được quan
hệ này.
Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động ngoài các giấy tờ nêu
trên thì phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên
hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không
có khả năng lao động.
đ) Các giấy tờ trong các hồ sơ theo hướng dẫn nêu trên, nếu là bản sao thì
phải có công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nếu không có
công chứng hoặc chứng thực thì phải xuất trình bản chính cùng với bản sao để
cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu.
e) Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng
dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương
tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.
Đối tượng nộp thuế chỉ phải nộp hồ sơ chứng minh cho một người phụ
thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ kể cả trường hợp đối
tượng nộp thuế thay đổi nơi làm việc, thay đổi nơi kinh doanh.
2.5.2. Việc kê khai giảm trừ đối với người phụ thuộc được quy định cụ thể
như sau:

Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công từ
4 triệu đồng/tháng trở xuống không phải kê khai người phụ thuộc.
Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
trên 4 triệu đồng/tháng có nuôi dưỡng người phụ thuộc, để được giảm trừ gia
cảnh đối với người phụ thuộc cần kê khai theo hướng dẫn dưới đây:
a) Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công:
7


- Đầu năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 1, đối tượng nộp thuế lập 02 bản
đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh theo mẫu số 16/ĐK-TNCN ban
hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan trả thu nhập. Trong năm nếu có sự
thay đổi về người phụ thuộc so với đăng ký đầu năm thì chậm nhất là sau 30
ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm), đối tượng nộp thuế cần khai 02 bản
đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc theo mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm
theo Thông tư này gửi cho cơ quan trả thu nhập.
Trường hợp đối tượng nộp thuế ký hợp đồng lao động (hoặc có quyết định
tuyển dụng) sau ngày 30 tháng 1 thì thời hạn đăng ký người phụ thuộc chậm
nhất là ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển
dụng.
- Đối tượng nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải
có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 nêu
trên và phải nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập.
- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như sau:
+ Đối với các trường hợp đã đăng ký giảm trừ gia cảnh từ đầu năm
2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009.
+ Đối với các trường hợp đăng ký giảm trừ gia cảnh sau ngày 30 tháng
1 năm 2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký
giảm trừ.
+ Trường hợp có phát sinh tăng, giảm về người phụ thuộc so với đăng

ký thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký điều
chỉnh tăng, giảm người phụ thuộc.
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ sơ
chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và
phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
- Cơ quan trả thu nhập có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ của đối tượng
nộp thuế.
+ Hàng tháng, thực hiện tạm giảm trừ gia cảnh cho số người phụ thuộc
8


theo đúng bản đăng ký người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế trước khi tính số
thuế tạm khấu trừ.
+ Chuyển 01 bản đăng ký giảm trừ người phụ thuộc của đối tượng nộp
thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ quan trả thu nhập. Thời hạn chuyển
chậm nhất là ngày 20 tháng 2 của năm thực hiện. Trường hợp đăng ký giảm trừ
sau ngày 30 tháng 1 của năm thực hiện hoặc đăng ký điều chỉnh người phụ
thuộc, thời hạn chuyển cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý là ngày 20 của tháng
sau tháng nhận được bản đăng ký.
b) Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh
- Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh khai giảm trừ gia cảnh
cho người phụ thuộc cùng với tờ khai tạm nộp thuế dành cho cá nhân kinh
doanh nộp thuế theo kê khai hoặc tờ khai thuế dành cho cá nhân kinh doanh nộp
theo phương pháp khoán.
- Đối tượng nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại các
tờ khai nêu trên vào đầu năm 2009 phải có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ
thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 khoản 3 mục I phần B Thông tư này và nộp
cho Chi cục Thuế trực tiếp quản lý cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 30
tháng 6 năm 2009.

