Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vai trò của công khai tài chính doanh nghiệp đối với chủ sỡ hữu doanh nghiệp, các chủ nợ và nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.33 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

I. Lý luận chung.....................................................................................................2
1. Khái niệm..........................................................................................................2
2. Đặc điểm của công khai tài chính doanh nghiệp...............................................3
II. Vai trò của công khai tài chính doanh nghiệp...................................................4
1. Vai trò của công khai tài chính doanh nghiệp đối với chủ sở hữu.....................5
1.1. Công khai thông tin TCDN giúp chủ sỡ hữu DN thực hiện tốt hơn hoạt động
giám sát nội bộ doanh nghiệp................................................................................5
1.2. Công khai TCDN trong việc khẳng định và quảng bá thương hiệu, thu hút
đầu tư.....................................................................................................................7
Ví dụ 2:..................................................................................................................9
2. Vai trò của công khai tài chính doanh nghiệp đối với các chủ nợ...................10
3. Vai trò của công khai tài chính doanh nghiệp đối với Nhà nước.....................12
3.1. Đối với việc định hướng nền kinh tế............................................................12
3.2. Đối với việc quản lý, giám sát các doanh nghiệp.........................................12
III. Đánh giá chung..............................................................................................13


Tài chính doanh nghiệp dưới góc độ kinh tế được hiểu là quan hệ giá trị giữa
doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Mà các quan hệ đó đều xoay
quanh một vấn đề - đó là lợi nhuận kinh tế. Do đó, giữa các mối quan hệ: giữa
doanh nghiệp – Nhà nước, doanh nghiệp – thị trường tài chính, doanh nghiệp –
các thị trường khác và trong nội bộ doanh nghiệp thường phát sinh xung đột về
lợi ích. Do đó, pháp luật tài chính doanh nghiệp đặt ra vấn công khai các thông
tin tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích cho các chủ thể. Với đề tài “Vai
trò của công khai tài chính doanh nghiệp đối với chủ sỡ hữu doanh nghiệp, các
chủ nợ và Nhà nước” em sẽ phân tích vai trò của công khai tài chính doanh
nghiệp đối với ba chủ thể chủ sở hữu doanh nghiệp, chủ nợ và Nhà nước.
I. Lý luận chung
1. Khái niệm


Công: mọi người; khai: mở 1 như vậy công khai có nghĩa là cho mọi người
biết. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng
trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ
có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ
doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng…kể cả các cơ quan Nhà
nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.
Do đó, để biết được tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN), cần thiết đến
hoạt động phân tích tài chính của DN dựa trên các thông tin tài chính của doanh
nghiệp. Các thông tin TCDN là những thông tin liên quan đến các hoạt động huy
động vốn, sử dụng vốn và phân phối lợi nhuận. Theo Điều 5 Thông tư
171/2013/TT-BTC hướng dẫn công khai thông tin tài chính theo quy định tại
nghị định số 61/2013 đối với doanh nghiệp Nhà nước là chủ sở hữu hoặc có vốn
nhà nước, thông tin đó có thể là các thông tin như:
+ Công khai nội dung thông tin đã nêu tại Báo cáo đánh giá tình hình tài
chính.

1

/>
2


+ Công khai nội dung thông tin về các khoản thu nhập và thu nhập bình quân
của người lao động; tình hình chấp hành các nghĩa vụ đối với người lao động về
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trợ cấp mất việc làm (nếu có); tình hình tiền
lương, thù lao, tiền thưởng và thu nhập hàng tháng năm trước liền kề của từng
viên chức quản lý doanh nghiệp.
+ Công khai nội dung thông tin về Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các

ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị của kiểm toán, của chủ sở hữu và
cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp về báo cáo tài chính, về tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
+ Đối với thông tin về quản trị doanh nghiệp, doanh nghiệp công khai tình
hình xây dựng và thực hiện các quy chế nội bộ của doanh nghiệp.
Vậy, công khai tài chính doanh nghiệp là việc doanh nghiệp công bố ra bên
ngoài hoặc trong nội bộ doanh nghiệp những thông tin về tình hình tài chính
doanh nghiệp cho những chủ thể có liên quan biết trong giới hạn dung hòa được
lợi ích của doanh nghiệp và các chủ thể có liên quan.
2. Đặc điểm của công khai tài chính doanh nghiệp
Thứ nhất, công khai TCDN là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật hay theo sự vận động của thị trường mà công
khai thông tin tài chính doanh nghiệp đã trở thành nghĩa vụ đối với mỗi doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp có hoặc không công khai thông tin TCDN đã trở
thành một tiêu chí đánh giá một doanh nghiệp. Bên cạnh việc quy định, các
doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc có vốn nhà nước có nghĩa vụ
công khai tài chính theo Nghị định 61/2013/NĐ-CP mà các doanh nghiệp không
có vốn nhà nước cũng đã hình thành nghĩa vụ này như một tính tất yếu để tồn tại
và phát triển.
Thứ hai, công khai TCDN liên quan đến lợi ích nhiều chủ thể
Bởi, TCDN bao hàm hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn và phân phối lợi
nhuận, xét dưới hình thức vốn hay lợi nhuận thì TCDN đã có mối liên hệ mật
thiết với lợi ích của các chủ thể khác nhau. Tuy nhiên, làm sao để bảo vệ được
quyền lợi của mình, pháp luật TCDN đã quy định một phương thức như một
3


công cụ để các chủ thể có thể bảo vệ được quyền lợi cho chính mình, đó là
quyền được biết các thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp. Từ đó các chủ
thể có thể phân tích tài chính doanh nghiệp. Thông qua một hệ thống các phương

pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ
khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách
chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu
về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự
báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
Thứ ba, công khai TCDN xung đột với bảo vệ bí mật kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trên thương trường đều có một bí mật kinh
doanh riêng nhằm tạo ra lợi nhuận và lợi thế trước đối thủ cạnh tranh. Bí mật
kinh doanh là những thông tin:
(i) không là hiểu biết thông thường;
(ii) có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho
người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc
không sử dụng nó;
(iii) được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị tiết lộ
và không dễ dàng tiếp cận được.
Vậy nên, cần đặt công khai TCDN trong mối tương quan với bảo vệ bí mật.
Ví dụ: quy định Ngân hàng nhà nước có quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá
nhân về việc cung cấp thông tin mật về tiền tệ và ngân hàng tại khoản 2 Điều 38
Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 là biểu hiện cho mối tương quan này.
Trong tổng hợp các thông tin của doanh nghiệp, có những thông tin các chủ thể
khác có quyền được biết, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải công khai nhưng cũng
có những thông tin cần được bảo vệ, được coi là thông tin mật, bí mật kinh
doanh.
II. Vai trò của công khai tài chính doanh nghiệp
Công khai tài chính doanh nghiệp có vai trò gắn với vai trò của tài chính
doanh nghiệp, nó xuyên suốt từ huy động vốn, sử dụng vốn và phân phối lợi
nhuận. Tài chính doanh nghiệp có như hai chức năng: chức năng phân phối và
4



chức năng giám đốc. Hai chức năng này giúp các chủ thể có lợi ích liên quan
cũng như chính doanh nghiệp bảo vệ được quyền lợi của mình.
Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, tài chính doanh nghiệp chỉ có thể thực
hiện được vai trò và nhiệm vụ bảo vệ các chủ thể của mình khi có công khai tài
chính doanh nghiệp. Có thể xem mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với các chủ thể khác như mô hình của
“cầu thang xoắn ốc ADN”: xem doanh nghiệp và các
chủ thể khác là hai tay cầm, công khai thông tin sẽ là
chất xúc tác tạo nên khối lợi ích thống nhất có sự đan
xen nhưng dung hòa với nhau; tuy nhiên, nếu việc tiếp
cận và công khai thông tin trở nên rời rạc (thiếu trung
thực hay thiếu minh bạch) thì lợi ích giữa DN và các
chủ thể khác sẽ bị tách rời và có sự xung đột.
Do đó, phải có công khai thông tin TCDN, thông tin phải minh bạch thì tài
chính doanh nghiệp mới thực sự trở thành công cụ để bảo vệ lợi ích các chủ thể.
Trong phạm vi bài làm, em sẽ phân tích vai trò của công khai thông tin TCDN
đối với ba chủ thể: chủ sở hữu, chủ nợ và Nhà nước.
1. Vai trò của công khai tài chính doanh nghiệp đối với chủ sở hữu
1.1. Công khai thông tin TCDN giúp chủ sỡ hữu DN thực hiện tốt hơn
hoạt động giám sát nội bộ doanh nghiệp
Hoạt động tài chính doanh nghiệp là hoạt động quan trọng, trọng tâm của
doanh nghiệp. Thông qua việc ghi chép, thống kê, xử lý và công khai thông tin
tài chính doanh nghiệp, chủ sở hữu (thông qua bộ máy của mình) thực hiện giám
sát nội bộ doanh nghiệp. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá
tính hợp lý, hợp pháp của hoạt động quản lý, điều hành, bảo đảm quyền lợi của
người góp vốn, ngặn chặn kịp thời các hành vi tư lợi của người quản lý, người
điều hành.
Giám sát nội bộ là hoạt động của cơ quan thẩm quyền trong nội bộ doanh
nghiệp nhằm kiểm tra, xem xét tính hợp lý, hợp pháp của hoạt động quản lý,
điều hành. Tức là xem xét về ba vấn đề (không phải tất cả nhưng là ba vấn đề

