Đề bài:
Trình bày ủy thác tư pháp quốc tế theo qui định của các điều ước quốc tế
song phương Việt Nam kí kết với các nước? Thực tiễn thực hiện ủy thác tư
pháp quốc tế giữa Việt Nam với các nước kí kết điều ước quốc tế về vấn đề
này.
MỤC LỤC
1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỦY THÁC TƯ PHÁP QUỐC TẾ (UTTPQT)
1.1 Khái niệm UTTPQT
1.2 Những qui định của pháp luật Việt Nam về UTTPQT
2. ỦY THÁC TƯ PHÁP QUỐC TẾ THEO QUI ĐỊNH CHUNG CỦA CÁC
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG VIỆT NAM KÍ KẾT VỚI CÁC
NƯỚC
2.1 Các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam kí kết với các nước về
UTTPQT
2.2 Nội dung chủ yêu của các điều ước quốc tế về UTTPQT mà Việt Nam kí
kết với các nước
3. THỰC TIỆN THỰC HIỆN ỦY THÁC TƯ PHÁP QUỐC TẾ GIỮA VIỆT
NAM VỚI CÁC NƯỚC KÍ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ VẤN ĐỀ NÀY
(bài học kì - mục tài liệu bài tập)
Bài làm
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỦY THÁC TƯ PHÁP QUỐC TÊ
1.1 Khái niệm UTTPQT
Ủy thác tư pháp quốc tế là hình thức tương trợ tư pháp của các quốc gia có
chủ quyền. UTTPQT do quốc gia được uỷ thác thực hiện bao gồm các hoạt
động tiến hành hành vi tố tụng riêng biệt đã được pháp luật của nước đó quy
1
định: tống đạt giấy tờ; khám xét, thu giữ và chuyển giao các vật chứng; tiến
hành giám định lấy lời khai của các bị cáo, người làm chứng, người giám
định, các bên đương sự và những người khác; xem xét vật chứng tại phiên
toà, thi hành các quyết định, dẫn độ người phạm tội, điều tra hình sự, chuyển
giao tài liệu và cung cấp các tin khác.
UTTPQT được tiến hành thông qua văn bản uỷ thác. Văn bản uỷ thác
thường nêu các điểm: 1) Tên cơ quan uỷ thác. 2) Tên cơ quan được uỷ thác.
3) Tên công việc uỷ thác. 4) Họ tên, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi cư trú hay
tạm trú của các bên đương sự, bị can, bị cáo và những người khác có liên
quan đến việc uỷ thác tư pháp. UTTPQT được quy định trong các hiệp định
tương trợ tư pháp và pháp lí về các vấn đề dân sự, hình sự giữa Việt Nam với
một số nước trên thế giới.
1.2 Những qui định của pháp luật Việt Nam về UTTPQT
Pháp luật Việt Nam qui định về UTTPQT trong hai văn bản qui phạm pháp
luật chính đó là trong Bộ Luật tố tụng dân sự tại Phần 9 - Thủ tục giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong trong tố
tụng dân sự (Điều 405 đến 418) cụ thể UTTPQT về dân sự được qui định tại
Chương 36 - Tương trợ tư pháp trong trong tố tụng dân sự (Điều 414 đến
418) và qui định trong Luật tương trợ tư pháp 2008.
