TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TÀI CHÍNH
TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM
I. Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm.
1/ Tiêu thụ sản phẩm:
Một xã hội muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành phát triển nền sản
xuất xã hội. Chỉ có phát triển sản xuất mới có thể tạo ra được nhiều sản phẩm
hàng hoá đáp ứng tốt hơn các yêu cầu vật chất và tinh thần của con người. Các
Mác đã nói: “ Một xã hội không thể không sản xuất nữa, cũng không thể thôi
không tiêu dùng nữa”. Như vậy có thể nói mục đích cao nhất của sản xuất chính
là thoả mãn các yêu cầu tiêu dùng khác nhau của con người.
Như chúng ta đã biết, các doanh nghiệp của nước ta đang hoạt động trong
nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế này đòi hỏi sự thử thách khắt khe đối với
các nhà sản xuất kinh doanh, nó không chấp nhận bất cứ một sản phẩm nào một
cách dễ dàng, nó không giống như nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp trước kia: Nhà nước bao sản xuất, bao giá và bao luôn cả khâu tiêu thụ.
Do đó mà thị trường đã không phát huy được vai trò của mình gây nên tình
trạng ỷ lại, kém năng động của các doanh nghiệp. Đó là thời kì vấn đề tiêu thụ
không được các nhà quản lí doanh nghiệp quan tâm, không được đặt ra một
cách cấp bách. Ngày nay khi khách hàng được tôn làm “Thượng đế” thì họ có
quyền lựa chọn, đó là quyền đòi hỏi các sản phẩm phải thoả mãn yêu cầu của
họ. Điều này buộc các nhà quản lí doanh nghiệp phải chú ý, phải tìm mọi cách
đáp ứng được các nhu cầu của “Thượng đế” một cách tốt nhất. Tuy nhiên để có
được sản phẩm đưa vào thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành
sản xuất và tổ chức quá trình đưa sản phẩm ra thị trường. Quá trình này được
trải qua các giai đoạn khác nhau tạo thành một chu kì sản xuất kinh doanh nhất
định, sự lặp đi lặp lại của chu kỳ sản xuất kinh doanh tạo ra một vòng tuần hoàn
và chu chuyển tư bản. Đứng trên góc độ Tài chính mà xét thì quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là sự vận động vốn kinh doanh qua các
giai đoạn và quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo ra sự tuần hoàn của
vốn. Trải qua các giai đoạn khác nhau của tuần hoàn chu chuyển vốn, vốn kinh
doanh được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau và sau một chu kì kinh
doanh nó lại trở lại hình thái ban đầu của mình. Sơ đồ của quá trình này được
biểu diễn như sau:
TLSX
T - H ..... SX ..... H’ - T’
SLĐ
Vậy tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của một chu kì sản xuất.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm cho đơn vị
mua và thu được một khoản tiền về tiêu thụ số sản phẩm đó hoặc nhận được
giấy báo chấp nhận trả tiền hàng.
Đứng trên góc độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình
chuyển hoá hình thái giá trị của vốn từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ
( H’ - T’).
Thời điểm tiêu thụ sản phẩm được tính từ khi đơn vị bán được đơn vị
mua chấp nhận thanh toán hoặc nhận được tiền hàng. Nếu hàng hoá được bán đi
mà chưa được đơn vị mua chấp nhận thanh toán đối với số hnàg hoá đó thì được
coi như chưa tiêu thụ, bởi vì số hàng hóa đó có thể bị bên mua trả lại do không
đáp ứng được yêu cầu mà họ đặt ra, có thể về chất lượng, qui cách, mẫu mã... vì
vậy tiêu thụ bao gồm cả hai hành vi:
- Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.
- Khách hàng trả tiền cho doanh nghiệp theo giá trị hàng hoá đó.
Hai hành vi này có thể khác nhau về không gian, thời gian, về tiền bán
hàng thu được. Trên thực tế phương thức mua bán hàng hoá giữa doanh nghiệp
với khách hàng được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy thời điểm
được coi là tiêu thụ hoàn thành cũng khác nhau .
2. Doanh thu và nội dung của doanh thu:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp
phải cực kì năng động sáng tạo, đa dạng hoá các hoạt động của mình. Vì thế,
doanh thu của doanh nghiệp không chỉ có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh
doanh mà còn bao gồm doanh thu từ các hoạt động khác như doanh thu từ hoạt
động tài chính và doanh thu bất thường. Như vậy doanh thu của doanh nghiệp là
toàn bộ số tiền thu được từ các hoạt động kể trên.