quan trọng nhất):
5


+ Doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư phù hợp với loại hình sản xuất kinh
doanh hay chưa? Cần có hoạt động tiếp nhận và xử lý thông tin TCDN để xác
định về tính hiệu quả của các dự án đầu tư.
+ Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào? Cơ cấu vốn chủ sở hữu/vốn vay là như thế
nào? Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp sẽ huy động nguồn tài trợ với cơ cấu
như thế nào cho phù hợp và mang lại lợi nhuận cao nhất. Liệu doanh nghiệp có
nên sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu để đầu tư hay kết hợp với cả các hình thức
đi vay và đi thuê? Điều này liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn và chi phí vốn của
doanh nghiệp.
+ Sự quản lý, điều hành hoạt động tài chính đã diễn ra hợp lý và hợp pháp
chưa? Có sự tư lợi ở đây hay không? Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền với
các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ. Nhà quản lý tài chính cần xử lý sự lệch pha
của các dòng tiền.
Vậy, trên cơ sở sự thống kê, ghi chép và công khai thông tin, bộ máy giám
sát, quản lý và điều hành (do chủ sỡ hữu doanh nghiệp xây dựng) có thể phân
tích tài chính một cách toàn diện nhất, về khả năng thanh toán, khả năng cân đối
vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản lý tài chính có thể
dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh
nghiệp trong tương lai. Từ đó, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể định hướng cho
giám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài
trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính.
Có thể thấy rõ hơn qua hoạt động giám sát của Ban Kiểm soát trong CTCP,
Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ giám sát HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc trong việc quản lý, điều hành công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp,
tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; thẩm

định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của
công ty, bán cáo đánh giá công tác của Hội đồng quản trị [Điều 123 LDN 2005].
Vậy, để thực hiện các hoạt động trên, việc công khai các thông tin liên quan đến
hoạt động trên là tất yếu, nhưng là trong nội bộ công ty. Công khai ở đây được
hiểu là công khai giữa các “mắt xích” khác nhau trong bộ máy của CTCP.
6


Hay việc công khai lợi ích của chính thành viên Hội đồng quản trị, thành viên
Ban kiểm soát, Giám đốc hay Tổng giám đốc và người quản lý khác theo Điều
118 LDN, họ phải kê khai các lợi ích của họ với công ty. Các lợi ích đó như: tên
địa chỉ, trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, số và ngày cấp GCN ĐKKD, nơi
ĐKKD của DN mà họ có sở hữu vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở
hữu vốn góp hoặc cổ phần đó [Khoản 1 Điều 118], việc công khai đó phải được
thông báo cho ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên và được niêm yết, lưu giữ tại
trụ sở chính của doanh nghiệp [Khoản 2 Điều 118]. Việc các chủ thể trên phải
công khai các lợi ích khác với lợi ích của công ty đảm bản hạn chế được sự tư
lợi (việc chủ thể trên sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty
hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi). Thông qua hoạt
động công khai thông tin tại trụ sở DN, chủ sỡ hữu DN có thể bảo vệ được lợi
ích của chính mình.
Ví dụ1 2: Trong vụ việc của CTCP chế biến thủy sản Phương Nam gần đây,
việc bà Diệu Hiền với chức danh Giám đốc thực hiện một số dự án đầu tư: Nhà
máy Sản xuất nước uống Collagen Bình An, tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD;
đầu tư 200 tỷ đồng để xây dựng Viện Nghiên cứu thủy sản Bình An, tại Khu
Công nghiệp Trà Nóc II, TP.Cần Thơ... Tuy nhiên, các dự án trên thực tế không
hoạt động hoặc hoạt động nhưng không mang lại lợi nhuận. Nhiều dự án đầu tư
không có hiệu quả như vậy, tất yếu dẫn đến thua lỗ. Câu hỏi đặt ra, các cổ đông
khác của CTCP Phương Nam có biết được những số liệu trên trước khi vụ việc
bị phanh phui hay không. Chắc chắn rằng, các số liệu về các khoản lỗ, các khoản

