Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

TIỂU LUẬN: VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý THỨC ĐẠO ĐỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.22 KB, 50 trang )










TIỂU LUẬN:
VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý
THỨC ĐẠO ĐỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY











Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện
không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung
và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước
hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm
lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Trong
công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt
ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã


hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị
chân chính, trong đó có ý thức đạo đức.

Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với nhà nước, pháp luật ra đời
nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội, pháp
luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của nhà nước.
Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau.
Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác,
thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật càng chặt
chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả
năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách
toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người,
giữa con người với xã hội.
Từ khi xuất hiện, pháp luật luôn gắn với giai cấp cầm quyền. Đối với xã hội có phân


chia và đối kháng giai cấp, mọi hoạt động của đời sống xã hội được đưa vào trong
khuôn khổ pháp luật nhằm mang lại lợi ích cho giai cấp thống trị. Trên thực tế, pháp
luật của những nhà nước gắn với giai cấp tiên tiến của thời đại thì thường phù hợp
với xu hướng phát triển tiến bộ, vì nó bao hàm những chuẩn mực, những quy định
nhằm bảo vệ lợi ích chân chính và phẩm giá con người. Ngược lại, nếu pháp luật của
nhà nước gắn với giai cấp đang suy tàn, không còn vai trò lịch sử thì thường chứa
đựng yếu tố trì trệ, bảo thủ, đi ngược lại lợi ích chân chính. Trong trường hợp như
vậy, pháp luật sẽ không phản ánh được những yêu cầu đạo đức tiến bộ, phù hợp với
xu hướng phát triển khách quan của thời đại.
Trước đây, trong lịch sử, Nho giáo đã lấy đạo đức để răn dạy con người. Với chủ
trương “đức trị”, Nho giáo đã “đạo đức hoá chính trị” và đề cao, thậm chí đến mức
tuyệt đối hoá việc quản lý xã hội bằng cách nêu gương, cảm hoá, làm cho dân chúng
an tâm và từ đó, hy vọng tạo nên sự ổn định xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh
hưởng to lớn, tích cực đối với đời sống xã hội, Nho giáo cũng có những mặt hạn chế,

tiêu cực và bảo thủ.
Đối lập với chủ trương “đức trị” là tư tưởng “pháp trị”. Thực tế cho thấy, đã từng có
những vị vua dùng pháp luật để cai trị đất nước. Với chủ trương “pháp trị”, họ đã có
những chính sách thiết thực, thưởng phạt phân minh, đưa xã hội đi vào cuộc sống có
quy củ, vận hành theo khuôn khổ của phép nước. Tuy nhiên, cả tư tưởng “đức trị” và
“pháp trị” thời phong kiến, bên cạnh mặt tích cực, đều có tính chất phiến diện. Thực
ra, những tư tưởng ấy chỉ là những biện pháp khác nhau mà các thế lực thống trị sử
dụng để củng cố địa vị và quyền lực của mình,
Trong xã hội không còn đối kháng giai cấp, nhà nước là người đại diện cho nhân dân
lao động. Cho nên, hoạt động của nhà nước và hệ thống pháp luật tự thân đã bao hàm
trong đó ý nghĩa đạo đức. Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, pháp luật
luôn có vai trò bảo vệ các giá trị chân chính, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của
con người; đồng thời, tạo điều kiện cho con người phát huy những năng lực thực tiễn
của mình. Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các
quyền thiêng liêng của con người, sự tôn trọng các giá trị xã hội. Một hệ thống pháp
luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của số đông, phù hợp với
xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Do


đó, pháp luật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức
của xã hội. Có thể nói, pháp luật là phương tiện không thể thiếu được cho sự tồn tại
bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng. Bởi lẽ, “pháp luật bao
giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và
biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó khẳng định bao nhiêu thì vai trò của
pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Vì vậy, không thể buông lỏng pháp luật nếu
việc này chưa được chuẩn bị bằng sự tiến bộ đạo đức của xã hội”(1).
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa hiện nay, yêu cầu
đặt ra đối với pháp luật là phải tác động tích cực đến nền đạo đức của xã hội. Nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi cá nhân trong hoạt động của
mình phải tính toán chặt chẽ những điều kiện khách quan và hiệu quả kinh tế. Khi

đời sống kinh tế - xã hội đã và đang có những chuyển biến lớn, thì quan hệ giữa con
người với con người không thể chỉ là “mối quan hệ trực tiếp, cảm tính, chủ yếu vẫn
bị chi phối bởi những nguyên tắc và chuẩn mực của sự phát triển ưu trội về đạo
đức”(2) như trước đây, mà nó cần được bổ sung những chuẩn mực, những giá trị
mới, như tính kinh tế, tính hiệu quả… Ngay cả việc đánh giá đạo đức cũng cần phải
dựa trên các tiêu chí mới đó, ngoài các thước đo vốn có.
Đối với nước ta hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi trường thuận
lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức đã trở thành một trong những yêu
cầu cấp thiết. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa cũng như xã hội dân sự… đòi hỏi phải tích cực hơn nữa
trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật;
đồng thời, xã hội hóa tri thức, nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nâng cao đạo đức
lên trình độ duy lý pháp lý và khoa học; chuyển thói quen điều chỉnh xã hội theo
“lệ”, chủ yếu là sự cảm thông sang điều chỉnh xã hội bằng pháp luật trên nguyên tắc
công bằng và bình đẳng xã hội. Trong quan niệm về chuẩn giá trị và đánh giá đạo
đức, tính khách quan, khoa học và duy lý thay cho sự tuỳ tiện vốn dựa trên cơ sở
kinh nghiệm, duy cảm, duy tình. Sự điều chỉnh xã hội bằng pháp luật (với nguyên tắc
tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật) làm cho mọi thành viên trong xã hội
có thể tự do phát huy khả năng sáng tạo của mình trong môi trường lành mạnh - môi
trường vận hành có trật tự, nền nếp, kỷ cương của một xã hội năng động, phát triển


và văn minh. Đó cũng chính là nhu cầu tình cảm, là trách nhiệm và yêu cầu đạo đức
đối với mỗi công dân trong giai đoạn mới.
Công cuộc đổi mới ở nước ta đang diễn ra trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại. Thực tế đó luôn đòi hỏi và thúc đẩy nâng cao trình độ dân
trí, trình độ nghề nghiệp cho lực lượng lao động và xã hội hóa tri thức khoa học. Từ
đó, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân và của toàn xã hội cũng được nâng lên, làm
cho khả năng điều chỉnh của đạo đức cũng biến đổi và phát triển theo chiều hướng
tích cực. Sự biến đổi đó được biểu hiện ở tính duy lý cao hơn trong việc đánh giá, lựa

chọn những giá trị và chuẩn mực đạo đức. Mỗi người trong hoạt động của mình đã
có ý thức hơn trong việc tôn trọng pháp luật, có bản lĩnh hơn trong đấu tranh vì công
bằng và lẽ phải; biết trân trọng và hướng tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Có thể nói,
việc chuyển sự điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội với thói quen
theo “lệ” và nặng về đạo đức sang điều chỉnh bằng pháp luật, đề cao tính nhân bản
là một trong những chuyển biến quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, việc
hình thành ý thức pháp luật của mỗi công dân là điều kiện để nâng cao ý thức đạo
đức và năng lực thực hiện những hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, đồng thời là cơ
sở để phát triển đạo đức của xã hội.
Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị chân chính,
đều liên quan đến hành vi và đụng chạm đến lợi ích của con người và xã hội. Pháp
luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điều khoản quy định
các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Các quy phạm pháp luật quy định chi tiết các
hành vi được phép và hành vi bị cấm đoán. Đồng thời, chúng còn xác định cụ thể các
cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm. Ngoài ra, pháp luật
còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội bằng sự bắt buộc,
cưỡng chế từ bên ngoài. Trong khi đó, đạo đức lại điều chỉnh các mối quan hệ bằng
dư luận xã hội, bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc từ bên trong. Sự khác biệt nhưng lại
thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Do vậy,
có thể nói, pháp luật không những là công cụ để quản lý nhà nước, mà còn tạo môi
trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức.
Thực tế những năm vừa qua ở nước ta cho thấy, hệ thống pháp luật và việc thi hành
pháp luật đã có những tác động rõ rệt đến đời sống xã hội. Những quy định trong