Trong hai văn bản qui phạm pháp luật này đều có qui định những nội dung
chính của UTTPQT đó là:
- Nguyên tắc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự
- Thực hiện ủy thác tư pháp
- Thủ tục thực hiện việc ủy thác tư pháp
- Văn bản ủy thác tư pháp
- Công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp
hoặc xác nhận
2
2. ỦY THÁC TƯ PHÁP QUỐC TÊ THEO QUI ĐỊNH CHUNG CỦA
CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TÊ SONG PHƯƠNG VIỆT NAM KÍ KÊT
VỚI CÁC NƯỚC
2.1 Các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam kí kết với các nước
về UTTPQT
a. Hiệp định TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại
*) Các Hiệp định đã ký
Hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực dân sự
với các nước được thực hiện trên cơ sở các Hiệp định Tương trợ tư pháp (và
pháp lý) được ký kết giữa Nhà nước ta với nước ngoài. Tính đến thời điểm
hiện nay, trên đầy đủ các lĩnh vực dân sự, thương mại, hình sự, dẫn độ,
chuyển giao người bị kết án, Việt Nam đã ký 26 Hiệp định TTTP với các
nước (trong đó có 15 Hiệp định điều chỉnh TTTP về dân sự, thương mại); đã
và đang chuẩn bị đàm phán 18 Hiệp định TTTP trên các lĩnh vực, đã và đang
chuẩn bị rà soát, sửa đổi, hiện đại hóa 04 Hiệp định đã ký với các nước
XHCN trước đây. Cụ thể về 26 Hiệp định TTTP đã ký như sau:
- 12 Hiệp định TTTP với phạm vi rộng, điều chỉnh TTTP trên đầy đủ các
lĩnh vực dân sự, hình sự và dẫn độ: đó là các Hiệp định với Liên Xô cũ
(10/12/1981), Tiệp khắc (12/10/1982), Cu Ba (30/11/1984), Hung-ga-ri
(18/01/1985), Bun-ga-ri (03/10/1986), Ba Lan (22/3/1993), CHDCND Lào
(06/7/1998), Nga (25/8/1998), Ucraina (16/4/2000), Mông Cổ (17/4/2000),
Bê-la-rút (14/9/2000), CHDCND Triều Tiên (04/5/200)[1];
3
- 03 Hiệp định quy định riêng về TTTP chỉ trên lĩnh vực dân sự và thương
mại: với CH Pháp (24/02/1999), Trung Quốc (19/10/1998) và Angeri (14 /
4/2010);
- 02 Hiệp định quy định riêng về TTTP chỉ trên lĩnh vực hình sự: với Angeri
(14/4/2010)[2] và Hàn quốc (9/2003).[3]
- 01 Hiệp định ASEAN về TTTP trong lĩnh vực hình sự.
- 02 Hiệp định quy định riêng về TTTP chỉ trên lĩnh vực dẫn độ: với Hàn
Quốc (9/2003) và Angeri (14/4/2010).[4]
- 05 Hiệp định quy định riêng về TTTP trên lĩnh vực chuyển giao người
đang chấp hành hình phạt tù với các nước: Vương quốc Anh và Bắc Ailen
(12/9/2008)[5], với Australia (12/9/2008), Hàn quốc (29/5/2009), Thái Lan
(19/7/2010)[6], Ấn Độ (đã đàm phán xong và hoàn thành thủ tục ký tắt ngày
19/6/2009).
- 01 Hiệp định về TTTP trong lĩnh vực hình sự giữa các nước ASEAN (Việt
Nam phê chuẩn năm 2008)
Ngoài ra, trong lĩnh vực hợp tác về hình sự, trong đó có hợp tác phòng
chống tội phạm quốc tế, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, hợp tác phòng
chống ma túy, Việt Nam đã ký kết, tham gia rất nhiều điều ước quốc tế đa
phương và song phương. Có thể kể đến việc ngay từ năm 1997, Việt Nam đã
tham gia ký 03 Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý của Liên Hợp Quốc
(Công ước 1961, 1971 và 1988); đã ký nhiều Hiệp định, Thoả thuận hợp tác
quốc tế về phòng chống ma tuý và Hiệp định có liên quan đến phòng chống
ma tuý với các nước trong khu vực và trên thế giới; 01 Công ước của Liên
4
Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Việt Nam tham gia
ký ngày 13/12/2000).
*). Các Hiệp định đang được đàm phán/ chuẩn bị đàm phán:
Hiện nay, Bộ Tư pháp đang chuẩn bị các điều kiện, thủ tục cần thiết để triển
khai việc đàm phán và ký kết mới 06 Hiệp định TTTP về dân sự, thương mại
với các nước Anh, Hàn Quốc, Campuchia, Kazakhtan, Ấn Độ.