Còn doanh thu tiêu thụ sản phẩm là toàn bộ số tiền thu được khi bán sản
phẩm đó. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm được xác định như sau:
n
T = Σ (S
ti
x G
i
)
i=1
Trong đó: T: Là doanh thu về tiêu thụ sản phẩm trong kì
S
ti
: Số lượng sản phẩm i đã bán ra trong kì.
G
i
: Giá bán đơn vị sản phẩm i trong kì.
i: Loại sản phẩm tiêu thụ trong kì (i=1,n).
Thực tế hiện nay khi thuế doanh thu được thay bằng thuế VAT (Thuế giá
trị gia tăng) thì giá bán đơn vị sản phẩm trong kỳ chính là giá chưa có thuế (còn
thuế được bóc tách riêng). Cho nên, doanh thu tiêu thụ sản phẩm là toàn bộ số
tiền thu được khi bán sản phẩm đó mà không kể phần thuế VAT phải nộp cho
nhà nước.
Tuy nhiên phần mà doanh nghiệp thực thu về để bù đắp các khoản chi phí
hay còn gọi là doanh thu thuần thì được tính:
Doanh thu thuần = Doanh thu (không có thuế) - các khoản giảm trừ.
Các khoản giảm trừ bao gồm: triết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, trị
giá hàng bán bị trả lại (nếu chứng từ hợp lệ).
Chiết khấu hàng bán: Là số tiền người bán giảm trừ cho người mua do
người mua thanh toán tiền mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trước thời hạn
thanh toán. Đây là hình thức , khuyến mãi đối với khách hàng.
Giảm giá hàng bán: Là số tiền người bán giảm trừ cho người mua trên giá
đã thoả thuận do các nguyên nhân: hàng kém phẩm chất, không đúng qui định
hoặc giảm giá ưu đãi cho khách hàng mua với khối lượng lớn.
Trị giá hàng bán bị trả lại: Là giá trị theo giá thanh toán số sản phẩm,
hàng hoá đã tiêu thụ xong bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam
kết trong hợp đồng.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện cụ thể của kết quả tiêu thụ, nó
phản ánh toàn bộ quá trình tiêu thụ. Doanh thu tiêu thụ là một chỉ tiêu quan
trọng không những đối với bản thân doanh nghiệp, mà nó còn có ý nghĩa đối với
nền kinh tế quốc dân. Nó phản ánh qui mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh
trình độ tổ chức, chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản
phẩm. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn quan trọng để doanh nghiệp trang
trải các khoản chi phí về công cụ lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong
quá trình sản xuất kinh doanh, trả lương hay tiền công tiền thưởng cho người
lao động, trích bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp làm nghĩa vụ tài chính đối với
nhà nước như nộp thuế.
Như trên đã nói, nội dung của doanh thu gồm có: doanh thu từ hoạt động
sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu bất thường.
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là một bộ phận cấu thành
nên doanh thu, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất thì bộ phận này chiếm
tỉ trọng lớn nhất.
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: doanh thu thuần,
thu từ phần trị giá của các hàng hoá, dịch vụ cung cấp theo yêu cầu của nhà
nước, và các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đem tặng, biếu, cho hoặc tiêu dùng
ngay trong nội bộ doanh nghiệp cũng phải hạch toán xác định doanh thu.
Thời điểm xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán,
không phụ thuộc đã thu tiền hay chưa.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính gồm: các khoản thu từ hoạt động đầu
tư ra ngoài doanh nghiệp, thu từ hoạt động mua bán tín phiếu, các chứng từ có
giá, thu từ cho thuê tài sản, thu từ hoạt động liên doanh liên kết, thu từ lãi tiền
gửi, lãi tiền cho vay.
- Doanh thu bất thường gồm: Thu từ các khoản tiền phạt, nợ đã xoá xong
lại thu được, thu do hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích năm trước nhưng
không sử dụng và các khoản thu khác.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh đều muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Song việc tiêu thụ sản phẩm của
mỗi doanh nghiệp nhanh hay chậm, nhiều hay ít lại không phải chỉ do ý kiến
chủ quan của doanh nghiệp quyết định. Việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra như thế
nào còn chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có những nhân
tố chủ yếu sau:
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp.
- Kết cấu sản phẩm, hàng hoá đưa ra tiêu thụ.
- Giá cả sản phẩm tiêu thụ.
- Khối lượng sản phẩm hàng hoá đưa ra tiêu thụ.
- Chất lượng sản phẩm.
- Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp.