Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giảm trừ gia cảnh trong luật thuế Thu nhập các nhân, lý luận và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.5 KB, 15 trang )

Bài tập Tài chính học kỳ Đề số 12
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 2
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT THUẾ TNCN VÀ QUY ĐỊNH
GIẢM TRỪ GIA CẢNH
2
1. Khái niệm 2
2. Phạm vi áp dụng 3
3. Phân biệt giảm trừ gia cảnh với miễn giảm thuế 10
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH GIẢM TRỪ GIA CẢNH
TRONG LUẬT THUẾ TNCN
10
1. Nhận xét các quy định của pháp luật. 10
2. Thực trạng áp dụng 12
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN
13
1. Kiến nghị về mặt lập pháp 13
2. Kiến nghị về mặt thực thi pháp luật 14
Lời kết
15
Danh mục tài liệu tham khảo
15
Hoàng Hải Yến – QT31A – 010 1
Bài tập Tài chính học kỳ Đề số 12
Lời mở đầu
Luật thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 2009. Một trong những qui định mới của Luật này là
người nộp thuế được giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế. Việc giảm từ này sẽ
đảm bảo thực hiện chính sách điều tiết công bằng về thuế như người có thu nhập
như nhau có hoàn cảnh khác nhau sẽ nộp thuế khác nhau. Để mọi cá nhân hiểu


và thực hiện tốt qui định này, bài viết của em xin được tìm hiểu đề tài: Giảm trừ
gia cảnh trong luật thuế Thu nhập các nhân, lý luận và thực tiễn áp dụng.
Sau đây là nội dung chính
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT THUẾ TNCN VÀ QUY ĐỊNH
GIẢM TRỪ GIA CẢNH
1. Khái niệm
1.1. Trước khi luật thuế TNCN năm 2009 có hiệu lực pháp luật.
Thời gian này, có một số văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ thuế thu
nhập với người có thu nhập cao như: Pháp lệnh thuế thu nhập với người có thu
nhập cao năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2004; nghị định 147/NĐ-CP ngày
23/7/2004 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế thu nhập với người có thu
nhập cao… Tuy vậy các văn bản pháp luật này có quy định rõ: thu nhập chịu
thuế, thu nhập không chịu thuế, các chế độ miễn giảm thuế…, tuy vậy vẫn chưa
có quy định về giảm trừ gia cảnh.
1.2. Khi luật thuế TNCN 2009 có hiệu lực pháp luật.
Để khắc phục thiếu sót của những quy định cũ, luật thuế TNCN đã được
Quốc hội soạn thảo năm 2007. Tuy vậy để các điều kiện áp dụng luật thuế mới
dược thuận lợi, ngày 1/1/2009, luật thuế TNCN với các quy định mới, hoàn
thiện hơn mới có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh đó một số văn bản hướng dẫn thi
hành cũng đã kịp thời ra đời như: Nghị định 100/NĐ-CP ngày 8/9/2008 quy
định chi tiết thi hành luật thuế TNCN, thông tư 84/TT-BTC ngày 30/9/2008.
Trong đó các khái niệm “thuế TNCN”, “giảm trừ gia cảnh” được quy định
như sau:
“Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân
trong xã hội, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)”. Thuế
TNCN là một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho
ngân sách và thực hiện công bằng xã hội.Thuế TNCN đánh vào cả cá nhân kinh
doanh và cá nhân không kinh doanh. Thuế này thường được coi là loại thuế đặc
biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông
qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt

Hoàng Hải Yến – QT31A – 010 2
Bài tập Tài chính học kỳ Đề số 12
“Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi
tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng
nộp thuế là cá nhân cư trú”. (điều 19, luật thuế TNCN)
2. Phạm vi áp dụng:
2.1. Các loại thu nhập được hưởng quy định giảm trừ gia cảnh
Các đối tượng tính thuế TNCN theo luật thuế TNCN 2009 rất rộng bao
gồm:
- Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh;
- Thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương;
- Thu nhập chịu thuế từ đầu tư và chuyển nhượng vốn;
- Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhương bất động sản;
- Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng;
- Thu nhập chịu thuế từ bản quyền;
- Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại;
- Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng.
Tuy vậy, đối tượng được áp dụng quy định giảm trừ gia cảnh chỉ là thi
nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công. Trong đó,
đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, phương pháp thu thuế được áp dụng là
thu khấu trừ tại nguồn tức là cơ quan trả thu nhập hàng tháng khi trả thu nhập
cho cá nhân có thu nhập trên mức chịu thuế có trách nhiệm giữ lại tiền thuế để
nộp ngân sách.
2.2. Đối tượng nộp thuế và được giảm trừ gia cảnh.
• Theo khoản 1, điều 2, luật thuế TNDN thì: “Đối tượng nộp thuế là cá
nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại điều 3 luật này phát sinh
trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập
chịu thuế quy định tại điều 3 luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam”
• Căn cứ vào khái niệm giảm trừ gia cảnh thì đối tượng được hưởng quy
định giảm trừ gia cảnh là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh từ

hoạt động kinh doanh, tiền lương, tiền công trong và ngoài lãnh thổ Việt
Nam.
Trong đó, cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong số các điều kiện sau
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường
trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu
nhập từ tiền lương, tiền công thì cũng chỉ được tính giảm trừ gia cảnh một lần
vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
Hoàng Hải Yến – QT31A – 010 3
Bài tập Tài chính học kỳ Đề số 12
2.3. Mức giảm trừ:
Giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần:
- Mức giảm trừ với bản thân người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48
triệu đồng/năm). Mức 4 triệu đồng là mức tính bình quân cho cả năm, không
phân biệt một số tháng trong năm tính thuế có thu nhập thấp hơn 4 triệu hoặc
không có thu nhập.
- Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ
nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Ví dụ: Chị A là người nộp thuế TNCN, tháng 12/2009, chị A sinh con thì từ
tháng 12/2009 chị A được tính thêm một người phụ thuộc và được giảm trừ gia
cảnh thêm 1,6 triệu đồng/tháng
2.4 . Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:
Trong luật thuế TNCN và nghị định 100/NĐ-CP có quy định cụ thể các
nguyên tắc như sau:
- Người nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp Mã số thuế.
- Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc
mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế

trong năm tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm
nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó.
Ví dụ: Trong gia đình hai vợ chồng đều có thu nhập rơi vào mức chịu thuế
có hai người phụ thuộc. Các trường hợp đăng ký giảm trừ người phụ thuộc do
hai vợ chồng tự xác định là: một là giảm trừ vào vợ; hai là giảm trừ vào chồng;
ba là giảm trừ vào vợ một người phụ thuộc , giảm trừ vào chồng một người phụ
thuộc.
Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi
dưỡng thì trong những người nộp thuế tự thoả thuận để khai và giảm trừ vào một
người.
Ví dụ: Một bà mẹ 70 tuổi không có thu nhập riêng, có hai con đều có thu
nhập rơi vào mức chịu thuế. Như vậy bà sẽ là đối tượng được trừ về người phụ
thuộc với mức 1,6 triệu đồng/tháng. Để được giảm trừ gia cảnh, các con bà phải
tự thoả thuận người được giảm trừ gia cảnh cho mẹ và người đó đăng ký theo
mẫu qui định gửi cho cơ quan chi trả thu nhập.
- Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm
trừ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này.
2.5. Những người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh và hồ sơ kê khai xác
định người phụ thuộc.
a. Con của người nộp thuế : bao gồm con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú.
Cụ thể như sau:
Hoàng Hải Yến – QT31A – 010 4
Bài tập Tài chính học kỳ Đề số 12
- Con dưới 18 tuổi. Con dưới 18 tuổi được tính đủ theo tháng. Ví dụ: Con
anh Nguyễn Văn A sinh tháng 7 năm 1992. Trường hợp này con anh Nguyễn
Văn A được tính là người phụ thuộc đến hết tháng 6 năm 2010.
- Con trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá
mức qui định (mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu

nhập không vượt quá 500.000 đồng).
Ví dụ: Anh A có con đang học tại trường Đại học Luật Hà Nội, trong
năm con anh có tham gia mua bán chứng khoán có khoản thu nhập từ đầu tư này
là 12 triệu đồng (bình quân 1triệu đ/tháng tức là trên 0,5 triệu đồng). Trong
trường hợp này con anh A không phải là người phụ thuộc.
• Hồ sơ làm cơ sở xác định người phụ thuộc :
(1) Con dưới 18 tuổi cần một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai
sinh hoặc bản sao hộ khẩu. Nếu là con nuôi thì ngoài Giấy khai sinh cần
có bản sao Giấy chứng nhận là con nuôi của cơ quan có thẩm quyền theo
qui định của pháp luật.
(2) Con trên 18 tuổi bị tàn tật không có khả năng lao động:
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao hộ khẩu
- Bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản tự khai
có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả
năng lao động.
(3) Con đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc
học nghề (kể cả con đang học ở nước ngoài):
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao hộ khẩu.
- Bản sao Thẻ sinh viên hoặc bản tự khai có xác nhận của nhà trường.
b. Vợ hoặc chồng của người nộp thuế: ngoài độ tuổi lao động hoặc trong
độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả
năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức
qui định (mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập
không vượt quá 500.000 đồng).
Ví dụ: chị X 35 tuổi, lấy chồng là người có quốc tịch Mỹ. Chồng chị làm
việc ở Việt nam và có thu nhập mỗi tháng 3.000 USD, chị A không đi làm mà ở
nhà chăm sóc hai con nhỏ dưới 18 tuổi. Vậy trong trường hợp này chồng chị sẽ
được tính giảm trừ người phụ thuộc cho 2 hai con, không được giảm trừ gia
cảnh cho vợ vì chi A đang trong độ tuổi lao động nên không thuộc diện được
giảm trừ.

• Hồ sơ
Hoàng Hải Yến – QT31A – 010 5
Bài tập Tài chính học kỳ Đề số 12
(1) Đối với vợ hoặc chồng đã hết tuổi lao động cần một trong các giấy tờ
sau: Bản sao hộ khẩu; hoặc Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn.
(2) Vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật không có khả
năng lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên phải có thêm bản sao xác
nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản tự khai có xác nhận
của Uỷ ban nhân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
c. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối
tượng nộp thuế: ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy
định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu
nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức qui định (mức thu nhập bình
quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000
đồng).
Ví dụ: Giả sử, bà mẹ trong ví dụ phần 1.4 năm 2009 có thêm khoản thu
nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 60 triệu. Như vậy bà có thu nhập bình
quân tháng là 5 triệu ( trên 500.000 đồng/tháng) nên bà sẽ không phải là người
phụ thuộc. Một trong những con bà nếu đã kê khai bà là người phụ thuộc và đã
giảm trừ gia cảnh cho bà 1,6 triệu đồng/tháng thì cuối năm quyết toán phải nộp
thêm tiền thuế vì bà không thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh.
• Hồ sơ đối với cha, mẹ, anh chị em ruột:
(1) Trường hợp đã hết tuổi lao động: bản sao hộ khẩu hoặc giấy tờ liên
quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng
nộp thuế (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột).
(2) Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần
có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản
tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không
có khả năng lao động.
d. Các cá nhân khác: là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi

lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao
động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không
vượt quá mức qui định (mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các
nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng) mà đối tượng nộp thuế đang phải
trực tiếp nuôi dưỡng. Bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế.
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột ,dì ruột, cậu ruột, chú ruột,
bác ruột của đối tượng nộp thuế.
- Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột,
em ruột).
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
• Hồ sơ:
Hoàng Hải Yến – QT31A – 010 6

×