Hiến pháp, trong các luật và văn bản dưới luật luôn “đề cao tính nhân đạo và nhân
văn, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của nhà nước mà nhân dân là chủ và do nhân
dân làm chủ”(3). Nói đúng hơn, đó là hệ thống pháp luật phục vụ cho việc thực thi
các lợi ích cơ bản của con người, đặc biệt là lợi ích của người lao động. Vì vậy, các
nguyên tắc định hướng cho việc xây dựng nội dung của hệ thống pháp luật, như công

bằng, nhân đạo, vì sự phát triển tiến bộ của con người và xã hội,… cũng chính là
những nguyên tắc đạo đức cơ bản mà nhân loại tiến bộ đã, đang và sẽ hướng tới. Có
thể nói, pháp luật sẽ góp phần rất lớn trong việc hình thành ý thức tôn trọng và chấp
hành những quy phạm chung, giúp con người có những hành vi ứng xử văn minh,
phù hợp với chiều hướng phát triển tiến bộ của thời đại.
Trong hệ thống văn bản pháp luật của nước ta, kể cả Hiến pháp, các bộ luật và văn
bản dưới luật thường có nhiều quy phạm pháp luật ghi nhận những giá trị, những
chuẩn mực đạo đức. Đặc biệt, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “Nghiêm trị mọi
hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu
mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển toàn diện”(4). Ngoài ra, các bộ luật, như Bộ luật hình sự, Bộ
luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em,… đều được
xây dựng trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì
vậy, có thể nhấn mạnh rằng, pháp luật vừa là công cụ hữu hiệu trong việc bảo tồn
những giá trị truyền thống, vừa góp phần bồi đắp nên những giá trị mới, trong đó có
ý thức đạo đức.
Việt Nam vốn là một nước kém phát triển, lại đang chuyển sang xây dựng nền kinh
tế thị trường. Trong điều kiện như vậy, sự ít hiểu biết về pháp luật của một bộ phận
nhân dân cùng với những bất cập của hệ thống pháp luật đã dẫn đến tình trạng vi
phạm kỷ cương xã hội, coi thường pháp luật. Nạn tham nhũng và các hành vi làm ăn
bất lương, vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật đang ngày càng gia tăng. Những
biểu hiện xuống cấp và suy thoái đạo đức, đặc biệt là “ở một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền” đang là nỗi bất bình của
toàn xã hội. Thực tế nhức nhối đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân do pháp luật chưa đầy đủ hoặc thiếu chặt chẽ và việc thi hành pháp luật
còn chưa nghiêm, chưa công bằng. Trong bối cảnh như vậy, luật pháp cần phải tỏ rõ


sức mạnh của mình để lập lại trật tự, kỷ cương. Bởi lẽ, “nếu đạo lý không đủ mạnh
để thuyết phục thì pháp lý phải ra tay. Nếu dư luận xã hội chưa đủ độ để lên án thì

luật pháp phải kết án”(5).
Những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã nỗ lực trong việc thanh tra, khám phá
và đưa ra xét xử công khai nhiều vụ trọng án, kiên quyết trừng trị thích đáng những
kẻ phạm tội, thu lại cho đất nước một lượng lớn tài sản. Việc làm đó không những
được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ cái đúng, cái thiện, lên án cái sai, bài trừ cái
ác, mà còn chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng của luật pháp trong việc bảo vệ nền
đạo đức và lành mạnh hóa đời sống xã hội. Có thể nói, trong tiến trình đổi mới đất
nước, pháp luật đã góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, duy trì và tạo được
một số chuyển biến khả quan về mặt xã hội, góp phần không nhỏ trong việc củng cố
tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo thế và
lực đưa nước ta từng bước hội nhập với thế giới. Chúng ta cũng đang từng bước xây
dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp cho phù hợp với tình hình và
nhiệm vụ mới. Nhiều văn bản pháp luật và dưới luật được ban hành và đang đi vào
cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Điều đó càng khẳng định một
thực tế là, nếu như pháp luật ngày một hoàn thiện hơn, hoạt động tuyên truyền pháp
luật được phổ biến rộng rãi hơn và việc thực hiện ngày càng nghêm minh hơn thì ý
thức pháp luật sẽ được nâng cao hơn, sự định hướng hành vi cho mọi công dân cũng
sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta vẫn còn thiếu những quy
định cần thiết trong lĩnh vực quản lý kinh tế và các quy định về quyền cơ bản của
công dân. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được chú trọng nếu như không nói
là còn bị xem nhẹ. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành luật của các
cơ quan chức năng còn nhiều bất cập; những kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp
luật và quản lý xã hội bằng pháp luật còn nhiều hạn chế. Tâm lý tiểu nông, thói quen
của người sản xuất nhỏ làm cho nhiều người còn mang nặng tư tưởng “phép vua thua
lệ làng”. Điều đó lý giải tại sao trong đời sống xã hội vẫn còn không ít người chưa có
thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trước đây, lúc sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: pháp luật không phải là để trừng trị con
người, mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người. Đáng tiếc là, ở nước ta,



vẫn còn một bộ phận dân chúng coi pháp luật là sự trói buộc mình nên đã có tâm lý
trốn tránh pháp luật. Thực tế đó cũng làm cho việc thực thi pháp luật càng trở nên
phức tạp hơn và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ
trực tiếp thực thi luật pháp chưa thực sự công tâm, nghiêm minh, gương mẫu trong
việc chấp hành pháp luật và tình trạng pháp luật bị buông lỏng đã tạo điều kiện cho
những hiện tượng phản đạo đức xuất hiện, gây ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng các
quan hệ xã hội lành mạnh và tiến bộ.
Pháp luật không loại trừ một ai và không phân biệt đối xử với bất kỳ ai. Đứng trước
pháp luật thì mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Pháp luật là công
cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi của con người theo hướng ngăn
chặn, đẩy lùi cái xấu, cái ác và khuyến khích, nâng đỡ, phát huy cái tốt, cái thiện vốn
có trong mỗi con người. Việc thực thi pháp luật là nhằm xây dựng một xã hội có trật
tự, kỷ cương, văn minh, tiến bộ vì con người và cho con người. Với quan niệm như
vậy, pháp luật và việc thực thi pháp luật là môi trường nuôi dưỡng và phát triển các giá
trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức.
Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề phải tăng
cường hơn nữa vai trò của pháp luật. Việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật
không chỉ nhằm lập lại trật tự, kỷ cương xã hội, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho
việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức mới. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải
tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp quan trọng.
Trước hết, cần phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn nữa vai trò của pháp
luật trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhận thức đầy đủ
vấn đề này là một quá trình khó khăn và lâu dài. Trải qua thực tiễn xây dựng chủ
nghĩa xã hội, Đại hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh rằng, cần phải “tăng cường pháp
chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quản lý xã hội
bằng pháp luật”(6). Gần đây, Đại hội X của Đảng đã khẳng định rằng, chúng ta cần
“Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền

lập pháp, hành pháp và tư pháp”(7). Điều đó cho thấy, việc xây dựng và từng bước
hoàn thiện nhà nước pháp quyền đang trở thành vấn đề thực sự có ý nghĩa cấp bách


