Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Do có mâu thuẫn trong kinh doanh, p đã nhờ q đến đốt xưởng của n vào ban đêm hậu quả là toàn bộ nhà xưởng và máy móc của n đã bị thiêu rụi, thiệt hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.04 KB, 6 trang )

Đề bài:
Do có mâu thuẫn trong kinh doanh, P đã nhờ Q đến đốt xưởng của N vào
ban đêm. Hậu quả là toàn bộ nhà xưởng và máy móc của N đã bị thiêu rụi, thiệt
hại 350 triệu đồng.
Hỏi:
1

Định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi của P, Q.

2

Giả sử Q đốt, Q không biết còn một công nhân của N bị say rượu nằm ngủ quên
trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người. Q có phải chịu trách nhiệm hình
sự về cái chết của người công nhân này không? Tại sao?

3

Giả sử Q vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa được
xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của
Q là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao?


1

Định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi của P, Q.

Tội danh của P và Q trong vụ việc nêu trên là tội hủy hoại tài sản của người
khác được quy định tại điều 143 BLHS Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản.
* Mặt khách quan của tội phạm:
-



Hành vi khách quan của tội này là hành vi hủy hoại tài sản của người khác.
Hành vi hủy hoại là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng ở mức độ
không còn hoặc khó có khả năng khôi phục được. Cụ thể trong vụ án nêu trên
P đã xui Q đốt xưởng của N làm toàn bộ xưởng và máy móc bị thiêu rụi, tài
sản đã không thể sử dụng và khôi phục được do hành vi bằng hành động của
Q là đốt xưởng. Trong vụ án nêu trên phương tiên gây án dù không được
nhắc đến cụ thể nhưng hành vi hủy hoại tài sản bằng cách đốt cháy khiến tính
chất vụ án thay đổi, việc hủy hoại tài sản bằng cách đốt cháy có tính chất
nguy hiểm cao hơn việc hủy hoại tài sản bằng tay không hay đạp phá…bởi
lẽ hậu quả do hành vi nêu ra khó kiểm soát, gây thiệt hại rất lớn về tài sản
vượt ra ngoài khả năng chi phối của người phạm tội, có thể còn nguy hiểm
đến tính mạng, sức khỏe…

-

Hậu quả của tội phạm: hậu quả của hành vi hủy hoại tài sản là giá trị hoặc
giá trị sử dụng của tài sản bị hủy hoại. Giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản
là thiệt hại do hành vi hủy hoại gây ra chứ hông phải giá trị hoặc giá trị sử
dụng ban đầu của tài sản khi chưa bị hủy hoại. Trong vụ án nêu trên hậu quả
đã xảy ra khi toàn bộ xưởng và máy móc bị thiêu rụi gây thiệt hại lên đến
350 triệu đồng vậy nên tội phạm đã hoàn thành.

-

Quan hệ nhân quả: P và Q phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi của
mình gây ra, bởi lẽ hậu quả thiệt hại nêu trên xảy ra là do hành động đốt
xưởng của Q sau khi nghe P xúi giục, nghĩa là hậu quả đó do chính hành vi
của họ gây ra.



* Mặt chủ quan của tội phạm:
- Lỗi: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, cụ thể đây là lỗi cố ý trực tiếp. Người
phạm tội biết hành vi của mình có khả năng hủy hoại tài sản của người khác
nhưng đã thực hiện hành vi đó vì mong muốn tài sản bị hủy hoại.
- Động cơ: Người phạm tội hủy hoại tài sản với nhiều động cơ khác nhau như
ghen tuông, trả thù…nhưng chủ yếu là do tư thù. Động cơ không phải dấu hiệu
bắt buộc của cấu thành, mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tính chất, mức
độ nguy hiểm của tội phạm, dù với động cơ nào đi chăng nữa hành vi hủy hoại
tài sản cũng đều cấu thành tội. Trong vụ án nêu trên việc P nhờ Q đốt xưởng của
N với mục đích trả thù do có mâu thuẫn trong kinh doanh từ trước, còn Q dù
không có mâu thuẫn nhưng P nhờ nên đã thực hiện việc đốt xưởng.
- Mục đích: là mong muốn hủy hoại tài sản của người khác. Ngoài mục đích này
người phạm tội không có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu
bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu người phạm tội có mục đích khác, còn
việc hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản chỉ là phương pháp để đạt được mục
đích khác thì không phạm tội hủy hoại tài sản, mà tùy từng trường hợp cụ thể,
người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng.
* Khách thể của tội phạm: hành vi hủy hoại tài sản đã xâm phạm quan hệ sở hữu
Trong vụ án nêu trên có hai người cùng thực hiện tội phạm là P và Q. Hai người
này cùng thực hiện tội phạm một cách cố ý. Trong vụ án nêu trên xét thấy P và
người xúi giục còn Q là người thực hành. Bởi lẽ:
-

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm (khoản 2 Điều 20 BLHS)