- Trường hợp có phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc mới ra kinh
doanh thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc phải nộp chậm nhất là sau 03
tháng kể từ ngày khai người phụ thuộc tại tờ khai thuế.
- Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ
sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và
phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán
phải điều chỉnh lại mức thuế đã khoán.
Đối tượng nộp thuế chỉ phải nộp hồ sơ chứng minh cho một người phụ
thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ kể cả trường hợp đối
tượng nộp thuế thay đổi nơi làm việc, thay đổi nơi kinh doanh.
Đối tượng nộp thuế vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ
tiền lương, tiền công thì việc tạm giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc vào
9


loại thu nhập nào là do đối tượng nộp thuế lựa chọn và đăng ký theo hướng dẫn
nêu trên. Trường hợp có nhiều người phụ thuộc nhưng kê khai tạm giảm trừ
không hết vào một loại thu nhập thì được tạm giảm trừ vào cả hai loại thu nhập.
Đối tượng nộp thuế vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ
tiền lương, tiền công thì việc tạm giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc vào
loại thu nhập nào là do đối tượng nộp thuế lựa chọn và đăng ký theo hướng dẫn
nêu trên. Trường hợp có nhiều người phụ thuộc nhưng kê khai tạm giảm trừ
không hết vào một loại thu nhập thì được tạm giảm trừ vào cả hai loại thu nhập
II. HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH GIẢM TRỪ GIA CẢNH
Thứ nhất, cách tính mức giảm trừ gia cảnh còn mang nặng tính chủ
quan, chưa tính đến tình hình biến động kinh tế sau này. Các khoản giảm trừ
gia cảnh không phải chịu thuế bao gồm phần giảm trừ đối với cá nhân là đối
tượng nộp thuế và phần giảm trừ cho người phụ thuộc (người mà đối tượng nộp
thuế phải nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật). Xác định mức
giảm trừ gia cảnh là việc phức tạp bởi lẽ nhà làm luật cần phải tính toán, cân

nhắc đồng thời các vấn đề: khả năng nộp thuế, khoản tiền cần thiết để đảm bảo
mức sống tối thiểu của người nộp thuế và cách tính đơn giản.Trước đây, trong
quá trình soạn thảo Luật thuế TNCN đã có nhiều phương án được đưa ra nhưng
ban soạn thảo chọn mức giảm trừ 4 triệu đồng đối với người chịu thuế do mức
lương tối thiểu lúc đó là 450.000 đồng/tháng. Giả sử mỗi năm Nhà nước tăng
thêm 20% thì mức lương tối thiểu đến năm 2009 là 650.000 đồng/tháng. Mức
lương trung bình tương đương với người hưởng lương hệ số 3 (người có trình độ
đại học sau 10 năm làm việc) thì ở năm 2009 khoảng 1,95 triệu đồng/tháng. Thu
nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2009-2010 khoảng 1.000 USD/năm,
tương đương 1,6 triệu đồng/người/tháng.
Cách tính trên mang tính chủ quan, nhìn vấn đề ở trạng thái tĩnh của Ban soạn
thảo. Khi đó có lẽ ban soạn thảo quên rằng, sau năm 2009 tình hình kinh tế-xã
hội sẽ thay đổi và không giống với những dự đoán vào đầu năm 2009 và không
ai có thể biết được mức trượt giá sẽ như thế nào và với 4 triệu đồng có đủ cho
đối tượng nộp thuế đảm bảo cho cuộc sống tối thiểu của mình hay không. Và rõ
10


ràng hiện nay mức lương tối thiểu đã là 730.000 đồng và 4.000.000 đồng thì khó
có thể đảm bảo mức sống bình thường cho người nộp thuế, bởi lẽ thu nhập cao
thì chi phí càng nhiều.
Thứ hai, việc quy định cụ thể mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay có
nguy cơ không đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân phối thu nhập của
thuế TNCN. Thuế TNCN ra đời bắt nguồn từ yêu cầu và nguyên tắc đảm bảo sự
công bằng trong phân phối thu nhập. Người có thu nhập cá nhân cao phải nộp
thuế nhiều hơn người có thu nhập trung bình, có thu nhập như nhau nhưng
người có hoàn cảnh khó khăn hơn thì phải nộp thuế ít hơn. Tinh thần này luôn
được quán triệt khi xây dựng luật thuế TNCN, trước hết thong qua các quy định
về đối tượng nộp thuế. Cá nhân dù là người nước ngoài hay trong nước, dù là
kinh doanh hay không kinh doanh đều phải chịu sự điều chỉnh của cùng đạo luật

thuế. Hơn nữa, đạo luật khi có hiệu lực sẽ dẫn đến việc bãi bỏ các quy định về
thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với cá nhân tại Luật thuế chuyển quyền sử
dụng đất. Ngoài ra, theo điều 19 Luật thuế TNCN, chỉ những người có thu nhập
lớn hơn tổng số tiền được giảm trừ gia cảnh mới phải chịu thuế. Mức giảm trừ
với người nộp thuế là 4 triệu đồng/ tháng, với mỗi đối tượng phụ thuộc người
nộp thuế sẽ được trừ thêm 1,6 triệu đồng/tháng. Quy định này nhằm đem lại sự
công bằng cho các đối tượng nộp thuế nhưng trên thực tế lại có thể tạo ra một số
vấn đề cần phải xem xét lại vì nó tạo ra sự “phản cảm” cho chính những đối
tượng này và nhiều khi tạo tâm lý muốn trốn thuế. Ví dụ: Hai gia đình đều nuôi
một con nhỏ dưới 18 tuổi, có tổng thu nhập như nhau (10 triệu đồng/tháng), mức
thuế thu nhập cá nhân phải nộp có giống nhau không?
- Giả sử gia đình 1: chồng thu nhập 4triệu/tháng, vợ 6 triệu/tháng. Theo luật thuế
TNCN, đứa con sẽ giảm trừ cho người vợ. Thu nhập tính thuế của người vợ là
400.000 đồng, mức thuế thu nhập gia đình này phải đóng mỗi tháng là 20.000
đồng.
- Giả sử gia đình 2: chồng thu nhập 9 triệu/tháng, vợ 1 triệu/tháng. Theo luật,
đứa con sẽ giảm trừ cho người chồng. Thu nhập tính thuế của chồng sau khi

11


giảm trừ gia cảnh sẽ là 3,4 triệu/tháng. Khi đó, mức thuế thu nhập gia đình này
phải đóng mỗi tháng là 170.000 đồng, gấp 8,5 lần gia đình 1.
Như vậy, với thu nhập như nhau, hoàn cảnh như nhau nhưng trong trường hợp
trên các mức thuế TNCN phải nộp lại vênh nhau quá lớn. Về vấn đề này, pháp
luật các nước thường quy định cho phép người nộp thuế lựa chọn, tính thu nhập
chung cho cả vợ lẫn chồng hay tính riêng cho từng người. Mỗi trường hợp sẽ có
mức thuế suất khác nhau để đảm bảo công bằng. Hơn nữa, cần phân biệt mức
giảm trừ đối với người phụ thuộc có sức khỏe bình thường với người bị mắc
bệnh hiểm nghèo, từ đó sẽ giảm được sự bất công khi xác định thu nhập tính

thuế.
Thứ ba, quy định giảm trừ gia cảnh hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng gây
khó khăn cho việc áp dụng. Theo điểm a, khoản 1, điều 19: Mức giảm trừ đối
với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/ tháng(48 triệu/năm). Quy định này vô
hình chung đã vô hình đánh đồng tất cả các đối tượng nộp thuế dù là mới thuộc
diện nộp thuế trong mấy tháng cuối năm hay là thuộc diện nộp thuế từ đầu năm.
Theo điều này, cá nhân có thể không phải nộp thuế thu nhập thậm chí họ có thu
nhập bình quân hơn 4 triệu/tháng nhưng nhỏ hơn 48 triệu/năm. Đây có thể coi là
kẽ hở của Luật, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Hoặc Luật quy định: Mức
giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi
dưỡng là 1,6 triệu/tháng. Tuy nhiên, thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt
của nghĩa vụ nuôi dưỡng là khi nào?có cần phải có sự xác nhận của cơ quan
chính quyền hay không?Nếu cần thì do cơ quan nào, cấp nào xác nhận. Đây là
vấn đề tương đối nan giải, bởi lẽ sẽ phát sinh rất nhiều trong trường hợp kê khai,
gian lận thuế khi người nuôi dưỡng đã mất hoặc đã chuyển đi nơi khác sinh
sống nhưng vẫn thuộc diện giảm trừ gia cảnh.
Thứ tư, mức giảm trừ gia cảnh so với tình hình giá cả biến động như
hiện nay vẫn là còn quá thấp. Trở lại với thời điểm xây dựng Luật Thuế TNCN
vào năm 2007 để thấy sau 4 năm, tốc độ tăng giá (hay chỉ số giá tiêu dùng - CPI)
đã tăng trên 50%. Riêng trong 2 năm từ khi Luật Thuế TNCN có hiệu lực thi
hành thì CPI đã tăng trên 30%. Như vậy cũng đủ thấy, với tốc độ trượt giá hiện
12


