Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Đánh Giá Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Dân Về Biện Pháp Chống Sạt Lở Tại Chùa Phước Hậu Tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

PHẠM THỊ DIỄM MY

ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ
BIỆN PHÁP CHỐNG SẠT LỞ TẠI CHÙA PHƯỚC
HẬU TỈNH VĨNH LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 01/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

PHẠM THỊ DIỄM MY

ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ
BIỆN PHÁP CHỐNG SẠT LỞ TẠI CHÙA PHƯỚC
HẬU TỈNH VĨNH LONG

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S. TRẦN ANH KIỆT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 01/2015


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN
LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BIỆN PHÁP CHỐNG SẠT LỞ TẠI CHÙA
PHƯỚC HẬU TỈNH VĨNH LONG” do PHẠM THỊ DIỄM MY, sinh viên khóa 20112015, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày_________________________

Th.S. TRẦN ANH KIỆT
Người hướng dẫn

________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

LỜI CẢM TẠ

tháng

năm


Đầu tiên, Con xin gửi lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
Cha và Mẹ! Con cảm ơn Cha Mẹ đã sinh ra con và tạo mọi điều kiện tốt nhất để con
lớn lên và học tập. Trong 21 năm qua con đã lớn lên trong tình yêu thương và sự đùm
bọc dạy dỗ của mẹ cha. Con lớn lên bằng những giọt mồ của cha rơi trên đồng, bằng
những bữa cơm mẹ nấu, bằng những đêm dài Mẹ thức trắng lo cho con khi đau bệnh,
bằng những nếp nhăn trên vầng trán Cha con. Cha Mẹ đã hy sinh tất cả vì con. Con sẽ
cố gắng học và trở thành người có ích để Cha Mẹ tự hào vì Con và xứng đáng với
những điều tốt đẹp mà gia đình dành cho Con. Công ơn Cha Mẹ con xin mãi khắc ghi
trong lòng.
Xin được gửi đến toàn thể quý Thầy Cô, các cán bộ, nhân viên của Trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM nói chung cùng quý Thầy Cô khoa Kinh Tế nói riêng. Lời
cám ơn trân trọng nhất! Quý Thầy Cô đã tận tuỵ với công việc, tận tâm với nghề giáo
và tận lực với những sinh viên của mình. Trong suốt thời gian học tập tại trường Thầy
Cô đã truyền dạy cho tôi không chỉ những kiến thức nền tảng về chuyên môn mà còn
truyền đạt những kinh nghiệm sống quý báu. Thầy Cô đã trang bị cho tôi thêm hành
trang vững chắc để tôi bước vào một giai đoạn khác của cuộc đời!

Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Th.S. Trần Anh Kiệt. Cảm
ơn thầy đã tận tình chỉ bảo trong quá trình học trên lớp cũng như trong suốt thời gian
nghiên cứu và thực hiện Khoá luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ chuyên môn Phòng Tài nguyên Môi trường
huyện Tam Bình, Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình, Phòng Nông nghiệp – Phát triển
nông thôn Ủy ban nhân dân xã Ngãi Tứ, các cán bộ ấp thuộc xã Ngãi Tứ đã nhiệt tình
cung cấp số liệu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Xin Chân Thành Cám Ơn!
Sinh Viên
Phạm Thị Diễm My

NỘI DUNG TÓM TẮT


PHẠM THỊ DIỄM MY. Tháng 01 năm 2015. “Đánh Giá Mức Sẵn Lòng Trả
Của Người Dân Về Biện Pháp Chống Sạt Lở Tại Chùa Phước Hậu Tỉnh Vĩnh
Long”.
PHẠM THỊ DIỄM MY. January, 2015. “Valuation Of The Willingness To Pay
For Anti-erosion Measures In Phước Hậu Pagoda Vinh Long Province”.
Hiện tượng sạt lở, xâm thực đang là một trong những vấn đề nan giải ở vùng
ĐBSCL, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đặt biệt là đối với xã Ngãi Tứ huyện
Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long. Nguyên nhân gây ra hiện tượng sạt lở trên địa bàn xã Ngãi
Tứ, cụ thể là bờ sông chùa Phước Hậu chủ yếu là do sóng, gió và dòng chảy tác động
mạnh vào vùng bờ, do tình trạng khai thác cát bừa bãi gây xói lở ở khu vực cửa sông
và đê bao của chùa. Ngoài ra, sạt lở cũng xảy ra do BĐKH làm thay đổi dòng chảy và
triều cường.
Qua điều tra 90 người dân địa phương đề tài tiến hành đánh giá hậu quả nghiêm
trọng của hiện tượng sạt lở tại chùa và sự cần thiết của việc xây đê bao theo công nghệ
Stabiplage.
Dựa và phương pháp CVM (Contingent Valuation Method – Định giá ngẫu

nhiên) và các phương pháp phân tích số liệu, đề tài đã tiến hành xác định mức sẵn lòng
trả của người dân về biện pháp chống sạt lở bằng cách xây dựng bờ kè mềm. Kết quả
cho thấy có 65,56% số người được phỏng vấn muốn đóng góp cho dự án. Những yếu
tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả là mức giá, thu nhập, học vấn, tuổi, tôn giáo. Tổng
mức sẵn lòng đóng góp của người dân để xây dựng bờ kè mềm là 1.552.692.000 đồng,
đạt 22,18% kinh phí xây dựng dự kiến. Đây là nguồn kinh phí rất cần thiết, tạo tiền đề
và động lực cho các nghiên cứu khắc phục sạt lở và phục hồi bờ sông chùa Phước
Hậu, xã Ngãi Tứ trong tương lại.
Thông qua việc lượng hoá thành tiền giá trị của chùa Phước Hậu, đó cũng là giá
trị tổn hại do sạt lở đất mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động khai thác cát và
BĐKH gây ra, kết quả của đề tài đã một phần làm cơ sở để các cơ quan chức năng có
liên quan nhận thấy những tổn hại từ hoạt động khai thác cát. Đồng thời hỗ trợ các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành việc xây dựng chính sách, điều luật và hướng thi hành


các công cụ kinh tế trong việc giảm thiểu, khắc phục và đền bù những tổn hại do sạt lở
gây ra.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BR – VT

Bà Rịa Vũng Tàu


CVM

Phương pháp định giá ngẫu nhiên

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

IPCC

International Panel on Climate Chage, một tổ chức liên chính phủ,
do tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cùng với chương trình Môi
trường Liên hiệp quốc (UNEP) đồng thành lập.

