Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

chứng minh rằng vai trò củacác nghị quyết liên chính phủ đối với việc hình thành và viện dẫn quy phạm điều ước quốc tế và quy phạm tập quán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.96 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
A.
B.

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................1
I. KHÁI QUÁT VỀ NGHỊ QUYẾT CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN
CHÍNH PHỦ............................................................................................................1
1. Khái niệm...........................................................................................................1
2. Phân loại và đặc điểm..........................................................................................1
II. Vai trò quan trọng của Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong
quá trình hình thành quy phạm điều ước và quy phạm tập quán............................2

1.
2.

Vai trò của Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong quá trình hình
thành quy phạm điều ước quốc tế.................................................2.
Vai trò của Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong quá trình hình
thành quy phạm tập quán quốc tế..................................................4
III. Vai trò quan trọng của Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong
quá trình viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập quán..................5

1.
2.
C.

Vai trò quan trọng của Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong quá
trình viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước quốc tế......................5
Vai trò quan trọng của Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong quá
trình viện dẫn áp dụng quy phạm tập quán quốc tế.......................6


KẾT LUẬN

BÀI LÀM
1


A.

MỞ ĐẦU
Luật quốc tế được hình thành từ rất nhiều nguồn trên thực tế, trong đó bao gồm:
điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, tập quán quốc
tế, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.... Hiện nay trên thế giới hình
thành rất nhiều các tổ chức quốc tế liên chính phủ có quy mô lớn và có mức độ ảnh
hưởng đến nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới trong đó có cá tổ chứ như Liên
hơp quốc, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu Âu
EU,...Trong đó, nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ đặc biệt là các
nghị quyết của Liên hợp quốc(LHQ) luôn có ý nghĩa và vai quan trọng trong quá
trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập
quán. Qua việc phân tích dưới đây có thể làm rõ được ý nghĩa của các nghị quyết
liên chính phủ đối với việc hình thành và viện dẫn quy phạm điều ước quốc tế và
quy phạm tập quán quốc tế đồng thời xem xét các ví dụ để chứng minh.

B. NỘI DUNG:
I. KHÁI QUÁT VỀ NGHỊ QUYẾT CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN
CHÍNH PHỦ
1. Khái niệm
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ bao gồm các nghị quyết có hiệu
lực bắt buộc và các nghị quyết có hiệu lực không bắt buộc đối với các thành viên.
Rất nhiều nghị quyết được hình thành trên cơ sở của sự thỏa thuận của các thành
viên. Sự thỏa thuận này diễn ra trên cơ sở quy chế tương ứng tổ chức và thường

đưa đến kết quả hình thành các nghị quyết có tính chất khuyến nghị.
2. Phân loại và đặc điểm
Như đã nói ở trên thì các tổ chức quốc liên chính phủ thông thường sẽ ban hành 2
loại nghị quyết :


Nghi quyết mang tính bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Các nghị quyết
này thường liên quan đến các vấn đề về cơ cấu tổ chức, nghĩa vụ đóng góp tài
2


chính của các quốc gia thành viên. Các Nghị quyết loại này tạo ra quy phạm pháp
lý đối với từng tổ chức quốc tế nhất định và là nguồn của luật tổ chức quốc tế.
Chúng có giá trị pháp lý bắt buộc đối với từng tổ chức quốc tế, với cơ quan là
thành viên của tổ chức quốc tế đó.
Ví dụ: như Hiến chương ASEAN được các nước thành viên ASEAN thông qua vào
tháng 11 năm 2007 tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 và có hiệu lực vào
tháng 12 năm 2008. Hiến chương ASEAN là một dạng hiến pháp dùng cho các
quốc gia Đông Nam Á. Nó có giá trị pháp lý bắt buộc với các quốc gia là thành
viên của mình gồm 10 quốc gia là thành viên của tổ chức này.