*) Các Hiệp định đang được rà soát và sửa đổi, bổ sung, hiện đại hóa:
Đa phần các Hiệp định TTTP với các nước trước đây thuộc hệ thống XHCN
được Nhà nước Việt Nam ký vào những năm 80, khi thể chế về TTTP của
nước ta còn rất sơ sài. Cùng với sự phát triển của thể chế về tư pháp quốc tế
trong đó đặc biệt là về TTTP, nhu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung, hiện đại hóa
hoặc thay mới (nếu cần thiết) các Hiệp định đã ký trước đây là rất cần thiết
để đảm bảo sự tương thích giữa các Hiệp định đó với Luật Tương trợ tư
pháp, các Hiệp định đa phương về TTTP cũng như phù hợp với thực tiễn
triển khai công tác tương trợ tư pháp.
Vào đầu năm 2010, Bộ Tư pháp đã tiến hành đàm phán với Cộng hoà Séc về
việc sửa đổi Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và
hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHXHCN Tiệp Khắc ký
ngày 12 tháng 10 năm 1982, đã được Cộng hòa Séc và Cộng hòa Xlô-va-kia
kế thừa.
Hiện nay Bộ Tư pháp đang chuẩn bị các điều kiện, thủ tục cần thiết để triển
khai việc rà soát, hiện đại hóa các Hiệp định TTTP đã ký với các nước
XHCN cũ, trước mắt là với 03 nước Ba Lan, Xlovakia, Hungari.
5
2.2 Nội dung chủ yêu của các điều ước quốc tế về UTTPQT mà Việt
Nam kí kết với các nước
Nội dung các hoạt động UTTPQT giữa Việt Nam với các nước có nhiều
điểm khác nhau tùy thuộc vào quan hệ song phương cũng như ý chí của các
bên kí kết. Tuy nhiên có thể thấy nội dung chủ yếu của các điều ước quốc tế
song phương mà Việt Nam kí kết với các nước bao hàm 4 phần chính sau:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự.
- Triệu tập người làm chứng, người giám định.
- Thu thập, cung cấp chứng cứ.
- Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.
Các vấn đề mà các quốc gia chủ yếu thực hiện UTTPQT nằm ở 2 giai đoạn:
- Giai đoạn điều tra: các hoạt động UTTPQT thực hiện việc tống đạt giấy tờ
đến các đương sự, lấy lời khai, giám định, thu thập chứng cứ, xác nhận tư
cách chủ thể của các bên, xác định tình trạng nhân thân, tài sản của đương sự
ở nước ngoài.
- Giai đoạn công nhận, thi hành quyết định, bản án dân sự của nhau, cơ quan
tư pháp cần xác minh làm rõ thông tin liên quan đến một số vụ việc.
Cần phân biệt hai loại UTTPQT đó là:
- Các UTTP do tòa án nước ngoài yêu cầu tòa án Việt Nam thực hiện: đây
chủ yếu là các ủy thác về tống đạt giấy tờ và lấy lời khai đương sự trong vụ
kiện truy nhận cha và cấp dưỡng nuôi con hoặc yêu cầu tòa án Việt Nam
thực hiện giám định nhóm máu trong các vụ việc xác định cha cho con, ủy
thác tống đạt giấy tờ liên quan đến các vụ ly hôn. Ngoài ra thì ủy thác tống
đạt giấy tờ về vụ kiện thương mại cũng là loại mới và phát sinh ngày càng
nhiều.
- Các UTTP do tòa án Việt Nam yêu cầu tòa án nước ngoài hoặc đại sứ quán
Việt Nam ở nước ngoài thực hiện: các ủy thác này chủ yếu là tống đạt giấy
6
tờ và lấy lời khai đương sự là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài
trong vụ kiện ly hôn do tòa án Việt Nam yêu cầu hoặc ủy thác tống đạt giấy
tờ lấy lời khai đối với bị đơn là công dân nước ngoài trong các vụ án ly hôn.