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NN-PTNT

Nông nghiệp – Phát triển nông thôn

TNMT

Tài nguyên môi trường

WTA

Mức sẵn lòng nhận


WTP

Mức sẵn lòng trả

UBND

Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

7


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Cỏi Điều Tra Người Dân Xã Ngãi Tứ
Phụ lục 2. Kết Xuất Mô Hình Và Kiễm Định Mô Hình
Phụ lục 3. Các Kiểu Túi của Hệ Thống Vải Địa
Phụ lục 4. Một Số Hình Ảnh tại Chùa Phước Hậu

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu hiện nay đã trở thành một trong những thử thách lớn của nhân
loại. Biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến sông băng tan chảy, lũ

lụt càn quét khắp nơi, gây ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước ở nhiều khu vực trên
thế giới. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn từ
những biến đổi này. Biểu hiện của biến đổi khí hậu rõ nhất là mực nước biển dâng cao
kéo theo hậu quả là hiện tượng xâm thực diễn ra ngày càng phức tạp. Ngoài ra , trên
các con sông: sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên các phương tiện khai thác cát sông
vi phạm quy định vẫn đang hoạt động: khai thác vượt số lượng cho phép, khai thác
ngoài phao tiêu, khai thác gần bờ. Đây cũng là những nguyên nhân chính gây sạt lở
nghiêm trọng ở các bờ sông.

8


Theo thống kê, từ đầu năm đến tháng 7/2014, toàn tỉnh Vĩnh Long đã xảy ra 20
điểm sạt lở, có khoảng 1.200 m bờ sông kênh rạch bị mất đất cùng hàng trăm hộ dân bị
ảnh hưởng. Một trong những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là huyện Tam Bình,
tỉnh Vĩnh Long. Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là Chùa Phước Hậu thuộc xã Ngãi Tứ,
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long là khu di tích lịch sử Quốc Gia đang nằm trên đoạn
sạt lở và có nguy cơ bị sụp đổ bất cứ lúc nào.
Trước thực trạng này, các tăng ni chùa Phước Hậu và người dân sinh sống xung
quanh cảm thấy rất bất an khi tình trạng sạt lở lấn sâu vào bờ ngày càng nghiêm trọng.
Một trong những biện pháp ngăn chặn sạt lở đất hiệu quả nhất là xây dựng đê bao kiên
cố tại các địa điểm sạt lở và có nguy có bị sạt lở. Tuy nhiên, hiện nay, đa số các biện
pháp chống xói mòn được ưu tiên làm tại chùa là “công trình cứng” dùng móng đá
nhân tạo (cừ, kè, đập, đê…) đã bị rạn nứt và lở rất sâu phần móng công trình. Vì các
“công trình cứng” tạo ra bề mặt phẳng rộng và có tính phản xạ mạnh, hiện tượng này
tạo sóng lừng hoặc nhồi lắc không cho phù sa bồi đắp lên bờ. Ngoài ra, sóng lừng đi
thẳng vào bề mặt công trình, phản xạ, cộng hưởng và phá huỷ công trình. Do đó, kinh
phí duy tu, bảo trì, sửa chữa rất lớn. Vì vậy chính quyền địa phương và ban quản lý
khu di tích cần tìm ra biện pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng sạt lở này.
Được biết, trước những mặt hạn chế của “công trình cứng” ông Jean Cornic một


nhà hàng hải người Pháp đã phát minh ra công nghệ Stabiplage nhằm bảo vệ bờ
biển, cửa sông, cảng biển. Công nghệ Stabiplage được gọi là “công nghệ mềm” có thể
khắc phục được những hạn chế của các giải pháp “công nghệ cứng”. Với mục tiêu
khôi phục tự nhiên, công nghệ Stabiplage phù hợp với nguyên lý mô phỏng thiên
nhiên, tái tạo biển, bờ sông xói lở trở về hiện trạng ban đầu nên không gây hậu quả bất
lợi cho môi trường.
Đề án chống xói lở bằng công nghệ Stabiplage đã được thực hiện thí điểm tại xã
Lộc An tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với chiều dài 800 m, đến thời điểm hiện nay công trình
đã hoàn thành và bước đầu cho kết quả tốt. Nhận thấy rằng, công nghệ Stabiplage
cũng có thể ứng dụng tại bờ sông chùa Phước Hậu. Tuy nhiên, để ứng dụng công nghệ
này đòi hỏi kinh phí rất lớn nên chưa thực hiện được. Vì vậy, để đánh giá mức độ đồng
tình của người dân và đánh giá tiềm năng của dự án tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Đánh Giá Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Dân Về Biện Pháp Chống Sạt Lở Bằng
9


Cách Ứng Dụng Công Nghệ Stabiplage Tại Chùa Phước Hậu, Xã Ngãi Tứ, Huyện
Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá mức sẵn lòng trả người dân về biện pháp chống sạt lở bằng cách ứng
dụng công nghệ Stabiplage tại chùa Phước Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh
Vĩnh Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Mô tả thực trạng sạt lở hiện nay tại chùa Phước Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam

-


Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh giá nhận thức của người dân về tình trạng sạt lở.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả.
Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình cho biện pháp khắc phục sạt lở bằng

-

cách ứng dụng công nghệ Stabiplage.
Đề ra các biện pháp làm giảm các tác hại do tình trạng sạt lở gây ra.
1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ dân sinh sống ở khu vực xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu
Vì chùa Phước Hậu thuộc xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình nên người dân khu vực
sẽ hiểu rõ hơn giá trị văn hóa - lịch sử của chùa và tình trạng sạt lở hiện nay. Do đó,
cần thực hiện những nghiên cứu để đề ra các giải pháp khắc phục hậu quả và ngăn
chặn sạt lở nhằm bảo tồn khu di tích lịch sử Quốc Gia. Nên đề tài được tiến hành thực
hiện tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
1.3.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng sạt lở đất tại chùa Phước Hậu, xã Ngãi
Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình của
người dân cho biện pháp khắc phục, làm giảm hiện tượng sạt lở bằng cách ứng dụng
công nghệ Stabiplage.
1.3.4 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 20/09/2014 đến ngày 25/12/2014
1.3.5 Cấu trúc của khoá luận
10



Luận Văn Gồm 5 chương:
Chương 1: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và trình tóm tắt bố cục luận văn.
Chương 2: Giới thiệu về các tài liệu, thông tin, các ứng dụng có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu. Phần tổng quan địa bàn nghiên cứu: giới thiệu địa bàn nghiên cứu
bao gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh
Vĩnh Long.
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm,
định nghĩa và phương pháp được sử dụng trong đề tài.
Chương 4: Trình bày các kết quả đạt được.
Chương 5: Dựa vào kết quả và thảo luận ở chương 4 đưa ra kết luận và kiến nghị.