Nghị quyết mang tính khuyến nghị không có giá tri pháp lí bắt buộc đối với các
quốc gia thành viên. Nghị quyết này nêu các quan điểm cả các tổ chức quốc tế nào
đó và đề nghị các quốc gia thành viên xem xét. Đó là văn kiện quốc tế trong đó có
các định hướng, chủ trương, biện pháp giải quyết từng vấn đề nhất định mang tính
thời sự của đời sống quốc tế hoặc tuyên bố về nguyên tắc giải quyết những vấn đề
nào đó trong quan hệ quốc tế. Nó không có giá trị pháp lý cao, bắt buộc các quốc
gia phải tuân theo. Vì thế chúng không được coi là nguồn của luật quốc tế mà chỉ
là nguồn bổ trợ cho luật quốc tế. Tính bổ trợ của loại nguồn này thể hiện ở chỗ nó

có thể được các quốc gia thành viên thừa nhận rộng rãi như tập quán quốc tế; hoặc
trên cơ sở nghị quyết của tổ chức quốc tế các thành viên thỏa thuận kí điều ước
QT, góp phàn hình thành quy phạm phap luận quốc tế mới
Ví dụ: như nghị quyết số 1373 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về phong tỏa
tịch thu tài sản từ các phần từ khủng bố và tài trợ cho khủng bố. Nghị quyết này
được thông qua ngày 28/9/2001.
II. Vai trò quan trọng của Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong
quá trình hình thành quy phạm điều ước và quy phạm tập quán.

1.

Vai trò của Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong quá trình hình
thành quy phạm điều ước.
Điều ước quốc tế là văn kiện pháp lí quốc tế do hai hay nhiều chủ thể của pháp luật
quốc tế thoả thuận, kí kết nhằm quy định, thay đổi hay chấm dứt các quyền và
3


nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quốc tế. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
liên chính phủ không phải là điều ước quốc tế vì nghị quyết của các tổ chức quốc
tế liên chính phủ được ban hành nhân danh một chủ thể nhất định. Tuy nhiên, nghị
quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ có vai trò quan trong việc hình thành
nên các điều ước quốc tế.
Ví dụ : (1) Nghị quyết số1373 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về phong tỏa
tịch thu tài sản từ các phần từ khủng bố và tài trợ cho khủng bố với nội dung kêu
gọi các quốc gia hợp tác trên cơ sở đó thiết lập nên một hệ thống phòng chống
khủng bố và tội phạm khủng bố. Dựa trên cơ sở của nghị quyết này ngày 3/2/2002
Công ước liên Mỹ chống khủng bố (Inter-American Convention Against Terrorism)
đã được các nước thành viên của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ chấp thuận trong
kỳ "Đại hội" của Tổ chức này ở thành phố Bridgetown, Barbados. Công ước này

được ký kết nhằm cải thiện việc hợp tác toàn khu vực trong cuộc chiến chống
khủng bố, do đó gia tăng an ninh ở bán cầu này và thúc đẩy các bên tham gia vào
nỗ lực ký kết và phê chuẩn các văn kiện của Liên Hợp Quốc liên quan đến chống
khủng bố
(2) Tuyên ngôn về quyền con người được thông qua trên cơ sở nghị quyết số 217A
(III) của đai hội đồng Liên hợp quốc ngày 10/12/1948. Đây là văn bản có tính
khuyến nghị của Liên hợp quốc nhưng có ý nghĩa chính trị pháp lí quan trọng
chính vì vậy, tuyên ngôn đã có uy tín rộng rãi và được viện dẫn trong nhiều quan
hệ quốc tế. Trên cơ sở tuyên ngôn về quyền con người hai điều ước quốc tế quan
trọng đã được các quốc gia thành viên Liên hợp quốc kí kết đó là công ước về
quyền dân sự , chính trị và công ước về các quyền kinh tế, xã hội 1966. Năm 1966,
Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua hai Công ước trên, qua đó hoàn thành
cơ bản Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế. Như vậy, với vai trò là nghị quyết của tổ
chức quốc tế liên chính phủ nhưng lại là cơ sở dẫn đến việc hình thành hai công
ước về quyền dân sự, chính trị và công ước về quyền kinh tế xã hội đồng thời cũng
là cơ sở để hình thành Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế. Điều đó cho thấy vai trò quan
4