trong điều kiện và yêu cầu phát triển mới của đất nước. Bởi vì, đây là vấn đề không
những góp phần tăng cường cơ sở pháp lý để người dân thực hiện quyền làm chủ
của mình, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và nuôi dưỡng ý thức
đạo đức mới.
Thứ hai, chúng ta cần phải xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Phương châm chỉ đạo của Đảng ta là: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ
thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật”(8). Vấn đề này có liên quan
chặt chẽ với việc nghiên cứu các giá trị, đặc biệt là các giá trị truyền thống. Thông
qua quá trình đó, chúng ta có thể lựa chọn các chuẩn mực, các giá trị phù hợp để luật
hóa chúng, biến thành những quy phạm chung của xã hội mà mỗi công dân đều có
nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh. Có thể nói, đây là vấn đề có ý nghĩa quan
trọng và thực sự cấp bách trong quá trình xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh ở
nước ta hiện nay.
Thứ ba, để nâng cao vai trò và hiệu quả của hệ thống pháp luật, ngoài các biện pháp
trên, cần phải quan tâm đến chất lượng của các cơ quan làm luật và đội ngũ cán bộ
thực thi pháp luật. Thực tế những năm vừa qua cho thấy, đội ngũ cán bộ trực tiếp
thực thi pháp luật không những còn thiếu và yếu về năng lực, thiếu ý thức trách
nhiệm, mà còn thiếu cả cái tâm của con người. Đã có không ít trường hợp cán bộ lợi
dụng chức vụ, quyền hạn làm những việc trái với chính sách và pháp luật, xử lý
không nghiêm những trường hợp vi phạm, thậm chí chính bản thân họ cũng vi phạm
pháp luật. Do vậy, việc nâng cao chất lượng của các cơ quan này cũng như xây dựng
đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay.
Thứ tư, để tăng cường vai trò của pháp luật thì việc thực thi pháp luật phải nghiêm
minh, công bằng. Đứng trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng cả về quyền và
nghĩa vụ. Tất cả mọi hành động vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm khắc.

Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng, hiệu lực của pháp luật chỉ có
được khi mọi người nghiêm chỉnh chấp hành. Trong thực thi pháp luật, về phía nhà
nước, việc tổ chức thực hiện phải nghiêm minh, thưởng phạt phải rõ ràng; về phía
công dân, tất cả mọi người không loại trừ ai đều có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện
đúng pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật.


Thứ năm, cần tổ chức tốt việc đưa pháp luật vào đời sống thông qua hoạt động giáo
dục pháp luật. Bởi vì, một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh vẫn chưa thể đem lại hiệu
quả cao nếu những quy định của nó không được mọi người biến thành hành động
trong thực tế. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: việc công bố đạo
luật chưa phải là đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện
được tốt. Theo Người, việc giáo dục pháp luật là một trong những “công đoạn” hết
sức quan trọng. Nó không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, mà còn
tạo ra khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm, những chuẩn mực mới; đồng
thời, góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức; ngăn chặn các biểu
hiện xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác; khuyến khích những hành vi hợp
pháp và hợp đạo lý.
Ngoài ra, để tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành ý thức đạo đức, cần phải
đẩy mạnh hơn nữa các chương trình kinh tế - xã hội, như xoá đói giảm nghèo, tạo
công ăn việc làm, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; phải khắc phục những thiếu sót
trong các chính sách quản lý kinh tế - xã hội; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn
bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của đất nước và bối cảnh quốc tế. Mặt khác,
cũng cần phải tăng cường hơn nữa lực lượng, phương tiện, kinh phí cho các cơ quan
bảo vệ pháp luật, xây dựng các cơ quan này thực sự trong sạch, vững mạnh.
Tóm lại, muốn xã hội ổn định và ngày càng phát triển, cần phải có hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh và đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động của con người và của toàn xã
hội. Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật có ý
nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Chính vì vậy, Đảng
ta khẳng định rằng, để góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta

phải “hoàn chỉnh hệ thống pháp luật”, cụ thể là: “… tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt
động của Quốc hội, của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp, đẩy mạnh cải cách hành
chính và cải cách tư pháp, tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động lập pháp,
hành pháp và tư pháp”(9). Đó là cơ sở xã hội, cơ sở pháp lý cho việc hình thành và
phát triển ý thức đạo đức mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay./.

(*) Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.


(1) G.Bandzeladze. Đạo đức học, t.1. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1985, tr. 177.
(2) Phạm Thị Ngọc Trầm. Bước chuyển đổi và mối quan hệ giữa các giá trị “chân”
và “thiện” trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tạp chí Triết học, số 1,
1995, tr.25.
(3) Tô Huy Rứa. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tạp chí Cộng sản, số 22,
2005, tr.24.
(4) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Nxb Sự thật -
Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1992, tr.13.
(5) Nhị Lê. Đạo lý. Tạp chí Cộng sản, số 13, 1999, tr.55.
(6) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.45.
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.125.
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Sđd.,
tr.125.
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.Sđd.,
tr.45.



V.I.LÊNIN PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU TƯỢNG Đ
ẾN CỤ
THỂ

NGUYỄN ANH TUẤN (*)
Phát triển lý luận một cách sáng tạo luôn được V.I.Lênin coi là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu. Dù bận với rất nhiều công việc thực tiễn – lãnh đạo công cuộc
xây dựng chế độ xã hội mới ở nước Nga sau Cách mạng tháng Mười, ông vẫn dành
sự quan tâm thoả đáng cho việc luận chứng về phương diện lôgíc chương trình lý
luận của chế độ xã hội mới. Buộc phải hiểu một cách cụ thể về xã hội tương lai để
biến chương trình lý luận này thành hiện thực, trong lúc mới chỉ có mầm mống của
chủ nghĩa cộng sản, V.I.Lênin đã nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản không phải từ việc


vạch ra xuất phát điểm ở hiện thực cùng cấp với nó, mà ở hiện thực mới chỉ bắt đầu
xuất hiện những mầm mống yếu ớt của tương lai. Chính cách tiếp cận này đã giúp
ông phát hiện ra điểm khởi đầu lý luận và thực tiễn cộng sản chủ nghĩa và qua đó,
đã phát triển phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể mà Hêghen và C.Mác đã xây
dựng. Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ cống hiến lý luận đó của V.I.Lênin.
Vấn đề xác định khởi điểm của phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể trên bình
diện lý thuyết đối với các hệ thống đã hình thành và đang trong quá trình sinh thành
là hết sức quan trọng. Với suy nghĩ đó, trong bài viết này, trên cơ sở phân tích những
chỉ dẫn của V.I.Lênin về cách thức xây dựng xã hội mới ở nước Nga sau Cách mạng
tháng Mười, chúng tôi cố gắng luận chứng cho tính hiệu quả cao của việc lựa chọn
đúng khởi điểm nghiên cứu theo phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể đối với
việc xây dựng mô hình lý thuyết của một hệ thống đang hình thành và đối với hoạt
động thực tiễn của chủ thể tự giác.
Chúng ta đều biết, chỉ với một thời gian ngắn sau Cách mạng tháng Mười, V.I.Lênin
không thể chuyên tâm vào việc nghiên cứu lôgíc học. Nhưng, cuộc Cách mạng này
và sự bắt đầu hình thành hiện thực xã hội mới đã đặt ra trước ông nhiệm vụ phải giải