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu tham khảo
Để tiến hành thực hiện đề tài này, có nhiều tài liệu có liên quan được tham khảo
bao gồm những đề tài tốt nghiệp của các khóa trước, các bài giảng của thầy cô có
liên quan đều là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài. Dưới đây là một số tài
liệu tham khảo:
Nhóm tác giả Hoàng Văn Huân và Phạm Chí Trung, 2008, đã nghiên cứu đề
xuất khả năng ứng dụng khoa học công nghệ mới vào bảo vệ bờ cửa sông, ven biển
khu vực Gành Hào - Bạc Liêu.
Tác giả Nguyễn Thị Sinh, 2009, đã nghiên cứu đề tài đánh giá thực trạng xói lở
bờ biển Việt Nam và giải pháp Stabiplage. Đề tài nêu rõ thực trạng xói lỡ bờ biển
Việt Nam, đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp khắc
phục các vấn đề gặp phải trong việc ứng dụng công nghệ Stabiplage chống xói lở
bờ biển ở BR - VT và Phan Thiết.
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh, 2010, đã nghiên cứu đề tài xây dựng mô hình

phòng chống sạt lở bờ sông cho sông Tiền, sông Hậu. Đề tài đã nêu ra rõ thực trạng
11


sạt lở, xói mòn ở sông Tiền và sông Hậu, đồng thời làm rõ những nguyên nhân gây
ra sạt lở và đưa ra những giải pháp để khắc phục, làm giảm hậu quả do sạt lở gây
ra. Đặc biệt là đưa ra những mô hình kỹ thuật chống sạt lở mới có thể áp dụng tại
sông Tiền và sông Hậu.
Tác giả Lê Thị Hoa Ban, 2013, đã nghiên cứu đề tài đánh giá mức sẵn lòng trả
của người dân về biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực tai xã Phước
Thuận huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Kết quả cho thấy được có 64% số
người được phỏng vấn đồng ý đóng góp cho dự án. Những yếu tố ảnh hưởng đến
mức sẵn lòng trả là sự hiểu biết, học vấn, thu nhập, mức giá, tuổi. Tổng mức sẵn
lòng đóng góp của người dân để xây dựng bờ kè mềm là 4,787 tỷ đồng, đạt 40%
chi phí xây dựng dự kiến.
Tác giả Craig E. Landry, 2011, đã nghiên cứu về các vấn đề biển xâm thực tại
Mỹ, nêu ra rằng hậu quả của nước biển dâng đó chính là hiện tượng biển xâm thực.
Đề tài sử dụng biện pháp CVM để định giá giá trị về mặt kinh tế do bãi biển mang
lại đối với người dân khu vực. Đề tài sử dụng mô hình probit để ước lượng. Kết
quả cho thấy khi mức độ biển xâm thực tăng (từ 95 feet) thì giá sẵn lòng trả là
4,210$ (đối với mô hình log-linear) và tăng 8,800$ (đối với mô hình semi-log).
2.2 Tổng quan huyện Tam Bình
2.2.1 Lịch sử hình thành
Ngày 29 tháng 06 năm 1916, Thành lập Quận Tam Bình thuộc tỉnh Vĩnh Long
do đổi tên từ quận Chợ Mới, gồm 3 tổng: Bình Chánh với 5 làng, Bình Phú với 8 làng,
Bình Thới với 5 làng. Ngày 18 tháng 12 năm 1916, quận Tam Bình nhận thêm phần
đất của quận Cái Nhum do bị giải thể.
Ngày 11 tháng 08 năm 1942, giải thể tổng Bình Chánh, nhập làng Chánh An
vào làng An Phước của tổng Bình Quới, quận Vũng Liêm, các làng Chánh Lợi, Chánh
Hiệp, Chánh Hoà và Tân Long Hội nhập vào tổng Bình Thới. Ngày 20 tháng 03 năm

1956, quận Tam Bình thuộc tỉnh Tam Cần. Ngày 22 tháng 10 năm1956, quận thuộc
tỉnh Vĩnh Long, bao gồm tổng Bình Thuận với 4 xã, tổng Bình Phú với 2 xã, tổng
Bình Định với 3 xã. Sau năm1965, các tổng mặc nhiên bị giải thể.

12


Sau 30 tháng 04 năm 1975, Tam Bình là huyện của tỉnh Cửu Long. Ngày 11
tháng 03 năm 1977, huyện nhận thêm phần đất của huyện Bình Minh bị giải thể. Ngày
29 tháng 09 năm 1981, tái lập huyện Bình Minh. Ngày 27 tháng 03 năm 1985, lập xã
Long Phú trên cơ sở tách đất xã Song Phú. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Cửu
Long tách thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Huyện Tam Bình thuộc tỉnh Vĩnh
Long.
Ngày 01 tháng 08 năm 1994, lập mới các xã: Phú Thịnh, Tân Phú, Tân Lộc,
Hoà Lộc, Phú Lộc, Hoà Thạnh.
Cuối năm 2004, huyện Tam Bình có thị trấn Tam Bình và 16 xã: Bình Ninh,
Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Song Phú, Phú Thịnh, Tân Lộc, Long Phú, Mỹ Thạnh Trung,
Tường Lộc, Hòa Thạnh, Hòa Hiệp, Hòa Lộc, Mỹ Lộc, Phú Lộc, Hậu Lộc và Tân Phú.
2.2.2 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Tam Bình

