Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ông smith là tổng thống của quốc gia pipi do có hành vi ra lệnh tàn sát dân thường và những người thuộc đảng đối lập trong chính phủ, ông smith đã bị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.52 KB, 4 trang )

ĐỀ BÀI
Ông Smith là Tổng thống của quốc gia Pipi. Do có hành vi ra lệnh tàn sát dân
thường và những người thuộc đảng đối lập trong chính phủ, ông Smith đã bị lật đổ
trong một cuộc đảo chính quân sự và phe đối lập đã tuyên bố lên nắm quyền điều
hành đất nước. Trước làn song biểu tình của dân chúng đòi đưa ông Smith ra xét xử
với hành vi thảm sát dân thường, ông Smith cùng gia đình đã chạy vào Đại sứ quán
của quốc gia Ăngô tại Pipi. Chính phủ mới của Pipi đã yêu cầu Đại sứ quán Ăngô
giao nộp ông Smith nhưng Ăngô từ chối. Một ngày sau khi lời từ chối của Ăngô
được đưa ra, một số lượng lớn người biểu tình đã tập trung bao vây Đại sứ của
Ăngô để thể hiện sự phản đối và yêu cầu Ăngô phải giao nộp ngay ông Smith cùng
gia đình. Một số phần tử quá khích đã ném gạch đá và các chất gây cháy, nổ vào trụ
sở Đại sứ quán Ăngô. Đại sứ quán Ăngô đã yêu cầu Pipi phải tiến hành ngay các
biện pháp cần thiết để giải tán đám đông, bảo vệ sự an toàn cho Đại sứ quán và
thành viên trong cơ quan này nhưng Pipi không có bất kì hành động gì, thậm chí
còn có những hoạt động hỗ trợ vũ khí cho những người biểu tình. Theo quy định
của Công ước viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, hãy cho biết:
Hành vi cho phép ông Smith cùng gia đình trốn trong Đại sứ quán của
Ăngô có hợp pháp không? Vì sao?
Hành động của quốc gia Pipi khi Đại sứ quán Ăngô yêu cầu có hợp pháp
không? Vì sao?

0


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Hành vi cho phép ông Smith cùng gia đình trốn trong Đại sứ quán của Ăngô
có hợp pháp không? Vì sao?
 Khẳng định: hành vi cho phép ông Smith cùng gia đình trốn trong Đại sứ
quán của Ăngô là không hợp pháp. Vì:
Như chúng ta đã biết thì cư trú ngoại giao là một hình thức của cư trú chính
trị. Theo đó thì quốc gia dành cho người nước ngoài quyền cư trú chính trị trong


trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của quốc gia trên lãnh thổ
quốc gia khác. Tuy nhiên vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về tính hợp pháp của
hình thức cư trú này. Theo Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, trụ sở cơ
quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Chính quyền nước sở tại không
được tự tiện lục soát hoặc bắt người trong trụ sở của các cơ quan đó, nếu không
có sự đồng ý của người đứng đầu các cơ quan đại diện nói trên (theo khoản 1
Điều 22 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao). Nên đa số các quốc gia đều
thống nhất cho rằng hình thức cư trú ngoại giao là bất hợp pháp và không thể
chấp nhận bởi nó đã vi phạm vào quy định tại Điều 41 Công ước Viên 1961 như
sau : “ Trụ sở cơ quan ngoại giao không được sử dụng trái với chức năng đại
diện đã được ghi nhận trong Công ước hoặc các quy phạm khác của Luật Quốc
tế chung…”. Như vậy cũng có nghĩa là cơ quan đại diện ngoại giao đã lạm dụng
quyền miễn trừ ngoại giao và thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia sở tại.
Bên cạnh ý kiến này thì một số quốc gia lại cho rằng quy định của Công ước
Viên 1961 (hay Công ước Viên 1963) không cấm việc các cơ quan đại diện cho
người nước ngoài cư trú chính trị. Khi cho phép cư trú ngoại giao tại cơ quan đại
diện ngoại sẽ bị quốc gia sở tại phản ứng nên hầu hết các quốc gia coi đó hành vi
trái với nguyên tắc thân thiện ngoại giao. Vì vậy mà thực tiễn này không phổ biến
trong quan hệ quốc tế.
Tình huống đề bài là một ví dụ. Có thể thấy: ông Smith là Tổng thống của
quốc gia Pipi do có hành vi ra lệnh tàn sát dân thường và những người của đảng
đối lập trong Chính phủ nên đã bị lật đổ và truy đuổi, do đó mà ông cùng gia đình
chạy vào Đại sứ quán Ăngô tại Pipi. Hành vi cho phép cư trú này của Đại sứ quán

1


Ăngô là bất hợp pháp. Pháp luật quốc tế chỉ cho phép cư trú lãnh thổ, không cho
phép cư trú ngoại giao tức là không cho phép người bị truy nã cư trú trong cơ
quan đại diện ngoại giao hay cơ quan lãnh sự của quốc gia khác. Theo như trên đã

lập luận và đối chiếu với nội dung tại Điều 3 Công ước Viên 1961 về quan hệ
ngoại giao, quy định các chức năng cụ thể của cơ quan đại diện ngoại giao thì
thấy được hành vi cho phép cư trú ngoại này là vượt quá chức năng của Đại sứ
quán Ăngô, can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia Pipi và được coi là hành
vi lạm dụng quyền được ưu đãi ngoại giao từ phía nước quốc gia Pipi.
2. Hành động của quốc gia Pipi khi Đại sứ quán Ăngô yêu cầu có hợp pháp
không? Vì sao?
 Khẳng định: Hành động của quốc gia Pipi khi Đại sứ quán Ăngô yêu cầu là
không hợp pháp. Bởi những lí do sau:
Quy định tại Điều 22 và Điều 29 của Công ước Viên năm 1961 về quan hệ
ngoại giao là sự chi tiết hóa của quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện
ngoại giao. Cụ thể trong tình huống trên đã đề cập đến là các quyền bất khả xâm
phạm về trụ sở và tài sản.
Trước sự quá khích của một số phần tử đã ném gạch đá và các chất gây cháy,
nổ vào trụ sở Đại sứ quán Ăngô. Theo các điều đã quy định thì trụ sở của cơ quan
đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm và Chính phủ Pipi phải có nghĩa vụ đặc
biệt thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc xâm nhập hoặc làm hư
hại trụ sở cơ quan đại diện, việc phá rối sự yên tĩnh hoặc làm tổn hại đến phẩm
cách của trụ sở Đại sứ quan Ăngô. Do vậy mà yêu cầu của Đai sứ quán Ăng ô về
việc Pipi “ phải tiến hành ngay các biện pháp cần thiết để giải tán đám đông, bảo
vệ sự an toàn cho Đại sứ quán và thành viên trong cơ quan” rất chính đáng và
hợp pháp.
Tuy nhiên, trước yêu cầu này của Ăngô, chính phủ Pipi lại mặc nhiên không hề
có bất cứ hành động gì mà thậm chí còn có những hoạt động hỗ trợ vũ khí cho
những người biểu tình. Hành động này được coi là bất hợp pháp và trái với quy
định của Luật quốc tế, cụ thể là vi phạm Điều 22 và Điều 29 Công ước Viên năm
1961 về quan hệ ngoại giao.

2



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2007.
2. Công ước viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao
3. Lê Mai Anh & Trần Văn Thắng, Luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 2001

3



×