quyết nhiều vấn đề khoa học hoàn toàn mới, trong đó có cả những vấn đề thuộc về
lôgíc học. Cái mới chỉ vừa nảy sinh, cái cũ còn ngự trị khắp nơi, và theo cách nói của
V.I.Lênin, hiện thực xã hội còn “mờ ảo”, “chưa rõ ràng”, “đa chiều kích”, “lá mặt lá
trái”… Trong bối cảnh đó, dù phải cố gắng suy ngẫm lý luận về những nhiệm vụ cụ
thể đang đặt ra trước xã hội Xô viết, V.I.Lênin vẫn quan tâm nhiều đến việc luận
chứng về phương diện lôgíc cho chương trình lý luận của chế độ xã hội mới. Và, tiến
trình giải quyết những nhiệm vụ thuần tuý thực tiễn, V.I.Lênin đã vạch ra sự phụ
thuộc trực tiếp của nó vào việc giải quyết những nhiệm vụ lý luận. Có thể thấy chỉ
dẫn của ông về sự phụ thuộc của thực tiễn vào lý luận ở luận điểm sau đây: “Chính
trong việc chấp hành những nhiệm vụ sơ đẳng đó mà chúng ta thường hay gặp những
trở ngại. Xét về phương diện lịch sử, thì điều đó không có gì đáng lo ngại cả, vì trong
việc xây dựng những hình thức mới, đến nay chưa từng biết, cần phải dành một thời
gian nhất định để vạch kế hoạch tổ chức chung, kế hoạch này sẽ phát triển trong quá
trình công tác”(1).
Sự phát triển xã hội loài người ở các giai đoạn trước xã hội chủ nghĩa được đặc trưng


bởi sự hiện hữu của cái chung trong chính hiện thực, nhưng đối với sự nghiệp xây
dựng xã hội chủ nghĩa - cộng sản chủ nghĩa thì cái chung đó mới chỉ có dưới dạng kế
hoạch, cương lĩnh, viễn cảnh xa xôi do sự nghiệp sáng tạo tương lai mang lại. Hiện
thực xã hội từ chỗ phát triển tự phát bắt đầu trở thành sự hiện thực hoá của chương
trình lý luận. Vì thế, nếu đối với C.Mác, việc suy ngẫm về hiện thực xã hội, về cơ
bản, là sự suy ngẫm về cái đã hiện diện, thì nhiệm vụ của V.I.Lênin phức tạp hơn.
Cần phải hiểu, việc diễn đạt được dưới dạng khái niệm một tương lai còn xa là để
giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn gần gũi, sơ đẳng. Chương trình lý luận xây đắp
tương lai xuất hiện không đơn giản từ mong muốn của con người. Nó cần phải là sự
triển khai, “xoay vần” những yếu tố đặc thù nào đó của hiện thực xã hội đang có. Do
vậy, chúng ta có thể diễn đạt cách tiếp cận như thế của V.I.Lênin với việc xác định
xuất phát điểm của lý thuyết bằng chính những lời mà ông đã viết ra trước đó
trong Bút ký triết học: “Phải rút ra những phạm trù (mà không phải lấy ra một cách

độc đoán hay máy móc)…, xuất phát từ những cái cơ bản đơn giản nhất… (không
lấy những cái khác) – ở đây, trong những phạm trù đó “toàn bộ sự phát triển là nằm
trong mầm mống đó”(2).
Như vậy, có thể nói, sự khác biệt lôgíc giữa chương trình lý luận nhằm sáng tạo ra
chủ nghĩa cộng sản với các lý luận khác, trước hết là ở chỗ, nó không là và không thể
là sự khái quát giản đơn các dữ kiện. Nói chung, nó không thể là sự tổng kết khái
quát. Nó là sự rút ra một cách lý luận từ những “viên gạch”, “chất liệu”, cơ sở, tế
bào, yếu tố, mầm mống, bào thai đã được xác định nghiêm ngặt, được phân tách rạch
ròi nào đó của cái mới.
Cả Hêghen lẫn C.Mác đều hiểu sự tồn tại của cái thấp trên cơ sở của cái cao như sau:
“Giải phẫu học về con người là cái chìa khoá cho giải phẫu học về con khỉ. Ngược
lại, người ta chỉ có thể hiểu được những dấu hiệu báo trước cái cao hơn trong các
loại động vật cấp thấp khi người ta biết được bản thân cái cao hơn đó”(3). Còn
V.I.Lênin thì buộc phải đi theo đường khác. Ông cần phải hiểu một cách cụ thể về xã
hội tương lai, trong lúc mới chỉ có “cái thấp”, mới chỉ có những mầm mống của chủ
nghĩa cộng sản để sau đó, biến chương trình lý luận này thành hiện thực.
Trong Tư bản, C.Mác đã khẳng định: “Nghiên cứu một cơ thể đã phát triển thì dễ
hơn là nghiên cứu một tế bào của cơ thể đó”(4). Còn V.I.Lênin thì buộc phải bắt đầu


nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản không phải từ việc vạch ra xuất phát điểm, “cái tế
bào” từ hiện thực cùng cấp với nó, mà từ hiện thực mới chỉ bắt đầu sinh ra những
mầm mống hết sức yếu ớt của tương lai. Điều đó đã buộc V.I.Lênin phải đi con
đường phức tạp hơn nhiều, nhưng là duy nhất có thể có về mặt lôgíc trong những
điều kiện mới.
Đi theo con đường này, V.I.Lênin đã phát hiện ra trong “ngày thứ bảy cộng sản”cái
cơ sở, bước khởi đầu, điểm xuất phát của lý luận và thực tiễn cộng sản chủ nghĩa. Sự
phân tích về “ngày thứ bảy cộng sản” đã cho phép V.I.Lênin phân biệt được chủ
nghĩa cộng sản với chủ nghĩa xã hội một cách sâu sắc và đầy đủ hơn. Nếu như ở Đại
hội VII (3 - 1918) của Đảng Bônsêvích Nga, V.I.Lênin còn cho là không thể nêu ra

một cách khá đầy đủ những đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản bởi khi đó, còn chưa
có “chất liệu” mà từ đó, “hình thành lên chủ nghĩa cộng sản”(5), thì tại Hội nghị
Đảng lần thứ VIII (12 - 1919), ông đã nêu được đặc trưng đó. Điều hết sức quan
trọng là, V.I.Lênin đã “rút thẳng” đặc trưng đó từ sự phân tích về “ngày thứ bảy cộng
sản”(6).
V.I.Lênin đã gắn “ngày thứ bảy cộng sản” với xã hội cộng sản phát triển, “rút ra” xã
hội đó từ “ngày thứ bảy cộng sản”. Không chỉ thế, ông còn nhìn thấy ý nghĩa vĩ đại
nhất của những “ngày thứ bảy cộng sản” đó là ở chỗ, chúng là sự nghiệp của lý trí và
khát vọng của chính công nhân, là sự sáng tạo tự giác của họ. Thế giới mới đang xuất
hiện với những quy luật phát triển đặc thù khi cuộc sống trở thành sản phẩm sáng tạo
có ý thức của trí tuệ và của cánh tay con người được phản ánh trong chúng. Có thể
nêu đặc trưng, mô tả quá trình “rút ra” đó một cách đơn giản nhất bằng các khái niệm
của lý thuyết về phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể. Theo nghĩa đó, điều đáng
chú ý là việc V.I.Lênin chuyển từ việc sử dụng các thuật ngữ “cơ sở”, “vật liệu”, “viên
gạch”, “phần tử” để diễn đạt xuất phát điểm của cách hiểu cụ thể về xã hội cộng sản
sang sử dụng các thuật ngữ “khởi đầu”, “mầm mống”, “sáng kiến”, “phôi thai”, “bước
đầu tiên”. Vậy, vấn đề ở đây là gì?
Chủ nghĩa cộng sản đang còn là cái phải xây dựng trước mắt, cả về mặt lý luận lẫn
thực tiễn. Với tư cách nhà khoa học thực thụ, V.I.Lênin không thể lấy “ngày thứ bảy
cộng sản” làm phần tử, cơ sở, tế bào của các hình thái cộng sản chủ nghĩa phát triển
để gán ép cho hiện thực xã hội. Giả định, “ngày thứ bảy cộng sản” trở thành yếu tố


của chủ nghĩa cộng sản phát triển đã là sự trừu tượng “quá mức”, là cái giáp ranh với
ảo tưởng trống rỗng. V.I.Lênin không thể đưa ra một giả định như vậy. Do vậy, khi
đó, một cách tất yếu, ông phải ghi nhận chỉ một thời đoạn trong sự mô tả lôgíc về
“ngày thứ bảy cộng sản” - đó chính là thời đoạn khởi đầu, là xuất phát điểm.
Chúng ta hãy so sánh cơ sở (khởi điểm) của phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể
mà ở Hêghen là tồn tại, ở C.Mác là hàng hoá và ở V.I.Lênin là “ngày thứ bảy cộng
sản”.

Trước hết, chúng ta thấy ở đây đã có sự thay đổi về đối tượng nghiên cứu. Khởi điểm
ở Hêghen – tồn tại trống rỗng – là sản phẩm của tinh thần tư biện, của hoạt động lý
luận thuần tuý và được thực hiện không phải bởi con người như là chủ thể, mà là
thông qua con người, bằng con người như là công cụ của tinh thần. Và, Hêghen đã
ghi lại dưới dạng bị tha hoá tính chất sáng tạo của hoạt động tinh thần ở con người.
Khởi điểm ở C.Mác – hàng hoá – cũng là sản phẩm của hoạt động con người, được
con người biến thành cái không còn phụ thuộc vào mình, thù địch với mình và trở lại
nô dịch chính mình. Đó cũng là sản phẩm tự tha hoá của con người. Còn với “ngày
thứ bảy cộng sản”, V.I.Lênin đã ghi lại khởi điểm này như là sự vượt bỏ mọi loại
hình tha hoá. Đó là một thời đoạn của hoạt động sáng tạo toàn diện ở con người. Đặc
thù, bản chất của hoạt động xã hội mới về chất đều “tập trung” trong nó. Lần đầu tiên
trong lịch sử, hoạt động xã hội trở thành sáng tạo, thành sự tạo lập tương lai một cách
tự giác, là “sự triển khai” có ý thức, là mầm mống của tương lai trong hiện tại.
Trong xã hội tiền cộng sản chủ nghĩa, với tính thiếu sáng tạo trong sự phát triển xã
hội của con người thì mục đích, tương lai trùng với quá khứ; còn kết quả thì đã được
cho từ trước và coi như là mục đích. Với tính chất sáng tạo trong tiến bộ xã hội của
con người thì thực tiễn là sự hiện thực hoá chương trình lý luận. Viễn cảnh không
còn là sự di chuyển giản đơn quá khứ và hiện tại vào tương lai. Nói cách khác, sự
sáng tạo không thể được thực hiện như là chức năng của các kết quả hoạt động quá
khứ.
Như vậy, có thể nói, khởi điểm ở V.I.Lênin khác về chất so với ở Hêghen, cũng
giống như tự hoạt động, tự khai triển, tự khẳng định khác với tự tha hoá. Chỉ có việc
cả hai khởi điểm này đều là kết quả của hoạt động sáng tạo là điểm chung của chúng.
“Ngày thứ bảy cộng sản” với tư cách sự kiện hoạt động được ý thức cũng khác về


chất với hàng hoá vốn là kết quả tự phát của sự phát triển xã hội của con người.
Điểm chung của cả hai ở đây là, chúng đều là những sự kiện thực của hiện thực xã
hội, những sự kiện của hoạt động kinh tế thực tiễn của con người. Nhưng, nếu đối
với hàng hoá, tính chất kinh tế là hình thái tồn tại tất yếu của nó, thì đối với “ngày

thứ bảy cộng sản” - đó có vẻ là ngẫu nhiên hơn là tất yếu, hơn là quy luật. Theo đó,
có thể nói, điểm khởi đầu ở V.I.Lênin, trên một bình diện nào đó, là tổng hợp các
điểm khởi đầu ở Hêghen và ở C.Mác.
Về mặt nội dung, có thể ghi nhận hai điểm đặc trưng của “ngày thứ bảy cộng sản” là:
1) tính chỉnh thể của con người, sự thủ tiêu do họ thực hiện tính tự phân tán thông
qua sản xuất vật chất, và 2) tính trực tiếp của mối liên hệ giữa con người và xã hội,
tính đồng nhất của các quá trình phát triển của chúng.
Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể ở Hêghen và ở C.Mác được ứng dụng với
những thời đoạn “khách quan” của sự phát triển con người mà con người đặt giữa
mình với bản tính xã hội của mình, khoác thêm cho chúng những phẩm chất chủ
quan, đặt chúng đối lập với mình và thậm chí, còn bắt mình phải phục tùng chúng. Ở
Hêghen - đó là quá trình phát triển xã hội của văn hóa, của hoạt động tinh thần, của
sản xuất tinh thần. Ở C.Mác - đó là quá trình phát triển các năng lực sản xuất của con
người, là hoạt động sản xuất vật chất của họ. Còn trong “ngày thứ bảy cộng sản”,
V.I.Lênin thấy ẩn sau tất cả những yếu tố trung gian là tính đồng nhất của con người
với xã hội. Văn hóa vật chất và tinh thần con người đối với họ trở thành quá “trong
suốt” đến độ họ nhìn thấy chính mình trong đó và thông qua đó, bắt đầu đánh đồng
nó với mình, với quá trình tự phát triển, tự hoàn thiện của mình. Quá trình nắm bắt
văn hóa vật chất và tinh thần đã vươn xa tới mức mà sự chú ý của con người đã
không còn dừng lại ở thời đoạn trung giới như vốn có ở sự phát triển của nó, mà còn
vượt tiếp. Tất cả các lĩnh vực hoạt động người ở V.I.Lênin đều được hiểu như là các
hình thái tồn tại hiện hữu bên ngoài của con người.
Theo C.Mác, xã hội đối kháng được đặc trưng bởi nguyên tắc phát triển mình bằng
cách phát triển giới tự nhiên bên ngoài(7). Còn trong “ngày thứ bảy cộng sản”, theo
V.I.Lênin, chính con người trở thành “đối tượng” cơ bản của họ. Bởi thế, sự thay đổi
con người bởi chính con người đồng thời cũng là việc con người tự làm thay đổi bản
tính xã hội và sản xuất - vật chất bên ngoài của mình. Trong khi làm thay đổi bản


tính riêng của mình, con người như vậy cũng làm biến đổi cả tự nhiên nói chung.