13


(Nguồn: />Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm về phía Nam cách trung tâm
Thành phố Vĩnh Long 32 km, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh 162 km, và trung tâm
Tp.Cần Thơ 28 km. Phía Bắc huyện Tam Bình giáp huyện Long Hồ, phía Đông là các
huyện Mang Thít và Vũng Liêm, phía Tây là huyện Bình Tân, phía Nam là huyện Trà
Ôn đều cùng tỉnh Vĩnh Long. Ở phía Tây Nam là sông Hậu, một phần phía Bắc giáp

thị xã Đồng Tháp.
b) Đặc điểm khí hậu và thủy văn
Tam Bình mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 26
-27°C (tháng 4 nóng nhất: 36°C, tháng giêng nhiệt độ thấp nhất: 29°C), bình quân
hằng năm có 2.600 giờ nắng, ẩm độ trung bình 80 - 83% (độ ẩm tối đa khoảng 92% và
tối thiểu khoảng 62%). Hàng năm có 2 mùa rõ rệt:
-

Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đây là mùa nắng gay gắt,

-

thường gây ra hạn hán, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình có khoảng 115 ngày mưa, với
lượng mưa khoảng 1400 – 1500 mm. hàng năm, lũ thường xảy ra vào mùa này.
Tam Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa mát mẻ quanh năm, có chế độ nhiệt

tương đối cao và bức xạ dồi dào, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và phát triển các
vườn cây ăn trái vùng nhiệt đới. Về thủy văn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều
không đều của biển Đông, có sông Mang Thít là con sông lớn đi qua huyện và 328 km
sông rạch vừa và nhỏ. Mực nước và biên độ triều khá cao, cường độ truyền triều
mạnh, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên tiềm năng tự chảy cho cây
trồng khá lớn, khả năng tiêu rút tốt nên ít bị tác hại do mùa lũ hàng năm gây ra. Hiện
tại, Tam Bình đã phát triển 3 vụ trồng lúa trong năm, thuận lợi cho cơ giới hóa thâm
canh tăng vụ.
c) Đặc điểm địa hình

14



Địa hình của huyện Tam Bình tương đối bằng phẳng cao độ giữa các vùng
chênh lệch 0,3 - 0,5 m từ phía Đông và Đông bắc và thấp dân về phía Tây và Tây
Nam, có cao trình 0,5 - 0,7 m so với mực nước biển nên rất thuận lợi cho dòng chảy
của nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển các vườn cây
ăn trái.
d) Tài nguyên nước
Trong địa bàn, Huyện có 2 nguồn nước chính: Nước ngầm và nước mặt. Nguồn
nước ngầm được phân bổ ở độ sâu 200 - 270 m với hàm lượng sắt cao 4 - 15 mg/lít.
Nước mặt có được nhờ vào các sông rạch và nước mưa.
Một số nguồn nước mặt ở các kênh rạch trên địa bàn Huyện đều có dấu hiệu ô
nhiễm như các nhánh sông Tiền,sông Hậu, sông Rạch Tra, sông Vĩnh Xuân có các
thông số chỉ thị đều không đạt quy chuẩn cho phép (pH, DO, BOD, COD, clorua, dầu
mỡ). Nguyên nhân ô nhiễm có thể do ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp
và các hoạt động dân sinh từ các khu dân cư phân bố dọc theo các tuyến sông. Việc sử
dụng nước để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất tăng dần theo từng năm cộng với việc
nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm, nên việc khai thác nước ngầm ngày càng tăng mạnh.
e) Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất toàn huyện là 290,60 km2 và được chia ra thành ba nhóm:
-

Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, còn lại là cây lâu năm, cây
ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày chiếm 30%, không có đất

-

lâm nghiệp.
Đất chuyên dùng
Đất thổ cư và đất chưa sử dụng

Về địa chất cấu tạo đất, Tam Bình có loại đất mềm: Đất sét, đất cát và cát pha

tạp chất hữu cơ, về thổ nhưỡng có 3 nhóm đất: Đất phèn 17.849 ha (chiếm 67,51%),
đất phù sa 83.845 ha (32,06%) và đất giồng khoáng sản rất quý giá – Đất sét với trữ
lượng lớn thuận lợi dùng làm nguyên liệu cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất
gạch, ngói, gốm mỹ nghệ xuất khẩu…
f) Tài nguyên rừng
15


Sản phẩm rừng chủ yếu được trồng theo kiểu phân tán tổng số có 243,7 nghìn
cây (2013) chủ yếu là tràm và bạch đàn để lấy gỗ. Tre, nứa, luồng khai thác có khoảng
56,3 nghìn cây.
g) Tài nguyên sinh vật
Tam Bình không có rừng tự nhiên nên tài nguyên sinh vật không phong phú và
đa dạng. Chủ yếu là các loại giống cây trồng vật nuôi như heo, bò, gà, vịt, các loại cây
ăn quả: cam, dừa, mía, lúa, rau, dưa hấu, dứa, … Đây là những loại cây trồng và vật
nuôi nên tính đa dạng sinh học rất kém.
2.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội
a) Điều kiện kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang tăng lên theo chiều hướng tích cực. Giá trị sản
xuất nông – lâm – ngư nghiệp: 3.177,369 tỷ đồng tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nông nghiệp: 2.958,003 tỷ tăng 3,3%, thủy sản: 203,393 tỷ đồng giảm 7,9%,
lâm nghiệp:15,973 tỷ đồng. Công nghiệp: 512,371 tỷ đồng tăng 18,2% so với cùng kỳ
năm trước. Tổng mức bán lẻ và dịch vụ xã hội 2.896,136 tỷ đồng tăng 18,2% so với
cùng kỳ năm trước (Niên Giám Thống Kê, 2014).
Thu nhập bình quân đầu người là 22,230 triệu đồng/người/năm tăng 12,6% so
với cùng kỳ năm trước.
b) Dân số
Dân số của huyện là 155.476 người, với 40.013 hộ dân. Mật độ dân số là 535
người/km2.
Dân cư phân bố chủ yếu ở thành thị với mật độ 3.053 người/km 2 và phân bố

dọc theo quốc lộ và các khu chợ.
c) Giáo dục - đào tạo
Trên địa bàn huyện có 75 trường học. Trong đó, có 21 trường mẫu giáo, 35
trường tiểu học,12 trường trung học cơ sở và 7 trường phổ thông trung học.
Huyện đang thực hiện đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia hiện đã có 16
trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 21,3%. Kết quả giáo dục - đào tạo được duy trì: xét
và công nhận hoàn thành chương trình bậc Tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS
99,79%, tốt nghiệp Trung học phổ thông 99,1%. Có 17/17 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.
16