Ngoài ra, phía Việt Nam cũng ủy thác về việc lấy lời khai của đương sự là
công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài trong các vụ kiện về dân sự do
tòa án trong nước xét xử.
a. Nhận xét chung
Có thể nhận thấy rằng các Hiệp định TTTP đã ký trong thời gian qua hoặc
đang trong quá trình đàm phán đều có nội dung phù hợp với các quy định
của Hiến pháp, Luật TTTP và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Việt
Nam, pháp luật và tập quán quốc tế, các điều ước đa phương trong cùng lĩnh
vực; việc đàm phán, ký kết được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục,
nguyên tắc quy định tại Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
b. Phạm vi điều chỉnh và nội dung chính của các Hiệp định TTTP
Hiệp định TTTP mà Việt Nam đã ký với các nước XHCN trước đây là loại
điều ước song phương có phạm vi rất rộng, bao gồm cả các vấn đề bảo hộ
pháp lý, những quy phạm xung đột thống nhất để giải quyết xung đột pháp
luật và xung đột thẩm quyền, công nhận và thi hành bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên
Hiệp định được ký kết gần đây và các dự thảo Hiệp định TTTP trong lĩnh
vực dân sự và thương mại đang được đàm phán mới có phạm vi hẹp hơn,
được xây dựng theo nguyên tắc điều chỉnh các vấn đề mang tính nguyên tắc,
thủ tục tương trợ tư pháp và dẫn chiếu đến luật tố tụng và nội dung của quốc
gia ký kết. Xu hướng ký kết Hiệp định TTTP theo từng lĩnh vực chuyên
ngành (hoặc chỉ chuyên về hình sự, dẫn độ, hoặc chuyên về tố tụng dân sự),
7
không quy định xen kẽ, lồng ghép nhiều lĩnh vực với nhau, đang được các
quốc gia và các tổ chức quốc tế ngày càng chú trọng. Dự thảo Hiệp định loại
này có ưu thế là đơn giản và dễ thống nhất. Đây cũng là mô hình các Hiệp
định TTTP mà ta đã ký với Trung Quốc, Pháp, An-giê-ri, hay Dự thảo Hiệp
định đang và sẽ được đàm phán với Vương quốc Anh, Hàn quốc, Ka-dắcxtan, Ấn Độ v.v…
Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại quy định trong các dự
thảo Hiệp định TTTP giữa Việt Nam và các nước phù hợp với Điều 10 Luật
TTTP, bao gồm tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư
pháp về dân sự; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung
cấp chứng cứ và các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự
3. THỰC TIỆN THỰC HIỆN ỦY THÁC TƯ PHÁP QUỐC TÊ GIỮA
VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC KÍ KÊT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TÊ VỀ VẤN
ĐỀ NÀY (bài học kì - mục tài liệu bài tập)
Mặc dù Luật tương trợ tư pháp có hiệu lực thi hành từ 1/7/2008, nhưng đây
cũng chỉ mới là luật khung, chỉ đưa ra các nguyên tắc về UTTP, mà chưa có
hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Do đó, để bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự, TAND TP HCM và Bộ Tư pháp căn cứ trên một số nguyên tắc
và văn bản luật thống nhất về UTTP làm căn cứ giải quyết án. Theo đó, đối
với đương sự là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ UTTP gửi cho Tòa án
có thẩm quyền của nước tiếp nhận UTTP thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam;
đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam thì hồ sơ UTTP gửi cho Đại sứ quán Việt
Nam ở nước tiếp nhận UTTP thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam.