trọng của nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc nói riêng và các tổ chức
quốc tế liên chính phủ nói chung trong việc hình thành quy phạm điều ước. Đem
đến những thỏa thuận, những quy phạm mang tính quốc tế giúp cho các quốc gia
trên thế giới cùng đoàn kết và chung sống hòa bình, thịnh vượng.
2. Vai trò của Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong quá trình
hình thành quy phạm tập quán quốc tế
Quy phạm tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự chung được hình thành trong
thực tiễn quan hệ và được các chủ thể quốc tế thừa nhận là luật. Cũng như điều ước
quốc tế, tập quán quốc tế là nguồn cơ bản của luật quốc tế. Khác với quy phạm của
điều ước, tập quán quốc tế không phải là văn kiện pháp lí mà là hành vi lặp đi lặp
lại của tất cả các nước hay của một số nước và thể hiện trong kiểu mẫu nhất định

của hành vi. Sự áp dụng trong thời gian dài và tính thuyết phục ở nghĩa vụ pháp lí
là những nét đặc trưng của tập quán quốc tế. Tập quán quốc tế có thể được hình
thành dựa trên một phán quyết của tòa án, hay từ một nghị quyết của tổ chức quốc
tế liên chính phủ,... Có thể nhận đinh rằng, nghị quyết của các tổ chức quốc tế ngày
càng có vai trò cao hơn trong việc hình thành nên những tập quán quốc tê, nhất là
nhưng nghị quyết của Liên hợp quốc. Trong những nghị quyết của Liên hợp quốc
thì những nghị quyết về hòa bình và an ninh thế giới là những nghị quyết có giá trị
áp dụng cao đối với tất cả nhưng quốc gia là thành viên của liên hợp quốc. Trên cơ
sở đó dễ dàng hình thành nên một tập quán quốc tế về lĩnh vực hòa bình và an ninh
thế giới.
Ví dụ: Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc số 3314 (XXIX) ngày
14/12/1974 về việc xác định những hành vi nào của quốc gia được coi là tấn công
vũ trang và những hành vi nào của quốc gia được coi là hành vi tự về chính đáng.
Theo tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về định nghĩa xâm lược năm 1974
thì “việc một quốc gia sử dụng chiến tranh trước tiên được coi là hành động gây
chiến tranh xâm lược, là tội ác quốc tế, làm phát sinh trách nhiệm pháp lý của
quốc gia và trách nhiệm hình sự của các tội phạm chiến tranh”. Trong nghị quyết
3314 cũng có quy định “xâm lược là việc một nước sử dụng lực lượng vũ trang tấn
5


công,vi phạm tới chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của một
nước khác, hoặc “ dưới bất kì một hành thức nào”. Như vậy, có thể thấy việc các
quốc gia đồng tình với nghị quyết này của Liên hợp quốc về định nghĩa xâm lược
là đã góp phần vào việc thừa nhận nghị quyết. Từ đó các quốc gia thực hiện những
hành động của mình trên cơ sở nghị quyết. Qua đó góp phần hình thành nên một
tập quán quốc tế về nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực.
III. Vai trò quan trọng của Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong
quá trình viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập quán.
1.


Vai trò quan trọng của Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong quá
trình viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước quốc tế
Khi đề cập đến vấn đề viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước thường là khi đã xảy
ra sự tranh chấp giữa các chủ thể, khi đó tổ chức quốc tế liên chính phủ có liên
quan đến chủ thể và quan hệ tranh chấp giữa các chủ thể sẽ đưa ra nghị quyết để
viện dẫn điều ước quốc tế đã được kí kết trước đó giữa các chủ thể đang xảy ra
tranh chấp; lấy đó làm cơ sở để hợp pháp hóa việc can thiệp giải quyết tranh chấp.
Đôi khi, có những tình huống xấu ảnh hưởng đến hòa bình thế giới thì các nghị
quyết của các tổ chức quốc được ban hành trên cơ sở của các điều ước quốc tế
nhằm ổn định lại tình hình quốc tế, giải quyết các nguy cơ trước mắt về mất an
ninh trật tự và đảm bảo nền hòa bình trong khu vực cũng như trên toàn lãnh thổ
quốc tế.
Ví dụ: Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên sản xuất vũ khí hạt nhân và thực
hiện các vụ thử hạt nhân gây nên xung đột và mất an ninh cho khu vực cũng như
toàn thế giới. Với vai trò của mình là duy trì hòa bình và an ninh thế giới thì Hội
đồng bảo an Liên hợp quốc đã ra nghị quyết số 1874 vào ngày 2/6/2009. Nghị
quyết này, thể theo Chương VII, Điều 41 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, thi
hành sự trừng phạt về kinh tế và thương mại đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) và khuyến khích các quốc gia thành viên Liên Hiệp
Quốc lục soát tàu hàng của Bắc Triều Tiên, sau vụ thử hạt nhân dưới lòng đất do
nước này thực hiện vào ngày 25 tháng 5 năm 2009. Theo như quy định tại điều 41
Hiến chương Liên hợp quốc quy định “Hội đồng Bảo an có thẩm quyền quyết định
6


