Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Luật so sánh (8đ) chứng minh rằng không phải cả năm trường phái nghiên cứu luật la mã ở châu âu lục địa từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII đều có đóng góp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.14 KB, 4 trang )

I.

MỞ ĐẦU

Jus commune là hệ thống pháp luật thống nhất ở châu Âu được các nước ở
châu Âu lục địa ghi nhận. Trong quá trình sử dụng, jus commune có giá trị thực
tiễn lớn đối với pháp luật các nước châu Âu. Jus commune được hình thành dựa
trên quá trình nghiên cứu, giảng dạy luật La Mã nhằm đào tạo các thẩm phán, luật
sư và các chuyên gia pháp luật ở các trường đại học châu Âu trong nhiều thế kỷ.
Trong khoảng thời gian từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, ở châu Âu tồn tại năm
trường phái nghiên cứu luật La Mã. Tuy nhiên, không phải cả năm trường phái
cùng đóng góp cho sự ra đời và phát triển của Jus commune. Liên quan đến vấn đề
này nhóm chúng em lựa chọn đề bài “ Chứng minh rằng không phải cả năm
trường phái nghiên cứu luật la mã ở châu âu lục địa từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII
đều có đóng góp cho sự hình thành và phát triển của jus Commune” để nghiên
cứu.
II.
NỘI DUNG
1. Khái quát về hệ thống pháp luật chung châu Âu (Jus commune) và năm
trường phái nghiên cứu luật từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII.
1.1. Hệ thống pháp luật thống nhất( Jus commune).
Jus commune là pháp luật thống nhất được hình thành từ thế kỷ thứ XIII,
trong quá trình khoản năm thế kỷ nghiên cứu, giảng dạy luật La Mã nhằm đào tạo
các thẩm phán, luật sư, chuyên gia pháp luậtở các trường đại học đã dần hình
thành một hệ thống pháp luật chung cho cả lục địa châu Âu và được các nhà luật
học châu Âu gọi là Jus commune. Đây là hệ thống pháp luật thống nhất của châu
Âu nhưng được thể hiện sự đa dạng ở các nước châu Âu, đó là hệ thống pháp luật
mềm dẻo và mỗi nước có một cách tiếp nhận Jus commune riêng.
1.2.

Năm trường phái nghiên cứu luật từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII.




Trường phái Glossator – trường phái pháp luật chú giải xuất hiện vào thế kỷ
XIII ở Bologne ( Italia). Trường phái này tập trung cho sự nghiên của mình vào
việc giải thích các chế định pháp luật La Mã theo nghĩa gốc nguyên thủy của nó
trong Corpus jurris civilis.
Trường phái thứ hai xuất hiện vào thế kỉ XIV gọi là trường phái PostGlossator – trường phái bình luận luật. Đây cũng là trường phái pháp luật ở Italia.
Tiến xa hơn trường phái chú giải, trường phái bình luận tìm cách giải thích các quy
định của luật La Mã phù hợp với điều kiện mới.
Trường phái thứ ba xuất hiện vào thế kỷ XV ở Italia gọi là trường phái
hummanists– trường phái nhân văn. Trường phái này chú trọng phương pháp
nghiên cứu lịch sử nhằm khôi phục lại những khái niệm nguyên thủy của luật La
Mã cổ đại.
Trường phái thứ tư gọi là Usus Modernus Pandetarium hay Pandectists là
trường phái của các nhà pháp điển hiện đại xuất hiện tại Đức vào thế kỷ XVI.
Trường phái của các nhà pháp điển hiện đại là kết quả của quá trình nghiên cứu và
giảng dạy luật La Mã trong thế kỷ XIV đến thế kỷ XV ở lục địa châu Âu. Đây là
trường phái phát triển theo xu hướng cải cách hiện đại hóa luật La Mã cổ đại nhằm
làm cho pháp luật phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh mới.
Trường phái thứ năm gọi là The Natural Law School – trường phái pháp luật
tự nhiên, xuất hiện vào thế kỉ XVII, XVIII. Theo trường phái này, các quyền được
sống, tự do, an toàn, mưu cầu hạn phúc, quyền sở hữu tư nhân là quyền tự nhiên
thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
2.

Không phải cả năm trường phái nghiên cứu luật la mã ở châu âu lục địa
từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII đều có đóng góp cho sự hình thành và phát
triển của jus Commune.