8
Tuy nhiên, theo ông Bùi Hoàng Danh, Chánh án TAND TP HCM trong hầu
hết trường hợp UTTP là không có kết quả; không nhận được sự trả lời của
đương sự liên quan, không có hồi âm của Bộ Tư pháp và Đại sứ quán Việt
Nam đã thực hiện việc chuyển hồ sơ UTTP… Vì vậy, hồ sơ vụ - việc dân sự
chỉ có bản lưu của hồ sơ UTTP đã gửi đi, các biên nhận của bưu điện về việc
đã chuyển hồ sơ của Tòa án cho Bộ Tư pháp… Tòa án lấy đó làm căn cứ để
giải quyết vụ - việc dân sự.
Đối với các vụ án hôn nhân gia đình, bị đơn thường là công dân Việt Nam
định cư ở nước ngoài, công dân nước ngoài, hoặc người có quyền lợi nghĩa
vụ liên quan đang định cư ở nước ngoài. Với các vụ án dân sự yếu tố nước
ngoài thường là những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang ở nước
ngoài. Các vụ kinh doanh thương mại thì công ty chính ở nước ngoài. Các
vụ lao động thì chủ doanh nghiệp là người nước ngoài đã trở về nước mà
không thanh toán các khoản tiền cho người lao động. Việc UTTP để ghi lời
khai của người đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương
trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả
Các vụ án này thường thời hạn xét xử không đảm bảo, việc kéo dài và bế tắc
khi không có kết quả ủy thác sẽ làm người trong nước thiệt thòi. Nếu họ đi
bước nữa thì cuộc sống hôn nhân tự nhiên trái pháp luật, do đó các quyền lợi
về vợ chồng không được đảm bảo… Đối với án xử xong, nếu có đương sự
trong nước kháng cáo thì hồ sơ không thể chuyển ngay để Tòa phúc thẩm
giải quyết mà phải chờ kết quả ủy thác bản án đối với người đang ở nước
ngoài, kéo dài thời gian thêm thời gian giải quyết vụ án…
9
Ông Bùi Hoàng Danh, Chánh án TAND TP HCM, cho biết TAND TP HCM
đã có nhiều công văn đề nghị TAND Tối cao, Hội đồng Thẩm phán TAND
Tối cao có hướng dẫn thực hiện thủ tục UTTP nhưng đến nay vẫn chưa
chuyển biến.
Án tồn vì ủy thác tư pháp ()
Cập nhật lúc 08:19 | 09/10/2010 (GMT+7)
Từ lâu, kết quả ủy thác tư pháp đã là một vấn đề “nhức nhối”, ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Song, qui định
pháp luật hiện hành về vấn đề này còn chung chung, nên cả cơ quan
nhà nước và người dân chỉ biết “chờ đợi” cơ quan nhận ủy thác có kết
quả trả lời.
Từ một vụ án bị “ngâm”…
Ngày 26/6/2009, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án
“Tranh chấp quyền sở hữu nhà” giữa nguyên đơn là ông Chuang Yu Sheng
và bị đơn là bà Nguyễn Thị Thúy Hương và ông Huang Wen Yuan. Người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án là ông Chang Mang Tang và ông
Lin FuLin (người Đài Loan, Trung Quốc).
Do những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có mặt tại phiên
tòa ngày 26/6/2009 nên TAND TP.HCM đã có Công văn đề nghị Bộ Tư
pháp thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp TA có thẩm quyền của Đài Loan để
niêm yết bản án số 1542/2009/DSST. Kể từ đó, công văn “đi lại” liên tục
giữa TAND TP.HCM và Bộ Tư pháp, giữa Bộ Tư pháp với TA có thẩm
quyền của Đài Loan nhưng không có kết quả.
10
Do đó, ngày 7/7/2009, bà Hương có đơn kháng cáo Bản án dân sự sơ thẩm
số 1542/2009/DSST, nhưng TAND TP không thể chuyển bán án lên TA cấp
phúc thẩm để giải quyết vì một lý do gần như “bất khả thi”: “Không nhận
được kết quả ủy thác tư pháp”.