nay, mức thu nhập 4 triệu đồng/tháng chỉ đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho
một người ở mức hết sức tằn tiện. Đó là chưa kể đến trường hợp những gia đình
hay cá nhân cán bộ, công chức phải còn ở nhà thuê, chung cư thuê thì lại càng
bội phần khó khăn. Nếu xét theo đà trượt giá trong 4 năm qua, đặc biệt là những
tháng cuối năm giáp Tết âm lịch thì áp lực lạm phát những tháng còn lại của
năm 2011 sẽ còn khá cao, nhất là giá lương thực, thực phẩm và y tế, cũng như

xăng dầu, điện, nước... còn tiếp tục gia tăng. Mặc dù Chính phủ đã điều chỉnh
tăng lương tối thiểu lên 650.000 đồng vào tháng 1-2009, 730.000 đồng vào
tháng 5-2010 và tiếp tục điều chỉnh lên mức 830.000 đồng kể từ 1-5-2011,
nhưng mức lương này chỉ đáp ứng được khoảng hơn nửa nhu cầu cơ bản của
một cá nhân. Đó là chưa kể bài toán lạm phát luôn đi kèm sau mỗi kỳ tăng
lương. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các mặt hàng không ngừng tăng giá
khiến cuộc sống của người dân thêm khó khăn. Điều mà hầu hết những người
làm công ăn lương chờ đợi từ cơ quan soạn thảo là điều chỉnh mức giảm trừ gia
cảnh cho cả cá nhân đóng thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến
lạm phát thực tế hiện nay. Đặc biệt, là mức giảm trừ gia cảnh 1,6 triệu đồng cho
mỗi cá nhân phụ thuộc (cha mẹ, người tàn tật, vợ hay con nhỏ dưới 18 tuổi) này
được cho là lạc hậu so với thực tế, nhất là khi giá cả nhiều mặt hàng tăng cao
như hiện nay ảnh hưởng đến đời sống những người làm công ăn lương. Trong
khi đó, Luật Thuế TNCN còn bộc lộ những bất cập cụ thể như: Mức giảm trừ
gia cảnh chưa tính đến khu vực. Vùng nông thôn, thành thị, đồng bằng hay miền
núi đều áp dụng như nhau, nhưng trên thực tế, mức chi tiêu cho sinh hoạt hằng
ngày của một cá nhân ở thành thị lớn hơn rất nhiều so với nông thôn và miền
núi. Mặt khác, cần sớm thể chế hóa lại mức khởi điểm tính thuế theo hướng vừa
tăng mức tính khởi điểm, vừa tạo linh hoạt trong áp dụng của đơn vị, đối tượng
chịu thuế và cơ quan thuế. Đáng chú ý là rất nhiều người có thu nhập ở mức
500.000 - 700.000 đồng/tháng đang chịu thiệt thòi vì không được tính là người
phụ thuộc trong khi vẫn phải sống vào sự chu cấp của người thân.
Bên cạnh vấn đề nêu trên, việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với
người phụ thuộc, thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính
13


giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế (khoản 2, điều 19). Điều này có
nghĩa là khi các đối tượng nộp thuế có chung người nuôi dưỡng thì nguyên tắc
thỏa thuận được áp dụng để xác định đăng kí giảm trừ gia cảnh cho một đối