V.I.Lênin đã ghi nhận việc con người làm đồng nhất sự phát triển xã hội của mình
với quá trình tự phát triển như sau: “Việc tổ chức những ngày thứ bảy cộng sản, do
sáng kiến của chính anh em công nhân đặt ra, có một ý nghĩa thật hết sức to lớn về
mặt ấy. Rõ ràng đó chỉ mới là một bước đầu, nhưng là một bước đầu có tầm quan
trọng vô cùng to lớn. Đó là bước đầu của một cuộc cách mạng khó khăn hơn, căn bản
hơn, triệt để hơn, quyết định hơn là việc lật đổ giai cấp tư sản, vì đó là một thắng lợi
đối với bệnh thủ cựu của chúng ta, đối với tình trạng lơi lỏng của chúng ta, đối với
bệnh ích kỷ tiểu tư sản của chúng ta, đối với những tập quán mà chủ nghĩa tư bản tệ
hại đã để lại cho công nhân và nông dân. Khi nào thắng lợiấy được củng cố, thì lúc
đó, và chỉ lúc đó, mới tạo ra được kỷ luật xã hội mới, kỷ luật xã hội chủ nghĩa; lúc
đó, và chỉ có lúc đó, chủ nghĩa tư bản mới không thể ngóc đầu dậy được, và chủ
nghĩa cộng sản mới thật sự là vô địch”(8).
Như vậy, theo V.I.Lênin, “ngày thứ bảy cộng sản” - đó là khởi đầu của hoạt động đại
chúng sáng tạo xã hội, khi chính quần chúng nhân dân sáng tạo ra lịch sử. Thành tố
cơ bản của sự sáng tạo là việc nó dựa trên cơ sở của sự tạo lập bởi chủ thể sáng tạo ra
chính mình. Sáng tạo là sự tạo lập cái mới về chất và vì thế, mỗi hành vi sáng tạo, ở
một nghĩa nào đó, là đi ngược lại cái hiện tồn. Với quan niệm này, ông đã đặc biệt
nhấn mạnh “tính cá biệt”, “tính yếu ớt”, “tính hiếm hoi” của “ngày thứ bảy cộng sản”
so với hiện thực xã hội mà khi đó, đang tồn tại tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm. Với
ông, “ngày thứ bảy cộng sản” là “những mầm chồi yếu ớt” và chúng vẫn còn “yếu vô
cùng, là “hiện tượng vô cùng nhỏ bé”, là “những mầm mống hãy còn rất non yếu”, là
“một cái gì đó hoàn toàn mới… đi ngược hẳn lại với tất cả các quy tắc cũ tư bản chủ
nghĩa, một cái gì cao hơn xã hội xã hội chủ nghĩa đang chiến thắng chủ nghĩa tư
bản”(9).
Khi ghi nhận những đặc thù của “ngày thứ bảy cộng sản” và làm cho chúng trở thành
xuất phát điểm của việc xây dựng chương trình lý luận tạo lập chủ nghĩa cộng sản, về
thực chất, V.I.Lênin đã nêu ra tiêu chuẩn hoàn toàn mới cho việc lựa chọn chất liệu
nghiên cứu.
Đối với Hêghen và C.Mác, tiêu chuẩn như thế là tính quảng đại, tính điển hình, tính
thông thường, “sự tĩnh tại” của hiện tượng xã hội này hay khác. Trong Bút ký triết



học, V.I.Lênin vẫn còn xác định khởi điểm như là cái “đơn giản nhất, quen thuộc
nhất, thông thường nhất”, “cơ bản nhất”, “chung nhất”, cái thường gặp đến hàng
nghìn triệu lần”(10). Nhưng, sau này, tiêu chuẩn lựa chọn đối với ông lại là cái mới
về chất, cái mang tính phôi thai, hiếm hoi, tính cá biệt và v.v
C.Mác đặt cho mình nhiệm vụ không chỉ “giải thích”, mà còn “cải tạo” thế giới; mô
tả thế giới cũ để biến đổi nó, giải thích thế giới ấy để xoá bỏ nó và dự định một
chương trình xây dựng thế giới mới. Chương trình xây dựng thế giới mới được
C.Mác rút ra một cách lôgíc từ sự phân tích cấu trúc của xã hội tư bản chủ nghĩa
đương thời, còn việc xây dựng xã hội mới được ông coi như là mục đích, và đó là cái
đã quyết định toàn bộ hoạt động lý luận của ông. Tính chất mới về chất của hoạt
động xã hội cộng sản chủ nghĩa đã buộc V.I.Lênin mô tả không phải là cấu trúc sự
phát triển xã hội của con người đương đại, mà là cấu trúc của xã hội mới đang được
tạo ra; đồng thời buộc ông phải giải thích quá trình tạo lập tương lai xa và gần.
Việc phát hiện ra “ngày thứ bảy cộng sản” như là phôi thai của chủ nghĩa cộng sản
không chỉ là điểm khởi đầu của sự dịch chuyển mang tính phạm trù trong tư tưởng
của V.I.Lênin. Trong Bàn về chế độ hợp tác xã, V.I.Lênin viết: “Chúng ta buộc phải
thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn
bản”(11). Thiết nghĩ, việc nghiên cứu sự thay đổi căn bản đó về các quan điểm triết
học – xã hội của V.I.Lênin sẽ mang lại những khám phá khoa học mới.r

* Tiến sĩ, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
(1) V.I.Lênin. Toàn tập, t. 37. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr. 490.
(2) V.I.Lênin. Sđd., t. 29, tr. 103.
(3) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t. 46, ph. 1. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1998, tr. 71.
(4) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t. 23, tr. 16.
(5) V.I.Lênin. Sđd., t. 36, tr. 83.

(6) Xem: V.I.Lênin. Sđd., t. 40, tr. 38 – 44.
(7) Xem: C. Mác và Ph. Ăngghen. Sđd., t. 23, tr. 266.
(8) V.I.Lênin. Sđd., t. 39, tr. 5-6.


(9) V.I.Lênin. Sđd., t. 40, tr. 42.
(10) V.I.Lênin. Sđd., t. 29, tr. 360, 380.
(11) V.I.Lênin. Sđd., t. 45, tr. 428.



MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ, VĂN MINH TRONG KỶ
NGUYÊN TOÀN CẦU TỪ CÁCH TIẾP CẬN TRIẾT HỌC

NGUYỄN TẤN HÙNG (*)
Trong bài viết này, khi chỉ ra bản chất của những mâu thuẫn giữa các nền văn hoá,
văn minh; sự khác nhau giữa tôn giáo và văn minh; nguyên nhân của sự xung đột
giữa các tôn giáo, sắc tộc, giữa các cộng đồng dân tộc, tác giả đã đi đến khẳng
định rằng, sự phát triển của văn hoá, văn minh không những không làm sâu sắc
thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hội, mà trái lại, còn là điều kiện để các dân
tộc xích lại gần nhau hơn. Giải quyết mối quan hệ giữa các nền văn hoá, văn minh
trong bối cảnh toàn cầu hoá đã trở thành xu thế khách quan, tất yếu luôn cần đến
cách tiếp cận triết học, bởi chính cách tiếp cận này cho chúng ta thấy được cả mặt
tích cực lẫn mặt tiêu cực của một quá trình – tiếp thu những thành tựu văn hoá, văn
minh nhân loại, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

1. Thực chất mâu thuẫn giữa các nền văn hóa, văn minh
Giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau thường có những mâu thuẫn nhất định.
Bản chất của những mâu thuẫn này nằm ở sự khác biệt về quan niệm sống, đạo đức,
phong tục, tập quán, tín ngưỡng… Mỗi dân tộc thường có khuynh hướng bảo vệ

nền văn hóa lâu đời của mình, chống lại sự xâm nhập của các yếu tố văn hóa ngoại
lai. Chẳng hạn, một số tổ chức tôn giáo thế giới không chịu từ bỏ ý đồ quốc tế
hóa tổ chức tôn giáo của mình đã bất chấp những thủ đoạn hèn hạ để bành trướng
tôn giáo, thậm chí dùng sự mua chuộc bằng vật chất, vì thế nhiều nhà nước đã có
những biện pháp nhất định để phát triển tín ngưỡng dân tộc, chống lại sự xâm lăng
tôn giáo từ bên ngoài. Trước sự xâm nhập từ mặt trái của luồng văn hóa độc