d) Giao thông
Các công trình giao thông tiếp tục được đầu tư xây dựng, tổng nguồn vốn xây
dựng cơ bản giải ngân: 96,179 tỷ đồng, đưa vào sử dụng 13 công trình giao thông
nông thôn, dự kiến cuối năm sẽ nghiệm thu và đưa vào sử dụng tiếp 4 công trình.
e) Y tế
Mạng lưới y tế được mở rộng phủ kín đến tận ấp – khu, công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân luôn được chú trọng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng
được nâng lên. Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực và
17 trạm y tế xã, thị trấn trong đó có 7 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
2.3. Tổng quan xã Ngãi Tứ, huyện Tam bình, tỉnh Vĩnh Long
Theo Niên giám thống kê 2014, Xã Ngãi Tứ có diện tích 26,13 km 2, dân số toàn
xã là 14.291 người và có khoảng 3.690 hộ dân trên toàn xã. Mật độ phân bố dân cư là
547 người/km2.
Xã Ngãi Tứ được chia làm 9 ấp: Bình Ninh, Bình Quý,An Phong, Nhứt, Ngãi
Cái, Đông Thạnh, Đông Phú,An Thới, Đông Hậu.
Các ấp trong xã Ngãi Tứ đa số hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp là 254.037 triệu đồng giảm 0,4%. Tổng giá trị sản
xuất công nghiệp 36.668 triệu đồng tăng 9,3 %. Tổng mức bán lẻ và dịch vụ xã hội là

117.664 triệu đồng tăng 18,8 % so với cùng kỳ năm trước.
2.4. Tổng quan chùa Phước Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Chùa Phước Hậu, ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
là một Tổ đình có tầm vóc trong tỉnh Vĩnh Long nói riêng và miền Nam Việt Nam nói
chung. Chùa đã trực tiếp hay gián tiếp sản sinh ra nhiều vị Tăng ni tài đức, có nhiều
cống hiến cho tỉnh Vĩnh Long và có thể là cho cả nước Việt Nam. Chùa án ngữ ở một
vị trí địa lý đẹp. Trước mặt là dòng sông Hậu mênh mông, là kênh giao thông quan
trọng của quốc gia, sau lưng là quốc lộ 54 nối liền ba tỉnh Vĩnh Long – Cần Thơ – Trà
Vinh.
Chùa Phước Hậu chính thức dựng nên năm 1894, do ông Hương cả làng Đông
Hậu là Lê Ngọc Đán (thường gọi là Cả Gồng) xây, tuy có xin phép quan chủ tỉnh
nhưng chỉ là một ngôi chùa nhà. Khoảng năm 1910, con gái thứ Tám của ông bà
17


Hương cả là Lê Thị Huỳnh đã sửa sang ngôi chùa và cho phép có sự sinh hoạt tín
ngưỡng, ngôi chùa gia đình trở thành chùa làng Đông Hậu.
Năm 1961, do thời gian chùa Phước Hậu bị xuống cấp. Lúc bấy giờ, Hoà
thượng Khánh Anh đang làm Thượng thủ Giáo hội Tăng già toàn quốc. Hoà thượng
đang chuẩn bị trùng tu chùa Phước Hậu thì viên tịch.
Hòa thượng Thiện Hoa kế thế trụ trì chùa Phước Hậu và bắt đầu xây dựng lại
ngôi chùa. Tuy danh nghĩa là trụ trì, nhưng Hoà thượng Thiện Hoa là Viện phó, rồi
Viện trưởng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nên phải giao chùa Phước Hậu
cho Hòa thượng Thích Hoàn Phú xây dựng tháp Đa Bảo thờ xá lợi đức Phật Thích Ca
và các vị tổ sư tiền bối hữu công. Ngoài ra, Thượng tọa Hoàn Phú còn xây dựng nhiều
công trình xung quanh chùa Phước Hậu.
Chùa Phước Hậu hiện nay gồm nhiều công trình : chính điện, trung điện, hậu
tổ, tàng kinh các, hệ thống bảo tháp… Trừ chính điện là công trình xây năm 1962,
bằng vật liệu hiện đại như bê-tông, xi-măng, gạch ngói, gỗ… theo mô hình kiến trúc
kết hợp Đông phương và Tây phương. Còn các công trình khác là các bộ phận của

ngôi chùa cũ, có từ năm 1894, tất nhiên có sửa chữa tu bổ.
Chính điện chùa Phước Hậu hình chữ “sơn”, nhìn xuống dòng sông Ba Sác
(một nhánh của sông Hậu). Mặt tiền chùa xây theo kiểu cổ lầu, giữa trang trí mô hình
ngôi tháp bảy tầng cao chót vót. Nội điện rộng rãi trang trí đơn giản, nền lót gạch
bông, lại có nhiều cửa ra vào nên trông trống trải. Bàn thờ giữa trang trí tượng đức
Phật Thích Ca dạng đang tọa thiền dưới gốc bồ đề. Tầng dưới là tượng Thái tử Tất Đạt
Đa sơ sinh và bộ tượng Tây Phương Tam Thánh: Di Đà, Quan Âm và Thế Chí. Ưu thế
của mô hình này là cùng lúc có thể chứa hàng trăm người hành lễ, hai bên tả hữu ban
có hai bàn thờ, đa số là tượng của chùa Đông Hậu cũ còn để lại như tượng Tiêu Diện
Đại Sĩ, Hộ pháp Di Đà, Địa Tạng, Chuẩn Đề và “Thập lục La Hán”, bằng gỗ hoặc
bằng gốm Cây Mai (Chợ Lớn). Phước Hậu cổ tự là tổ đình Phật giáo dòng Lâm Tế
(Chúc Thánh). Dòng Phật giáo này từ Hội An vào Quảng Ngãi rồi vào Trà Ôn. So với
các thiền phái khác thì thiền phái Lâm Tế chi nhánh Chúc Thánh đến Vĩnh Long khá
muộn, nhưng dòng thiền này đào tạo rất nhiều tăng ni tài đức trong giai đoạn chấn
hưng và giai đoạn thống nhất Phật giáo. Riêng trong giai đoạn đấu tranh giải phóng
18


dân tộc, chùa Phước Hậu là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng ngay trong lúc khó khăn
nguy hiểm nhất. Nhiều tu sĩ tu học ở chùa, đã tuân lời dạy dỗ của các vị Hòa thượng
nghe theo lời kêu gọi của Tổ quốc, đã “cởi áo cà sa, khoác áo chiến bào” và có nhiều
vị đã hy sinh trên chiến trường.
Ngày nay, ngôi chùa là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng ở khu vực bởi kiến
trúc cổ xưa, cảnh quan đẹp và bề dày lịch sử của nó. Chùa Phước Hậu đã được Bộ Văn
hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cách mạng ngày 25 tháng 01 năm 1994
(Quyết Định số 152 QĐ ngày 25/1/1994).
2.5 Tổng quan hiện tượng sạt lở xói mòn
2.5.1 Hiện tượng sạt lở, xói mòn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Khi nước lũ bắt đầu dâng cao ở các huyện đầu nguồn như Đồng Tháp và An
Giang. Cùng lúc đó, tình trạng sạt lở cũng gia tăng mạnh ở các tỉnh ĐBSCL; trong đó

Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long liên tục ghi nhận các vụ sạt lở nghiêm trọng
Các vụ sạt lở mới nhất được ghi nhận vào cuối tháng 7/2014 tại Hậu Giang. Cụ
thể là tuyến bờ bao bề mặt rộng 6m, dài 24m đã sạt lở xuống kênh Thạnh Đông, thuộc
xã Phú An, huyện Châu Thành, làm tuyến giao thông đường bộ khu vực này bị cắt đứt
hoàn toàn. Chỉ tính riêng tại huyện Châu Thành, đã xảy ra 21 vụ sạt lở từ đầu năm đến
nay, làm mất 3.700 m² đất, gây thiệt hại gần 700 triệu đồng. Theo Sở NN-PTNT tỉnh
Hậu Giang, toàn tỉnh có hơn 100 điểm dọc các bờ sông có nguy cơ sạt lở cao. Các
điểm này tập trung ở tuyến sông Cái Côn, Mái Dầm, Cái Dầu, Ngã Sáu, Nàng Mao…
Trong khi đó, tỉnh Đồng Tháp cũng phát đi thông báo công bố tình trạng khẩn cấp sạt
lở đất bờ sông Tiền đoạn chảy qua khu vực phường 11, Thành phố Cao Lãnh. Tại khu
vực phường 11 xuất hiện nhiều vết nứt có nguy cơ sạt lở, đe dọa tính mạng và tài sản
của hàng trăm hộ dân. UBND tỉnh Đồng Tháp đã khẩn trương di dời nhà cửa, tài sản
trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn; cắm biển cảnh báo khu vực sạt lở để ghe tàu,
xe tải qua lại tránh xa và hạn chế tốc độ, tải trọng khi qua lại khu vực này; xem xét
thực hiện hỗ trợ ngay các hộ bị sạt lở, di dời theo chính sách hiện hành. Đáng chú ý là
điểm sạt lở này rất gần với một kho chứa 5 triệu lít xăng dầu. Đồng Tháp cũng nhanh
chóng phê duyệt xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục sự cố sạt lở khu vực với
tổng mức vốn hơn 9 tỷ đồng do Sở NN-PTNT làm chủ đầu tư.
19


2.5.2 Thực trạng sạt lở, xói mòn tại chùa Phước Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam
Bình Tỉnh Vĩnh Long
Năm 2010, chùa Phước Hậu xây dựng bờ kè dài khoảng 200 m, trị giá hơn 3 tỷ
đồng để bảo vệ khu di tích. Tuy nhiên, hiện nay ở đoạn giữa sạt lở khoét vào trong sâu
gần 1,5 m, phần móng công trình đều bị sụp. Ở phía trên đã có dấu vết rạn nứt và có
thể sụp bất cứ lúc nào. Ở trên bờ, những căn hầm bí mật của các vị lãnh đạo cách
mạng trong thời kháng chiến cũng bị sập gần hết. Một trong những nguyên nhân chính
gây ra hiện tượng sạt lở là hoạt động khai thác cát và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Tình trạng sạt lở đang đe dọa đến khu di tích lịch sử Quốc Gia chùa Phước Hậu đồng

thời cũng làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân sống ven sông. Ngành chức năng
cấp tỉnh, huyện đã có nhiều đoàn đến khảo sát tìm giải pháp khắc phục, nhưng vẫn
chưa đưa ra kết luận chính thức. Vì vậy, việc tìm ra một biện pháp chống xói lở bảo vệ
khu di tích là rất cần thiết.
2.5.3 Nguyên nhân gây ra hiện tượng sạt lỡ, xói mòn tại chùa Phước Hậu, xã Ngãi
Tứ, huyện Tam Bình Tỉnh Vĩnh Long
-

Biến đổi khí hậu gây thay đổi dòng chảy, triều cường.
Sóng, gió và dòng chảy tác động mạnh vào bờ.
Tình trạng khai thác cát bừa bãi, khai thác vượt số lượng cho phép, khai thác
ngoài phao tiêu, khai thác gần bờ gây xói lở nghiêm trọng khu vực cửa sông và
khu vực ven sông. Mỗi ngày có 2 xà lan khai thác hàng ngàn khối cát trên đoạn
sông này. Ban ngày, họ khai thác cát ở ngoài sông, đêm dời vào, chỉ vài chục
mét là tới bờ của chùa. Chính quyền xã đến thì họ nhổ neo dời ra xa và vài ngày

-

sau thì lại tái diễn.
Một số hoạt động giao thông thủy: phương tiện giao thông thủy lưu thông tạo

-

sóng, neo đậu tàu, xà lan trái phép gây hư hại bờ và cây bảo vệ bờ.
Việc xây dựng công trình bảo vệ bờ tự phát không theo quy hoạch chung,

-

không đúng yêu cầu kỹ thuật và không được cấp có thẩm quyền cho phép.
Ảnh hưởng của việc nạo vét lòng kênh, rạch, luồng chạy tàu… không tuân thủ


-

theo quy trình, theo lưu vực thoát nước.
Các cây mọc dọc bờ, mép sông có tác dụng chắn sóng, ổn định bờ do nhiều
nguyên nhân khác nhau bị phá hoại, chết, cuốn trôi…