tượng nộp thuế. Vậy có thể xảy ra trường hợp một cá nhân trong gia đình có thu
nhập đến hơn chục triệu/tháng – cao hơn hẳn người khác (mức thu nhập chỉ hơn
4 triệu/tháng 1 chút) nhưng hai người thỏa thuận dồn hết số người phải nuôi
dưỡng cho người thứ nhất để được đăng kí xét giảm trừ gia cảnh thì có thể người
này không phải nộp thuế thu nhập. Tổng cộng gia đình đó phải nộp rất ít thuế
cho Nhà nước. Vì vậy, đòi hỏi quy định phải thật chặt chẽ, tránh tình trạng
chung chung, nếu không mục tiêu của đạo luật là tạo nguồn thu và công bằng xã
hội sẽ không đạt được.
III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Thứ nhất, Với các bất cập hạn chế nêu trên, hiện nay nhiều chuyên gia đã
đề xuất tính giảm trừ gia cảnh theo mức trượt giá và mức độ tăng trưởng kinh tếxã hội, tương ứng với mức lương tối thiểu do nhà nước quy định và điều chỉnh
qua từng thời kỳ, nếu không luật sẽ trở nên lạc hậu. Do đó, việc sửa đổi luật thuế
thu nhập cá nhân hiện nay là công việc phức tạp, tuy nhiên việc đảm bảo thực
thi còn phức tạp hơn nhiều lần. Để đảm bảo luật được thực thi, Chính phủ cần
phải có cơ chế chặt chẽ cho phép giám sát được các khoản thu nhập chịu thuế
của cá nhân. Làm được điều này cần phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa
các cơ quan nhà nước liên quan. Trong bối cảnh khi nền kinh tế chưa có sự ổn
định, lương chưa tăng mà giá đã tăng thì không nên quy định một mức cụ thể mà
nên căn cứ vào mức lương tối thiểu để xác định mức miễn trừ gia cảnh cho đối
tượng nộp thuế như kinh nghiệm của một số nước có nền kinh tế chuyển đổi,
chưa có sự ổn định như Việt Nam. Kết hợp hai ý kiến nói trên và điều kiện thực
tế của Việt Nam hiện nay thì có lẽ luật nên quy định:
1- Mức miễn trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế gấp 10 lần mức lương tối
thiểu
2- Khoản giảm trừ cho người phụ thuộc gấp 4 lần mức lương tối thiểu.

14


Thứ hai, Về mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc, không nên quy

định tất cả các khoản thu nhập của người phụ thuộc mà chỉ nên quy định khoản
thu nhập có tính chất ổn định đều đặn hàng tháng như thu nhập từ tiền lương,
thu nhập kinh doanh, thu nhập từ đầu tư vốn... Ngoài ra, mức xác định thu nhập
để tính là người phụ thuộc 500.000 đồng/tháng tức 6.000.000 đồng/năm so với
tình hình hiện nay là thấp đề nghị điều chỉnh tăng lên.
Ngoài ra, Quốc hội có thể ban hành khung quy định về mức giảm trừ gia
cảnh- có thể tính tối đa là 5 lần mức lương tối thiểu nhưng mức giảm trừ gia
cảnh cụ thể nên để Bộ Tài chính quyết định dựa trên tình hình thực tế, được xác
định bằng một con số nhất định và việc áp dụng nên được quy định theo năm
tính thuế - bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 để thuận tiện cho công tác quản lý.

C. KẾT LUẬN
Tóm lại, các quy định về giảm trừ gia cảnh trong Luật thuế TNCN là một
điều cần thiết để đảm bảo nguyên tắc công bằng cũng như hợp lý trong việc nộp
thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của mình thì những quy định này vẫn
còn nhiều hạn chế như chưa tính được đến sự biến động của giá cả nên mức
giảm trừ gia cảnh vẫn còn thấp, quy định về người phụ thuộc vẫn còn một số
điểm chưa rõ ràng. Hi vọng rằng, sang năm sau khi việc sửa đổi luật thuế TNCN
được đưa vào chương trình sửa đổi luật của Quốc hội, các nhà làm luật không
chỉ có những điều chỉnh phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam hiện
tại mà còn phải dự liệu được tình hình biến động kinh tế để có được những quy
định về mức giảm trừ gia cảnh hợp lý sau này, tránh tình trạng phải sửa đổi
nhiều lần.

15



×