thâm hụt không được công khai hoặc đã được “làm đẹp” trước khi đưa ra
ĐHĐCĐ.
1.2. Công khai TCDN trong việc khẳng định và quảng bá thương hiệu, thu
hút đầu tư
Hiện nay, mở cửa thông tin được xem là một hình thức để quảng bá thương
hiệu của DN. Việc công khai TCDN được xem là một tiêu chí quan trọng để các
nhà đầu tư, người cho vay hay các ngân hàng đánh giá xem có nên đầu tư/cho
vay hay không.
2

Những dự án chết yểu của nữ đại gia Diệu Hiền, />
gia-dieu-hien/79895p1c24.htm

7


Theo quy định của pháp luật, đối với phát hành trái phiếu, theo Nghị định
90/2011/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, một trong hai điều kiện
để phát hành trái phiếu được quy định tại Điều 13 đó là: theo báo cáo tài chính
thì kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành
phải có lãi. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4
hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm toán thì
phải có:
- Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi;
- Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
có lãi được kiểm toán (nếu có);
- Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty
phê duyệt theo Điều lệ hoạt động của công ty.

Báo cáo tài chính (BCTC) có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc cung
cấp thông tin đối với nhà đầu tư, các tổ chức quản lý, điều hành thị trường, là
điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển hiệu quả và lành mạnh.
Công khai, minh bạch thông tin chứng tỏ được doanh nghiệp đó có kinh doanh
đúng pháp luật, đúng với ngành nghề đăng ký trong GCN ĐKKD hay không,
việc công khai minh bạch thông tin còn chứng tỏ được tiềm lực của doanh
nghiệp. Bởi, thông qua các thông tin được công khai, mà tiêu biểu là bản báo cáo
tài chính, các nhà đầu tư có thể đánh giá được quy mô cũng như tiềm lực của
doanh nghiệp.
Ngoài ra, trên thương trường, việc một doanh nghiệp không công khai TCDN
hoặc công khai nhưng không minh bạch chứng tỏ trong quan hệ “làm ăn” với
DN đó sẽ không đảm bảo được sự lành mạnh, uy tín của doanh nghiệp đó cũng
không cao. Do đó, công khai TCDN là biểu hiện cho sự “lành mạnh” của doanh
nghiệp; là sự trung thực trong kinh doanh. Không những vậy, công khai TCDN
còn biểu hiện của sự uy tín và vị thế nhất định trên thương trường.

8


Ví dụ 2:
Hoạt động công khai thông tin của công ty niêm yết trên trang thông tin điện
tử: – Công khai – Minh bạch – Công bằng. Cụ thể là đối với hai
Công ty cổ phần Chứng khoán dần khí (PSI) và Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
– Vinacomin (HLC)
CTCP Chứng khoán dầu khí, địa chỉ: Tầng 2 và 10 - Tòa nhà Hanoi
Tourist, số 18 phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội; GCN ĐKKD số: 26/UBCKGPHĐKD. Cổ phiếu của công ty Vinacomin chính thức lên sàn chứng khoán vào
ngày 21/7/2010. Tất cả các thông tin được cần thiết đều có thể tìm thấy trên
trang của công ty trong trang web hnx.vn. Từ Bản cáo bạch, Các bản báo cáo tài
chính các năm, Báo cáo thường niên hay Thông báo mới họp, tài liệu họp
ĐHĐCĐ thường niên, Báo cái tài chính, Thay đổi GCN ĐKKD, Giải trình chênh

lệch lợi nhuận hay Thay đổi nhận sự...Việc các thông tin TCDN được công khai
sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp
cũng như tác động vào cách ứng xử của nhà đầu tư (mua hay không mua cổ
phiếu của PSI) và thông qua công khai thông tin có thể xây dựng được uy tín,
chỗ đứng trên thị trường chứng khoán, thu hút được nhà đầu tư.
CTCP Than Hà Lầm – Vinacomin, có địa chỉ: Số 1, phố Tân Lập, phường
Hà Lầm, Hạ Long, Quảng Ninh; GCN ĐKKD số: 2203001252. Cổ phiếu của
công ty Vinacomin chính thức lên sàn chứng khoán vào ngày 05/3/2009. Các
thông tin được tìm thấy (được công khai) tương tự như đối với PSI.
Tuy nhiên, xem xét kỹ, CTCP Vinacomin đã không công bố thông tin trên
trang thông tin điện tử Công ty về Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2010,
Báo cáo thường niên năm 2010, Báo cáo tài chính Quý 2 và Quý 4 năm 2011,
Báo cáo thường niên năm 2011, Nghị quyết và tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông
thường niên năm 2011, Báo cáo tài chính bán niên năm 2012 đã soát xét, Báo
cáo tài chính năm 2012 đã kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2012; công bố
thông tin không kịp thời về Báo cáo tài chính Quý 1 và Quý 2 năm 2012, Báo
cáo tài chính Quý 3 và Quý 4 năm 2012, Báo cáo tài chính Quý 1, Quý 2 và Quý
3 năm 2013.

9


Do đó, Vinacomin Phạt tiền 60.000.000 đồng (Sáu mươi triệu đồng) theo quy
định tại Điểm a Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010
của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán theo Quyết định số 243/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công
ty Cổ phần Than Hà Lầm – Vinacomin. Việc Vinacomin không công khai thông
tin hoặc công khai không kịp thời sẽ dẫn đến cái nhìn không tích cực của nhà
đầu tư đối với công ty, từ đó ảnh hưởng đến uy tín cũng như chỗ đứng của HLC

trên trường chứng khoán.
2. Vai trò của công khai tài chính doanh nghiệp đối với các chủ nợ
Để đáp ứng hoạt động, hiện nay các doanh nghiệp đa số đều có sử dụng vốn
vay và đều có các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng với tư cách
là người cho vay. Các chủ nợ cho vay tiền hoặc cung ứng hàng hoá và dịch vụ
cho doanh nghiệp đều quan tâm đến việc liệu doanh nghiệp có đủ tiền để hoàn
trả nợ vay cho họ khi nợ đến hạn hay không. Do vậy, các chủ nợ đều phân tích
rất kỹ tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trước khi
quyết định cho doanh nghiệp vay.
Điều đó có nghĩa việc công khai thông tin TCDN và thông tin được công có
minh bạch ảnh hưởng rất lớn đến cách ứng xử của các tổ chức tín dụng, ngân
hàng. Bởi nếu DN công khai thông tin nhưng thông tin thiếu trung thực, minh
bạch sẽ dẫn đến cách hành xử không đúng gây ảnh hưởng đến lợi ích của các
chủ nợ. Các chủ nợ phân tích tài chính của DN nhằm đảm bảo khả năng trả nợ
của doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp,
các chủ nợ xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp trên hai khía cạnh là
ngắn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay xét
xem về vốn điều lệ, vốn có sẵn, tài sản thế chấp có giá trị hay không, tài sản đó
đã được thế chấp ở nơi khác chưa để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của
doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ
khi đến hạn trả. Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay hướng đến
khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn
10


và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này. Đó là các thông tin hiện hữu qua
báo cáo tài chính các năm trước, hay sáu tháng trước của doanh nghiệp...
+ Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm
của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý

đặc biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ
đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng
rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho
họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Như vậy, đối với ngân hàng và tổ
chức tín dụng việc phân tích tài chính dựa trên thông tin về tình hình tài chính
mà DN công khai là rất quan trọng. Bởi, thông qua phân tích tài chính DN, ngân
hàng và tổ chức tín dụng có thể tính được mức độ mạo hiểm khi cho doanh
nghiệp vay.
Ví dụ 3 3: Trường hợp Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV)
là một ví dụ. THV kinh doanh gặp khó khăn nên thường xuyên phải vay ngắn
hạn để đầu tư dài hạn. Theo thông tin được công khai (báo cáo tài chính của
THV) THV có mức lỗ 84,17 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn 263,21. Qua phân tích tài
chính của doanh nghiệp cho thấy công ty vẫn có thể tiếp tục hoạt động và có khả
năng trả nợ. Do đó, các ngân hàng vẫn cho THV vay nợ.
Tuy nhiên, báo cáo tài chính sau soát xét cho biết, kết quả kinh doanh 6 tháng
của THV thua lỗ nhiều hơn trước soát xét rất nhiều. Từ mức lỗ 84,17 tỷ đồng
trước soát xét, mức lỗ sau soát xét đã tăng lên 129,44 tỷ đồng. Không những thế,
THV hoạt động phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.
Có thể thấy thông qua việc công khai thông tin thiếu trung thực, không minh
bạch đã dẫn đến các ngân hàng phân tích sai về tình hình tài chính của THV
trước khi cho vay, ngân hàng đã nhận định sai về khả năng trả nợ cũng như mức
độ rủi ro khi cho THV vay. Với tình trạng kinh doanh hiện tại, THV liệu có khả
năng trả nợ hay không? Đây là sẽ bài toán khó đối với các ngân hàng. Khi, đơn
vị kiểm toán đưa ra lưu ý đáng lo ngại cho người đọc báo cáo, rằng: nợ phải trả
ngắn hạn của THV đã vượt quá tài sản ngắn hạn 263,21 tỷ đồng trong đó hầu hết
3

Lãi thành lỗ: DN lộ yếu kém và nói dối, />
noi-doi.html


11


các khoản nợ ngắn hạn các tổ chức tín dụng đã quá hạn, lỗ lũy kế đến 30/6/2012
là 320,03 tỷ đồng.
Hay trong vụ CTCP Thủy sản Phương Nam, trong hai năm 2009 - 2011,
Công ty Phương Nam lập hồ sơ vay hàng ngàn tỉ đồng của 7 ngân hàng ở khu
vực ĐBSCL, sau đó đầu tư sai mục đích và mất khả năng thanh toán. Để vay
được số tiền lớn, Công ty Phương Nam xác định hàng tồn kho trên sổ sách trị giá
trên 700 tỉ đồng nhưng thực tế chỉ hơn 20 tỉ đồng...
+ Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp,
họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay
không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và
trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay thì các chủ nợ là người
cung ứng vật tư hàng hóa, dịch vụ cho doanh người không được chú trọng trong
việc tiếp cận và quyền được biết các thông tin TCDN của doanh nghiệp.
3. Vai trò của công khai tài chính doanh nghiệp đối với Nhà nước
3.1. Đối với việc định hướng nền kinh tế
Công khai TCDN là cơ sở để các chủ thể đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Từ đó, có cách ứng xử phù hợp với “túi tiền” của mình khi có mối
quan hệ đối với doanh nghiệp. Nhà đầu tư, có hay không nên đầu tư, đầu tư ít
hay nhiều và đầu tư vào thời điểm nào. Chủ nợ, có hay không cho vay, cho vay
bao nhiêu, xem xét thời điểm rút vốn vay khi doanh nghiệp không sử dụng hiệu
quả vốn vay. Người lao động, xem xét có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp
hay, có cần tìm công việc mới để đảm bảo cuộc sống hay không. Do đó, công
khai TCDN và công khai thông tin minh bạch và trung thực là hết sức cần thiết
trong hoạt động định hướng của nền kinh tế. Từ công khai TCDN sẽ giúp cách
ứng xử của các chủ thể đúng với ý chí của họ, tức là đầu tư có lãi. Từ đó, công
khai TCDN có tác dụng hướng “dòng tiền” vào những nơi sử dụng vốn hiệu quả

góp phần tăng trưởng kinh tế.
3.2. Đối với việc quản lý, giám sát các doanh nghiệp
Dựa vào thông tin mà DN công khai (các báo cáo kiểm toán, báo cáo tài
chính doanh nghiệp, báo cáo kinh doanh, báo cáo thường niên...) các cơ quan
12


quản lý của Nhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm
soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có
tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình
hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách
hàng…
Có thể thấy rõ hơn giữa công khai thông tin đối với việc giám sát quản lý
doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Theo quy định của Luật chứng
khoán, các doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng,
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đều có
nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Cụ thể chương VIII
Luật chứng khoán có các quy định về công bố thông tin của các chủ thể liên
quan. Từ đó, có thể thấy Nhà nước nhận thấy rằng doanh nghiệp là một trong
những chủ thể cần quan tâm đặc biệt (như quy định chứng minh thư đối với cá
nhân). Bởi các chủ thể này có tư cách pháp nhân là thực hiện nhiều quan hệ xã
hội, các hành động của các chủ thể có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của
đất nước. Do đó, yêu cầu công khai thông tin là yêu cầu tất yếu và bắt buộc đối
với doanh nghiệp.
III. Đánh giá chung
Từ phân tích, công khai thông tin tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan
trọng không chỉ với ba chủ thể được đề cập trong bài. Tuy nhiên, thực trạng hiện
nay đó là sự kém minh bạch, lập lờ, úp mở trong công bố thông tin của DN.
Công khai TCDN đối với nhà đầu tư, chủ nợ là người cung ứng dịch vụ hay
cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp chưa được chú trọng.