2.5.4 Các biện pháp thích ứng
a) Các biện pháp bảo vệ

20


Bao gồm các biện pháp bảo vệ “cứng” và “mềm”, trong đó biện pháp bảo vệ
cứng chú trọng đến việc can thiệp vật lý, giải pháp kỹ thuật công trình xây dựng cơ sở
hạ tầng như xây dựng các tuyến đê, kè sông, xây dựng đập ngăn nước hoặc kênh,
mương kiểm soát lũ lụt…trong khi đó các biện pháp bảo vệ mềm chú trọng các biện
pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái như tăng cường trồng cây ven sông ngăn xói lở.
b) Các biện pháp thích nghi

Các biện pháp này nhấn mạnh đến việc đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, chuyển đổi
tập quán canh tác, chú trọng đến việc điều chỉnh các chính sách quản lý bao gồm
những phương pháp quy hoạch đón đầu, thay đổi các tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng
đất, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường… Nhằm giảm thiểu tính dễ tổn thương, tăng
cường khả năng thích nghi, sống chung với lũ của cộng đồng trước tác động của biến
đổi khí hậu.
c) Các biện pháp di dời

Phương án cuối cùng khi mực nước biển dân lên làm cho hiện tượng sạt lở xâm
thực ngày càng nghiêm trọng mà không có điều kiện cơ sở vật chất để ứng phó là biện

pháp di dời, rút lui vào sâu trong lục địa. Đây là phương án né tránh tác động của việc
nước dân bằng tái định cư, di dời nhà cửa, cơ sở hạ tầng ra khỏi vùng có nguy cơ bị đe
dọa bị ngập nước, phương án này bao gồm cả di dân từ vùng đất ngập nước vào sâu
trong nội địa.

CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Hiện tượng sạt lở và phá hoại bờ
a) Khái niệm
21


Sạt lở và xói mòn bờ sông là một quá trình địa chất được biểu hiện bằng sự thay
đổi hình thái, thay đổi mặt cắt và tính ổn định của nó.
Hiện tượng sạt lở và xói mòn bờ sông có các đặc trưng sau:
-

Tác dụng mài mòn của vực nước thể hiện sự rửa xói sườn bờ của sông dẫn
đến sự hình thành phần mài mòn của thềm bờ ngầm; dọc theo thềm bờ ngầm
về phía bờ hình thành đới sóng trườn. Sự vận chuyển vật liệu rời rạc do các
dòng chảy có hướng dọc theo bờ, trong một số trường hợp cũng thúc đẩy sự

-

hình thành thềm bờ mài mòn.
Tích tụ vật liệu do tác dụng của rửa xói bờ, vật liệu đó một phần được lắng

-


động tạo nên phần tích tụ của thềm bờ.
Vật liệu tích tụ do các dòng chảy có hướng dọc theo bờ.

b) Cơ chế xói lở bờ sông
Có hai cơ chế xói lở điển hình tương ứng với hai vùng sông có chế độ chảy
khác nhau:
-

Cơ chế xói lở bờ sông vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của dòng chảy thượng

-

nguồn quá trình diễn ra theo chu kỳ gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Xói sâu lòng sông tạo hố xói.
+ Giai đoạn 2: Phát triển hố xói tiến sát vào bờ gây mất ổn định mái bờ.
+ Giai đoạn cuối: Lở bờ và cuốn trôi khối lở.
Cơ chế xói lở bờ sông vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thủy triều. Quá
trình diễn ra theo chu kỳ gồm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: Mở rộng lòng sông – kết quả của quá trình bào xói mái bờ

sông dưới tác dụng của thủy triều, của sóng do gió, sóng do thuyền bè qua lại.
+ Giai đoạn cuối: Đào sâu dần lòng sông dưới tác dụng của dòng chảy ven bờ.
b)
Các yếu tố ảnh hưởng đến bờ
i.
Do sóng gió
Trong các yếu tố tham gia vào việc tạo bờ yếu tố ảnh hưởng tích cực nhất là
sóng do gió vì chúng có sức phá hủy lớn hơn sóng do thủy triều, do dao động áp suất
khí quyển, do dao động đất…

Tốc độ các dòng không khí, đặc biệt là tốc độ cơn gió thường không đều, có
tính chất chuyển động rối và dẫn đến áp suất không khí lên mặt nước phân bố không
đều. Sóng sẽ có độ cao và chiều dài khác nhau, đồng thời các sóng nhỏ dần nhường
chỗ cho những sóng lớn hơn vì các sóng lớn giữ được năng lượng do gió truyền cho

22


tốt hơn. Khi có bão, từ những gợn sóng nhỏ lăn tăn phát riển thành những sóng khổng
lồ.
Thủy triều

ii.

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thủy triều nhưng yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến thủy triều là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Nguyên nhân của
thủy triều là sự khác nhau giữa lực hấp dẫn tổng và lực hấp dẫn cục bộ. Mặt trời dù có
khối lượng lớn nhưng ở cách xa Trái Đất nên không ảnh hưởng đến thủy triều. Thủy
triều lớn nhất khi Mặt trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng, còn
thủy triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng và Mặt Trời vuông góc với Trái Đất.
3.1.2 Khái niệm khả năng thích ứng với BĐKH
Thích ứng với BĐKH là tìm cách làm giảm thiệt hại nhiều hết mức có thể bằng
các biện pháp thông minh, ít tốn kém, dễ thực hiện và tăng kết quả thuận lợi với các
biện pháp được thực hiện (S.Rahmstorf, Hans J. Schellnhuber, 2007). Thích ứng với
BĐKH nhằm mục đích: làm giảm tổn thương, bồi thường thiệt hại tiềm năng, đối phó
với những hậu quả, để nhận ra cơ hội.
Thích ứng với BĐKH có nghĩa là cộng đồng với sự nỗ lực hỗ trợ của Chính
phủ, sớm thực hiện hành động để giảm thiểu tác động gây hại mà BĐKH gây ra trong
cuộc sống của họ (Oxfam, 2008).
Một khái niệm khác: Thích ứng với BĐKH là một trong quá trình, trong đó

những giải pháp được triển khai và thực hiện nhằm giảm nhẹ hoặc đối phó với tác
động của các sự kiện khí hậu và lợi dụng những mặt thuận lợi của chúng (IPCC.
2007).
Thích ứng với BĐKH là một chiến lược cần thiết ở tất cả các quy mô, có vai trò
bổ trợ quan trọng cho chiến lược giảm nhẹ BĐKH trên phạm vi toàn cầu bởi khả năng
tiềm tàng của nó trong việc hạn chế và giảm nhẹ những tác động tiêu cực của BĐKH,
kể cả biến đổi các trạng thái trung bình, những biến đổi khí hậu và các sự kiện cực
đoan. Nhiều giải pháp thích ứng cũng góp phần giảm nhẹ BĐKH. Do đó, thích ứng
những biến đổi khí hậu và các sự kiện khí hậu cực đoan hiện nay chẳng những mang
lại hiệu quả thiết thực mà đồng thời còn tạo cơ sở cho việc ứng phó với BĐKH trong
tương lai.
3.1.3 Công nghệ mềm Stabiplage và ứng dụng chống xói mòn
23