những biện pháp nào phải được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ
lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên
của Liên Hiệp Quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt
đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không,

bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện liên lạc khác, kể cả việc cắt
đứt quan hệ ngoại giao”. Qua quy định này cho thấy Nghị quyết số 1874 đã viện
dẫn áp dụng quy phạm của Hiến chương Liên hợp quốc về quyền áp dụng các biện
pháp về trường phạt kinh tế, hạn chế quan hệ về giao thông đường biển.
2.

Vai trò quan trọng của Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong quá
trình viện dẫn áp dụng quy phạm tập quán quốc tế.
Cũng giống như vai trò của việc viện dẫn điều ước quốc tế là để giải quyết các vấn
đề tranh chấp liên quan đến hòa bình quốc tế và khu vực thì việc viện dẫn các quy
phạm tập quán quốc tế trong nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
giúp cho việc giải quyết tranh chấp được tiến hành thuận lợi và công bằng.
Ví dụ: Nghị quyết số 1701 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về giải quyết cuộc
xung đột Israel-Liban năm 2006. Nghị quyết này đã được Hội đồng Bảo an nhất trí
thông qua ngày 11 tháng 8 năm 2006. Nghị quyết này khi đưa được ban hành đã
dựa trên nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và dùng vũ lực. Cuộc xung đột bắt
đầu khi các chiến binh Hezbollah đã bắn rocket vào các thị trấn biên giới Israel và
như một hành động trả đũa cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng trên hai chiếc
Humvee bọc thép ở hàng rào biên giới. Israel đáp trả bằng cuộc không kích quy
mô lớn và bắn pháo vào các mục tiêu ở Lebanon mà bị hư hỏng Lebanon cơ sở hạ
tầng dân sự, bao gồm cả Sân bay quốc tế Rafic Hariri Beirut tế (mà Israel nói rằng
Hezbollah sử dụng để nhập khẩu vũ khí và vật tư), phong tỏa một không khí và hải
quân,Và một cuộc xâm lược đất ở miền Nam Liban. Như vậy, ở đây, đã có hành
động dùng vũ lực trái phép của các chiến binh hezbollah và đất nước Israel, hành
vi này đã vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực được quy định trong hiến
chương Liên hợp quốc. Vì vậy, có thể thấ việc ban hành nghị quyết số 1701 của
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trên cơ sở của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực, trên
cơ sở của tập quán quốc tế về cấm sử dụng vũ lực
7



C. KẾT LUẬN:
Thông qua việc phân tích và tìm hiểu về nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên
chính phủ, ta thấy rõ được tầm quan trọng và vai trò của nghị quyết trong việc quá
trình hình thành quy phạm điều ước và quy phạm tập quán. Đồng thời, nó còn có
vai trò quan trọng trong quá trình viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy
phạm tập quán, góp phần giải quyết các tranh chấp, cũng như duy trì hòa bình, ổn
định trên thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Giáo trình luật quốc tế - Nxb CAND, 2009.
Hiến chương Liên hợp quốc
8


3.
4.
5.
6.
7.
8.

Những nội dung cơ bản của công pháp và tư pháp quốc tế - LG. Nguyễn Tiến
Trung, LG. Nguyễn Xuân Linh
Luật quốc tế lý luận và thực tiễn – Nxb Giáo Dục
Nghị quyết của Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
vi.wikipedia.org

Hiến chương ASEAN
/>
Đề bài: Chứng minh rằng : « Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên

chính phủ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành cũng như
viện dẫn áp dụng quy phạm điều ước và quy phạm tập quán »
9


10



×