Mặc dù đã có Luật Tương trợ Tư pháp nhưng hàng trăm nghìn vụ, việc dân
sự như của bà Hương nêu trên vẫn đang phải xếp hàng, không thể có phán
quyết cuối cùng vì còn chờ “kết quả ủy thác tư pháp”. Hậu quả trước mắt là
làm giảm uy tín của cơ quan TA đối với việc giải quyết các tranh chấp dân
sự vì người dân cảm thấy “TA đang gây khó dễ, không quan tâm đến quyền
lợi của mình”.
Đồng thời còn khiến quyền lợi của người dân bị “treo” vô thời hạn, các tranh
chấp cứ nghiêm nhiên tồn tại và các lợi ích liên quan (nếu có) của các bên
liên quan sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí lụi tàn theo từng ngày chờ đợi một câu
trả lời từ bên kia biên giới.
Đến mảng “tối” của ủy thác tư pháp
Nhưng đúng là trong các trường hợp này, các cơ quan chức năng của Việt
Nam, nhất là TA và Bộ Tư pháp, đã bị rơi vào tình trạng “tình ngay lý gian”
vì theo qui trình hiện hành, toàn bộ qui trình ủy thác vẫn theo kiểu “chuyển
hồ sơ” từ các cơ quan chức năng Việt Nam sang nước ngoài.
Giai đoạn cuối cùng lại là “nhờ” cơ quan tư pháp nước bạn thu thập, xác
minh chứng cứ. Nếu thành công, hồ sơ đi ngược hành trình để quay về TA
Việt Nam thì không có gì để than phiền. Nên khi hồ sơ bị “ách” ở các cơ
quan nước bạn vì những lý do “đẩu đâu” thì các vụ, việc dân sự đó sẽ được
liệt vào danh sách “án tồn” gần như không có giới hạn.
11
Thực tế, mỗi ngày, lãnh đạo các cơ quan chức năng Việt Nam phải “chia
nhau” ký hàng chục hồ sơ ủy thác tư pháp. Nhưng như Vụ trưởng Vụ Hợp
tác quốc tế (Bộ Tư pháp) Nguyễn Khánh Ngọc thừa nhận: “Bộ Tư pháp chỉ
có chức năng chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp. Nếu giữa hai nước có Hiệp định
Tương trợ tư pháp thì còn có căn cứ để “nhắc nhở” các cơ quan chức năng
của bạn thực hiện theo yêu cầu ủy thác. Còn nếu không thì đành chỉ biết chờ
bạn có thông tin”.
Nên như trường hợp vụ “tranh chấp quyền sở hữu nhà” giữa bà Hương và
ông Yuan với ông Sheng này, dù Bộ Tư pháp đã thực hiện đúng chức năng
“chuyển hồ sơ” sang Bộ Ngoại giao để làm thủ tục ủy thác tư pháp, nhưng vì
phía Đài Loan và Việt Nam chưa có thỏa thuận về vấn đề tương trợ tư pháp
nên ta chỉ biết “ngồi chờ”, mà không thể có một động thái nào để giúp tiến
trình giải quyết vụ án dân sự tiến triển tích cực hơn.
Cách giải quyết “thụ động” này khiến kết quả ủy thác tư pháp đang là một
trong những “rào cản” lớn nhất đối với việc giải quyết các vụ, việc án dân sự
có yếu tố nước ngoài.
Để gỡ vướng, TANDTC, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao… đang có chủ trương
xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện việc ủy thác tư pháp giải
quyết vụ, việc dân sự. Trong đó, sẽ lưu ý đến trường hợp ủy thác đến lần thứ
2 mà không có kết quả, cũng như qui định cụ thể các bước, các biện pháp xử
lý đối với từng giai đoạn trong quá trình ủy thác tư pháp, từ thụ lý, thu thập
tài liệu, chứng cứ, hòa giải đến việc đưa án dân sự đó ra trước một Hội đồng
xét xử… và những vấn đề khác liên quan như thủ tục tống đại, kháng cáo,
kháng nghị mà không có kết quả ủy thác tư pháp…
Huy Anh
12