a) Công nghệ mềm Stabiplage
i. Khái niệm
Stabiplage tiếng Pháp có nghĩa là ổn định bờ. Đây là công nghệ do ông Jean
Cornic – một người Pháp sáng chế và đưa vào ứng dụng từ năm 1986. Năm 1998,
công nghệ này đã đăng ký bản quyền và được bảo hộ tại Cộng hòa Pháp. Từ đó đến
nay, nhiều nước trên thế giới như Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Tuynidi, xyry… đã
ứng dụng công nghệ Stabiplage chống xói lở bờ biển đạt hiệu quả cao. Bản chất của
công nghệ này là chống xói lở, sa bồi bờ biển không dùng đê kè cứng bằng bê tông cốt
thép nhưng bền vững, thích ứng với nhiều tầng nền, trong nhiều loại môi trường.
Các mục tiêu của công nghệ Stabiplage là ổn định đường viền bờ biển; bồi đắp;
phục hồi và mở rộng các bãi biển sạt lở; chỉnh trị tình trạng bồi lắng, xói mòn tại các
cảng biển, cửa sông; bảo vệ các đụn cát thiên nhiên và môi trường phía sau các đụn
cát; xử lý tình trạng bên lở bên bồi tại các triền sông, bán đảo; bảo vệ các đê đập và
các công trình xây dựng dọc bờ biển.
Thuộc tính cơ bản là không gây tác động đến động lực học trầm tích bờ biển,

tôn trọng môi trường. Tích hợp một cách tối ưu vào hệ sinh thái, không làm biến đổi
sự cân bằng hệ động thực vật trong khu vực. Tôn trọng người sử dụng, không gây
nguy hiểm cho người tắm biển, ngư dân…Giải pháp thực thi nhanh và hiệu quả. Một
giải pháp bền vững và hạ giá thành.
ii. Cấu tạo của công trình Stabiplage

Công trình có dạng con lươn có vỏ bọc bằng vật liệu geo-composite (vãi địa kỹ
thuật) đặc biệt rất bền. Phía dưới là các tấm phẳng làm bằng vật liệu đặc biệt nhằm
chống lún và chống xói công trình. Bên trong các con lươn được chứa đầy cát và được
bơm vào tại chổ. Khi cần thiết có hệ thống neo đặc biệt để giữ chúng không bị di
chuyển. Chiều dài trung bình của Stabiplage từ 50 đến 80 m, có mặt cắt gần như hình
elip chu vi khoảng 6,5 đến 10 m. Kích thước của Stabiplage cũng như loại vật liệu
được lựa chọn thích ứng với từng khu vực của công trình. Vật liệu Geocomposite có 2
lớp, lớp ngoài là lưới polyester màu sáng, lớp lọc bên trong là polypropylene kiểu
không dệt. Đặt tính cơ bản của Geocomposite là có độ bền kéo 400 kN/m và độ thấm
0,041 m/s.
iii. Các dạng công trình Stabiplage

24


Nguyên lý hoạt động chủ yếu của công nghệ Stabiplage là thu giữ, tích tụ và
duy trì chỗ các trầm tích, không chống lại thiên nhiên và trợ giúp thiên nhiên, thông
qua hoạt động thủy động lực học ven biển và dịch chuyển trầm tích ngang và dọc bờ,
tạo ra các trao đổi cho phép ổn định động lực các khu vực cần được xử lý. Quá trình
hoạt động của các Stabiplage với kích thước thích hợp cho phép sóng vượt qua trầm
tích, cát nhưng trích lại một lượng cát trong dịch chuyển ven bờ. Lượng cát thu giữ
được tích tụ dần dọc theo công trình sau đó ổn định và nâng dần độ cao bãi biển để bồi
đắp, tái tạo lại bãi biển, hình thành địa mạo mới. Hoạt động Stabiplage không gây biến
động bất thường, không làm xói lở các khu vực thuộc hạ lưu và chân công trình.

Về cơ bản có 3 kiểu công trình Stabiplage:
- Stabiplage đặt nữa chìm, nữa lộ thiên vuông góc với bờ như kiểu mỏ hàn,

nhằm hạn chế dòng ven bờ, tăng cường bồi tụ phù sa mà dòng chảy ven
bở mang theo, duy trì tại chỗ lượng phù sa theo cơ chế bồi tụ.
- Stabiplage đặt ngầm và song song với bờ, có tác dụng làm giảm bớt năng
lượng sóng lừng mạnh, nguy hiểm, tạo vùng sóng lừng nhỏ hơn, cho
phép phù sa mịn lắng đọng trong vùng bị xói lở.
- Stabilage đặt sát chân các đụn cát, có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ các đụn
cát ven biển, ngoài ra có thể tạo ra sự phủ cát nhân tạo theo ý muốn bằng
các biện pháp kỹ thuật đơn giản.
iv. Ba kiểu hình dáng và ứng dụng của hệ thống vải địa
Ba dạng hệ thống vải địa (geosystems) đang được ứng dụng nhiều nhất hiện nay
cho các công trình biển và thủy lợi đó là dạng ống (Geotubes), dạng túi (Geobags),
dạng container (Geocontainers).
- Dạng ống (Geotubes): Geotubes được tạo ra từ vải địa kỹ thuật loại dệt

làm thành dạng ống. Đường kính và chiều dài được xác định dựa vào
yêu cầu của dự án (1 - 10 m). Ống được bơm đầy cát lẫn nước biển bởi
hệ thống bơm thủy lực. Ống vải địa tổng hợp giữ lại cát còn nước được
thấm qua lớp màng chảy ra ngoài. Geotubes giữ lại một cách thường
xuyên vật liệu dạng hạt ở cả hai loại công trình trên cạn và dưới nước.
Để geotubes không bị lún do nước xói mòn người ta đặt một tấm phẳng
bên dưới.
25


×