Có năm trường phái trong giai đoạn từ thế kỉ thứ XI đến thế kỉ XVIII,
nhưng chỉ có hai trường phái chú giải luật và bình luận luật có đóng góp cho sự
hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật thống nhất ở châu Âu ( jus
commune). Cụ thể có ba lý do để chứng minh điều này:
- Lý do thứ nhất:
Do nhu cầu giao lưu thương mại ở Châu Âu vào thời điểm đó nên rất nhiều
quan hệ thương mại bùng nổ. Và không thể tránh được trong số đó sẽ xảy ra những
tranh chấp. Và để giải quyết những tranh chấp thì đòi hỏi phải có một hệ thống quy
tắc chung trong toàn châu Âu. Việc phục hồi nghiên cứu luật La Mã được đặt ra.
Trường phái chú giải pháp luật đã góp phần làm rõ luật La Mã, nền tảng của
luật chung châu Âu. Các quy định trong đó được chú giải một cách nguyên thủy,
dễ hiểu, dễ áp dụng làm cho các quy định trong luật chung châu Âu cũng được đơn
giản hóa, gần gũi với thực tiễn chứ không chỉ còn là những quy định chung chung.
Kết quả là các văn bản có kèm chú giải xuất hiện từ đó văn bản được hiểu theo
lăng kính của nhà chú giải luật. Việc chú giải góp phần chi tiết hóa các quy định
trong luật La Mã, là cơ sở để hình thành và phát triển luật chung Châu Âu. Trong
quá trình chú giải, các nhà nghiên cứu cũng đã bỏ đi một số chế định không phù
hợp của luật La Mã. Điều đó giúp cho luật chung Châu Âu chỉ tiếp thu những quy
định hợp lý, phù hợp với thực tiễn.
Xuất hiện vào thế kỉ XIV đó là trường phái bình luận luật, lúc đầu bình luận
luật sử dụng phương pháp của chú giải luật nhưng sau đó trường phái mở rộng
phạm vi nghiên cứu. Trường phái bình luận luật tìm cách giải thích các quy định
của luật La Mã phù hợp với điều kiện mới. Việc nghiên cứu này không chỉ tập
trung vào luật La Mã mà cả luật giáo hội, không chỉ trên lý thuyết mà còn cả
phương diện áp dụng pháp luật. Từ đó có cơ sở làm hoàn thiện pháp luật thống
nhất ở châu Âu.


- Lý do thứ hai:
Đầu thế kỷ thứ XIII, Tòa án Ý trong nhiều tình huống không tìm được tập

quán pháp để áp dụng, vì vậy Tòa án đã bắt đầu viện dẫn luật La Mã hiện đại vào
các vụ việc cụ thể, từ đó tạo nên nền tảng pháp luật đáng tin cậy. Từ đó các Tòa án
của các nước Tây Âu có thể viện dẫn các tác phẩm của chú giải luật và bình luận
luật để áp dụng. Ngoài ra, uy tín các khoa luật ở Ý ngày càng lớn từ đó luật La Mã
hiện đại được coi là luật chung châu Âu và được tiếp nhận. Sau khi được tiếp nhận
thì luật chung châu Âu có giá trị thực tiễn rất lớn.
- Lý do thứ ba:
Sang đến thế kỉ XV, vai trò luật chung châu Âu jus commune suy giảm tạo
điều kiện cho chủ nghĩa dân tộc phát triển. Sang thế kỉ XVI, trường phái nhân văn
pháp lý với phương pháp nghiên cứu lịch sử và triết học đã phủ nhận thành quả của
trường phái chú giải và trường phái bình luận luật, cho rằng luật La Mã là tài liệu
cổ, nhiều chế định luật La Mã cổ đã bị bãi bỏ dẫn đến hệ thống pháp luật thống
nhất ở châu Âu bị xóa sổ hoàn toàn. Trong khi đó, trường phái của các nhà pháp
điển hiện đại xuất hiện ở thế thế kỉ XVI, trường phái phát triển theo xu hướng cải
cách hiện đại hóa luật La Mã cổ đại nhằm làm cho pháp luật phù hợp với những
hoàn cảnh, điều kiện mới tuy nhiên các nhà pháp điển hiện đại hình thành ở Đức,
chỉ đóng góp cho Đức lúc bấy giờ mà không đóng góp cho hệ thống pháp luật
thống nhất ở châu Âu. Còn trường phái tự nhiên xuất hiện ở thế kỉ XVIII , khi mà
hệ thống pháp luật chung châu Âu đã bị xóa sổ vì vậy nó không đóng góp.
III.

KẾT LUẬN

Qua bài tập nhóm trên, chúng ta có thể khẳng định quan điểm “không phải cả
năm trường phái nghiên cứu luật la mã ở châu âu lục địa từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 18
đều có đóng góp cho sự hình thành và phát triển của jus Commune”.




×