hại vào đời sống cộng đồng các dân tộc thông qua mạng internet, thông qua du
khách, các quốc gia châu Á, trong đó có những quốc gia thuộc văn hóa Trung - Ấn,
các quốc gia Hồi giáo đang có những biện pháp nhất định để đối phó, nhất là đối
với cái gọi là “cuộc cách mạng tình dục” xuất phát từ phương Tây.
Mới thoạt nhìn thì có vẻ như những nền văn hóa, văn minh của thế giới đều đại diện
cho những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Văn minh phương Tây là văn minh Kitô
giáo, văn minh Ấn Độ là văn minh Ấn giáo, văn minh Trung Hoa là văn minh
Khổng giáo, văn minh Ảrập là văn minh Hồi giáo, v.v Các tôn giáo này có sự đối
lập nhau không thể điều hòa được nên giữa các nền văn minh cũng có mâu thuẫn
không thể giải quyết được bằng con đường hoà bình và do vậy, tất yếu sẽ có “đụng
độ” bạo lực.
Thực ra, tôn giáo và văn minh là những cái khác nhau. Mặc dù những nền văn
minh thường gắn liền với những tín ngưỡng, tôn giáo nhất định, nhưng điều đóchỉ
xảy ra trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Văn minh không xuất phát từ tôn
giáo, mà từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học, kỹ thuật. Ở những
quốc gia, châu lục khác nhau, những cộng đồng người đã xây dựng những nền văn
hóa, văn minh của mình trong điều kiện họ đang có những tín ngưỡng, tôn giáo nhất
định, chứ không phải là những tín ngưỡng, tôn giáo này là nguyên nhân sinh ra
những nền văn minh đó.
Chính vì thế, trong những thế kỷ gần đây, người ta đã nhận thấy một cách rõ ràng
rằng, sự phát triển của các nền văn minh từ Tây sang Đông đều có khuynh hướng
ngày càng tách ra khỏi ảnh hưởng nhất định của tôn giáo. Các nước Tây Âu cùng

với các cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVII, XVIII ở Anh, Pháp đã lật đổ sự thống
trị của tôn giáo, đưa loài người thoát khỏi đêm trường Trung cổ. Các cuộc cách
mạng tư sản và sau đó là các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã lần lượt thay thế
các nhà nước tôn giáo bằng các nhà nước trần thế. Ở một số nước châu Á theo Ấn
giáo và Hồi giáo tuy vẫn còn nằm dưới sự thống trị của tôn giáo, nhưng cùng với sự
phát triển của văn minh, nhân dân các nước này không ngừng đấu tranh để thoát ra.
Chẳng hạn, Ấn Độ quyết tâm xây dựng một nhà nước trần tục. Mới đây, Quốc hội
Nêpan đã hạn chế quyền lực của Quốc vương từng được coi là hiện thân của thần
Vishnu, một trong ba vị thần quan trọng trong Ấn giáo. Ở Ảrập Xêút (Saudi


Arabia), mới đây, người dân đã nổi dậy đòi giải tán lực lượng cảnh sát tôn giáo - thế
lực thường xuyên xâm phạm đến quyền tự do của cá nhân.
Sự xung đột đẫm máu giữa các tôn giáo, sắc tộc, giữa các cộng đồng dân tộc, v.v.,
theo chúng tôi, hoàn toàn không phải là sự xung đột giữa các nền văn hóa, văn minh
như S.P.Huntington khẳng định(1), mà nguyên nhân thực sự của chúng là lợi ích
chính trị ích kỷ của các giai cấp, các phe phái và điều kiện lạc hậu về kinh tế, tư
tưởng của một số cộng đồng xã hội.
Một số nhà nước do đứng về phía lợi ích ích kỷ của một số tập đoàn kinh tế nhất
định, của một thiểu số xã hội nhất định, bất chấp lợi ích của cộng đồng dân tộc họ,
trong đó nhân dân lao động là lực lượng đông đảo, đã đem bom đạn, chất độc hóa
học gây đau thương, tang tóc cho nhiều dân tộc khác, gây ra sự thù địch giữa các
dân tộc. C.Mác và Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã có một
nhận xét và tiên đoán rất đúng: “Hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc
này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp
trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng mất
theo”(2).
Mặt khác, trong điều kiện xã hội lạc hậu, những nhóm người theo những tôn giáo
nhất định, thậm chí là những giáo phái khác nhau trong cùng một tôn giáo, ở những
sắc tộc, những cộng đồng xã hội nhất định… thường thiếu sự khoan dungđối với

những nhóm người thuộc các giáo phái tôn giáo khác, các sắc tộc, cộng đồng dân
tộc khác. Trong điều kiện đó, các tổ chức chính trị cực đoan, thù địch đã không bỏ
lỡ cơ hội lợi dụng tâm lý bất mãn của quần chúng, tổ chức họ thành những hoạt
động chống đối, khủng bố. Trái lại, ở những xã hội văn minh, con người thường có
khuynh hướng khoan dung hơn với người khác tín ngưỡng, chủng tộc với mình.
Không chỉ là sự khoan dung giữa người có và không có tín ngưỡng, mà còn giữa
những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Do vậy, phát triển văn hóa và văn
minh sẽ có tác dụng đẩy lùi những thù địch, xung đột bạo lực.
Như vậy, theo chúng tôi, nguyên nhân thực sự của tình trạng xung đột, chiến tranh
trên thế giới hiện nay không phải là “sự đụng độ giữa các nền văn minh”, mà là: 1)
mâu thuẫn về lợi ích chính trị, biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp mâu thuẫn về lợi ích
kinh tế giữa các giai cấp, dân tộc, phe nhóm; 2) quan điểm và hành động cực đoan,


thù địch của một số tổ chức chính trị trên thế giới. Sự phát triển của văn hóa, văn
minh không những không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hội
mà trái lại, còn là điều kiện để các dân tộc xích lại gần nhau hơn.
2. Giải quyết mối quan hệ giữa các nền văn hóa, văn minh trong quá trình toàn
cầu hóa
Toàn cầu hóa (globalization) cũng giống như bất cứ một quá trình nào khác đều có
mặt tích cực và mặt tiêu cực. Do đó, trên thế giới có những cách tiếp cận trái ngược
nhau đối với vai trò của toàn cầu hóa.
Không ít người phủ nhận vai trò của toàn cầu hóa, đồng nhất toàn cầu hóa với “tư
bản hóa” hay “Mỹ hóa” (Americanization). Không ít những cuộc biểu tình phản đối
toàn cầu hóa đã diễn ra ở các nước. Nhiều tác giả đã sử dụng những từ ngữ rất gay
gắt để nói lên hậu quả tiêu cực của toàn cầu hóa, như “toàn cầu hóa cướp bóc”,
“toàn cầu hóa tội phạm”, “bá quyền văn hóa”, v.v
Richard Falk - Giáo sư Đại học Princeton, Hoa Kỳ, trong cuốn Toàn cầu hóa cướp
bóc: một sự phê phán, đã chỉ ra và khẳng định toàn cầu hóa có hậu quả bất lợi ngày
càng tăng cho nhân loại(3).

John Gray - Giáo sư về tư tưởng châu Âu, Trường Kinh tế học Luân Đôn, trong tác
phẩm Buổi bình minh giả: những hoang tưởng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, đã
phê phán ảo tưởng của nhà nước Mỹ muốn áp đặt những điều hoang tưởng của nó
cho người khác(4).
Mark Findlay - Phó Giám đốc Viện nghiên cứu về tội phạm, Chủ nhiệm Bộ môn
Luật học ở Đại học Sidney, trong tác phẩm Toàn cầu hóa tội ác: sự lý giải về các
quan hệ xuyên quốc gia trong bối cảnh hiện nay, đã đi sâu phân tích hậu quả của
toàn cầu hóa với việc gia tăng những tội phạm xuyên quốc gia. Theo ông, những vụ
buôn bán ma túy, vũ khí, mại dâm, phá hoại môi trường, khủng bố không còn bó
hẹp trong phạm vi một quốc gia, mà ngày càng mở rộng ra thành mạng lưới quốc
tế(5).
Những tác giả đi sâu phân tích mặt tích cực của toàn cầu hoá thì cho rằng, toàn cầu
hóa tạo điều kiện hiện đại hóa các nền kinh tế và văn hóa lạc hậu, dân chủ hóa các
nền chính trị, thúc đẩy việc trao đổi lao động và tiêu thụ hàng hóa giữa các quốc
gia. Một người dân nước này dùng sản phẩm, ăn món ăn, uống thức uống, dùng