Sự phát triển của TTCK Việt Nam đòi hỏi sự phát triển đồng bộ nhiều yếu tố,
trong đó, nổi lên vấn đề có ảnh hưởng tới tính minh bạch, công khai và sự phát
triển bền vững của thị trường. Đó là việc công bố thông tin của các công ty niêm
yết trên TTCK. Thị trường chứng khoán là một trong những thị trường thể hiện
rõ nét được sự phát triển hay không của các doanh nghiệp.
Theo thống kê, trên TTCK Việt Nam, việc công khai minh bạch thông tin của
các DN niêm yết là rất yếu. Chỉ có 29/694 DN niêm yết (chiếm tỷ lệ chỉ 4.18%)
bảo đảm tốt việc công bố thông tin cho NĐT. Như vậy, có đến hơn 95% DN
13


niêm yết trên 2 sàn chứng khoán vi phạm lỗi về công bố thông tin bắt buộc 4.
Thực trạng nổi cộm đó là việc không công bố thông tin TCDN hay có công bố
nhưng thông tin không đảm bảo về chất lượng, công bố sai về hình thức, không
đúng về thời gian công bố thông tin...
Do đó, để đảm bảo lợi ích của các chủ thể có liên quan, trong thời gian sắp
tới cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những vi phạm về công bố thông tin
định kỳ về BCTC của công ty niêm yết. Đối với vi phạm chậm công bố thông tin
của các công ty niêm yết có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch của thị trường chế
tài xử phạt vi phạm cần phải nặng tay hơn. Tùy theo mức độ vi phạm trong việc
chậm công bố thông tin, UBCKNN có thể phạt tiền hành chính từ 100 triệu đến
200 triệu (thay vì mức phạt tối đa 70 triệu như hiện nay), đồng thời đưa ra tín
hiệu cảnh báo cho nhà đầu tư. Cần có quy định, trong một số trường hợp đặc
biệt, vì những lý do khách quan, các công ty niêm yết có thể xin lùi thời hạn
công bố thông tin BCTC quý hoặc năm nhưng quy định thời hạn tối đa không
quá 5 ngày đối với BCTC quý và 10 ngày đối với BCTC năm, để đảm bảo sự
khách quan và công bằng giữa các công ty và tính kịp thời của thông tin cho nhà
đầu tư.

4


95% doanh nghiệp niêm yết vi phạm lỗi công bố thông tin, />
niem-yet-vi-pham-loi-cong-bo-thong-tin-50415.html

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Doanh nghiệp năm 2005.
2. Luật Chứng khoán năm 2006.
3. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010.
4. Nghị định 90/2011/NĐ-Cp Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
5. Thông tư 171/2013/TT-BTC hướng dẫn công khai thông tin tài chính theo
quy định tại nghị định số 61/2013 đối với doanh nghiệp Nhà nước là chủ sở hữu
hoặc có vốn nhà nước.
6. Những vấn đề pháp lý về Tài chính doanh nghiệp, TS. Nguyễn Thị Lan
Hương, Nxb. Chính trị quốc gia
7. Tìm hiểu Luật Tài chính, TS. Võ Đình Toàn, Nxb. Tư pháp.
8. Bài viết “Nghị định 61/2013/NĐ-CP: Tăng cường giám sát, công khai tài
chính tại doanh nghiệp nhà nước” TS. Nguyễn Thị Kim Lý – Bài đăng trên Tạp
chí Tài chính số 7 – 2013.
9. Bài viết “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin tài chính
của Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Ths .Lê Hoàng
Phúc – Kiểm toán nhà nước.
/>10. Bài viết “95% doanh nghiệp niêm yết vi phạm lỗi công bố thông tin”
/>11. Bài viết “Ba doanh nghiệp HLA, HLC, YBC bị phạt do vi phạm công bố
thông tin”
/>12. />15




×