P tác động đến tư tưởng và ý chí của Q, vì có mâu thuẫn trong kinh doanh với N
từ trước nên P đã nhờ Q đốt xưởng của N, có thể thấy P chính là “tác giả tinh
thần” của vụ án trên, P nghĩ ra việc phạm tội và thúc đẩy cho tội phạm đó được



thực hiện thong qua người khác – cụ thể là Q. Về mặt chủ quan, P có ý định rõ
ràng thúc đẩy Q phạm tội thông qua việc nhờ Q đốt xưởng của N.
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 20
BLHS).
Q đã tự mình thực hiện hành vi đốt xưởng của N sau khi nhận lời nhờ đốt của P,
trong vụ án này P đã tự mình thực hiện những hành vi được mô ta trong CTTP,
đốt xưởng của N vào ban đêm gây hậu quả thiệt hại làm toàn bộ xưởng và máy
móc bị thiêu rụi.
Trong đồng phạm, hành vi của mỗi người là bộ phận cần thiết trong hoạt động
chung đó, hậu quả của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những
người đồng phạm. Luật hình sự Việt Nam quy định tất cả những người đồng
phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều luật và trong phạm
vi những chế tài điều luật ấy quy định.
Vì vậy trong vụ án nêu trên cả P và Q đều bị truy cứu TNHS về tội hủy hoại tài
sản được quy định tại điều 143 BLHS. Cụ thể khung hình phạt được áp dụng
trong vụ án nêu trên là khung tăng nặng thứ hai quy định tại khoản 3 Điều 143
BLHS “3. Phạm tội thuộc một trong các trường hơp sau đây, thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mười lăm năm:
a

Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới
năm trăm triệu đồng.

b

Gây hậu quả rất nghiêm trọng”

Bởi lẽ thủ đoạn phạm tội tỏng vụ án có tính chất nguy hiểm là dung chất cháy

thực hiện việc hủy hoại tài sản khiến toàn bộ nhà xưởng và máy móc bị thiêu rụi,
làm thiệt hại trong vụ án lên đến 350 triệu đồng. Vậy nên áp dụng khung hình phạt
quy định tại khoản 3 Điều 143 BLHS cho cả P và Q.
2

Giả sử Q đốt, Q không biết còn một công nhân của N bị say rượu nằm
ngủ quên trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người. Q có phải chịu


trách nhiệm hình sự về cái chết của người công nhân này không? Tại
sao?
Trong giả thuyết đưa ra, nếu Q đốt xưởng mà không biết trong xưởng còn một
công nhân của N bị say rượu nằm ngủ quên trong xưởng gây ra hậu quả người
này chết. Q phải chịu trách nhiệm hình sự với hậu quả này với lỗi vô ý, trong
trường hợp này rõ ràng khi đốt xưởng của N, Q cần thấy trước việc có thể còn
có người trong xưởng nhưng Q đã không thấy trước, dù mục đích của Q chỉ là
đốt xưởng nhằm làm hủy hoại tài sản của N chứ không nhằm mục đích giết
người.
Hành vi của Q đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, đây là hậu quả nguy hiểm cho
xã hội có tính chất nghiêm trọng mà hành vi hủy hoại đã gây ra bên cạnh những
thiệt hại vật chất cụ thể mà CTTP đòi hỏi. Cụ thể ở đây là hậu quả chết người
với lỗi vô ý.
Hành vi đốt xưởng của Q chỉ nhằm mục đích hủy hoại tài sản chứ không nhằm
mục đích giết người, trường hợp có người say rượu ngủ quên trong xưởng hoàn
toàn Q không biết, cái chết đó nằm ngoài dự liệu của Q, lỗi của Q đối với hậu
quả này là lỗi vô ý vì vậy Q phải chịu trách nhiệm về cái chết của người công
nhân được quy định tại điểm c khoản 2 điều 143 BLHS “c, gây hậu quả nghiêm
trọng”
Tóm lại Q phải chịu TNHS về cái chết của người công nhân trong xưởng
của N với lỗi vô ý phạm tội.

3

Giả sử Q vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa
được xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp
phạm tội của Q là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao?

Trước tiên xét về bản án Q vừa chấp hành xong mà chưa được xóa án tích về tội
cướp tài sản với mức án 3 năm tù, nghĩ là Q bị tòa án áp dụng khoản 1 Điều 133
Tội cướp tài sản “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dung vũ lực….thì bị phạt tù


từ ba năm đến mười năm”, xét thấy mức cao nhất của khung hình phạt là mười
năm tù, căn cứ khoản 3 điều 8 BLHS “…tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm
gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với
tội ấy là đến mười lăm năm tù…”. Đối với tội cướp tài sản rõ rang lỗi ở đây là
lỗi cố ý. Vậy tội phạm mà trước đấy Q vi phạm là tội rất nghiêm trọng với lỗi cố
ý.
Trong lần vi phạm này tội của Q được xác định là tội hủy hoại tài sản được quy
định tại khoản 3 Điều 143 BLHS “3. Phạm tội thuộc một trong các trường hơp
sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
c

Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới
năm trăm triệu đồng.

d

Gây hậu quả rất nghiêm trọng”

Mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 143 là phạt tù đến

mười lăm năm tù. Căn cứ khoản 3 Điều 8 BLHS quy định “…tội phạm rất
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù”. Vậy Q phạm tội rất
nghiêm trọng trong lần vi phạm này, căn cứ khoản 2 Điều 49 BLHS “2. Những
trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a

Đã bị kết án về tội rất nghiêm tọng, tội đặc biệt nghiêm tọng do cố ý, chưa
được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm tọng, tội đặc biệt nghiêm trọng
do cố ý;

b

Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.”



×