thuốc men, mặc quần áo do những dân tộc khác làm ra. Cả thế giới đồng thời được
xem một chương trình tivi, xem một bộ phim, nghe một bản nhạc, v.v Điều đó
cũng có nghĩa là, một sản phẩm có chất lượng tốt được làm ra ở một dân tộc nào đó
sẽ nhanh chóng được tiêu thụ ở nhiều nước trên toàn thế giới.
Toàn cầu hóa nói chung cũng như toàn cầu hóa văn hóa nói riêng phải được xem xét
từ cách tiếp cận triết học, nghĩa là cách tiếp cận toàn diện và bản chất. Nó phải
được xem xét đồng thời trên hai mặt - tích cực và tiêu cực.
Toàn cầu hóa là xu thế phù hợp quy luật phát triển của xã hội loài người. Trong tư
tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ nghĩa cộng sản đã hàm chứa quan niệm về
toàn cầu hóa như là con đường giải phóng con người thoát khỏi những ràng buộc
địa phương, dân tộc, liên hệ với nền văn minh toàn thế giới và hưởng thụ tất cả
những thành quả vật chất và tinh thần mà nhân loại sáng tạo ra. Trong Hệ tư tưởng
Đức, các ông viết: “Chỉ có như vậy thì các cá nhân riêng rẽ mới được giải thoát ra

khỏi những khuôn khổ dân tộc và địa phương khác nhau của mình, mới có được
những liên hệ thực tiễn với nền sản xuất (kể cả sản xuất tinh thần) của toàn thế giới
và mới có được khả năng hưởng thụ nền sản xuất của toàn thế giới về mọi lĩnh vực
(tất cả những sáng tạo của con người)”(6).
Về khía cạnh văn hóa, toàn cầu hóa là quá trình xích lại gần nhau giữa các nền văn
hóa vốn trước đây hoàn toàn khác biệt nhau.
Toàn cầu hóa văn hóa không có nghĩa là xóa bỏ văn hóa dân tộc để tiếp thu một nền
văn hóa khác có tính chất “mẫu mực” cho toàn thế giới. Thực ra, không thể có một
nền văn hóa mẫu mực như vậy. Trái lại, toàn cầu hóa là sự mở rộng biên giới văn
hóa từ phạm vi địa phương, dân tộc, quốc gia ra phạm vi toàn thế giới. Toàn cầu
hóa tạo điều kiện giới thiệu những thành tựu, những nét độc đáo của văn hóa dân
tộc, xuất khẩu những sản phẩm văn hóa của dân tộc này cho các dân tộc khác, đồng
thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để làm giàu,
làm phong phú nền văn hóa dân tộc mình.
Toàn cầu hóa vừa là quá trình hình thành, phát triển, củng cố tính thống nhất của
văn hóa không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà cả trên phạm vi quốc tế, vừa là
quá trình phát triển, đa dạng hóa các nền văn hóa nhỏ (subcultures) của các tộc
người, các địa phương. Kết quả của toàn cầu hóa văn hóa là, một mặt, duy trì, củng


cố, hiện đại hóa văn hóa dân tộc, phát huy bản sắc của văn hóa dân tộc;mặt khác,
tiếp thu tất cả những gì quý giá, tiên tiến, hiện đại của các dân tộc khác để làm giàu
cho nền văn hóa của dân tộc mình.
Bản sắc văn hóa là những yếu tố văn hóa bền vững, có quá trình lâu dài, làm nên
nền tảng tinh thần cho sự tồn tại và phát triển của cả một dân tộc. Do đó, trong quá
trình hội nhập kinh tế, văn hóa, những yếu tố văn hóa này cần phải được bảo tồn,
không thể một sớm một chiều bị thay thế bởi những yếu tố văn hóa ngoại nhập
được. Những di sản văn hóa vật chất và tinh thần của một dân tộc đượcbảo vệ và
tôn vinh không chỉ vì lợi ích của dân tộc đó, mà còn vì lợi ích của cả nhân loại.
Bằng chứng là không ít người, kể cả những nhà chính trị, khoa học, văn hóa… từ

các dân tộc văn minh đã rất quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, thưởng thức những giá
trị văn hóa truyền thống của các dân tộc khác, kể cả những dân tộc lạc hậu hơn dân
tộc mình. Một thế giới đa dạng về văn hóa mới thực sự làmôi trường sống lý tưởng,
tốt đẹp của nhân loại.
Toàn cầu hóa là con dao hai lưỡi. Nó đem lại cho chúng ta rất nhiều điều hay, điều
lợi, nhưng cũng đem lại vô số những điều xấu xa, bất lợi. Chúng ta chưa có biện
pháp hữu hiệu để thanh lọc, ngăn chặn những sản phẩm văn hóa đồi trụy, những tài
liệu chính trị phản động được giới thiệu công khai, rộng rãi trên các đĩa, băng hình
và nhất là trên mạng internet.
Những sản phẩm âm nhạc suy đồi đang được giới thiệu công khai, thậm chí còn
được đưa vào chương trình “theo yêu cầu” phát trên các phương tiện thông tin đại
chúng của chúng ta. Rất may là học sinh, sinh viên, thanh niên của chúng ta nghe
nhạc nhưng ít người quan tâm đầy đủ nội dung của các bài hát bằng tiếng nước
ngoài. Nhiều bài hát tuy “hay” về nhạc nhưng lại rất “sa đọa” về lời. Chúng khêu
gợi, ca ngợi một quan hệ yêu đương tạm bợ, thực dụng, chỉ nhằm thỏa mãn những
đòi hỏi xác thịt trong một nền văn hóa tiêu thụ mà thôi.
Những trang web giới thiệu về “sex” thì vô kể. Một học sinh, thanh niên, sinh viên
khi đã lạc vào đó rồi thì như đang ở trong một khu rừng không biết lối ra và thậm
chí không muốn ra. Đủ các loại hình ảnh và video khiêu dâm được giới thiệu miễn
phí hoặc rao bán trên mạng. Đặc biệt là, gần đây, đã xuất hiện những trang web giới
thiệu sex bằng tiếng Việt, bên cạnh hình ảnh, video còn có những bài viết, truyện


ngắn cực kỳ sa đọa, có tác hại hơn là hình ảnh sinh động.
Tóm lại, cách tiếp cận triết học về mối quan hệ giữa các nền văn hóa, văn minh
trong quá trình toàn cầu hóa cho phép chúng ta thấy được hai mặt - mặt tích cực và
tiêu cực của cùng một quá trình. Mặt tích cực của toàn cầu hóa đối với quá trình
phát triển văn hóa dân tộc cần phải được xem xét và đánh giá một cách đúng mực.
Ngoài ra, mặc dù mâu thuẫn giữa các nền văn hóa, văn minh không phải là nguyên
nhân của các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế

giới, nhưng việc nhìn thấy mặt tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa về văn hóa sẽ có
tác dụng giúp các dân tộc, một mặt, chủ động tiếp thu những yếu tố tích cực trong
nền văn hóa, văn minh của các dân tộc khác để làm giàu cho nền văn hóa của mình,
phát triển nền văn minh của dân tộc mình; mặt khác, ngăn ngừa được những yếu tố
tiêu cực du nhập từ các nền văn hóa, văn minh của các dân tộc khác.r

* Tiến sĩ, Chủ nhiệm Khoa Mác - Lênin, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng.
(1) S.P.Huntington. The Clash of Civilizations. Foreing Affairs, 1993, Summer,
Vol. 72, N
0
3.
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t. 4. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.
624.
(3) Richard Falk. Predatory Globalization: A Critique. Polity Press, 1999, pp 105,
135.
(4) John Gray. False Dawn: The Delusions of Global Capitalism. The New Press,
London, 1998, p. 222.
(5) Mark Findlay. The Globalization of Crime: Understanding Transnational
Relationships in Context. Cambridge University Press, 1999, p. 219.
(6) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t. 3, tr. 53.



QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM CỦA Đ
ẢNG TRONG GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC
MÁC - LÊNIN

×